Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chuyen de lich su 10 thong su va lich su theo linh vuc ket noi tri thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.51 KB, 5 trang )

Câu hỏi mở đầu trang 6 sgk Vậy đối tượng, phạm vi, nội dung cơ bản của mỗi
hình thức đó là gì? Em có thể vận dụng những cách thức nào để trình bày một sản
phẩm nghiên cứu lịch sử của mình?...
Trả lời:
- Lịch sử dân tộc:
+ Đối tượng nghiên cứu: tồn bộ các q trình lịch sử trên các phương diện, như:
chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội…
+ Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu ở một cộng đồng quốc gia - dân tộc
+ Nội dung chính: phản ánh q trình vận động, phát triển chung của tất cả các địa
phương, tất cả các cộng đồng người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc
gia, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ thời nguyên thuỷ đến ngày nay.
- Lịch sử thế giới:
+ Đối tượng nghiên cứu: tồn bộ các q trình lịch sử chung trên các phương diện,
như: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội…
+ Phạm vi nghiên cứu: phạm vi toàn cầu hoặc một số quốc gia/ châu lục/ khu
vực…
+ Nội dung chính: thể hiện quá trình vận động của nhân loại trên các lĩnh vực:
chính trị, quân sự,ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội,... đó là lịch sử tương tác
giữa nhiều chủ thể, nhiều quốc gia, dân tộc, xu hướng và lực lượng trong lịch sử.
- Để trình bày một sản phẩm nghiên cứu lịch sử của mình, chúng ta có thể vận
dụng những cách thức sau:
+ Biên niên (ghi chép các sự kiện và quá trình lịch sử theo tuần tự thời gian);
+ Thực lục (ghi chép thực tế những gì diễn ra, chủ yếu là những việc làm, lời nói
của vua và các quan);
+ Cương mục (ghi chép các sự kiện, quá trình lịch sử được phân chia theo các
mạch nội dung);


+ Truyện (trình bày dưới hình thức các câu chuyện hoàn chỉnh về các nhân vật hay
sự kiện lịch sử);
+ Phim; kịch; ca, múa....


Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham
khảo
A - CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu hỏi trang 8 SGK chuyên đề Lịch sử 10 KNTT: Hãy giới thiệu tóm tắt một
số cách trình bày lịch sử truyền thống và nêu ví dụ.
Trả lời:
Một số cách trình bày lịch sử truyền thống:
- Biên soạn những tác phẩm lịch sử bằng chữ viết:
+ Đây là hình thức trình bày lịch sử phổ biến nhất.
+ Các tác phẩm lịch sử bằng chữ viết, có thể được trình bày dưới nhiều hình thức
khác nhau, như: biên niên (ghi chép các sự kiện và quá trình lịch sử theo tuần tự
thời gian); thực lục (ghi chép thực tế những gì diễn ra, chủ yếu là những việc làm,
lời nói của vua và các quan); cương mục (ghi chép các sự kiện, quá trình lịch sử
được phân chia theo các mạch nội dung); các cơng trình nghiên cứu khoa học…
+ Ví dụ: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử chiến tranh Hy Lạp - Ba
Tư,...
- Trình bày lịch sử dưới dạng truyện kể:
+ Tái hiện lịch sử dưới dạng các câu truyện.
+ Ví dụ: các câu truyện về Bác Hồ; sự tích về Lý Ơng Trọng; Thần thoại Hy Lạp…
- Trình bày lịch sử dưới dạng: lễ hội, phim, kịch, ca múa… Ví dụ:
+ Lễ hội Tịch điền; Lễ hội đền Hùng; Lễ hội đền Gióng…
+ Phim về đề tài lịch sử, như: Thái sư Trần thủ Độ (của đạo diễn Đào Duy Phúc);
Phượng khấu (của đạo diễn: Huỳnh Tuấn Anh)…
+ Vở kịch: Bài ca giữ nước (của Tào Mạt).


Câu hỏi 1 Mục 2 Phần I trang 9 SGK chun đề Lịch sử 10 KNTT: Thơng sử
là gì? Nêu nội dung chính của thơng sử.
Trả lời:
- Thơng sử là hình thức trình bày lịch sử chung nhất, đề cập đến tất cả các lĩnh vực

