Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Văn mẫu lớp 10 – kết nối tri thức mẫu (24)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.73 KB, 5 trang )

Phân tích bài thơ Cánh đồng
Đề bài: Viết bài văn phân tích bài thơ Cánh đồng (Ngân Hoa).
Phân tích bài thơ Cánh đồng (mẫu 1)
Bài thơ "Cánh đồng" là bài thơ xuất sắc của nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn
Thị Ngân Hoa. Tác phẩm đã đạt giải B trong cuộc thi Thơ trên tuần báo Văn nghệ
năm 1995. Nổi bật trong tác phẩm là bức tranh thiên nhiên mùa xuân căng tràn, đầy
nhựa sống từ đó thể hiện tình yêu và khát khao giao cảm với thiên nhiên mãnh liệt của
thi sĩ Ngân Hoa. Bài thơ chứa đựng những nét hấp dẫn về mặt nội dung cũng như độc
đáo về mặt nghệ thuật.
Nhan đề "Cánh đồng" gợi cho người đọc những liên tưởng về vẻ đẹp nơi thôn quê dân
dã với không gian rộng lớn, bao la. Qua q trình đọc tác phẩm, ta có thể thấy được
mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình vận động theo trình tự từ cảm xúc trước hình ảnh
hoa cúc trong chiếc bình gốm đến khát khao giao cảm với thiên nhiên.
Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp, sắc thái của sự vật trong mùa xuân
được thể hiện qua đóa cúc trên chiếc bình gốm. Câu thơ "Những đóa cúc vừa hái về từ
cánh đồng mùa xuân rộng lớn" vừa lột tả được trạng thái mới hái của đóa cúc vừa gợi
ra khơng gian cánh đồng bao la. Những đóa hoa lúc này được cắm vào chiếc bình gốm
sẫm màu và tỏa sáng trên phơng nền của chiếc bình hoa. Đây cũng là câu thơ mở đầu
để khơi ra dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình. Biện pháp điệp cấu trúc "Chạm
vào em một..., một..., ..." kết hợp với trường từ vựng vừa gợi hình gợi cảm: "rộng
lớn", "tỏa sáng", "sẫm màu", "già nua", "bé bỏng", "run run", "ẩm ướt", "lảnh lót",
"trong veo", "già nua", "bé bỏng", "nức nở", "âm u", "lặng câm", "rực rỡ" có tác dụng
miêu tả đặc điểm của thiên nhiên đang tác động vào nhân vật trữ tình. Vẻ đẹp ấy vừa
có hình vừa có tiếng như đánh thức mọi giác quan. Những sự vật tiêu biểu cho vẻ đẹp
của thiên nhiên như: "đóa cúc", "cánh đồng mùa xuân rộng lớn", "chiếc bình gốm sẫm
màu", "chiếc lá già nua", "nụ hoa bé bỏng", "làn sương ẩm ướt" đều được tác giả đưa
vào và mô tả vô cùng chi tiết cho thấy sức sống mãnh liệt, tràn đầy sức sống của mùa
xuân. Dường như, nhân vật trữ tình cũng đang đắm chìm trong những cảm xúc miên
man khi đứng trước vẻ đẹp ấy. Điều này không chỉ nhận biết được thông qua từ ngữ
mà còn phát hiện được qua những câu thơ dài ngắn xen kẽ nhau. Nhịp điệu thơ lúc
nhanh lúc chậm, co duỗi phụ thuộc vào cảm xúc của nhân vật trữ tình "em". Tất cả


