Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Thực trạng thực hành chăm sóc cấp 1 cho người bệnh tại bệnh viện việt nam thụy điển uông bí tỉnh quảng ninh năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.49 KB, 99 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................II
MỤC LỤC...................................................................................................................III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................VI
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................VII
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ.....................................................................IX
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.....................................................4
1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................4
1.1.1. Các khái niệm, vai trò chức năng điều dưỡng.......................................4
1.1.2. Một số nguyên tắc chăm sóc NB trong bệnh viện.................................5
1.1.3. Các văn bản liên quan đến chăm sóc NB tồn diện trong bệnh viện...6
1.1.4. Các quy định chăm sóc người bệnh cấp I theo Thơng tư 31/2021/TTBYT

7
1.1.5. Các quy định cơng tác chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I tại

bệnh viện Việt Nam - Thụy Điên ng Bí tỉnh Quảng Ninh..................................10
1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................12
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới...............................................................12
1.2.2. Các nghiên cứu về cơng tác chăm sóc điều dưỡng tại Việt Nam........15
1.3. Khung lý thuyết............................................................................................19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HÀNH CHĂM SÓC CẤP 1 CHO NGƯỜI
BỆNH TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN NG BÍ, TỈNH QUẢNG
NINH...........................................................................................................................22
2.1. Một số thơng tin khái quát về bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí22
2.1.1. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí tỉnh Quảng Ninh..............22
2.1.2. Tình hình người bệnh điều trị nội trú 3 năm vừa qua tại Bệnh viện
Việt Nam – Thụy Điển ng Bí tỉnh Quảng Ninh.................................................22


2.2. Thực trạng thực hành chăm sóc cấp 1 cho người bệnh tại bệnh viện Việt
Nam – Thụy Điển Uống Bí, tỉnh Quảng Ninh...........................................................23
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................23


ii
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................23
2.2.2.1. Thời gian nghiên cứu........................................................................23
2.2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................23
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................24
2.2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu...............................................................24
2.2.5. Phương pháp và các bước thu thập số liệu..............................................25
2.2.6. Các biến số trong nghiên cứu...............................................................28
2.2.7. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu......................................32
2.2.8. Tiêu chuẩn đánh giá.................................................................................34
2.2.9. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................36
2.2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...........................................................36
2.2.11 Sai số và biện pháp khắc phục sai số.......................................................37
2.3. Kết quả nghiên cứu......................................................................................38
2.3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.........................................38
2.3.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I của điều dưỡng . 40
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng...............................................................................54
CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN..........................................................................................58
3.1 Thực trạng chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I của điều dưỡng.......58
3.1.1. Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ NB ăn uống............................58
3.1.2. Công tác chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh hàng ngày.....................................59
3.1.3. Cơng tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho NB......................60
3.1.4. Công tác theo dõi, đánh giá NB...........................................................62
3.1.5. Công tác chăm sóc phục hồi chức năng sớm.......................................63
3.1.6. Cơng tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho NB......................64

3.1.7. Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh.........................65
3.2. Kết quả quan sát ĐD thực hành ghi chép phiếu chăm sóc..........................67
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng..................................................................................68
3.3.1. Ảnh hưởng của đặc điểm nguồn nhân lực điều dưỡng........................68
3.3.2. Ảnh hưởng của khối lượng công việc của điều dưỡng.........................68
3.3.3. Ảnh hưởng của cơ chế khen thưởng xử phạt........................................69
3.3.4. Ảnh hưởng của công tác kiểm tra, giám sát.........................................70
3.3.5. Ảnh hưởng việc phối hợp với đồng nghiệp và các cơ quan.................70


iii

3.3.6. Ảnh hưởng của công tác đào tạo điều dưỡng......................................72
KẾT LUẬN.................................................................................................................74
KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

BV

Bệnh viện


BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BS

Bác sĩ

CS

Chăm sóc

CSNB

Chăm sóc người bệnh

ĐDV

Điều dưỡng viên

ĐD

Điều dưỡng

ĐD/HS/KTV

Điều dưỡng/Hộ sinh/Kỹ thuật viên

ĐTV


Điều tra viên

KH

Kế hoạch

NB

Người bệnh

NL

Nhân lực

PHCN

Phục hồi chức năng

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thống kê số lượng NB nội trú và NB cần CS cấp I các năm 2019,
2020, 2021........................................................................................................22
Bảng 2. Tóm tắt các phương pháp thu thập số liệu..........................................25

