Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Văn mẫu lớp 10 – kết nối tri thức mẫu (73)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.16 KB, 8 trang )

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và
các phương tiện phi ngôn ngữ
Đề bài: Viết bài văn thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện
ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ.
Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và
các phương tiện phi ngôn ngữ (mẫu 1)
Các bạn thân mến! Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người
cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi
người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là
gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?
Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn.
Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành
mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập
khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau
ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai
cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn
xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường
hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt.
Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không
có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích
học tập khơng được như mong muốn.
Đợng cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu
học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được.
Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực
sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc
học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có
những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc
nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học
tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên
ngoài. Đợng cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt
được; đợng cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có


tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục
tiêu cho mình.


Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trị vơ cùng quan trọng với mỗi người.
Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn
thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học
bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành
được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ khơng
cịn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được.
Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của
việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ
trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi
người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá
áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải
từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.
Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là
bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành
được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.
Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và
các phương tiện phi ngôn ngữ (mẫu 2)
Cuộc sống sẽ trở nên ấm áp nếu chúng ta sống có tấm lòng. Có thể thấy, lịng vị tha có
vai trị vơ cùng quan trọng và góp phần làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn. Vị tha
là tấm lịng rợng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời
người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Mỗi người cần rèn
luyện cho mình đức tính vị tha, vị tha để được sống trong tình yêu thương chân thành
nhất. Người có lịng vị tha thường là những người khơng tính toán thiệt hơn, hơn thua
với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong mợt c̣c tranh đấu. Bên cạnh đó, người
có lịng vị tha cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để

tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại. Vị tha đóng vai trị quan trọng, cốt ́u trong c̣c
sống: Việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của
mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Vị tha với người khác sẽ
làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người
khác yêu thương, tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hợi khơng có lịng vị
tha thì xã hợi sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.
Bên cạnh đó, trong xã hợi vẫn có khơng ít người có tính ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết đến


bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình
không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng
sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần
này đến lần khác. Mỗi người cần có lòng vị tha, sống rộng lượng, tha thứ cho người
khác nếu bản thân cảm thấy người ta xứng đáng. Chan hòa với mọi người xung quanh,
sẵn sàng cho đi yêu thương, san sẻ với người khác để thấy bản thân mình tốt đẹp hơn.
Mỗi người suy nghĩ tích cực mợt chút, biết san sẻ, vị tha một chút thì cuộc sống này
sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Như vậy, lòng vị tha là điều tốt đẹp nên có ở mỗi người. Cảm ơn cô và cả lớp đã lắng
nghe bài nói của em!
Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và
các phương tiện phi ngôn ngữ (mẫu 3)
Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được phép
thuyết trình về một vấn đề khá quan trọng đối với học sinh chúng ta.
Tôi từng nghe một câu chuyện rất hay như thế này. Chuyện xưa kể rằng, có đôi bạn
rất thân, từ nhỏ đã sống và học hành bên nhau. Tuy nhiên hai người có chút khác biệt
là mợt người thì siêng năng học hành, cịn một người thì không chú tâm đủ cho việc
học. Nên trong kỳ thi kén chọn nhân tài của nhà vua, người học trò siêng năng đã đậu
trạng nguyên. Còn người bạn kia không được gì đành ôm nỗi buồn mà về quê nhà. Tân
trạng nguyên rất vui vì thành quả sau bao năm đèn sách đã thu hoạch được. Tuy nhiên,
anh cũng rất buồn vì người bạn chí cốt khơng đỗ đạt cùng mình. Với niềm hy vọng và

lòng yêu mến bạn, anh đã dùng một cách rất độc đáo để khích lệ và tạo đợng lực cho
bạn là khơng nhận người kia là bạn nữa, xa lánh, coi thường và kể cả việc dùng những
lời lẽ thậm tệ để mạt sát anh bạn kia nữa. Cách cư xử đó đã làm người bạn kia rất tức
giận và tự nhủ : “ anh nghĩ anh được làm quan là ghê gớm hả? Tôi cũng sẽ làm quan
cho anh thấy.” Và quả như vậy, ba năm sau anh đã trong đợt thi trạng nguyên kế tiếp,
anh đã ghi danh bảng vàng với danh hiệu Trạng nguyên cùng số điểm rất cao. Sau đó
anh tìm cách gặp lại người bạn cũ năm nào đã phụ bạc mình để “trả đũa”. Nhưng rồi
qua tiếp xúc, anh mới nhận ra tấm chân tình của người bạn giành cho anh. Thế là từ đó
mối thâm tình của hai người lại càng sâu đậm hơn. Đây quả là một tình bạn đẹp mà ai
trong chúng ta cũng muốn có. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là
tình bạn mà là nguyên nhân tại sao sau ba năm, một thời gian không dài lắm đã biến
mợt con người lười biếng, khơng có chí tiến thủ trở thành một trạng nguyên xuất chúng