đều nhằm miêu tả vẻ đẹp, sắc thái của sự vật trong mùa xuân từ đó thể hiện khả năng
quan sát tinh tế của tác giả.
Dịng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình tiếp tục được chảy trôi trong khổ thơ tiếp
theo. Không gian khơng cịn bó hẹp trên chiếc bình gốm sẫm màu mà đã trở về với
cánh đồng rộng lớn. Động từ "chạy về" diễn tả được sự chủ động của chủ thể trữ tình
khi em muốn tìm về với "cánh đồng mùa xuân rộng lớn". Em tìm về với mùa xuân
như tìm về với chốn bình yên, tìm về với nơi ở thân thương, quen thuộc của mình.
Lúc này, em và đất như hòa vào làm một khi "chân ngập trong đất mềm tơi xốp". Câu


thơ bảy chữ đem đến cho người đọc những cảm nhận về khát vọng giao hòa với thiên
nhiên của chủ thể trữ tình. Biện pháp điệp cấu trúc tiếp tục được sử dụng trong hai câu
thơ: "Em gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc/ Em gọi tên những trái cây chưa kịp ra
đời". "Em gọi tên" như nhấn mạnh vào sự chờ đợi, khao khát và nâng niu vẻ đẹp của
thiên nhiên. Trong khi đó, từ "chưa kịp" lại diễn tả sức sống của thiên nhiên đang
được ấp ủ dưới lịng đất. Biện pháp nhân hóa: "những trái cây đang ngủ trong hạt
mầm vừa nứt/ Đang ngủ trong đóa hoa nấp dưới đất cày" càng nhấn mạnh vào sự sống
tiềm tàng đang được nuôi dưỡng để chờ ngày ra trái đơm bơng. Trạng thái của sự vật
cũng chính là quy luật phát triển của thiên nhiên theo bốn mùa: xn - hạ - thu - đơng.
Hình ảnh cánh đồng, đất cày được xuất hiện liên tục. Đất cày không là ngọn nguồn
của cây trái mà còn là nơi trú ngụ bình n trong tâm hồn của con người. Chính vì
vậy, nhân vật "em" ln muốn "chạy về", muốn định nghĩa và gọi tên những loài hoa
chưa kịp mọc, những trái cây chưa thành hình. Nó cho thấy khát khao sống hịa hợp
mãnh liệt của chủ thể trữ tình với thiên nhiên.
Kết thúc tác phẩm là hai câu thơ: "Dưới lớp đất cày có những chiếc bình gốm/ Chưa
kịp thành hình chờ đợi các lồi hoa." Tác giả đã sử dụng kết cấu đầu cuối tương ứng:
mở đầu với hình ảnh đóa cúc trên chiếc bình gốm và khép lại cũng bằng hình ảnh
chiếc bình gốm dưới lớp đất cày. Nếu như ở khổ thơ đầu tiên, chiếc bình trở thành
phông nền để làm nổi bật sắc vàng của hoa cúc thì ở câu thơ cuối này, chiếc bình gốm
lại ẩn nấp dưới lớp đất cày. Câu thơ "dưới lớp đất cày có những chiếc bình gốm" đem

đến hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là chiếc bình gốm được chôn vùi dưới lớp đất
cày. Cách hiểu thứ hai lại mang tính biểu tượng nhiều hơn: lớp đất cày chính là
phương tiện để con người làm nên những chiếc bình gốm nên bình gốm "chưa kịp
thành hình để chờ đợi các loài hoa". Càng đi sâu vào khám phá tác phẩm, ta càng
nhận ra dụng ý sâu xa của tác giả về tầm quan trọng của đất đối với môi trường tự
nhiên và con người. Ở khổ thơ thứ hai nhà thơ tập trung vào khả năng nuôi dưỡng của
đất đối với cây trái thì khổ thơ thứ ba tác giả lại đề cao vai trò của đất đối với đời sống
sinh hoạt của con người. Bình gốm khơng đơn thuần chỉ để cắm hoa mà còn là nơi để
bày trí và tơn vinh hương sắc của cái đẹp. Hơn hết, bình được làm từ đất cho nên đất
sẽ là ngọn nguồn của sự sống và là ngọn nguồn của mọi vẻ đẹp trên thế gian. Nó cho
thấy tình u thiên nhiên mãnh liệt của thi nhân và bài học về sự gắn bó, nâng niu và
hịa hợp với mơi trường tự nhiên.
Nếu như "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử đem đến cho ta những cảm nhận về bức
tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ và khung cảnh sinh hoạt của con người để từ đó
bày tỏ nỗi khát khao giao cảm với đời, với người thì bài thì "Cánh đồng" của Ngân
Hoa lại đánh thức mọi giác quan cho ta cảm nhận về một cánh đồng mùa xuân tràn
đầy nhựa sống. Điểm khiến cho tác phẩm trở nên thật sự khác biệt và độc đáo nằm ở
thể thơ tự do với sự biến hóa khơn lường của nhịp điệu, sự phóng khống trong cách
xây dựng hình ảnh thơ, sử dụng cơng trong cách tổ chức mạch thơ.
Có thể nói, bài thơ "Cánh đồng" của Ngân hoa là bài thơ đặc sắc cả về nội dung lẫn