Bảng 3. Các biến số trong nghiên cứu..............................................................28
Bảng 4. Cách tính điểm cho từng nội dung chăm sóc......................................35
Bảng 5. Thơng tin chung của người bệnh tham gia nghiên cứu (n=130).........38
Bảng 6. Thông tin chung của điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu................39
Bảng 7. Tỷ lệ người bệnh được điều dưỡng thực hiện hỗ trợ ăn uống............41
Bảng 8. Tỷ lệ NB được điều dưỡng thực hiện hỗ trợ chăm sóc vệ sinh..........41
Bảng 9. Tỷ lệ NB được điều dưỡng thực hiện hỗ trợ tâm lý, tinh thần............42
Bảng 10. Kết quả đánh giá công tác theo dõi, đánh giá người bệnh................43
Bảng 11. Tỷ lệ NB được ĐD hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh......44
Bảng 12. Tỷ lệ NB được điều dưỡng tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe...45
Bảng 13. Tỷ lệ người bệnh được ĐD hỗ trợ tập PHCN sớm...........................46
Bảng 14. Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ việc ghi thủ tục hành chính,
ngày giờ trong phiếu chăm sóc NB cấp I.........................................................48
Bảng 15. Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ việc ghi diễn biến bệnh trong
phiếu chăm sóc NB cấp 1.................................................................................49
Bảng 16. Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ việc ghi y lệnh trong phiếu
chăm sóc NB cấp I............................................................................................50
Bảng 17. Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ việc chuẩn bị QT tiêm tĩnh
mạch..................................................................................................................51
Bảng 18. Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ nội dung trong các bước tiến
hành tiêm tĩnh mạch.........................................................................................52
Bảng 19. Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đủ nội dung thu dọn sau quá trình tiêm
tĩnh mạch..........................................................................................................53


vi
Bảng 20. Khối lượng công việc 1 ĐD thực hiện tại 2 thời điểm giờ hành chính
và giờ trực, ngày nghỉ của 6 khoa tham gia nghiên cứu tại bệnh viện Việt
Nam - Thụy Điển ng Bí...............................................................................54



vii

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1. Khung lý thuyết...................................................................................21
Biểu đồ 1. Tỷ lệ người bệnh được thực hiện các nội dung chăm sóc..............47
Biểu đồ 2. Tỷ lệ người bệnh được ĐD ghi đầy đủ trong phiếu kế hoạch chăm
sóc bệnh nhân cấp 1..........................................................................................51
Biểu đồ 3. Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ quy trình tiêm tĩnh mạch.....54


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bệnh viện (BV), nhiệm vụ chăm sóc người bệnh (NB) nội trú của
điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên gọi chung là điều dưỡng (ĐD) là nhiệm vụ
quan trọng. Kết quả chăm sóc tốt sẽ đạt được hiệu quả điều trị tốt. Đứng trước
nhu cầu ngày càng cao của người dân, sự diễn biến phức tạp của bệnh tật thì
nhu cầu chăm sóc NB tồn diện ngày càng được quan tâm, đặc biệt đối với
BN nặng, nguy kịch cần chế độ chăm sóc cấp I.
Theo thơng tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 của Bộ Y tế quy định
hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện quy định NB cần chăm sóc cấp I là NB
nặng, nguy kịch, hơn mê, suy hơ hấp, suy tuần hồn, phải nằm bất động và
u cầu có sự theo dõi, chăm sóc tồn diện và liên tục của ĐD [13]. Chính vì
vậy, việc chăm sóc NB cấp I luôn cần được sự ưu tiên của BV về nhân lực và
trình độ cán bộ y tế. Đối với NB chăm sóc cấp I, do có tính chất bệnh lý nặng,
nguy kịch [13] nên hoạt động chăm sóc ĐD là vơ cùng cần thiết. Nếu NB
được theo dõi sát, chăm sóc tốt sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, ngược lại
nếu việc theo dõi NB không liên tục, chăm sóc tồn diện khơng tốt thì có thể
xẩy ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trên thực tế ở các BV
tại Việt Nam hiện nay, một số chỉ số nhân lực ĐD và tỷ lệ ĐD có trình độ đại

