Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận pháp luật đại cương án lệ và việc áp dụng án lệ tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.8 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
=====000=====

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Sinh viên thực hiện: Phùng Lê Dung
Mã sinh viên: 2114210019
Số thứ tự: 18
Lớp: Anh 03, QTKD, Khóa 60
Lớp tín chỉ: PLU111(GĐ2-HK1-2122).BS2
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan

Hà Nội - 01/2022


BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Học kỳ 1 năm học 2021-2022

Họ và tên Sinh viên: Phùng Lê Dung

Ngày thi: 09/01/2022

Ngày sinh: 11/05/2003

Ca thi: 7h30

Mã số sinh viên: 2114210019



Tổ thi: 001

Lớp tín chỉ: PLU111(GĐ2-HK1-2122).BS2

Số trang bài làm: 10

Khóa: 60

Điểm bài thi
Bằng số

Họ tên và chữ ký của giáo viên chấm thi

Bằng chữ
GV chấm thi 1:
GV chấm thi 2:

2|Page


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

4

NỘI DUNG

5


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁN LỆ

5

1. Khái niệm và đặc điểm của án lệ

5

1.1. Khái niệm

5

1.2. Tiêu chí lựa chọn án lệ

5

1.3. Quy trình hình thành án lệ

5

2. Giá trị của án lệ

6

3. Hạn chế của án lệ

6

II. ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


7

1. Áp dụng án lệ tại Việt Nam

7

1.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về án lệ

7

1.2. Thực tiễn áp dụng án lệ ở Việt Nam trong giải quyết các vụ án dân sự

8

1.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng án lệ và áp dụng án lệ hiệu quả trong
giải quyết các vụ án dân sự tại Việt Nam

8

2. Áp dụng án lệ tại một số nước trên thế giới

9

2.1. Áp dụng án lệ tại Anh

9

2.2. Áp dụng án lệ tại Hoa Kỳ


9

2.3. Áp dụng án lệ tại Pháp

10

2.4. Áp dụng án lệ tại Đức

10

KẾT LUẬN

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

13

3|Page


LỜI NÓI ĐẦU
*Lý do chọn đề tài:
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là một
trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của nước ta. Thế nhưng, việc quản lý nhà
nước và xã hội bằng pháp luật chỉ là một yếu tố cần nhưng chưa đủ của một nhà nước pháp
quyền. Trong một nhà nước pháp quyền, ngoài các tiêu chí khác, thì cần địi hỏi phải áp
dụng luật một cách thống nhất. Việc áp dụng thống nhất pháp luật của tòa án thể hiện ở chỗ
những vụ án giống nhau thì phải được xử lý một cách giống nhau, tức là phải hướng đến sự
công bằng. Bởi vậy, án lệ được ra đời để giải quyết vấn đề này.

Tính đến hết năm 2021, tại Việt Nam đã có 52 án lệ được cơng bố và bắt đầu có hiệu
lực. Điều này chứng tỏ luật pháp Việt Nam đang dần dần công nhận và áp dụng rộng rãi
hơn các án lệ vào giải quyết các vụ việc. Bởi vậy, tìm hiểu về án lệ hiện nay là một điều
cần thiết đối với những công dân Việt Nam. Bên cạnh việc tìm hiểu về án lệ Việt Nam, hiểu
rõ hơn án lệ của các quốc gia khác trên thế giới cũng làm tăng nhận thức và hiểu biết một
cách bao quát, toàn diện nhất về án lệ.

*Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài “Án lệ và việc áp dụng án lệ tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới”
nhằm nêu lên những kiến thức chung nhất về án lệ, bên cạnh đó cũng đưa ra những đặc
điểm, quy định cụ thể về án lệ tại Việt Nam và tại một số nước cũng áp dụng án lệ trong
thực thi pháp luật trên thế giới.

*Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu trên, bài tiểu luận cần đưa ra và giải quyết những vấn đề
sau:
- Khái niệm, giá trị, hạn chế và những đặc điểm chung nhất của án lệ.
- Những quy định trong áp dụng án lệ và thực tiễn ở Việt Nam và tại một số quốc gia
trên thế giới.

