Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.01 KB, 5 trang )

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh

Trẻ bị bệnh là một nỗi lo lớn trong gia đình, đặc biệt là đối với các phụ
huynh trẻ, vì thường chưa biết cách săn sóc cho bé thế nào và hay tham khảo
ý kiến của ông bà, những người có nhiều kinh nghiệm nuôi trẻ. Nhiều trường
hợp, ông bà hay những người lớn tuổi bằng kinh nghiệm và sự từng trải của
mình đã cho những lời khuyên hữu ích. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp,
cũng chính bằng những “kinh nghiệm” của mình, họ lại khuyên (hoặc bắt
buộc) những cách chăm sóc trẻ không phù hợp, đôi khi có thể gây nguy hiểm
đến tính mạng của trẻ.
Chăm sóc khi trẻ sốt
Đối với trẻ bị sốt cấp tính, chúng ta có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo
liều lượng được chỉ định. Nên để trẻ mặc quần áo thoáng mát và cho trẻ uống
nhiều nước. Những sai lầm hay mắc phải khi trẻ sốt là người lớn ủ kín trẻ quá
mức, cho trẻ mặc 2-3 áo, đóng hết cửa để tránh gió lùa vào và không cho trẻ tắm.
Thật ra, khi ủ trẻ quá mức như vậy và không để không khí xung quanh lưu thông,
trẻ sẽ càng bị sốt cao hơn bởi vì nhiệt xung quanh trẻ không được thoát đi. Chính
sự lưu thông không khí quanh trẻ sẽ làm giảm nhiệt độ cho trẻ và trẻ có thể dễ chịu
hơn. Trẻ có thể vẫn tắm được, tuy nhiên nên cho trẻ tắm nước ấm để trẻ không
cảm thấy khó chịu khi đang bị sốt. Nước ấm sẽ bốc hơi tốt hơn nước lạnh, do đó sẽ
giúp làm giảm thân nhiệt của trẻ tốt hơn.
Chăm sóc khi trẻ bị co giật
Những trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi đôi khi có thể bị co giật khi bị sốt cao đột
ngột. Thường những cơn co giật này kéo dài khoảng 1 phút và tự ngưng. Khi trẻ bị
co giật, biểu hiện thường thấy là mắt trợn ngược lên hay đứng tròng, không biết gì,
sùi bọt mép, tay và chân giật từng hồi liên tục. Trong trường hợp này, cha mẹ
thường mất bình tĩnh và không biết làm gì cấp cứu cho trẻ ngay, trong khi đó xung
quanh hầu như luôn có sẵn những người lớn khác (thân nhân hoặc hàng xóm) “ra
tay” giúp đỡ. Họ thường cố cạy miệng trẻ ra và nhét một vật gì đó vào giữa nhằm
ngăn để trẻ không cắn vào lưỡi; cạo gió và vắt chanh vào miệng trẻ. Nên nhớ rằng
khi trẻ đang co giật, không dễ gì để trẻ cắn phải lưỡi mình vì lúc đó hai hàm răng


