Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sốt virut tại nhà doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.89 KB, 5 trang )

Hướng dẫn cách chăm sóc
trẻ sốt virut tại nhà



Vào thời điểm hè đến, tình trạng sốt virut thường tăng cao, nhất là ở trẻ
nhỏ. Tuy nhiên, làm thế nào để nhận biết được các biểu hiện đó có phải
là sốt virut hay không và cách chăm sóc cho trẻ ngay tại nhà như thế nào
là điều khiến nhiều gia đình băn khoăn. Vì vậy, việc nắm bắt những kiến
thức về nội dung này đối với các ông bố bà mẹ là hết sức cần thiết.
Biểu hiện trước hết đó là trẻ bị sốt. Sốt thông thường là tình trạng tăng
thân nhiệt cao trên 37,5 độ C, khi cặp nhiệt độ ở hậu môn hoặc miệng có
thể tăng thêm từ 0,5 – 1 độ C. Nguyên nhân có thể do bệnh nhiễm
khuẩn, do hệ thống miễn dịch, một số khối u hay do trung tâm điều trị
bệnh rối loạn,…Trong đó, sốt virut là nguyên nhân gây sốt thường gặp ở
trẻ nhỏ.
Khi cơ thể bị nhiễm virut, ngay lập tức hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ
hoạt động nhằm chống lại virut, quá trình này gây ra các phản ứng viêm
và tạo ra một số chất trung gian kích thích…, chính phản ứng viêm và
các chất trung gian này gây tình trạng sốt.

Cần nhận biết xem con bạn có sốt virut hay không để có thể có cách
chăm sóc thích hợp
Trong điều kiện bình thường cũng có những virus ký sinh trên đường hô
hấp, tiêu hóa… Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, xâm nhập
cơ thể và gây bệnh. Các loại virus thường gây sốt gồm myxo, coxackie,
entero, sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… Virus có thể lây từ người
này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, có
thể gây thành dịch. Một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng
nhiễm virus là sốt cao, thuật ngữ y học gọi là sốt virus.
Một số biểu hiện của sốt virut


Sốt cao co giật: Đây là hiện tượng thường xảy ra khi trẻ sốt cao trên
38,5 độ C, toàn thân co giật, nếu nặng sẽ tái phát nhiều lần và hậu quả có
thể gây thiếu oxy não, hôn mê và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt
thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình
thường.
Sốt cao rét run: Biểu hiện ở cảm giác toàn thân lạnh ở trẻ, nhất là ở tay,
chân, thậm chí có thể nổi vân tím trên da.
Đau mình mẩy, đau cơ: Trẻ có cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ bắp toàn
thân, trẻ nhỏ có thể hay quấy khóc
Đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích
thích, vật vã.
Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện của viêm long đường hô hấp
như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ… Trẻ có thể ho khan hoặc có
đờm do quá trình viêm tai mũi họng gây ra.
Viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn
hoặc sờ thấy.
Rối loạn tiêu hóa: Bé thường bị tiêu chảy cấp: đi ngoài phân lỏng, nhiếu
nước, không có máu. Trẻ hay có cảm giác khát nước, các mẹ nên chăm
sóc bé phải thật chú ý nếu để bệnh năng hơn có thể gây tử vong.
Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì
sẽ đỡ sốt.
Viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
Nôn: Trẻ có thể nôn nhiều lần và thường sau khi ăn. Nếu nôn khan
nhiều lần thì cần chú ý thêm các vấn đề khác về não, màng não.
Cách chăm sóc trẻ sốt virut tại nhà
Hạ sốt: Việc quan trọng đầu tiên là hạ sốt cho bé, cần phải chú ý theo
dõi sát nhiệt độ của trẻ thường xuyên cho đến khi trẻ đỡ sốt. Khi thân
nhiệt cao trên 38,5 độ C thì dùng một số thuốc hạ sốt như paracetamol
với liều 10-15mg/kg cân nặng. Nếu bé vẫn còn sốt như vậy thì tiếp tục

uống lần thứ hai cách lần thứ nhất 6 giờ. Tuy nhiên không nên cho trẻ
dùng liều cao và nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn vì dễ gây ngộ
độc paracetamol.
Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái,
chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh
(nhiều bà mẹ vẫn sử dụng cách này là không nên). Nếu tình hình không
được cải thiện, bé vẫn xuất hiện những cơn co giật và cảm thấy rét thì
gia đình cần đưa trẻ đến trung tâm y tế.
Nếu trẻ có biểu hiện tiết đờm dãi nhiều có thể cho bé dùng kháng sinh
như amoxilin, eryth romycin theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt
loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù
lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu
loãng.
Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng
natriclorid 0,9% nhiều lần trong ngày làm sạch mũi họng cho trẻ, tránh
bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Có thể dùng thuốc giảm ho, long
đờm, 1 số thuốc có nguồn gốc thảo dược.
Dinh dưỡng: Cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu.
Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng
kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban
đêm.
Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao không hạ sốt, xuất hiện co giật, nôn khan
nhiều, tiêu chảy, lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, đau đầu liên tục và tăng dần hãy
đưa ngay trẻ đến khám tại các trung tâm y tế.

×