i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
---------- ----------
VŨ VĂN ĐỊNH
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VI SINH VẬT NỘI SINH ĐỂ TĂNG
CƢỜNG TÍNH KÍCH KHÁNG ĐỐI VỚI BỆNH KHƠ CÀNH NGỌN
KEO TAI TƢỢNG TẠI MỘT SỐ VÙNG SINH THÁI CHÍNH Ở
MIỀN BẮC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI - NĂM 2014
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
---------- ----------
VŨ VĂN ĐỊNH
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VI SINH VẬT NỘI SINH ĐỂ TĂNG
CƢỜNG TÍNH KÍCH KHÁNG ĐỐI VỚI BỆNH KHƠ CÀNH NGỌN
KEO TAI TƢỢNG TẠI MỘT SỐ VÙNG SINH THÁI CHÍNH Ở
MIỀN BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành đào tạo
:
Quản lý Bảo vệ Tài nguyên rừng
Mã số
:
62 62 02 11
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
: PGS. TS. PHẠM QUANG THU
HÀ NỘI - NĂM 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận án được hồn thành trong Chương trình đào tạo tiến sĩ khóa 21 (20092014) tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Tôi xin cam đoan công trình
nghiên cứu này là của bản thân tơi. Các kết quả trình bày trong luận án là trung
thực. Nếu có gì sai sót, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội ngày 2 tháng 07 năm 2014
Tác giả
Vũ Văn Định
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành trong Chương trình đào tạo nghiên cứu sinh
khóa 21 giai đoạn 2009 - 2014 tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Trong q
trình thực hiện và hồn thành luận án, tác giả nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Ban Đào tạo sau Đại học, Trung
tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng và thầy giáo hướng dẫn.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Quang
Thu với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian và công sức
giúp đỡ nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Ban
Đào tạo và hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Trân trọng cảm ơn GS.TS. Trần Văn Mão Trưởng khoa Công nghệ Nông
lâm thực phẩm trường Đại học Thành Tây, GS.TS. Phạm Văn Lầm, PGS.TS. Lê
Văn Trịnh, TS. Hà Minh Thanh Viện Bảo vệ thực vật, GS.TS. Nguyễn Thế Nhã
nguyên Trưởng khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam, TS. Phạm Văn Mạch ngun Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Cơng
nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, PGS.TS. Lê Lương Tề giảng viên
trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, TS. Nguyễn Như Kiểu phó viện trưởng viện
Nơng hóa Thổ nhưỡng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho việc hoàn thành luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang, Chi
cục Lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ, các Hạt Kiểm lâm,
các Công ty Lâm nghiệp, UBND các xã của các huyện thuộc vùng nghiên cứu đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong việc thu thập mẫu, thu thập số
liệu tại hiện trường.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Nghiên cứu
Bảo vệ rừng đã tham gia, hỗ trợ trong việc thực hiện một số thí nghiệm và đã có
những ý kiến đóng góp quý báu giúp tác giả hoàn thành tốt luận án tiến sĩ.
Tác giả xin chân trọng cảm ơn tất cả những người thân bên nội, bên ngoại,
bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí giúp tác giả
hoàn thành luận án này.
iii
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU ........................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................................6
1.1.1. Nghiên cứu về Keo tai tượng.............................................................................6
1.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo ..............................................................................9
1.1.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại keo ...............................................10
1.1.4. Nghiên cứu tính kích kháng bệnh của cây trồng .............................................11
1.1.5. Nghiên cứu về vi sinh vật nội sinh ...................................................................13
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................................16
1.2.1 . Nghiên cứu về Keo tai tượng..........................................................................16
1.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo ............................................................................18
1.2.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại keo ...............................................22
1.2.4. Nghiên cứu tính kích kháng bệnh của cây trồng .............................................25
1.2.5. Nghiên cứu về vi sinh vật nội sinh ..................................................................26
1.3. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu..............................................................28
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Thanh Sơn, Phú Thọ........................................28
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên của huyện Hàm Yên, Tuyên Quang ..................................28
1.3.3. Đặc điểm tự nhiên huyện Văn Bàn, Lào Cai...................................................30
1.3.4. Đặc điểm tự nhiên huyện Bảo Thắng, Lào Cai ...............................................31
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG - ĐỊA ĐIỂM - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.........................................................................................................32
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu .....................................................................32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................32
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................32
iv
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................32
2.2.1. Nghiên cứu bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng ..............................................32
2.2.2. Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh và khả năng kích kháng nấm gây bệnh ...........33
2.2.3. Nghiên cứu tạo chế phẩm vi khuẩn nội sinh ...................................................33
2.2.4. Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi khuẩn nội sinh để kích kháng bệnh khơ
cành ngọn Keo tai tượng ...........................................................................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................34
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng........................34
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn nội sinh và khả năng đối kháng với nấm
gây bệnh ....................................................................................................................42
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi khuẩn nội sinh.....................48
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi khuẩn nội sinh để kích kháng
bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng ...........................................................................51