nghệ thuật, đem đến rất nhiều những giá trị và bài học cho người đọc về vẻ đẹp và tầm
quan trọng của thiên nhiên.
Phân tích bài thơ Cánh đồng (mẫu 2)
"Cánh đồng" là một trong số những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Thị Ngân
Hoa, tác phẩm trong chùm thơ đạt giải B (khơng có giải A) cuộc thi Thơ trên báo Văn
nghệ năm 1995. Bài thơ đã đem đến cho người đọc những rung động sâu sắc về vẻ đẹp
cánh đồng mùa xuân tràn đầy sức sống và tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.
Nhan đề bài thơ gợi cho người đọc hình dung về một miền q n bình, dân dã, có

cánh đồng rộng lớn và khơng gian bao la. Trong q trình đọc tác phẩm, ta có thể cảm
nhận được sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khống trong cách xây dựng những
hình ảnh thơ và sử dụng cơng trong cách tổ chức mạch thơ.
Bài thơ đã khắc họa nên khung cảnh cánh đồng mùa xuân ngập tràn hương sắc. Mở
đầu tác phẩm, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của mùa xn qua hình ảnh "Những đóa cúc
vừa hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn". Nhân vật trữ tình đã cảm nhận vẻ đẹp
của khóm cúc bằng con mắt mộng mơ của tuổi trẻ. Chỉ một đóa cúc thơi mà nhân vật
trong bài đã hình dung ra cả một cánh đồng mùa xuân tươi tắn ngay trước mắt. Vẻ đẹp
của cánh đồng mùa xuân không chỉ được gợi ra từ màu sắc mà còn được tái hiện bởi
âm thanh "Tỏa sáng trên chiếc bình gốm màu sẫm/ Chạm vào em một chiếc lá già nua,
một nụ hoa bé bỏng, một hơi thở run run, một làn sương ẩm ướt/ Chạm vào em một
lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ".
Các câu thơ nối tiếp nhau như dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình.
Điều này được thể hiện qua độ dài, ngắn của các câu thơ và nhịp thơ biến đổi linh hoạt,
lúc nhanh, lúc chậm tùy thuộc vào tâm trạng nhân vật. Biện pháp điệp cấu trúc "Chạm
vào em...một...một,... một" kết hợp với các từ ngữ "già nua", "bé bỏng", "run run", "ẩm
ướt", "lảnh lót", "trong veo", "vang rền", "trầm đục", "nức nở", "âm u", "lặng câm",
"rực rỡ" đã nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên. Khung cảnh mùa xuân được nhà thơ
khắc họa tràn đầy sức sống, mọi sự vật, hiện tượng đều mang trong mình những điểm
riêng biệt.
Từ bơng cúc cắm trên bình gốm, nhân vật trữ tình thả hồn mình tìm tới cánh đồng
mênh mơng. Động từ "chạy về" thể hiện rõ khao khát của nhân vật "em" khi nghĩ về
cánh đồng rộng lớn. Đây như là một nơi yên bình mà nhân vật "em" ln hướng tới.
Trở về với cánh đồng em có thể hịa mình với thiên nhiên tươi đẹp "Chân ngập trong