4|Page


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁN LỆ
1. Khái niệm và đặc điểm của án lệ
1.1. Khái niệm
Theo Điều 1, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, án lệ là những lập luận, phán quyết
trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân

tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
1.2. Tiêu chí lựa chọn án lệ
Theo Điều 2, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các
tiêu chí sau đây:
Thứ nhất, có giá trị làm rõ quy định của pháp luật cịn có cách hiểu khác nhau, phân
tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm
pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những
vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
Thứ hai, có tính chuẩn mực;
Thứ ba, có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
1.3. Quy trình hình thành án lệ
Đầu tiên, để có thể hình thành nên một án lệ chắc chắn cần phải có một bản án. Các cá
nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể gửi đề xuất bản án, quyết định gồm các lập luận, phán
quyết đáp ứng các tiêu chí lựa chọn án lệ cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển
thành án lệ.
Tiếp theo, cần phải lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn đó.
Bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn sẽ được đăng tải lên cổng thông tin điện tử của
Tòa án nhân dân tối cao để các Tòa án, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn,
cá nhân, cơ quan, tổ chức quan tâm tham gia ý kiến trong thời hạn 30 ngày. Đối với các
trường hợp bản án, quyết định do Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất hoặc được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì việc lấy ý kiến là khơng bắt buộc.
Sau đó, Hội đồng tư vấn án lệ gồm ít nhất 9 thành viên sẽ được Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao thành lập. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tịa án nhân dân
tối cao, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối
cao, các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn
Luật sư Việt Nam, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về pháp luật và
01 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao (đồng thời
5|Page



là Thư ký Hội đồng). Hội đồng có trách nhiệm thảo luận và cho ý kiến đối với các bản án,
quyết định được lựa chọn và phát triển thành án lệ.
Sau khi các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ được lấy
ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ. Và trên cơ sở kết quả biểu quyết của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc thông qua án lệ, Chánh án Tịa án nhân
dân tối cao sẽ cơng bố án lệ.
Nội dung của án lệ được công bố bao gồm: Số, tên án lệ; số, tên bản án, quyết định của
Tòa án có nội dung được phát triển thành án lệ; tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của
án lệ; quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ; từ khố về những tình huống pháp lý,
giải pháp pháp lý trong án lệ; các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tịa án có liên
quan đến án lệ; nội dung của án lệ.
Tóm lại, tổng cộng sẽ có 6 bước để một bản án, quyết định có thể chính thức được
thơng qua và trở thành một án lệ. Đó là: Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án
lệ; Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ;
Thành lập Hội đồng tư vấn án lệ; Lấy ý kiến Hội đồng tư vấn án lệ; Thông qua án lệ và
Công bố án lệ.
2. Giá trị của án lệ
Thứ nhất, án lệ mang tính thực tiễn cao. Lý do bởi vì án lệ nghiêng về tập trung vào
giải quyết các vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội, chứ không phải chỉ cố gắng giải quyết
vấn đề bằng các điều luật chung chung, trừu tượng, đơi khi có phần cứng nhắc.
Thứ hai, án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách nhanh chóng
và kịp thời. Nếu ln ln chỉ sử dụng các điều luật trong giải quyết vấn đề, sẽ có đơi lúc
những điều luật ấy khơng thể bao qt hết vấn đề, hoặc thậm chí sẽ khơng có điều luật nào
để áp dụng, bởi xã hội luôn vận động và phát triển, nên luật pháp rất có thể sẽ trở nên lạc
hậu. Như thế, sử dụng án lệ sẽ là biện pháp hiệu quả để khắc phục những lỗ hổng này trước
khi chúng được điều chỉnh và bổ sung.
Thứ ba, án lệ thể hiện tính khách quan và cơng bằng. Án lệ được hình thành từ qua

hàng loạt các sự việc tương tự nhằm tạo ra cách xử lý giống nhau cho các sự việc tương tự
sau này. Đó là lý do vì sao sử dụng án lệ có thể đảm bảo được sự cơng bằng. Bên cạnh đó,
án lệ là kết quả của quá trình đưa ra những lý lẽ và tranh luận lâu dài giữa các thẩm phán
trong Hội đồng tư vấn án lệ, nó khơng phải sản phẩm của bất kỳ cá nhân đơn lẻ nào cả. Vì
thế, hồn tồn có thể nói án lệ thể hiện tính khách quan.
3. Hạn chế của án lệ
Mặc dù sử dụng án lệ đem lại rất nhiều giá trị như đã được phân tích ở trên, án lệ vẫn
cịn một vài bất lợi làm hạn chế việc sử dụng án lệ trong giải quyết vấn đề.