đời sống trong quá khứ của địa phương, quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới) như:
chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, nghệ
thuật,... từ khởi ngun đến ngày nay.
- Nội dung chính của thơng sử:
+ Trình bày tổng hợp và tồn diện về lịch sử, thường chú trọng hơn vào các nhân
vật, sự kiện và quá trình lịch sử được cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh
mẽ và có ý nghĩa nhất trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và
văn hoá,... của một địa phương, một quốc gia hoặc tồn thế giới.
+ Khi trình bày thơng sử, ngun tắc lịch đại kết hợp đồng đại được đề cao, nhưng
tính chất lịch đại thường nổi bật hơn. Tức là, các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch
sử quan trọng nhất sẽ được lựa chọn và trình bày theo thời gian lịch sử từ trước đến
sau, từ xưa đến nay.
Câu hỏi 2 Mục 2 Phần I trang 9 SGK chuyên đề Lịch sử 10 KNTT: Theo em,
những cuốn sách như trong Hình 6 (tr. 8) có phải là thơng sử khơng? Vì sao?
Trả lời:
- Những cuốn sách như trong Hình 6 (tr. 8) là những cuốn sách thông sử, bởi
những cuốn sách này đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ của đất
nước Việt Nam và của thế giới từ khởi nguyên đến nay, cụ thể:
+ Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập khái qt tình kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa,... của Việt Nam từ thời nguyên thủy cho đến năm 2000.
+ Word history khái quát về các lĩnh vực của lịch sử thế giới từ khởi nguyên đến
nay.


Câu hỏi 1 Mục 3 Phần I trang 9 SGK chuyên đề Lịch sử 10 KNTT: Giới thiệu
khái quát một số lĩnh vực của lịch sử.
Trả lời:
- Một số lĩnh vực của lịch sử: lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, lịch
sử văn hoá, lịch sử xã hội, lịch sử tư tưởng, lịch sử khoa học và công nghệ, lịch sử
giáo dục, lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng, lịch sử văn học, lịch sử ngoại giao,...

Câu hỏi 2 Mục 3 Phần I trang 9 SGK chuyên đề Lịch sử 10 KNTT: Em hãy
giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.
Trả lời:
- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực:
+ Việc nghiên cứu lịch sử theo lĩnh vực mang lại cho người đọc nhận thức sâu sắc,
cụ thể về một lĩnh vực nào đó;
+ Là một cơ sở giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn toàn bộ lịch sử của địa phương,
quốc gia - dân tộc, khu vực hoặc thế giới.
Câu hỏi 1 trang 10 SGK chuyên đề Lịch sử 10 KNTT: Nêu khái niệm và nội
dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
Trả lời:
- Lịch sử dân tộc:
+ Khái niệm: Lịch sử dân tộc là lịch sử của một cộng đồng quốc gia - dân tộc, sinh
sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí bởi một nhà nước thống nhất.
+ Nội dung chính: lịch sử chung của tất cả các địa phương, tất cả các cộng đồng
người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia, bao trùm tất cả các lĩnh vực
chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, nghệ
thuật,... từ thời nguyên thuỷ đến ngày nay.
- Lịch sử thế giới:
+ Khái niệm: Lịch sử thế giới là lịch sử của toàn nhân loại hoặc một số khu vực
trên thế giới từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.


+ Nội dung chính: thể hiện q trình vận động của lịch sử nhân loại trên các lĩnh
vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội,... Đó khơng phải là
phép cộng đơn thuần của lịch sử các quốc gia, khu vực, cũng không giới hạn ở lịch
sử của một số quốc gia hay khu vực nào đó được cho là có vai trị nổi bật, mà đó là
lịch sử tương tác giữa nhiều chủ thể, nhiều quốc gia, dân tộc, xu hướng và lực
lượng trong lịch sử.
Câu hỏi 2 trang 10 SGK chuyên đề Lịch sử 10 KNTT: Kể tên một số cuốn sách

lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Trả lời:
- Một số cuốn sách lịch sử dân tộc:
+ Bộ sách Đại Việt sử ký tồn thư do Ngơ Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê biên soạn,
ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu
Lê (1675).
+ Sách Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập do GS. Trương Hữu Quýnh, GS. Đinh
Xuân Lâm và PGS. Lê Mậu Hãn đồng chủ biên khái quát lịch sử Việt Nam từ thời
nguyên thủy đến năm 2000.
+ Sách Sử Trung Quốc của của tác giả Nguyễn Hiến Lê khái lược về từng lĩnh vực
của đất nước Trung Quốc trong các thời kì lịch sử.
- Một số cuốn sách lịch sử thế giới:
+ Cuốn sách Lịch sử thế giới cổ đại do GS. Lương Ninh chủ biên giới thiệu một
thời gian dài của lịch sử loài người, từ khi con người xuất hiện trên Trái đất, đến tổ
chức xã hội đầu tiên của loài người là thị tộc, bộ lạc, và cho đến hết thời Cổ đại.
+ Cuốn sách Lịch sử thế giới hiện đại do Nguyễn Anh Thái chủ biên khái quát lịch
sử thế giới từ năm 1917 đến năm 2000.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham
khảo



×