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................54
3.1. Bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng....................................................................54
3.1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh .....................................................................54
3.1.2. Đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh.............................................................62
3.1.3. Điều tra bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng ...................................................66
3.2. Vi khuẩn nội sinh và khả năng đối kháng nấm gây bệnh ..................................67
3.2.1. Phân lập vi khuẩn nội sinh và đánh giá khả năng đối kháng nấm gây bệnh .67
3.2.2. Đặc điểm, hình thái và định danh vi khuẩn nội sinh có hoạt tính đối kháng cao ..73
3.2.3. Vi khuẩn nội sinh kích kháng bệnh khơ cành ngọn Keo tai tượng..................77
3.2.4. Một số đặc điểm sinh học khác của vi khuẩn nội sinh có hoạt tính kháng bệnh
cao .............................................................................................................................80
3.3. Tạo chế phẩm vi khuẩn nội sinh ........................................................................82
3.3.1. Điều kiện nhân sinh khối .................................................................................82
3.3.2. Tạo chế phẩm và đánh giá chất lượng chế phẩm theo thời gian bảo quản ....84
3.4. Ứng dụng chế phẩm vi khuẩn nội sinh để kích kháng bệnh khơ cành ngọn Keo
tai tượng ....................................................................................................................86
v
3.4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nội sinh đến sự nảy mầm của hạt ...........86
3.4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nội sinh đến kích kháng bệnh khô cành
ngọn Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm ........................................................88
3.4.3. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nội sinh đến kích kháng bệnh khơ cành
ngọn Keo tai tượng ở giai đoạn cây 1 năm tuổi........................................................92
KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................110
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU
Chữ viết tắt/ký hiệu
Giải nghĩa đầy đủ
ADN
Acid Deoxyribo Nucleic
BNN
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CFU
Đơn vị khuẩn lạc trong 1 ml mẫu
CHLB
Cộng hòa liên bang
CSIRO
Tổ chức nghiên cứu khoa học và cơng nghiệp
CT
Cơng thức
D1.3
Đường kính ngang ngực
ĐC
Đối chứng
Do
Đường kính gốc
DTB
Đường kính trung bình
DNA
Deoxyribonucleic acid
Fpr
Xác xuất kiểm tra của F
Hdc
Chiều cao dưới cành
Hvn
Chiều cao vút ngọn
HXVK
Héo xanh vi khuẩn
IAA
Indole-3-acetic acid
KV
Khu vực
LC
Lào Cai
LSD
Khoảng sai dị
M
Trọng lượng
MĐ
Mật độ
NIAST
Viện Khoa học công nghệ nông nghiệp Hàn quốc
NIRA
Viện nghiên cứu Nông nghiệp Pháp
P%
Tỷ lệ bị bệnh
PCR
Polymerase Chain Reaction
PDA
Potato Dextrose Agar
vii
PNG
Papua New Guinea
PT
Phú Thọ
RAPD
Ramdom Amplified Polymorphism DNA
R
Cấp bị bệnh
R%
Mức độ bị bệnh
RNA
Ribonucleic acid
Sd
Sai tiêu chuẩn
TCLN
Tổng cục Lâm nghiệp
TB
Trung bình
TQ
Tuyên Quang
V%
Hệ số biến động %
VK
Vi khuẩn
VKNS
Vi khuẩn nội sinh
VSV
Vi sinh vật
VSVNS
Vi sinh vật nội sinh
-
Khơng có hiệu lực
+
Hiệu lực kháng yếu
++
Hiệu lực kháng trung bình
+++
Hiệu lực kháng mạnh
++++
Hiệu lực kháng rất mạnh
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1: Tài liệu khí tượng thuỷ văn của huyện Thanh Sơn, Phú Thọ ..................28
Bảng 3.1: Khả năng gây bệnh của các chủng nấm C. gloeosporioides trong phịng
thí nghiệm..................................................................................................................60
Bảng 3.2: Khả năng gây bệnh của các chủng nấm C. gloeosporioides đối với Keo
tai tượng trong giai đoạn vườn ươm .........................................................................61
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm .......................62
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm...........................64
Bảng 3.5: Ảnh hưởng pH môi trường đến sinh trưởng của nấm bệnh .....................65
Bảng 3.6: Tỷ lệ bị bệnh và cấp bị bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng tại một số khu
vực ở miền Bắc Việt Nam .........................................................................................66
Bảng 3.7: Số lượng các chủng VK nội sinh trong cây Keo tai tượng ở các khu vực
nghiên cứu theo cấp bệnh ..........................................................................................69
Bảng 3.8: Hiệu lực đối kháng với nấm gây bệnh và mật độ của VK nội sinh .........70
Bảng 3.9: Số lượng các chủng VK nội sinh có hiệu lực kháng nấm gây bệnh từ mức
trung bình đến rất mạnh theo cấp bệnh .....................................................................72
Bảng 3. 10. Kết quả định danh VK nội sinh có hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh cao .76
Bảng 3.11: Khả năng kích kháng của vi khuẩn nội sinh với nấm C. gloeosporioides
...................................................................................................................................77
Bảng 3.12: Thí nghiệm kích kháng với cành, lá non Keo tai tượng ........................79
Bảng 3.13: Khả năng phân giải lân của 5 chủng VK nội sinh có hoạt tính cao .......81
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của môi trường nhân sinh khối đến mật độ tế bào VK nội sinh
...................................................................................................................................82
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của tốc độ lắc đến mật độ tế bào của VK nội sinh .............82
Bảng 3.16: Thời gian nhân sinh khối ảnh hưởng đến mật độ tế bào của vi khuẩn nội sinh
...................................................................................................................................83
Bảng 3.17: Nhiệt độ nhân sinh khối ảnh hưởng đến mật độ tế bào của vi khuẩn nội
sinh ............................................................................................................................83
ix
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến mật độ vi khuẩn nội sinh ........85
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của VK nội sinh đến nảy mầm của hạt Keo tai tượng ........86
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh đến khả năng kích kháng bệnh khơ
cành ngọn Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm ................................................87
Bảng 3.21: Hiệu quả nhiễm vi khuẩn nội sinh cho Keo tai tượng trong giai đoạn
vườn ươm bằng phương pháp tiêm ...........................................................................89
Bảng 3.22: Hiệu quả nhiễm vi khuẩn nội sinh cho Keo tai tượng trong giai đoạn
vườn ươm bằng phương pháp phun ..........................................................................90
Bảng 3.23: Hiệu quả nhiễm vi khuẩn nội sinh bằng phương pháp tưới cho Keo tai