học, cao đẳng cịn thấp so với qui định [19]. Hoạt động chăm sóc NB tồn
diện, liên tục đối với NB chăm sóc cấp 1 cịn chưa được thực hiện đầy đủ,
phần lớn các công việc chăm sóc cơ bản như vệ sinh cá nhân, hỗ trợ ăn uống
và vận động đi lại… là do người nhà NB đảm nhiệm [19].
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng chăm sóc
NB tồn diện chung cho các đối tượng BN được điều trị nội trú trong bệnh
viện. Các tác giả nhận định, công tác chăm sóc NB cịn hạn chế, NB chưa
thực sự được hưởng chất lượng dịch vụ chăm sóc tốt. Một phần do cơ cấu
nguồn nhân lực ĐD thiếu, một phần do cơ sở hạ tầng còn thấp kém chưa đáp
ứng được nhu cầu tăng nhanh chóng của người dân. Bên cạnh đó trình độ
nguồn nhân lực ĐD hạn chế cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ


2
chăm sóc NB nói chung [11]. Tuy nhiên các nghiên cứu về chăm sóc nhóm
NB nặng, cụ thể là nhóm NB cần chăm sóc cấp 1 rất ít được nghiên cứu. Đây
là nhóm NB nặng, cần được quan tâm săn sóc tốt nhất bởi NB hồn tồn phải
phụ thuộc, trơng chờ sự giúp đỡ tận tâm của đội ngũ nhân viên y tế nói chung
và ĐD nói riêng.
Tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí, qua cơng tác kiểm tra,
giám sát của phịng ĐD cho thấy vẫn có tình trạng ĐD để người nhà NB thực
hiện các kỹ thuật chăm sóc. Theo thống kê của phịng quản lý chất lượng bệnh
viện, năm 2020 có 8 trường hợp sự cố y khoa liên quan đến cơng tác chăm
sóc NB, một số NB có biến chứng hoặc những di chứng do cơng tác chăm sóc
NB nặng chưa đầy đủ [1]. Với tính chất bệnh lý nặng cần theo dõi và chăm
sóc tồn diện liên tục, NB chăm sóc cấp I được BV đặc biệt quan tâm và
mong muốn cấp thiết cải thiện hoạt động chăm sóc với nhóm đối tượng này.
Tại BV Việt Nam - Thụy Điển ng Bí, nơi học viên làm việc và học tập
hiện nay chưa có nghiên cứu nào về cơng tác chăm sóc NB nói chung, đặc
biệt là NB cần chăm sóc cấp I;

Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng cơng tác chăm sóc ĐD người bệnh cấp I
của ĐDV tại BV Việt Nam - Thụy Điển ng Bí hiện nay đang ở mức nào?
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác chăm sóc NB cấp I tại Việt
Nam - Thụy Điển ng Bí?
Với mong muốn tha thiết tìm ra được giải pháp cải thiện chất lượng
chăm sóc NB cấp 1, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng thực hành
chăm sóc cấp 1 cho người bệnh tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí
tỉnh Quảng Ninh năm 2022” nhằm mơ tả thực trạng hoạt động chăm sóc NB
cần chăm sóc cấp I và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác chăm
sóc NB cấp I tại BV, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng chăm
sóc NB của ĐD, đáp ứng nhu cầu chăm sóc tồn diện và an tồn của NB tại
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí, với hai mục tiêu sau:


3
1. Mơ tả thực trạng thực hành chăm sóc cấp 1 cho người bệnh tại Bệnh
viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí tỉnh Quảng Ninh năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến chất lượng thực hành chăm
sóc cấp 1 cho người bệnh tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí tỉnh
Quảng Ninh.


4
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Các khái niệm, vai trò chức năng điều dưỡng.
Khái niệm điều dưỡng: Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật
của ngành y tế, thực hiện, tổ chức thực hiện các kỹ thuật ĐD cơ bản và kỹ