6|Page


Thứ nhất, án lệ khơng mang tính hệ thống. Có thể thấy rất rõ án lệ khơng thể có hệ
thống và rõ ràng như các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật thành văn. Điều
này gây ra trở ngại trong việc áp dụng án lệ trong xử lý các vụ việc. Điều khó khăn hơn nữa
là việc tìm kiếm các quy tắc trong lời lẽ của các thẩm phán được ghi lại từ một vụ án phức
tạp.
Thứ hai, số lượng án lệ tăng lên rất nhiều qua các năm. Một ví dụ cụ thể là ở Anh, mỗi
năm sẽ phải xử lý từ khoảng 800-900 vụ án và 50-70 trong số đó sẽ được xem xét và hầu
hết sẽ trở thành án lệ. Với khối lượng án lệ ngày càng tăng lên như vậy sẽ gây ra cản trở
cho các thẩm phán, luật sư trong việc áp dụng án lệ một cách thích hợp.
Có thể thấy dù mang lại rất nhiều lợi ích, án lệ cũng sẽ kèm theo một vài bất lợi khiến
các thẩm phán, luật sư gặp bất lợi khi áp dụng nó.
II. ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1. Áp dụng án lệ tại Việt Nam
1.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về án lệ
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân
dân tối cao có nhiệm vụ “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực
của các Tịa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu,

áp dụng trong xét xử” (khoản 2 Điều 22), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ
“tổng kết phát triển án lệ, cơng bố án lệ” (khoản 5 Điều 27). Ngày 28 tháng 10 năm 2015,
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQHĐTP về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ. Tuy nhiên, ngày 23 tháng 5 năm
2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số
04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ, có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019, thay thế Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28 tháng
10 năm 2015. Án lệ được kỳ vọng là sẽ tạo ra sự áp dụng thống nhất pháp luật, tránh việc
người dân đi khiếu nại tố cáo khi những vụ án tương tự cùng một tịa án thì người này xử
khác người kia xử.
Theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 5 năm 2019 thì Án lệ là những
lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án về một
vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh
án Tịa án nhân dân tối cao cơng bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét
xử.
Ngày 06 tháng 4 năm 2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định
220/QĐ-CA công bố 06 án lệ đầu tiên được Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối thơng
qua và có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 6 năm 2016.
Đối với việc khi nào thì án lệ được áp dụng thì theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
thì “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các
bên khơng có thoả thuận, pháp luật khơng có quy định và khơng có tập qn được áp dụng
7|Page


thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. Trường hợp không
thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án
lệ, lẽ công bằng”. Như vậy, thứ tự áp dụng như sau: i) Quy định pháp luật; ii) Tập quán; iii)
Quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự; iv) Các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự; v) Án lệ; vi) Lẽ công bằng.
Việc quy định, công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam có ý nghĩa rất lớn trong việc áp
dụng pháp luật khi mà Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định “Tịa án khơng được

từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ việc dân sự chưa
có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự
nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa
án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng”.
1.2. Thực tiễn áp dụng án lệ ở Việt Nam trong giải quyết các vụ án dân sự
Kể từ ngày ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP đến trước ngày 1/1/2022, Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành được 52 án lệ, trong đó có 10 án lệ
về hình sự, 03 án lệ về hành chính, 27 án lệ về dân sự, 01 án lệ về hôn nhân và gia đình, 10
án lệ về kinh doanh, thương mại và 01 án lệ về lao động.
Ngay sau khi các án lệ được cơng bố, các Tịa án đã chủ động nghiên cứu để viện dẫn,
áp dụng án lệ khi giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của mình; bảo đảm những vụ
việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau; qua đó bảo
đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử tại các Tòa án. Theo số liệu thống kê đến
ngày 30/9/2021, đã có gần 1200 bản án, quyết định của các Tòa án đã viện dẫn, áp dụng án
lệ.
Thực tiễn xét xử cho thấy những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự như tình
tiết, sự kiện pháp lý trong án lệ đã được các Thẩm phán giải quyết theo đúng đường lối xét
xử mà án lệ đưa ra. Nhìn chung, các bản án, quyết định có viện dẫn án lệ đã nêu được số
án lệ; số bản án, quyết định có chứa đựng án lệ; phân tích, làm rõ tình huống pháp lý của
vụ việc đang được giải quyết, tình huống pháp lý và giải pháp pháp lý trong án lệ làm căn
cứ để đưa ra quyết định áp dụng án lệ.
Đây là minh chứng cho thấy sau 7 năm triển khai thực hiện, án lệ đã thực sự đi vào đời
sống pháp lý của đất nước, phát huy hiệu quả và được đón nhận tích cực; góp phần tạo bước
ngoặt quan trọng trong cải cách tư pháp, trong thực hiện vai trị bảo vệ cơng lý, thực hiện
quyền tư pháp của Tòa án nhân dân và trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
1.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng án lệ và áp dụng án lệ hiệu quả trong giải
quyết các vụ án dân sự tại Việt Nam
Thứ nhất, cần hoàn thiện việc xây dựng và tuyển chọn án lệ. Cần phải đẩy mạnh nghiên
cứu, phát triển, bổ sung các quy định về tuyển chọn án lệ. Bên cạnh đó, cần thành lập một
Hội đồng tuyển chọn án lệ gồm các chuyên gia pháp luật hàng đầu để tăng chất lượng các

án lệ được chọn và phát triển.
8|Page


Thứ hai, cần hồn thiện việc cơng bố án lệ. Cần phổ biến rộng rãi hơn nữa án lệ đến
mọi người, không chỉ các cán bộ cần thực thi pháp luật mà cịn cả người dân, để có thể cung
cấp cho công chúng những thông tin mới nhất về án lệ, giúp mọi người hiểu hơn và biết
cách áp dụng án lệ đúng đắn.
Thứ ba, cần hoàn thiện việc áp dụng án lệ vào thực tiễn. Trước hết, phải hoàn thiện
pháp luật dân sự Việt Nam, trong đó cần có những điều luật, quy định liên quan đến án lệ.
Bên cạnh đó, cần ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng án lệ một cách linh hoạt, hiệu
quả, khuyến khích các cán bộ tham vấn án lệ để giải quyết vấn đề trong trường hợp khơng
có quy định pháp luật phù hợp điều chỉnh. Đồng thời cũng cần tăng cường bồi dưỡng các
cán bộ thực thi luật pháp về các quy định liên quan đến án lệ, điều này hỗ trợ rất tốt cho
việc nhận thức và áp dụng án lệ vào thực tiễn sau này.
2. Áp dụng án lệ tại một số nước trên thế giới
2.1. Áp dụng án lệ tại Anh
Anh được coi là nơi sinh ra của án lệ. Cho đến nay Anh vẫn được xem là một hình mẫu
điển hình trong việc áp dụng án lệ và sử dụng án lệ như một nguồn luật chủ yếu. Bắt đầu
từ năm 1066, đến nay Anh đã công bố hơn 350.000 án lệ, một con số áp đảo hoàn toàn so
với lượng đạo luật được ban hành chính thức của đất nước này.
Ở Anh, án lệ được phát triển dựa trên cơ sở so sánh với tiền lệ, tức là so sánh với phán
quyết đã được áp dụng từ trước đó. Điều này có nghĩa là tìm ra sự giống nhau cũng như so
sánh sự khác nhau.
Ở đây, các án lệ có thể được tiếp cận theo hai cách khác nhau, đó là tiếp cận theo chiều
dọc (vertical precedent) và tiếp cận theo chiều ngang (horizontal precedent). Tiếp cận án lệ
theo chiều dọc có nghĩa là các tòa án cấp dưới phải nghe theo các tòa án cấp trên khi đưa
ra phán quyết. Tiếp cận án lệ theo chiều ngang nghĩa là các tòa án phải tuân theo những
phán quyết đã có từ trước của mình.
Hiện nay ở Anh, án lệ vẫn là nguồn luật chủ yếu bên cạnh việc áp dụng luật thành văn