đều cắn chặt. Nếu cố sức cạy miệng trẻ ra để nhét cây, thìa hay thứ gì đó để phòng
cắn lưỡi, người lớn chỉ làm trầy xước, chảy máu miệng hoặc thậm chí làm gãy
răng của trẻ mà thôi. Hành động vắt chanh hay vắt nước sả vào miệng trẻ cực kỳ
nguy hiểm, có thể gây sặc và làm trẻ tử vong. Điều thiết yếu là cha mẹ phải thật
bình tĩnh. Hãy để trẻ nằm nghiêng một bên để đàm nhớt có thể chảy ra ngoài và
làm thông thoáng đường thở của trẻ. Có thể nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn trẻ và
lau ướt người trẻ bằng nước ấm. Chờ một hay vài phút cho trẻ hết co giật và thở
đều trở lại rồi mang trẻ đến bệnh viện để khám bệnh.
Chăm sóc trẻ tiêu chảy
Trẻ tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là tiêu chảy phân lỏng nước, có
thể làm phụ huynh lo sợ trẻ bị kiệt sức, “chịu không nổi”. Vì thế, khuynh hướng tự
nhiên là ông bà, cha mẹ muốn trẻ được “cầm tiêu chảy” ngay lập tức, nói một cách
hình tượng là “vòi nước được khóa lại ngay lập tức” như một mẩu quảng cáo về
thuốc trị tiêu chảy! Thế là cha mẹ ra ngoài tiệm thuốc Tây mua thuốc “cầm tiêu
chảy” cho trẻ uống. Họ không biết rằng, một số thuốc cầm tiêu chảy có chứa chất
giống thuốc phiện. Chất này có thể cầm tiêu chảy ngay nhưng lại gây ngộ độc và
tử vong cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thực ra, bản thân tiêu chảy, ho là những phản
ứng tốt của cơ thể để loại bỏ nhiều tác nhân nhiễm trùng, nhiễm độc hại cho cơ
thể. Điều quan trọng nhất là khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên cho trẻ uống dần dần
nước bù tiêu chảy (có thể pha gói oresol hay viên hydrite) để bù lại nước bị mất
qua tiêu chảy. Nếu trẻ không uống được các loại nước này thì có thể cho trẻ uống
nước dừa tươi hoặc nước ép cà rốt. Thường trẻ sẽ đi tiêu chảy khoảng 5-7 ngày và
đa số tự hết. Trong thời gian này, cha mẹ nên theo dõi xem trẻ có bị mất nước
không để đem đến cơ sở y tế khám ngay để kịp thời điều trị. Các dấu hiệu cho thấy
trẻ bị mất nước là trẻ lừ đừ, mắt trũng và không có nước mắt, khô miệng lưỡi.
Cũng có trường hợp trẻ bị tiêu chảy mà người nhà không cho trẻ ăn uống gì vì “ăn
vào lại thấy đi tiêu chảy”. Điều này chỉ làm cho trẻ dễ mất nước thêm và dễ kiệt
sức hơn. Những lúc như vậy, cha mẹ cần cho trẻ ăn từng chút một cho dễ tiêu. Nếu
trẻ bú mẹ thì vẫn cho bú như bình thường, cho bú nhiều lần hơn, mỗi lần một ít.
Nếu trẻ ăn được thì nên cho ăn thức ăn có nhiều tinh bột sẽ dễ hấp thu hơn thức ăn

khác.
Trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng có phát ban ngoài da
Có khá nhiều bệnh nhiễm trùng gây phát ban ngoài da khoảng vài ngày sau
khi sốt như: sởi, rubella, sốt xuất huyết... Những ban này là những mảng nổi dề lên
màu hồng, thường ở mặt, thân mình và tay chân. Đa số phát ban này tự hết trong
khoảng vài ngày. Có những bệnh như thủy đậu (còn gọi là trái rạ hay phỏng rạ) tạo
những nốt mụn nước, lúc đầu nhỏ và sau đó lớn lên và vỡ ra rồi lành lại hoàn toàn
mà không để lại sẹo (nếu không bị bội nhiễm vi trùng). Những sai lầm hay mắc
phải khi trẻ phát những ban ngoài da này là ông bà bắt trẻ phải “kiêng nước kiêng
gió”, không cho trẻ tắm rửa mấy ngày liền, mặc quần áo kín che hết người và
không được ra ngoài đường. Có người còn mua thuốc “Tiêu ban lộ” cho những
ban này “lộ ra hết”, sợ rằng nó “lậm” vào trong người thì bệnh càng kéo dài…
Những cách chăm sóc như vậy thường làm trẻ bệnh nặng hơn. Bởi vì, trẻ không
được tắm và bị ủ kín sẽ rất dễ bị nhiễm trùng ngoài da và bị nhiều biến chứng
nặng khác. Thuốc “Tiêu ban lộ” thực ra không tác dụng gì trong những trường hợp
này và có thể gây những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Điều cần làm là cho trẻ tắm
rửa bình thường, thậm chí có thể nhiều hơn bình thường nếu trẻ chơi làm dơ bẩn
người. Nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát (không kiêng gió) và ăn uống bình thường.
Nếu những nốt mụn nước thủy đậu có mủ vàng thì nên cho trẻ khám bệnh để điều
trị bội nhiễm vitrùng.

×