tượng trong giai đoạn vườn ươm ..............................................................................91
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh đến Keo tai tượng 1 năm tuổi ..........93
x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình
Tên hình
Trang
Hình 3.1: Lá Keo tai tượng bị bệnh..........................................................................54
Hình 3.2: Cành Keo tai tượng bị bệnh khơ cành ngọn .............................................54
Hình 3.3: Rừng Keo tai tượng ở Phú Thọ ................................................................54
Hình 3.4: Tổ chức bị bệnh ........................................................................................55
Hình 3.5: Khối bào tử vơ tính ..................................................................................55
Hình 3.6: Bào tử nấm gây bệnh................................................................................56
Hình 3.7: Bào tử nấm gây bệnh nảy mầm ................................................................56
Hình 3.8: Hệ sợi chủng nấm PT ...............................................................................56
Hình 3.9: Hệ sợi chủng nấm TQ ..............................................................................56
Hình 3.10: Hệ sợi chủng nấm LC1 ..........................................................................57
Hình 3.11: Hệ sợi chủng nấm LC2 ..........................................................................57
Hình 3.12: Đồ thị sinh trưởng của hệ sợi nấm chủng PT trên mơi trường PDA .....57
Hình 3.13a: CT1 Lá nhiễm nấm...............................................................................60
Hình 3.13b: CT2 Lá đối chứng ................................................................................60
Hình 3.13c: CT3 Cành nhiễm nấm ..........................................................................60
Hình 3.13d: CT4 Cành đối chứng ............................................................................60
Hình 3.14: Cây con bị bệnh khơ cành ngọn .............................................................62
Hình 3.15: Đối chứng cây khơng bị bệnh ................................................................62
Hình 3.16: Sinh trưởng của hệ sợi nấm C. gloeosporioides ở các thang nhiệt độ khác nhau
...................................................................................................................................63
Hình 3.17: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm ....................64
Hình 3.18: Ảnh hưởng pH mơi trường đến sinh trưởng của nấm bệnh ...................65
Hình 3.19: Cây khơng bị bệnh .................................................................................67
Hình 3.20: Cây bị bệnh cấp 1 ...................................................................................68
Hình 3.21: Cây bị bệnh cấp 2 ...................................................................................68
Hình 3.22: Cây bị bệnh cấp 3 ...................................................................................68
Hình 3.23: Cây bị bệnh cấp 4 ...................................................................................68
xi
Hình 3.24: (a,b) Chủng LC đối kháng với nấm C. gloeosporioides và bào tử ........73
Hình 3.25(a,b): Chủng KPT đối kháng với nấm C. gloeosporioides và bào tử ......74
Hình 3.26(a,b): Chủng P01 đối kháng với nấm C. gloeosporioides và bào tử ........74
Hình 3.27(a,b): Chủng X02 đối kháng với nấm C. gloeosporioides và bào tử .......75
Hình 3.28(a,b): Chủng B03 đối kháng với nấm C. gloeosporioides và bào tử .......75
Hình 3.29: Dịch chủng LC kháng nấm ....................................................................78
Hình 3.30: Hiệu lực thuốc Carbenzim 50WP kháng nấm ........................................78
Hình 3.31: Đối chứng ...............................................................................................78
Hình 3.32: Hàm lượng IAA của 5 chủng VK nội sinh ............................................80
Hình 3.33: Khả năng sinh IAA của 5 chủng VK nội sinh .......................................80
Hình 3.34: Khả năng phân giải lân của 5 chủng VK nội sinh..................................81
Hình 3.35: Ảnh hưởng của phương thức nhiễm đến khả năng kích kháng của Keo
tai tượng trong giai đoạn vườn ươm .........................................................................92
Hình 3.36: Ảnh hưởng của VK nội sinh đến tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh của
Keo tai tượng 1 năm tuổi...........................................................................................94
Hình 3.37: Khả năng kích kháng của VK nội sinh với Keo tai tượng 1 năm tuổi ...95
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) là loài cây sinh trưởng nhanh, chu
kỳ kinh doanh ngắn, gỗ được dùng làm đồ nội thất, vật liệu xây dựng, nguyên liệu
giấy....ngoài ra, Keo tai tượng là lồi cây có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong khí
quyển rất cao. Keo tai tượng có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái, đây là
lồi cây cải tạo đất, tăng độ phì, độ xốp và các tính chất lý, hóa khác của đất (Lê
Đình Khả et al., 2003)[8]. Keo tai tượng đã được gây trồng rộng rãi trên khắp cả
nước ở quy mô rừng trồng tập trung và trồng cây phân tán. Theo thống kê đến 31
tháng 12 năm 2012, diện tích rừng trồng cả nước ta là 3.438.200 ha (Quyết định số
1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn[18], diện tích rừng trồng các lồi keo chiếm tỷ lệ lớn 990.018 ha trong đó Keo
tai tượng chiếm tỷ lệ nhiều nhất 590.977 ha (thống kê tổng diện tích rừng trồng theo
từng lồi cây của 42 tỉnh tính đến 31/12/2011). Trước sự gia tăng nhanh về diện
tích, các rừng trồng keo đã xuất hiện nhiều loại bệnh hại gây khó khăn không nhỏ ở
một số địa phương trong cả nước trong đó Keo tai tượng bị bệnh nặng nhất. Ở miền
Bắc Việt Nam có khoảng 1000 ha Keo tai tượng bị bệnh khô cành ngọn, nguyên
nhân do nấm Colletotrichum gloeosporioides Strain gây ra những khu vực bị bệnh
nặng như: huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang, huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ,
huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, xã Gia Phú thuộc huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai…
gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng rừng trồng và gây thiệt hại nặng về
mặt kinh tế. Tại Bầu Bàng tỉnh Bình Dương một số dòng keo đã bị mắc bệnh phấn
hồng với tỷ lệ và mức độ bị bệnh khá cao, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất. Tại Kon
Tum, năm 2001 có khoảng 1000 ha rừng keo lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân, thối
vỏ và dẫn đến khô ngọn, với tỷ lệ bị bệnh khác nhau ở các địa phương. Tỷ lệ bị
bệnh nặng nhất ở Ngọc Tụ huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum lên đến 90% cây bị chết
ngọn. Tại Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, Keo tai tượng trồng thuần lồi với tổng diện tích
hơn 400 ha có 118,5 ha bị bệnh với tỷ lệ từ 7 - 59% trong đó có một số diện tích bị
hại rất nặng (Phạm Quang Thu, 2002)[25].