thuật ĐD chuyên khoa tại các cơ sở y tế [7].
Khái niệm chăm sóc điều dưỡng: Trong chương 2, tài liệu hướng dẫn
đánh giá chất lượng chăm sóc NB trong các BV của Hội Điều dưỡng Việt
Nam đưa ra khái niệm chăm sóc ĐD là những chăm sóc chun mơn của ĐD
đối với NB trong quá trình nằm điều trị nội trú. Nội dung chính gồm: chăm
sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện thuốc,
tập vận động, giáo dục sức khỏe cho NB. Chăm sóc ĐD bắt đầu từ lúc NB
đến khám, vào viện và cho đến khi NB ra viện hoặc tử vong”[19]
Định nghĩa chăm sóc cấp 1: Là sự theo dõi chăm sóc toàn diện và liên
tục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
Vai trò, chức năng của người điều dưỡng: Điều dưỡng viên có thể bao
gồm nhiều vai trị trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NB. Cơng việc của họ
thường thực hiện một cách đồng bộ chứ không tách biệt. Hội Điều dưỡng Mỹ,
Hội Điều dưỡng các nước Singapore, Thái lan, Philipin đã phân định rõ vai
trò, chức năng của người ĐD vừa là người chăm sóc, người truyền đạt thông
tin, người giáo viên, người tư vấn và là người biện hộ cho NB [19], ba chức
năng của ĐD trong chăm sóc NB tồn diện tại ViệtNam là:
- Chức năng độc lập: điều dưỡng cần có sự độc lập trong việc chăm

sóc, theo dõi, làm thủ tục, hướng dẫn NB từ lúc nhập viện cho đến khi xuất
viện. Trong khoảng thời gian này ĐD phải lập kế hoạch cụ thể để chăm sóc
bệnh nhân.
- Chức năng phối hợp: Ngồi làm việc độc lập thì ĐD cịn có chức

năng phối hợp với những bộ phận khác trong quá trình điều trị của NB
như:


5
Phối hợp với một số kỹ thuật viên khác như: Xquang, xét nghiệm, phục hồi

chức năng, ECG…để thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán và điều trị cho NB;
Phản ánh các diễn biến của NB cho thầy thuốc để phối hợp xử trí kịp thời khi
NB chuyển bệnh nặng (thở oxy, hô hấp nhân tạo, ép tim, cầm máu, băng
bó…).
- Chức năng phụ thuộc: tuy ĐD cần phải độc lập nhưng trong quá trình

điều trị NB, điều dưỡng cần phải phụ thuộc vào bác sĩ trong việc: Cho NB
dùng thuốc (uống, tiêm truyền…), đặt sonde, thụt tháo …[11]
1.1.2. Một số nguyên tắc chăm sóc NB trong bệnh viện
Theo quy định của Bộ Y tế được thể hiện gồm trong nguyên tắc cơ bản
sau [13]:
- Lấy NB là trung tâm của cơng tác chăm sóc nên phải được chăm sóc

tồn diện,liên tục, đảm bảo hài lịng và an tồn cho NB.
- Chăm sóc, theo dõi NB là nhiệm vụ của BV, các hoạt động chăm sóc

ĐD, theo dõi do ĐD viên thực hiện.
- Các can thiệp ĐD phải dựa trên đánh giá nhu cầu mỗi NB về chuyên

môn.
- Đối với ĐD hạng II: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch,

thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc NB; Nhận định tình trạng sức khỏe
NB và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với NB; Tổ chức thực hiện,
kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của NB; phát hiện, phối hợp với bác
sĩ điều trị xử trí kịp thời nhữngdiễn biến bất thường của NB; Tổ chức thực
hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho NB giai đoạn cuối
và hỗ trợ tâm lý cho người nhà NB;
- Đối với ĐD hạng III: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch,


thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc NB; Theo dõi, phát hiện, ra quyết
định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của
NB cho bác sĩ điều trị; Thực hiện và kiểm tra, đánh giá cơng tác chăm sóc
giảm nhẹ cho NB giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà NB; Thực


6
hiện kỹ thuật ĐD cơ bản, kỹ thuật ĐD chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục
hồi chức năng đối với NB; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm
tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho NB.
- Đối với ĐD hạng IV: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch,

thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc NB; Theo dõi, đánh giá diễn biến
hằng ngày của NB; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường
của NB; Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho NB giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm
lý cho người nhà NB; Thực hiện kỹ thuật ĐD cơ bản cho NB theo chỉ định
và sự phân công; Nhận định nhu cầu dinhdưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ
định chăm sóc dinh dưỡng cho NB; Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy
định.
Dựa vào những nguyên tắc đã quy định trên, các BV tiến hành lập kế
hoạch, tổ chức cơng tác chăm sóc NB tại đơn vị mình. Đồng thời làm căn cứ
để tiến hành xây đựng các tiêu chuẩn để đánh giá cơng tác chăm sóc NB tại
bệnh viện.
1.1.3. Các văn bản liên quan đến chăm sóc NB tồn diện trong bệnh viện
Các văn bản pháp lý liên quan đến cơng tác chăm sóc NB trong BV gắn
liền với lịch sử phát triển nghề ĐD Việt Nam và phát triển tổ chức Hội điều
dưỡng Việt Nam.
Trước năm 1990, người ĐD có tên gọi Y tá với chức năng phụ thuộc,
thực hiện y lệnh của thầy thuốc là chính. Để khắc phục tình trạng này, năm
1993, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định 526/QĐ-BYT ban hành chế độ