như vậy? Hay nói cách khác, câu chuyện trên đã phản ánh một vấn đề xã hội đó là tầm
quan trọng của động cơ học tập.
Tôi xin phép được khảo sát một số bạn. Động cơ học tập của bạn là gì?; “Theo bạn,
động cơ học tập có quan trọng không?
Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp
ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học
tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn
gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm
hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động
học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của
người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt
quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có
sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học
sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là
“chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là ngun nhân chính để hình

thành đợng cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng
thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập
được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong
(động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hợi chính là những ́u tố bên ngoài tác đợng
đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp
lực hơn bởi đôi khi có mợt số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả
học tập khơng đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân
người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để
hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện
đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân”
trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức.
Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trị chính.
Đợng cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là
quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết
nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc
mới được tiến hành mợt cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, đợng cơ học tập chính
là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ


học tập phù hợp, việc học sẽ khơng cịn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là
điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất
nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước
hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ
ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn
thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học
sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ
cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người
không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh
không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần

lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng
thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên
thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những
trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình
cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó.
Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con
tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ khơng cịn là ác
mợng.
Bài thút trình đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy/cô và tất
cả các bạn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để phần thuyết trình của
mình được hoàn thiện hơn.
Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và
các phương tiện phi ngôn ngữ (mẫu 4)
Chào thầy/ cô và các bạn. Chúng ta sau này ai rồi cũng phải trưởng thành, rời xa mãi
trường cấp 3, đại học và chọn cho mình một định hướng nghề nghiệp riêng. Các bạn
có những tiêu chí gì hay sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay ra sao? Đó là
vấn đề chính mình muốn chia sẻ trong bài thuyết trình ngày hôm nay.
Cùng với đà đi lên của xã hội là sự ra đời của nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc
biệt những ngành nghề này có sự hấp dẫn rất lớn đối với giới trẻ.


Giới trẻ Việt Nam giờ đây có rất nhiều cơ hội để giao lưu, học hỏi và tiếp cận với
nhiều ngành nghề khác nhau. Họ sẵn sàng thay đổi bản thân bằng cách bổ sung thêm
các kỹ năng mềm, kỹ năng vi tính, kỹ năng ngoại ngữ để có thể chạy kịp theo sự thay
đổi nhanh chóng của thời đại. Họ bỏ qua các tư tưởng lạc hậu là “Đại học là con đường
duy nhất đưa bạn trẻ đến với thành cơng”.
Chính sự tiếp cận này đã tạo nền tảng giúp cho các bạn trẻ có thể đưa ra những tiêu
chí cho bản thân để có thể chọn lựa được những ngành nghề phù hợp.
Việc chọn nghề của giới trẻ được dựa vào những tiêu chí sau:

Thứ nhất, Cơng việc phải gắn với đam mê, sở thích và phù hợp với năng lực cá
nhân. Ai sinh ra cũng sẽ một niềm đam mê hay thích thú với mợt ngành nghề nào đó.
Vì vậy ưu tiên đầu tiên ở đây sẽ là một công việc có thể đáp ứng được sở thích cũng
như năng lực mà bản thân cho phép. Thứ hai quan trọng không kém phần đó là phải
Đáp ứng nguồn thu nhập ổn định. Suy nghĩ đơn giản rằng một công việc với mức lương
ba cọc ba đồng không đủ chi trả cho sinh hoạt phí của mình thì hiển nhiên bạn sẽ không
bao giờ lựa chọn công việc đó. Thời gian làm việc phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế
của cá nhân là tiêu chí thứ ba. Một công việc phân bổ thời gian hợp lý đáp ứng được
thời gian làm việc cũng như có thời gian để nghỉ ngơi thư giãn sẽ luôn là một công
việc lí tưởng để các bạn trẻ hướng tới. Tiếp theo, Có cơ hội thăng tiến. Không ai muốn
một công việc mà bắt đầu ở đâu thì kết thúc ở đó, không có sự thăng tiến. Khi đã đi
làm ai cũng muốn được khẳng định bản thân mình bằng việc cống hiến cơng sức trí
ṭ của mình để hoàn thành cơng việc đó một cách tốt nhất. Bên cạnh đó họ cũng muốn
được nhận công sức đền đáp xứng đáng cho những đóng góp mình bỏ ra bằng việc
thăng chức, tăng lương.
Giới trẻ hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn. Hãy hiểu rõ thực lực cũng như các kỹ
năng mà bản thân mình có: Hãy luôn trang bị cho mình một nguồn thức dồi dào, những
kỹ năng bài bản với một thái độ nhiệt tình kết hợp những thói quen tốt để có sẵn một
hành trang bước vào nghề.
Bài thuyết trình của mình xin được kết thúc tại đây. Cảm ơn cả lớp đã chú ý lắng
nghe và mình rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ mọi người.
Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và
các phương tiện phi ngôn ngữ (mẫu 5)


Kính thưa cơ giáo và các bạn, em tên là…..học sinh lớp………
Sau đây em xin trình bày bài nói của mình về trình bày một vấn đề xã hội, cụ thể là
quan niệm về lịng vị tha. Mời cơ và các bạn lắng nghe.
Ai đó từng nói rằng “Sống trong đời sống cần có mợt tấm lịng”. Thật đúng như vậy,
có tấm lòng bao dung, chia sẻ, yêu thương để cuộc sống nhẹ nhàng và ấm áp hơn hơn.

Có thể thấy lịng vị tha là mợt phẩm chất đáng q và là thước đo nhân phẩm của con
người.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu lịng vị tha là gì và biểu hiện của lòng vị tha như thế
nào? Hiểu đơn giản, vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì
riêng mình, không mưu lợi cá nhân, là tấm lịng rợng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua
cho lỗi lầm của người khác. Biểu hiện thường thấy của lòng vị tha là bỏ qua lỗi lầm
của người khác. Cha mẹ luôn bao dung trước những việc làm sai trái của chúng ta như
làm vỡ cốc chén, mải chơi quên nấu cơm hay bỏ hoc đi chơi; bạn bè bỏ qua lỗi cho
chúng ta khi ta lỡ nói xấu bạn, mách tợi bạn với cơ giáo….Người có lịng vị tha là
người có tấm lòng nhân hậu với mọi người, luôn được mọi người yêu mến. Đồng thời,
người có lòng vị tha còn là sự hy sinh cho ai đó mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận
hay sự đền đáp.
Thứ hai là ý nghĩa của lòng vị tha. Lịng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất
phẩm chất nhân hậu của con người. Người có lòng vị tha là người ln đặt mục đích
của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người
khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy
trì được. Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn,
đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.
Thứ ba là những trường hợp khơng có lịng vị tha. Đâu đó quanh ta vẫn cịn những
con người khơng có lịng vị tha, sống ích kỉ hẹp hòi; những người chỉ biết đến bản thân
mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không
ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà
tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến
lần khác. Nếu tất cả con người trong xã hội khơng có lịng vị tha thì xã hợi sẽ thiếu đi
tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau tạo nên mợt xã hợi tự kỉ.
Chính vì vậy, mỗi người cần có lòng vị tha, sống rộng lượng, tha thứ cho người khác
nếu bản thân cảm thấy người ta xứng đáng. Hãy sống chan hòa với mọi người xung


quanh, sẵn sàng cho đi yêu thương, san sẻ với người khác để thấy bản thân mình tốt

đẹp hơn. Mỗi người suy nghĩ tích cực mợt chút, biết san sẻ, vị tha một chút thì cuộc
sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính
vị tha, vị tha để được sống trong tình u thương chân thành nhất.
Lịng vị tha vơ cùng quan trọng và là mợt đức tính tốt đẹp trong cuộc sống mà mỗi con
người cần có. Hãy rèn luyện và sống vị tha mỗi ngày để bản thân và xã hội trở nên tốt
đẹp hơn.
Bài thuyết trình đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy/cô và tất cả
các bạn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để phần thuyết trình của
mình được hoàn thiện hơn.



×