2
Áp dụng biện pháp hóa học để phịng trừ bệnh cho rừng trồng là khó thực
hiện khi diện tích rừng trồng lớn nên gây tốn kém về mặt kinh tế và ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái. Nghiên cứu giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh bằng biện pháp
chọn giống kháng bệnh đã được các nhà khoa học quan tâm. Việc khai thác tính
chống chịu của các giống cây ngày càng được quan tâm và được coi là chiến lược
bảo vệ thực vật của thế kỷ XXI. Phương pháp truyền thống theo hướng này là sử
dụng khả năng chống chịu di truyền, có nghĩa là chọn tạo ra những giống cây trồng
có đặc tính chống chịu bệnh và áp dụng trong sản xuất để chủ động phòng ngừa
bệnh. Tuy vậy trên nhiều loại cây trồng và đối với nhiều loại bệnh, các giống chống
chịu cao là ít. Để khắc phục tình trạng trên một hướng đi mới đang được quan tâm
đó là phương pháp kích thích tính kháng bệnh bằng việc sử dụng vi sinh vật nội
sinh.
Vi sinh vật nội sinh là những vi sinh vật cư trú trong nội mô của thực vật,
chúng khơng có biểu hiện ra bên ngồi và không gây tác động xấu đến thực vật mà
chúng ký sinh (Holiday,1989)[65]; (Schulz và Boyle, 2006)[98] (Chanway
C.P,1996)[47]. Hiện tại có khoảng 300.000 lồi thực vật tồn tại trên trái đất, mỗi
loài là một ký chủ cho một đến nhiều loài vi sinh vật nội sinh cư trú. Nghiên cứu về
mối quan hệ giữa thực vật và vi sinh vật nội sinh cịn ít, vai trị của vi sinh vật nội
sinh đối với cây chủ còn chưa được sáng tỏ. Vi sinh vật nội sinh có khả năng kiểm
sốt và ngăn cản quá trình xâm nhiễm của mầm bệnh trên thực vật (Sturz và
Matheson, 1996)[104]; (Duijff et al., 1997)[52], ở côn trùng (Azevedo et al.,
2000)[41] và cả ở tuyến trùng (Hallmann et al., 1997, 1998)[61][62]. Trong một số
trường hợp chúng có thể đẩy mạnh tốc độ nẩy mầm của hạt, thúc đẩy sự hình thành
cây con trong điều kiện bất lợi và nâng cao khả năng tăng trưởng của thực vật thiết
lập mối quan hệ hai bên cùng có lợi (Bent và Chanway, 1998)[43]. Vi sinh vật nội
sinh thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây chủ vì đã tạo ra một hàng rào kiểm soát
sinh học bằng cách tiêu diệt trực tiếp các mầm bệnh đã xâm nhiễm vào cây chủ.
Để góp phần quản lý dịch bệnh hại Keo tai tượng có hiệu quả khơng gây ơ
nhiễm mơi trường, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về vi khuẩn nội sinh trên Keo tai
3
tượng ở các cấp bệnh hại khác nhau, từ đó làm sáng tỏ vai trò của vi khuẩn nội sinh
trong việc bảo vệ cây chủ. Ngoài ra vi khuẩn nội sinh giúp cây tăng cường khả năng
sinh trưởng.
Xuất phát từ những lý do trên, luận án “Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật nội
sinh để tăng cường tính kích kháng đối với bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng tại
một số vùng sinh thái chính ở miền Bắc Việt Nam” đặt ra là rất cần thiết, có ý nghĩa
cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc kích kháng bệnh khơ
cành ngọn Keo tai tượng bằng vi khuẩn nội sinh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh
khô cành ngọn Keo tai tượng.
- Làm sáng tỏ vai trò của vi khuẩn nội sinh có khả năng sinh hc mơn sinh
trưởng (IAA), phân giải lân và đối kháng với nấm gây bệnh khô cành ngọn Keo tai
tượng.
- Nghiên cứu được biện pháp phịng trừ bệnh khơ cành ngọn Keo tai tượng ở
giai đoạn vườn ươm và rừng trồng.
- Ứng dụng vi khuẩn nội sinh để tăng cường khả năng kích kháng bệnh khô
cành ngọn Keo tai tượng.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới hạn đối tƣợng nghiên cứu
- Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)
- Nấm Colletotrichum gloeosporioides Strain
- Vi sinh vật nội sinh trong nghiên cứu này là các chủng vi khuẩn nội sinh.