trách nhiệm của y tá trong việc chăm sóc NB tại BV [8] và cơng văn số
3722/BYT-ĐTr hướng dẫn triển khai quyết định trên [7], Hai văn bản này đã
đề cập đến khái niệm “Chăm sóc NB tồn diện” và quy định trách nhiệm của
y tá là chăm sóc NB cả về tinh thần và thể chất chứ không chỉ tập trung vào
việc thực hiện y lệnh điều trị.
Năm 2003, Chỉ thị 05/2003/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu
mọi cán bộ y tế đều có trách nhiệm thực hiện chăm sóc NB tồn diện [10].


7
Năm 2011, Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế đã thể chế hóa các
hoạt động chăm sóc NB trong đã giúp cho các BV triển khai đánh giá các hoạt
động chăm sóc ĐD một cách thống nhất và tồn diện hơn. Và đến năm 2021,
Thông tư 07/2011/TT-BYT đã được thay thế bằng Thông tư 31/2021/TTBYT của Bộ Y tế về quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
Năm 2014, Quyết định 123/QĐ- K2ĐT của Cục quản lý khám chữa bệnh
quyết định ban hành chương trình và tài liệu đào tạo liên tục “Chăm sóc người
bệnh tồn diện”, thuộc Dự án “Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong
khám chữa bệnh”. Quy định 12 nội dung chăm sóc NB tồn diện (theo Thơng
tư 07/2011/TT-BYT).
1.1.4. Các quy định chăm sóc người bệnh cấp I theo Thông tư 31/2021/TTBYT
Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh
viện. Căn cứ trên thông tư học viên lựa chọn các nội dung để đánh giá công
tác chăm scso cấp I cho người bệnh:
Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi
nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hơ hấp, tuần hồn,
dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải,
thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, mơi trường an tồn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt
động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe.
Nhận định lâm sàng hoặc chẩn đoán điều dưỡng là việc nhận định về
đáp ứng của cơ thể người bệnh với tình trạng sức khỏe. Việc chẩn đoán điều

dưỡng là cơ sở để lựa chọn các can thiệp chăm sóc điều dưỡng nhằm đạt kết
quả mong muốn trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng.
Nguyên tắc thực hiện chăm sóc điều dưỡng:
- Việc nhận định lâm sàng, phân cấp chăm sóc và thực hiện các can thiệp
chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh phải đúng chun mơn, tồn diện, liên
tục, an tồn, chất lượng, công bằng giữa các người bệnh và phù hợp với nhu
cầu của mỗi người bệnh.


8
- Việc thực hiện hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện phải bảo đảm có
sự tham gia, phối hợp của các đơn vị và các chức danh chuyên môn khác
trong bệnh viện.
Phân cấp chăm sóc người bệnh:
- Chăm sóc cấp I: người bệnh trong tình trạng nặng, nguy kịch khơng tự
thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày hoặc do yêu cầu chuyên môn
không được vận động phải phụ thuộc hồn tồn vào sự theo dõi, chăm sóc
tồn diện và liên tục của điều dưỡng.
- Chăm sóc cấp II: người bệnh trong tình trạng nặng, có hạn chế vận
động một phần vì tình trạng sức khỏe hoặc do yêu cầu chuyên môn phải hạn
chế vận động, phụ thuộc phần nhiều vào sự theo dõi, chăm sóc của điều
dưỡng khi thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày.
- Chăm sóc cấp III: người bệnh có thể vận động, đi lại không hạn chế và
tự thực hiện được tất cả hoặc hầu hết các hoạt động cá nhân hằng ngày dưới
sự hướng dẫn của điều dưỡng.
Các can thiệp chăm sóc điều dưỡng gồm:
Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe: Bệnh viện có quy định, tổ chức các
hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp. NB nằm viện được
ĐD tư vấn, GDSK, trong lúc nằm viện và sau khi ra viện.
Cơng tác chăm sóc về tâm lý, tinh thần: NB được ĐD và nhân viên y tế