đất mềm tơi xốp". Biện pháp điệp cấu trúc lại tiếp tục được sử dụng trong hai câu thơ
"Em gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc/ Em gọi tên những trái cây chưa kịp ra đời"
nhấn mạnh sự chờ đợi của nhân vật trữ tình. "Em" mong chờ những sự sống đang ấp
ủ trong lòng đất. Biện pháp nhân hóa "Những trái cây đang ngủ trong hạt mầm vừa

nứt/ Đang ngủ trong đóa hoa nấp dưới đất cày" thể hiện sức sống tiềm tàng của sự vật
trong mùa xuân. Trạng thái mầm cây đang ngủ thể hiện quy luật bốn mùa của tự nhiên.
Mùa xuân đến vạn vật ấp ủ trong mình sự sống bất tận. Trong khổ thơ này, tác giả đã
làm nổi bật sự trân quý thiên nhiên của nhân vật trữ tình.
Kết thúc tác phẩm, nhà thơ lại nhắc tới hình ảnh "chiếc bình gốm": "Dưới lớp đất cày
có những chiếc bình gốm/ Chưa kịp thành hình chờ đợi các lồi hoa". Nếu như ở khổ
thơ đầu, chiếc bình gốm làm nền cho những đóa cúc "tỏa sáng" thì ở khổ thơ cuối,
chiếc bình gốm lại "chưa kịp" thành hình mà ẩn sâu dưới lớp đất cày chờ đón những
lồi hoa sắp nở. Câu thơ "Dưới lớp đất cày có những chiếc bình gốm" gợi lên nhiều
suy nghĩ trong lịng người đọc. Câu thơ này có thể hiểu theo hai cách: cách thứ nhất là
những chiếc bình gốm được lấp dưới "đất cày"; cách hiểu thứ hai là "lớp đất" chính là
nguyên liệu để con người tạo ra chiếc bình gốm. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì câu
thơ vẫn cho thấy tình cảm yêu mến thiên nhiên của "em".
Bài thơ đã gợi ra không gian cánh đồng mùa xuân tràn đầy sức sống với những hình
ảnh quen thuộc: đóa cúc, đất cày, trái cây,... Cánh đồng được nổi bật lên khơng chỉ qua
hình ảnh mà cịn qua âm thanh "lảnh lót trong veo", "một vang rền trầm đục", "một
nức nở âm u", "một lặng câm rực rỡ". Bằng khả năng quan sát tinh tế và trí tưởng tượng
phong phú, cánh đồng mùa xuân được tái hiện một cách chân thực, sống động qua ngòi
bút của tác giả. Tác phẩm có cách triển khai độc đáo, các câu thơ, khổ thơ có độ dài
ngắn khác nhau như dịng chảy tâm trạng của nhân vật trữ tình. Sự biến hóa nhịp điệu
linh hoạt khiến bài thơ như một trang tự sự. Qua tác phẩm, nhà thơ gửi gắm tình cảm
yêu mến thiên nhiên thiết tha.
Nếu bài thơ "Mùa xuân chín" của nhà thơ Hàn Mặc Tử đem đến cho người đọc những
cảm nhận xuyến xao về bức tranh thiên nhiên mùa xuân yên bình, khung cảnh sinh
hoạt gần gũi từ đó thể hiện khát khao giao cảm với đời thì bài thơ "Cánh đồng" của
Nguyễn Thị Ngân Hoa lại mang đến cho chúng ta những cảm xúc khó quên về mùa
xuân tươi đẹp trên cánh đồng. Điều khác biệt có thể nói tới chính là sự khác biệt trong
việc xây dựng hình ảnh thơ và việc tổ chức mạch thơ (các câu thơ dài, ngắn khác nhau
theo dòng cảm xúc của nhân vật).



Bài thơ "Cánh đồng" của Nguyễn Thị Ngân Hoa là một bài thơ đặc sắc cả về nội dung
và hình thức nghệ thuật. Tác phẩm đem lại cho người đọc những ấn tượng khó quên
về khung cảnh cánh đồng mùa xuân yên bình, nơi tràn đầy kỉ niệm và khát khao của
nhân vật "em". Qua đó, nhà thơ cũng bộc lộ tình yêu thiên nhiên thiết tha.



×