3.2. Giới hạn địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi sau:
4
Nghiên cứu về bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng do nấm C. gloeosporioides
ở miền Bắc Việt Nam bao gồm các địa điểm: huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ,
huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang, huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai đây là những
khu vực có diện tích trồng Keo tai tượng lớn và có nhiều khu vực bị bệnh khơ cành
ngọn, huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai là nơi tác giả đã trực tiếp phụ trách kỹ thuật từ
khâu gieo, ươm đến trồng rừng Keo tai tượng xuất xứ Úc từ năm 2008.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp các dữ liệu khoa học về hiệu quả kích kháng bệnh khơ cành ngọn
Keo tai tượng bằng vi khuẩn nội sinh từ đó góp phần xây dựng luận cứ khoa học
cho việc quản lý bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao hiệu quả quản lý bệnh
khơ cành ngọn Keo tai tượng do nấm C. gloeosporioides.
- Ứng dụng chế phẩm vi khuẩn nội sinh để tăng cường khả năng kích kháng
bệnh khơ cành ngọn Keo tai tượng do nấm C. gloeosporioides, kích thích sinh
trưởng của cây, nâng cao năng suất của rừng trồng, tạo điều kiện cho rừng Keo tai
tượng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế và bảo vệ được môi
trường sinh thái.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Xác định được nguyên nhân gây bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng do nấm
Colletotrichum gloeosporioides Strain và biện pháp phòng trừ.
- Tuyển chọn được 4 chủng vi khuẩn nội sinh (P01, KPT, LC, X02) đa chức
năng có khả năng kháng bệnh, phân giải lân và tổng hợp hc mơn sinh trưởng để
làm cơ sở cho việc tạo chế phẩm vi khuẩn nội sinh để tăng sinh trưởng, tăng cường
khả năng kích kháng bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm 110 trang, trong đó bao gồm các phần sau:
5
- Phần mở đầu: Sự cần thiết của luận án, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn, những đóng góp mới của luận án và cấu trúc luận án.
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu về Keo tai tượng, nghiên cứu về
bệnh hại keo, nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại keo, nghiên cứu về tính kích
kháng bệnh của cây trồng, nghiên cứu về vi sinh vật nội sinh, điều kiện tự nhiên khu
vực nghiên cứu.
- Chương 2: Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả về nghiên cứu bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng, vi
khuẩn nội sinh và khả năng kích kháng nấm gây bệnh, nghiên cứu sản xuất chế
phẩm vi khuẩn nội sinh, nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi khuẩn nội sinh để kích
kháng bệnh khơ cành ngọn Keo tai tượng.
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Danh mục các cơng trình khoa học đã cơng bố liên quan đến luận án
- Phần phụ lục
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. 1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về Keo tai tượng
Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) là loài cây sinh trưởng nhanh, thuộc
nhóm lồi cây gỗ lớn, chiều cao
đạt tới 30m, đường kính trên 60cm. Hoa
lưỡng tính, tràng hoa màu kem, nhị nhiều vươn dài, hoa có mùi thơm, vị ngọt nhẹ.
Quả có màu xanh lá cây rộng 3-5mm dài 7-8 cm, lúc chín có màu đen. Quả non
thẳng, sau đó quả xoăn lại bện vào nhau thành những bó khơng đều. Các hạt có màu
nâu đen, sáng bóng hạt dài từ 3-5mm và rộng 2-3mm. Keo tai tượng có thân thẳng
đẹp, rễ có nốt sần có khả năng cải tạo đất, song có nhược điểm là rễ nơng, dễ bị đổ
khi có gió bão (MacDicken và Brewbaker, 1984)[78].
Các tính chất cơ lý của gỗ Keo tai tượng tăng theo tuổi và biến động rất lớn
giữa các cây. Gỗ Keo tai tượng có tỷ trọng trung bình từ 0,45-0,5 nhưng ở giai đoạn
12 tuổi có thể đạt 0,59. Keo tai tượng 14 năm tuổi có tỷ trọng tăng từ lõi ra vùng
giữa thân và giảm tới phần giác (MacDicken và Brewbaker, 1984)[78].
Keo tai tượng có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea (PNG) và
Indonesia đã trở thành một loài cây được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới. Keo tai
tượng được đưa vào trồng ở Trung Quốc từ những năm 1960, những năm sau có
khoảng 200.000ha Keo tai tượng được trồng ở phía Nam Trung Quốc gồm 4 tỉnh là
Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam, tốc độ trồng rừng hàng năm
khoảng 20.000ha/năm. Có 179 xuất xứ và 469 gia đình thuộc 21 lồi keo được khảo
nghiệm ở miền Nam Trung Quốc với tổng diện tích là 130ha, Keo tai tượng là một
trong ba loài keo đã được đưa vào trồng rừng trên diện rộng nhằm cung cấp gỗ. Dựa
vào sinh trưởng và dạng thân chọn được các xuất xứ có triển vọng là Abergowie
(Qld), Claudie River (Qld), Oriomo (PNG). Trung Quốc đã xây dựng được 40ha
rừng giống, vườn giống tại Quảng Đông và Hải Nam, bao gồm cả vườn giống thế
hệ 1 và 1,5. Theo ước tính, các rừng giống và vườn giống này có thể cung cấp
7
khoảng 1.000kg hạt giống/năm. (Pan và Yang, 1986)[90], (Werren,1991)[108]. Nhờ
có các hoạt động cải thiện giống của các dự án ACIAR 8457 và 8848 từ những năm
1990 mà gỗ keo đã có thể sử dụng làm gỗ dán, ván sàn, đồ mộc… qua đó lợi nhuận
thu được cũng tăng lên đáng kể. Vào những năm 1980 giá của gỗ keo chỉ là
8USD/m3, còn giá gỗ rừng trồng từ những nguồn giống đã được cải thiện là
18USD/m3 [90].