chăm sóc tận tình và thơng cảm; Động viên NB yên tâm điều trị và phối hợp
nhân viên y tế trong q trình điều trị và chăm sóc, được giải đáp kịp thời
những băn khoăn, thắc mắc,đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng
đến tâm lý và tinh thần của NB.
Cơng tác hăm sóc vệ sinh cá nhân: NB được vệ sinh răng miệng, vệ
sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đồ vải. Trách nhiệm chăm sóc
vệ sinh cá nhân cho NB chăm sóc cấp 1 là do ĐD và hộ lý trực tiếp thực hiện.
Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng: NB được đánh giá dinh dưỡng, được
chỉ định chế độ ăn phù hợp với bệnh lý. NB có chế độ ăn bệnh lý được cung


9
cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ
ăn vào phiếu chăm sóc. Đốivới NB có chỉ định ăn qua ống thông phải do ĐD
viên trực tiếp thực hiện.
Công tác chăm sóc phục hồi chức năng: ĐD hướng dẫn, hỗ trợ NB
luyện tập phục hồi chức năng sớm để phòng các biến chứng và phục hồi chức
năng cơ thể sớm; Khoa vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng phối hợp với khoa
lâm sàng và để đánh giá tư vấn, hướng dẫn NB luyện tập, phục hồi chức năng
sớm.
Công tác dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho NB: NB được dùng
thuốc theo y lệnh của bác sĩ. ĐD chuẩn bị đủ các phương tiện cho NB dùng
thuốc; Thực hiện 5 đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ/hàm lượng, đúng liều
dùng, đúng thời gian, đúng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc và bảo đảm
NB uống thuốc ngay trước sự chứng kiến của ĐD.
Công tác thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng: Bệnh viện có các quy
định, quy trình kỹ thuâṭ ĐD phù hợp, được ban hành dựa trên cơ sở các quy
định, hướng dẫn của Bô Y tế.
Năm 2017, bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí đã ban hành thực
hiện 52 quy trình kỹ thuật điều dưỡng, tuy nhiên thời gian và nguồn lực có

hạn Học viên chỉ đánh giá được kỹ thuật tiêm tĩnh mạch:
- Tiêm tĩnh mạch: Là đưa thuốc dịch vào tĩnh mạch bằng đường tiêm,

khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ mềm mại không di động, da vùng tiêm không
bị tổn thương.
- Tiêm an toàn: Là mũi tiêm an toàn cho người được tiêm khơng gây lây

nhiễm cho người tiêm, an tồn cho cộng đồng.
- Vệ sinh tay: bằng hai cách là rửa tay thường quy bằng xà phòng và vệ

sinh tay bằng dung dịch chứa cồn.
- Kỹ thuật vô khuẩn: Là phải đảm bảo không làm lây lan vi khuẩn

trong khithực hiện các kỹ thuật xâm nhập trên NB. Phải tuân thủ vệ sinh tay,
vệ sinh vùng da tiêm, các dụng cụ phải vô khuẩn …, ĐD phải tuân thủ kỹ


1
thuật vơ khuẩn khi thực hiện quy trình kỹ tht chuyên môn. Dụng cụ y tế
dùng trong thủ thuật xâm lấn phải bảo đảm vô khuẩn và được xử lý đúng
quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của bộ y tế.
Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh: ĐD phối hợp với bác sĩ điều
trị đánh giá, phân cấp chăm sóc cho từng NB và thực hiện chăm sóc, theo dõi
phù hợp. NB cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, NB được theo dõi diễn
biến bệnh, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường trên NB, ĐD phải xử trí ban
đầu phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều
trị để xử trí kịp thời.
Cơng tác ghi chép hồ sơ bệnh án:
Mục đích sử dụng Phiếu chăm sóc: Để ghi lại diễn biến của NB mà
người ĐD nhận biết được và xử trí, chăm sóc của người ĐD trên NB; Để