và các nguồn luật khác. Về pháp lý, khi xảy ra mâu thuẫn giữa luật thành văn và án lệ, các
thẩm phán và luật sư sẽ ưu tiên áp dụng luật thành văn. Thế nhưng khi xét trên thực tế, các
thẩm phán tại đây sẽ luôn áp dụng án lệ trong xử lý vụ án.
2.2. Áp dụng án lệ tại Mỹ
Ở Mỹ, việc áp dụng án lệ được thực hiện mềm dẻo và linh hoạt hơn rất nhiều so với ở
Anh. Nguyên tắc án lệ ở Mỹ được gọi là Rule of Precedent, theo đó một tịa án sẽ khơng bị
ràng buộc bởi chính những phán quyết trước đó của mình.
Tuy nhiên, tịa án cấp dưới của liên bang lại có trách nhiệm phải tuân theo các bản án
được công nhận là án lệ của các Tòa án tối cao liên bang. Đối với các phán quyết của Toà
án cấp dưới của liên bang thì khơng u cầu Tịa án các bang phải tuân theo nhưng chúng
sẽ được xem xét thật cẩn thận.

9|Page


Tương tự như vậy, các phán quyết của Tòa án bang cũng khơng ràng buộc đối với các
Tịa án liên bang. Đối với các phán quyết của các Tòa án phúc thẩm khu vực và các Tòa án
cấp trên của bang thì chúng chỉ có giá trị ràng buộc đối với các Tòa án cấp dưới, trong lãnh
thổ khu vực của Tịa án đó.
2.3. Áp dụng án lệ tại Pháp
Tại Pháp, án lệ chính là yếu tố bổ sung cho sự trường tồn của Bộ luật Dân sự. Bởi luật
pháp thì giữ nguyên trong một thời gian dài trong khi đời sống xã hội thì thay đổi từng giây
từng phút nên các điều luật không thể nào quy định và giải quyết tất cả các vấn đề xảy ra.
Thực tế đã nói lên rằng, án lệ đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển pháp luật
dân sự ở Pháp. Các thẩm phán đã và đang giải thích các vụ việc một cách linh hoạt, để nó
phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội. Hiện nay, các án lệ chính là
nguồn luật bổ sung quan trọng cho luật thành văn, nó dường như trở thành biện pháp thích
hợp nhất để hiểu được các điều luật trong Bộ luật Dân sự Pháp.
Bên cạnh các án lệ trong lĩnh vực dân sự, ở Pháp cịn có các án lệ trong lĩnh vực luật
hành chính. Khơng giống như lĩnh vực luật dân sự, luật hành chính của Pháp khơng được

pháp điển hố. Thực tiễn cho thấy, luật hành chính ở Pháp được phát triển trên cơ sở án lệ,
và cũng có thể nói rằng án lệ đóng vai trò gần như quan trọng nhất trong sự phát triển của
ngành luật hành chính của Pháp. Tham chính viện (Conseil d’Etat), Tòa án cấp cao nhất
trong ngạch tòa hành chính, đã đưa ra rất nhiều quyết định được cơng nhận là án lệ hành
chính và chúng được sử dụng rất nhiều trong trường hợp khơng có điều luật điều chỉnh
những vấn đề cụ thể.
Tuy nhiên, dù được sử dụng khá rộng rãi và linh hoạt trong giải quyết cái vụ việc ở
Pháp, chúng ta vẫn cần lưu ý rằng án lệ khơng hề có giá trị bắt buộc. Khi so sánh với các
văn bản quy phạm pháp luật hành chính thì án lệ cũng có hiệu lực thấp hơn.
2.4. Áp dụng án lệ tại Đức
Ở Đức, khơng ai có thể phủ nhận rằng các bộ luật và luật thành văn đóng vai trị rất
quan trọng, tuy nhiên cũng như đã nói ở trên, ở rất nhiều lĩnh vực, các điều luật sẽ khá trừu
tượng và khó hiểu, lúc này án lệ chính là biện pháp giúp giải thích các điều luật liên quan.
Các thẩm phán và luật sư ở Đức đã sử dụng án lệ như công cụ để giải thích các điều luật,
để từ đó áp dụng đúng các điều luật đó.
Án lệ ở đây khơng có hiệu lực pháp lý bắt buộc, nói cách khác tất cả các tịa án ở Đức
khơng có nghĩa vụ phải tn theo các quyết định của các tòa án khác dù là cấp trên hay
cùng cấp. Tuy nhiên trong thực tế vẫn sẽ có những ngoại lệ:
Thứ nhất, đối với các quyết định của Toàn án Hiến pháp Liên bang, nếu đó là các phán
quyết về tính hợp hiến của một văn bản pháp luật nào đó thì nó sẽ được coi như một đạo
luật áp dụng chung chứ không chỉ cho các sự việc cụ thể.