Từ những năm 1980, các lô hạt giống thu hái ở vùng nguyên sản đã được gửi
tới 90 nước trên thế giới, trong đó có Philippin, Malaixia, Thái Lan, Indonesia, Ấn
Độ, Bănglađet, Fiji, Trung Quốc và Việt Nam. Keo tai tượng có sức sinh trưởng
nhanh, trên điều kiện lập địa ở Sabah - Malaixia sau 10 - 13 năm cây đạt chiều cao
20 - 25m và đường kính 20 - 30cm, tăng trưởng bình quân ở đây là 44m3/ha/năm và
cũng ở Sabah trong một khảo nghiệm ở tuổi 4, xuất xứ tốt nhất đạt chiều cao
20,17m và đường kính 14,4cm. Ở một số nước trên thế giới việc trồng Keo tai
tượng làm nguyên liệu công nghiệp với quy mô lớn đã được thực hiện từ rất sớm và
công tác cải thiện giống cũng được chú trọng ngay từ đầu. Các nghiên cứu thường
tập trung vào việc tìm ra những xuất xứ, dịng có năng suất và chất lượng tốt. Điển
hình như ở Cơng Gơ, diện tích rừng trồng keo bằng cây hom từ năm 1978 đến năm
1986 là 23.407ha với tăng trưởng bình quân ở tuổi 6 của các dịng vơ tính được
chọn là 35m3/ha/năm so với 12m3/ha/năm ở các lô hạt đại trà. Các dự án nghiên cứu
của CSIRO vào những năm 1980 tại các nước Đơng Nam Á, Ơxtrâylia và Fiji đã cơ
bản xác định được các xuất xứ có triển vọng cho các nước tham gia như các xuất xứ
PNG được đánh giá là phù hợp với điều kiện lập địa của Trung Quốc, Đài Loan
(Harwood và William,1991)[63], (Racz và Zakaria, 1986)[93], (Wu, S.C và Wang,
1988)[114].
Keo được đưa vào khảo nghiệm và gây trồng ở Philippin từ những năm
1980. Trong đó Keo tai tượng được đánh giá là rất có triển vọng, năng suất của rừng
trồng 10 tuổi đạt tới 32m3/ha/năm. Qua khảo nghiệm đã xác định được 4 xuất xứ tốt
nhất là Kini, Bensbach, Wipim (PNG), Claudie River (Qld). Tính đến cuối năm
1990, diện tích rừng trồng Keo tai tượng ở Sabah - Malaixia khoảng 14.000ha. Kết
8
quả khảo nghiệm xuất xứ 6,1 tuổi cho thấy 3 xuất xứ có triển vọng là Western
Province (PNG), Claudie River (Qld) với D1.3 = 19,1cm và Olive River (Qld) với
giá trị tương ứng là 18,7cm. Còn ở khảo nghiệm xuất xứ 5,7 tuổi đã xác định được 3
xuất xứ tốt nhất là Broken Pole Creke (Qld), Abergowrie (Qld), và Olive River
(Qld) (Racz và Zakaria, 1986)[94], (Khamis, 1991)[69]. Keo tai tượng trồng trên
quy mô công nghiệp đã được triển khai ở Inđơnêxia từ đầu những năm 1980, đến
năm 1990 đã có xấp xỉ 38.000ha rừng trồng Keo tai tượng cung cấp gỗ nguyên liệu
giấy và gỗ xẻ. Dự án trồng rừng của cơng ty MHP - Inđơnêxia với tổng diện tích
193.500ha, trong đó diện tích trồng Keo tai tượng chiếm 90%. Năm 1990 công ty đã
thiết lập được khu rừng giống 17 ha bằng hạt của 79 cây trội; trong 2 năm 1991 1992 đã trồng 92,92ha rừng giống gồm các xuất xứ là Claudie River, Gubam,
Wipim - Oriomo, Derideri… với số lượng cây mẹ từ 15 - 140 cây mẹ do Trung tâm
giống Australia cung cấp. Từ năm 1993 - 1997 công ty đã xây dựng được 35,63ha
vườn giống thế hệ 1. Tổng sản lượng hạt giống từ năm 1995 - 2005 của các vườn
giống là 5.143,4kg và của các rừng giống là 6.532,64kg. Sau đó cơng ty đã trồng
được 42,45ha vườn giống thế hệ 2 từ năm 2000 - 2005; Công ty cũng đã thiết lập 2
ha vườn giống sản xuất hạt lai cho Keo tai tượng và Keo lá tràm năm 1996. Hạt sẽ
được thu hái và chọn cây lai tại vườn ươm. Đây là hướng chọn giống lai tự nhiên
đơn giản và dễ thực hiện, vì lai nhân tạo cho các lồi keo rất khó, hoa của chúng rất
nhỏ (Arif Nirsatmanto, 2005)[40].
Hàng loạt các nghiên cứu về sinh lý, lâm sinh của CSIRO đã được thực hiện
ở nhiều quốc gia cho thấy việc bổ sung photpho và kali cho cây là rất cần thiết. Các
nghiên cứu ở Trung Quốc đã được tiến hành khá đầy đủ như cây hấp thụ 153,8kg
nitơ/ha và kỹ thuật trồng rừng thâm canh đã được chấp nhận thay cho phương pháp
quảng canh vốn có. Nghiên cứu ở Malaixia cho thấy độ sâu đất và địa hình có ảnh
hưởng rất rõ đến sinh trưởng của cây, khi trồng Keo tai tượng ở đất phù sa dưới
chân đồi cho năng suất gỗ gần gấp đôi ở đỉnh đồi mặc dù hai nơi chỉ cách nhau
khoảng 100m. Ở Malaysia, song song với công tác cải thiện giống, các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh cũng đã được thử nghiệm nhằm chuyển hoá rừng trồng cung cấp
9
nguyên liệu dăm và bột giấy có giá trị kinh tế thấp thành rừng trồng cung cấp gỗ xẻ
với biện pháp tỉa cành và tỉa thưa, nhằm làm tăng chiều cao dưới cành (Hdc > 9m)
của Keo tai tượng (Racz và Zakaria, 1986)[94].