thông tin giữa cán bộ ytế với nhau; Để làm tài liệu nghiên cứu, học tập; Để
làm tài liệu pháp lý khi cần.
Nguyên tắc ghi chép: Ghi kịp thời ngay sau khi chăm sóc theo dõi hoặc
xử trí; Ghi đầy đủ nhưng ngắn gọn; Ghi trung thực và chính xác; Kiểm tra
ngay các thơng số khác biệt với nhận xét của bác sĩ [9].
Hồ sơ bệnh án phải đươc lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của
Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
1.1.5. Các quy định công tác chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I tại
bệnh viện Việt Nam - Thụy Điên ng Bí tỉnh Quảng Ninh
Việc chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I tại bệnh viện Việt Nam - Thụy
Điên ng Bí được thực hiện theo qui định tại: Thông tư 31/2021/TT-BYT
của Bộ y tế; Tiêu chuẩn nghiệp vụ các Ngạch viên chức y tế [7]. Các bước
CSNB cần chăm sóc cấp I được thực hiện như sau:
Bước 1: Bác sĩ điều trị thăm khám NB và phân cấp chế độ chăm sóc (cấp
I, cấp II, cấp III) tùy tình trạng NB [4]. Bác sĩ ghi chế độ chăm sóc và y lệnh
điều trị vào bệnh án.
Bước 2: Điều dưỡng trưởng khoa hoặc điều dưỡng trưởng nhóm nắm


1
tình hình người bệnh qua giao ban, đi buồng với bác sĩ và phân cơng ĐD
chăm sóc trên từng NB.Điều dưỡng trưởng hoặc điều dưỡng trưởng nhóm lập
kế hoạch chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I hoặc phân cơng ĐD có đủ trình độ
lập kế hoạch cho ĐDV thực hiện.
Nội dung của kế hoạch chăm sóc bao gồm:
+ Thời gian lập kế hoạch.
+ Chẩn đốn chăm sóc
+ Kế hoạch chăm sóc
+ Các nội dung chăm sóc, theo dõi NB.
+ Thời gian thực hiện kế hoạch chăm sóc.

+ Đánh giá kết quả đạt được sau khi chăm sóc.
Bước 3: ĐDV được phân cơng thực hiện theo dõi chăm sóc NB cần
chăm sóc cấp I theo kế hoạch chăm sóc bao gồm các nhóm cơng việc như sau:
+ Chăm sóc cơ bản: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; Chăm sóc hỗ
trợ tâm lý, tinh thần; Chăm sóc dinh dưỡng; Chăm sóc vệ sinh cá nhân;
Chăm sóc phục hồi chức năng; Theo dõi và đánh giá người bệnh; Thực hiện
các kỹ thuật ĐD.
+ Thực hiện quy trình kỹ thuật theo y lệnh của bác sĩ.
+ Ghi chép thực hiện chăm sóc theo dõi diễn biến và đánh giá NB
vào phiếuchăm sóc và hồ sơ điều dưỡng [13].
Bước 4: Điều dưỡng trưởng hoặc điều dưỡng trưởng nhóm kiểm tra
giám sát cơng tác chăm sóc, có đánh giá có ghi vào phiếu chăm sóc hay
khơng.
Bước 5: Điều dưỡng viên báo cáo tình trạng bệnh với bác sĩ, nếu diễn
biến tốt NB được bác sĩ chuyển sang cấp chăm sóc nhẹ hơn (cấp II, cấp III)
[13].
Các qui định trên đây là cơ sở để xây dựng các công cụ thu thập
thông tin về cơng tác chăm sóc NB của ĐDV và xây dựng khung lý thuyết
trong nghiên cứu này


1
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu hoạt động chăm sóc ĐD nhằm đánh giá năng lực của ĐD,
đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc NB. Hiện nay trên Thế giới,
hoạt động nghiên cứu đánh giá chất lượng chăm sóc được tiến hành thường
xuyên.
1.2.1.1. Thực trạng chăm sóc điều dưỡng
Từ những năm 1996, Avanduk và LF. Small cho rằng giáo dục sức khỏe