10 | P a g e


Thứ hai, khi Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm và giao Tòa án sơ thẩm xét xử
lại thì Tịa án cấp sơ thẩm khi xét xử lại vụ án có trách nhiệm phải tuân thủ những nhận
định mang tính áp dụng của Tịa án phúc thẩm.
Thứ ba, thực tế cho thấy các Tòa án ở Đức đều cố gắng đảm bảo việc áp dụng giải thích
của Tòa án cấp trên được thi hành một cách thống nhất.

Những điều này có thể được coi là sự khẳng định về sự quan trọng của án lệ trong giải
quyết các vấn đề thậm chí cả ở một nước có truyền thống không tuân theo án lệ như ở Đức.

11 | P a g e


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực tiễn án lệ và việc áp dụng án lệ của Việt Nam và các nước trên
thế giới, có thể thấy rằng án lệ đã có lịch sử phát triển khá lâu và đang được áp dụng rất
rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại,
nước ta đã có bước tiến lớn trong tiến trình cải cách tư pháp khi cơng nhận án lệ. Có thể
thấy được giá trị lớn của án lệ trong đời sống xã hội, đặc biệt là công tác xét xử, trong đó
có việc xét xử các vụ án dân sự.
Thực tiễn giải quyết các vụ án nói chung, các vụ án dân sự nói riêng tuy có nhiều
chuyển biến tích cực trong thời gian qua nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Nhiều bản án dân sự
còn bị hủy, sửa nhiều lần. Có trường hợp bản án giám đốc thẩm của cấp trên lại là bản án
sai. Điều này gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của người
dân. Tuy có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng một nguyên nhân quan
trọng đó là việc áp dụng pháp luật không thống nhất ở các cấp xét xử và ở các địa phương.
Án lệ ra đời trước địi hỏi khắc phục hạn chế đó của thực tiễn.
Tuy nhiên, nguồn án lệ của Việt Nam cịn hạn chế, các lĩnh vực có án lệ có hiệu lực
còn chưa rộng, việc áp dụng án lệ trong thực tiễn cịn nhiều hạn chế, khó khăn.
Tiểu luận đồng thời cũng đã đưa ra một số giải pháp cơ bản trong việc lựa chọn, công
bố và áp dụng pháp luật với mong muốn án lệ thực hiện đúng vai trị quan trọng của mình.
Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh,
từng bước hiện đại.

12 | P a g e



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết
về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, số 04/2019/NQ-HĐTP
2. Đặc điểm của án lệ
3. Án lệ là gì? Quy trình
lựa chọn án lệ? Cách thức áp dụng án lệ hiện nay?
4. Án lệ: Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn
5. Ưu điểm
và hạn chế của án lệ
6. Án lệ, áp dụng án lệ
trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam
7. Nguyên tắc áp dụng án lệ tại
Mỹ
8. Án lệ trong hệ thống pháp luật dân sự các
nước Pháp, Đức và việc sử dụng án lệ ở Việt Nam
9. Án lệ ở Việt Nam
10. Tiểu
luận: Án lệ và việc áp dụng án lệ trong vụ án dân sự
11. Thực tiễn công tác phát triển án lệ hiện nay và một
số định hướng phát triển
12. />4639//idcPrimaryFile&revision=latestreleased&rid=1, Kết quả thực hiện công tác
phát triển án lệ và đề xuất xây dựng án lệ tại Việt Nam

13 | P a g e



×