Từ năm 1989 ở Nam Phi đã có những nghiên cứu về sinh trưởng của dịng vơ
tính của Keo tai tượng. Kết quả cho thấy rừng trồng bằng cây con từ hạt năng suất
bình quân đạt 21,9m3/ha/năm, trong khi các dịng vơ tính trồng đại trà đạt trên 30
m3/ha/năm. Nhân giống vơ tính Keo tai tượng đã được một số tác giả nghiên cứu.
Các cây mẹ trẻ tuổi của Keo tai tượng có thể sử dụng cơng nghệ đơn giản, có thể
tiến hành giâm hom quanh năm tuy nhiên giá thành cây hom cao hơn cây hạt.
(Wong, C.Y. và Haines, R.J, 1991)[113].
Tóm lại: Các cơng trình nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật gây
trồng một số loài keo là khá đầy đủ và chi tiết, các tác giả đã chọn ra được những
dòng, xuất xứ Keo tai tượng có triển vọng để phục vụ cơng tác chọn giống trồng
rừng. Những nghiên cứu về nhân giống, nghiên cứu về gỗ keo cũng được đề cập
đây là những thơng tin quan trọng và có ý nghĩa để phục công tác nghiên cứu khoa
học.
1.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo
Roger L. (1954)[97] đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây keo. Keo tai
tượng (Acacia mangium Willd) bị bệnh khơ cành ngọn hay cịn gọi là chết ngược do
lồi
nấm
Glomerella
cingulata
(giai
đoạn
vơ
tính
là
Colletotrichum
gloeosporioides) đó là ngun nhân chủ yếu gây thiệt hại trong vườn giống ở Papua
New Guinea. Ngoài ra loài nấm này cịn gây hại các lồi keo khác. Đặc biệt dưới
điều kiện khí hậu ẩm ướt bệnh phát triển mạnh. Bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng
gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
Ở viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Kerela, Ấn Độ phát hiện ra bệnh phấn hồng
do nấm Corticium salmonicolor trên vùng trồng Keo lá tràm (A. Auricuformis) ở
một số địa phương bang Kerela, tỷ lệ cây chết do bệnh phấn hồng khoảng 10%.
Triệu chứng của bệnh như sau: Cành chính bị héo và bị chết, vùng bị nhiễm bệnh
được đặc trưng bằng lớp vỏ màu hồng và vết loét bắt đầu phát triển. Các chồi ngủ
10
bên dưới vết loét tiếp tục phát triển nhưng cũng bị chết trong mùa sau, khi bệnh lan
xuống phía dưới. Keo tai tượng ở Malaysia bị bệnh rỗng ruột khá phổ biến, triệu
chứng bệnh rỗng ruột rất khó có thể nhận thấy từ bên ngồi vì bệnh xảy ra ở bên
trong thân nhưng cây không bị chết. Nguyên nhân do nhiễm nấm qua vết thương,
cắt tỉa cành không đúng kỹ thuật hoặc do cây để quá tuổi thành thục (Lee và Noraini
Sikin, 1999)[74], (Old, K.M và Yuan, Z.Q, 1997)[82].
Bệnh thối rễ cũng là bệnh khá nguy hiểm đối với keo, triệu chứng của bệnh
lá chuyển dần từ màu xanh sang màu xanh nhạt rồi chuyển sang màu vàng, cành và
lá khơ dần một thời gian sau thì cây chết. Ngun nhân của bệnh này do nấm
Phytophthora và Pythium hoặc do các yếu tố khác như đất đai, độ ẩm, hệ thống kỹ
thuật lâm sinh… làm ảnh hưởng đến hệ thống rễ cây (Old et al., 2000)[86].
Các nghiên cứu về một số bệnh hại keo (Acacia) cũng đã được tập hợp khá
đầy đủ vào cuốn sách “Cẩm nang bệnh keo nhiệt đới ở Ơxtrâylia, Đơng Nam Á và
Ấn Độ” bản tiếng Anh có tên là A Manual of Diseases of Tropical Acacias in
Australia, South-east Asia and India. Cuốn sách đã đề cập đến các bệnh quen
thuộc đã từng gặp ở nước ta như bệnh phấn trắng (powdery mildew), bệnh đốm lá,
bệnh phấn hồng (pink disease) và bệnh rỗng ruột (heart rot) (Old,K.M et
al.,2000)[86].
Bệnh hại keo trên thế giới đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu vì keo là cây trồng rừng chủ lực của nhiều quốc gia. Bệnh khô cành ngọn
đang là những nỗi lo của nhiều nước trên thế giới vì chúng gây thiệt hại lớn về
mặt kinh tế, giảm chất lượng gỗ của rừng trồng. Cho đến nay các nhà nghiên cứu
về bệnh cây trên thế giới vẫn ln quan tâm đến biện pháp quản lý có hiệu quả
một số bệnh nguy hiểm trong đó có bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng.
1.1.3. Nghiên cứu biện pháp phịng trừ bệnh hại keo
Bệnh khơ cành ngọn do nấm Colletotrichum sp nên sử dụng thuốc hóa học
chlorothalonil (Barnard và Schroeder, 1984)[42]. Bệnh chết héo keo do nấm
Phomopsis sử dụng thuốc hóa học mancozeb và carbendazim theo (Kobayashi và
11
Guzman, 1988)[71]. Theo Sharma và cs. (1985)[99] biện pháp phòng trừ tốt nhất là
chọn các giống keo có khả năng kháng bệnh.