răng miệng đặc biệt liên quan đến các phương pháp vệ sinh răng miệng để
phòng ngừa các vết bẩn, là điều quan trọng nhất trong chăm sóc ĐD. Tác giả
đã nghiên cứu về tình trạng vệ sinh răng miệng cho NB điều trị nội trú của
bệnh viện Teaching tại Namibia, Hà Lan. Khảo sát trên 181 NB điều trị tại 9
khoa lâm sàng và được chia làm 3 nhóm mức độ bệnh, nhóm độc lập (tự
chăm sóc); nhóm hỗ trợ (cần sự hỗ trợ của ĐD); nhóm phụ thuộc (hồn tồn
do ĐD chăm sóc). Điểm đánh giá trung bình trên ba nhóm bệnh cho kết quả:
77% chăm sóc ĐD tốt, 14% bệnh nhân được chăm sóc rất kém. Tác giả đồng
thời khảo sát trên hồ sơ, 50% bản kế hoạch là chăm sóc ĐD ghi khơng đầy đủ,
khơng có dấu hiệu nào trong hồ sơ của NB có thể tìm thấy liên quan đến
hướng dẫn lập kế hoạch thích hợp cho chăm sóc răng miệng. Đánh giá là một
khía cạnh cực kỳ quan trọng của quá trình ĐD, bởi vì các can thiệp ĐD có thể
được thay đổi liên quan đến tình trạng của miệng đã được thực hiện. Avanduk
và LF. Small nhận thấy rằng các ĐD phải được đào tạo để thực hiện các quan
sát NB, lập kế hoạch chăm sóc, đánh giá trong hồ sơ bệnh án của NB [29].
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng kết hợp định tính của Coker
và cộng sự (2013), thực hiện trên 88 Điều dưỡng trong sáu đơn vị chăm sóc
đặc biệt nghiên cứu về kiến thức, thực hành về chăm sóc răng miệng trong
chăm sóc tích cực. Kết quả nghiên cứu từ các y tá chăm sóc chuyên sâu nhận
thấy rằng một phần quan trọng của chăm sóc điều dưỡng là chăm sóc răng
miệng, đặc biệt là chăm sóc NB đặt nội khí quản. Họ nhận thấy rằng các nhân


1
viên điều dưỡng có năng lực trong các kỹ năng chăm sóc răng miệng và đã
tiếp cận với các loại thiết bị và vật tư khác nhau để cung cấp dịch vụ chăm sóc
răng miệng cho NB hàng ngày, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, rút
ngắn thời gian lưu trú của người bệnh [37].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Li-ming You và cộng sự thực hiện trên
9.688 điều dưỡng và 5.786 NB tại 181 bệnh viện của Trung Quốc năm 2012.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 38% điều dưỡng Trung Quốc đã làm việc quá
sức và 45% không hài lịng với nghề nghiệp của mình. Tỷ số bệnh nhân trên
điều dưỡng cao liên quan đến kết quả chăm sóc mức độ thấp, mỗi NB tăng
thêm trên một ĐD làm tăng lên cả mức độ làm việc quá sức và mức độ khơng
hài lịng nghề nghiệp của ĐD với hệ số là 1,04 và tăng lên những báo cáo chất
lượng chăm sóc mức độ thấp, trung bình (OR = 1,05). Tỷ lệ phần trăm cao
của đội ngũ ĐD trình độ cử nhân liên quan rõ ràng tới kết quả điều trị tốt hơn,
với mỗi 10% sự gia tăng cử nhân ĐD có sự tăng mức độ hài lịng của NB
[33].
1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng
Nghiên cứu tương tác, mô tả, tương quan sử dụng các công cụ tự báo cáo
của tác giả Schmitt MH, Baggs JG và cộng sự, thực hiện trên 150 bác sĩ và
162 điều dưỡng tại bệnh viện đại học ICU, ngoại ô New York năm 1999. Kết
quả cho thấy sự hợp tác của các nhân viên y tế ICU có liên quan tích cực với
kết quả điều trị của bệnh nhân. Nếu Sự phối hợp giữa BS và điều dưỡng
chun nghiệp thì sẽ kiểm sốt tốt mức độ nghiêm trọng của bệnh [36].
Nghiên cứu về sự hài lịng với cơng việc của ĐD, tác giả Linda H. Aiken
đã tiến hành nghiên cứu tại 303 BV ở Mỹ, Canada, Anh và Scotland. 10.319
điều dưỡng tham gia đo lường, kết quả thu được: Tỷ lệ ĐD có điểm trung
bình về sự mệt mỏi với cơng việc trên mức bình thường thay đổi từ 34% ở
Scotland đến 54% ở Mỹ. Kết quả chỉ ra rằng ĐD được sắp xếp ca kíp hợp lý
có chất lượng chăm sóc ĐD cho kết quả tốt hơn gấp 3 lần so với khơng được
hỗ trợ và sắp xếp ca kíp hợp lý. Tác giả kết luận: Bố trí, hỗ trợ cơng việc hợp



×