Phịng trừ bệnh gỉ sắt ở keo có thể xử lý bằng thuốc hóa học bitertanol,
oxycarboxin đối với cây ở vườn ươm hoặc khu vực bị bệnh ít song với rừng trồng
thì khó giải quyết khi diện tích lớn, mầm bệnh dễ phát tán. Biện pháp quản lý bệnh
bằng cách loại bỏ những bộ phận bị bệnh ra khỏi rừng trồng và tiêu hủy, tránh phát
dịch trên quy mô lớn hơn. Chọn lọc những giống kháng bệnh, chọn lập địa phù hợp
để hạn chế được nấm bệnh cũng là giải pháp đang được quan tâm nghiên cứu (Old
et al.,1999)[87].
Theo Josiah và Allen-Reid (1991)[68] bệnh phấn trắng dễ phát sinh khi gặp
điều kiện ẩm ướt, thiếu ánh sáng vì vậy nên bố trí vườn ươm ở những nơi thống
gió, có đủ ánh sáng. Phòng trừ bệnh phấn trắng đối với cây trong giai đoạn vườn
ươm có thể dùng thuốc hóa học như: benomyl, chlorothalonil, triademefon, maneb
và zineb.
Bệnh phấn hồng theo Lim, T.K. và Khoo, K.C (1985)[75] nên dùng thuốc
bc đơ theo tỷ lệ (CuSO4:CaO:H2O = 1:2:10).
Bệnh rỗng ruột ở Keo tai tượng và các lồi keo nói chung ngun nhân do
cây bị tổn thương hoặc do tỉa cành không đúng kỹ thuật, tỉa cành vào mùa mưa,
nấm gây bệnh dễ xâm nhiễm. Vì vậy cần áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù
hợp, tỉa cành vào mùa khô và không nên để cây quá tuổi thành thục (Mercer,
1982)[70].
Biện pháp phòng trừ bệnh hại keo trên thế giới được nghiên cứu khá đầy đủ
từ biện pháp hóa học, lâm sinh, sinh học đây là những tài liệu quan trọng có ý nghĩa
khoa học là cơ sở để tác giả tham khảo thực hiện một số nội dung của luận án.
1.1.4. Nghiên cứu tính kích kháng bệnh của cây trồng
Trên thế giới đã có nhiều nước nghiên cứu trong lĩnh vực chế phẩm sinh học
để hạn chế bệnh hại cây trồng như ở trường Đại học Hannover của Đức đã sử dụng
axit salicylic để kích kháng cà chua kháng bệnh HXVK. Sử dụng chế phẩm
BioZell-2000B chiết xuất từ tinh dầu cây bạch lý hương để kích kháng cây táo
12
chống bệnh đốm vi khuẩn, chống bệnh HXVK do vi khuẩn Ralstonia solanacearum
ở cà chua và khoai tây (Lapa, S.V, 2005)[73].
Trường Đại học Gent, Vương quốc Bỉ đã sử dụng hc mơn của cây thảo
dược và dịng IC14 (Serratia plymuthica) có khả năng kích kháng cây lúa chống
bệnh bạc lá. Viện INRA ở Pháp và Nepal đã sử dụng K2HPO4 để kích kháng cây lúa
chống lại bệnh đạo ơn. Đặc biệt là ở Hàn Quốc có nhiều cơ sở nghiên cứu lĩnh vực
này như viện NIAST sử dụng EXTN-1, axit phốt phoric phòng trừ một số bệnh
virus, nấm và HXVK. Trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đã sử dụng chế
phẩm (Bacillus subtilis) chủng B16 để kích kháng cà chua chống bệnh HXVK. Một
số chế phẩm sinh học đã sử dụng chủng Bacillus sp để hạn chế bệnh HXVK trên
khoai tây, cà chua và dâu tằm (G.C Wall và Sauchez J.L,1993)[58]; (I.W.
Budenhagen và Kelman A, 1964)[65].
Ở Nhật Bản, đã sử dụng Bacillus subtilis chủng NB22 và một số dòng
Bacillus khác đã hạn chế được bệnh HXVK ở cà chua (Murakoshi R. et
al.,1984)[84], (Chae Gun Phae et al.,1992)[46].
Ở Mỹ, một số chủng Pseudomonas fluorescens và Bacillus để phòng trừ
bệnh HXVK ở cà chua và khoai tây có hiệu quả, giảm tỷ lệ bị bệnh từ 30-32%
(J.M.Enfinger, 1983)[67]; (Kloepper et al., 1980)[70].
Ở Pháp, theo Lapa, S.V. (2005)[73] cũng đã sử dụng Bacillus subtilis phòng
trừ nấm gây hại cây cà chua, lạc và vừng. Viện NIAST của Hàn Quốc có chế phẩm
sinh học rất tốt với tên thương phẩm là EXTN-1 có nguồn gốc vi khuẩn Bacillus
vallismortis có tác dụng trừ một số bệnh hại nguy hiểm ở trên 20 loại nhóm cây
trồng điển hình như hồ tiêu, cà chua, dưa chuột, khoai tây.... Chế phẩm EXTN-1 có
phổ tác dụng phịng trừ bệnh rộng đối với các bệnh virus, vi khuẩn, nấm, an tồn
với mơi trường và cộng đồng.
Kích thích tính kháng hệ thống (Induced systemic reistance) gọi tắt là kích
kháng đã được nghiên cứu và áp dụng thành công những năm gần đây trên thế giới.
Các tác nhân được sử dụng để kích kháng có thể gồm: Từ nguồn vi sinh vật (VSV),
nước chiết từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn; hoặc từ các vi khuẩn cộng sinh hệ rễ