Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Những tác động của nền kinh tế thị trường đối với hoạt động báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.47 KB, 14 trang )

I. Đặt vấn đề
Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo và khởi
xướng, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Sự chuyển dịch này đã có tác động hết sức mạnh mẽ đến các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Trong đó, báo chí ln bám sát, phản ánh rõ nét những
đổi thay đó, đồng thời báo chí cũng chịu những tác động tích cực cũng như
những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường.
Điều không thể phủ định được kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế
thị trường, chúng ta đã dần hình thành được một nền báo chí và một đội ngũ
đơng đảo những nhà báo năng động, đáp ứng tốt hơn với yêu cầu hội nhập
kinh tế của đất nước. Kinh tế thị trường cũng đã tạo ra một lĩnh vực hết sức
mới trong báo chí đó là kinh tế báo chí, góp phần vào sự phát triển chung của
nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trước những tác động tiêu cực của nền kinh
tế thị trường, nhiều nhà báo, cơ quan báo chí đã có hiện tượng chạy theo lợi
ích kinh tế đơn thuần mà xa rời tơn chỉ mục đích, vi phạm đạo đức nghề
nghiệp...
Nghề báo là một nghề phản ánh sự thay đổi các sự vật hiện tượng, phản
ánh hơi thở của cuộc sống, đồng thời cả dự báo trước tương lai. Nhất là trong
thời kỳ hiện nay, khi nước ta vừa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), điều đó có nghĩa là chúng ta đã bước vào sân chơi chung của nền kinh
tế thế giới, chúng ta sẽ phải chơi theo luật chung của thế giới. Chính vì vậy,
địi hỏi những người làm báo trong thời kỳ mở cửa ngày càng cao hơn. Nhưng
ba yếu tố cần thiết của một nhà báo để tồn tại và phát triển vững chắc trong
nền kinh tế thị trường cần phải có là: nhanh nhạy, chính xác và tỉnh táo.
II. Những yêu cầu cần có của nhà báo trong kinh tế thị trường
1. Những tác động của nền kinh tế thị trường đối với hoạt động báo
chí
1.1. Một số khái niệm cơ bản

1




Nghề báo là một loại hình nghề nghiệp khá đặc biệt. Làm báo là một
nghề, và được xếp là một trong số những nghề nguy hiểm. Ở nước ta những
năm 1997, 1998 khoa báo chí là một trong số những khoa có số lượng thí sinh
đăng ký dự thi lớn nhất.
Sản phẩm báo chí là kết quả của giá trị lao động tập thể, đồng thời mang
dấu ấn cá nhân sâu sắc. Nhà báo vừa chịu sức ép của tính thời sự, tính định kỳ,
lại vừa bị chi phối bởi nhu cầu sáng tạo của chính bản thân mình. Những yếu
tố đó đã tạo nên sự hịa đồng phức tạp và đa dạng khi đánh giá năng lực hoạt
động của nhà báo.
Đối với quần chúng rộng rãi thì nhà báo là nhân vật có tài xoay xở và hay
hở chuyện mà phim ảnh đã phổ biến dưới dạng một anh chàng phóng viên dễ
mến, chạy dọc suốt mọi nẻo đường thế giới, cây bút trong tay, săn tìm những
tin tức giật gân, phỏng vấn các sỹ nhân của thế giới này, ăn cơm ở bàn nhà họ,
sống một cuộc đời sôi động và đầy hấp dẫn, cuộc đời đã biến anh ta thành một
trong những ông vua thời nay.
Đối với mọi người nói chung, nhà báo cịn là một con người riêng biệt lôi
kéo cuộc sống, hoặc lại bị cuộc sống lơi kéo vào cảnh hào phóng, là con người
mọi người đều quen biết và quen biết hết cả mọi người, đối xử bằng vai bằng
vế với các vị đứng đầu Nhà nước và những nhà tài phiệt, con người không một
thế lực nào chống lại được.
Kinh tế thị trường là toàn bộ hoạt động kinh tế do thị trường quyết định,
sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất bao nhiêu?...
Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý và
điều tiết của Nhà nước nghĩa là Nhà nước với các công cụ trong tay để tác
động các hoạt động kinh tế đối với thị trường nhằm phát huy những mặt tích
cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
1.2. Những tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động báo chí
Một vấn đề khi nảy sinh bao giờ cũng có hai mặt: mặt tích cực và tiêu cực.

Xét thấy những việc làm đem lại nhiều điều tốt cho cá nhân cũng như cho

2


cộng đồng và đem lại ít mặt bất lợi thì ta nên làm theo. Nền kinh tế thị trường
cũng có tác động hai mặt đến hoạt động báo chí.
1.2.1. Nền kinh tế thị trường có những tác động tích cực đến hoạt động
báo chí
Bởi thị trường là nguồn cung cấp thơng tin dồi dào cho báo chí. Một nền
kinh tế mở ln ln có những phát sinh, có nhiều mặt để các báo khai thác.
Vì vậy địi hỏi các nhà báo trong nền kinh tế thị trường phải lựa chọn và xử lý
thơng tin một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực để phản ánh đúng
những tâm tư, nguyện vọng của công chúng. Xem xem trong thời kỳ đổi mới,
những tâm tư của người dân ra sao? Bên cạnh những người được hưởng lợi
ích từ nền kinh tế thị trường mang lại thì cịn có một số ít những người không
được lợi. Nhưng từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực
trạng làm ăn của một số cơ quan nhà nước phát triển kém như nhà máy cơ khí,
cơng ty phụ tùng…đều làm ăn kém hiệu quả do nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là
những sản phẩm của họ làm ra không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Sản phẩm sản xuất ra nhưng không có người tiêu thụ dẫn đến việc khơng có
lương cho cán bộ công nhân. Nhiều công nhân xin nghỉ việc. Vậy, báo chí
phải phản ánh thực tế ở các cơng ty đó để Đảng, Nhà nước và các cấp có thẩm
quyền xem xét và tìm ra hướng giải quyết. Điều này sẽ đem lại những hiệu
quả tích cực đến sự tiến bộ chung của xã hội.
Kinh tế thị trường kích thích tính chủ động sáng tạo của người làm báo và
cơ quan báo chí. Nó địi hỏi nhà báo phải có khả năng thích ứng với những
thay đổi nhanh chóng của cơng chúng. Muốn làm được điều đó nhà báo ngoài
những kiến thức cơ bản về nghề báo cần phải trau dồi cho mình kiến thức về
kinh tế. Kinh tế nước ta ngày càng phát triển không ngừng nên việc học tập và

trau dồi kiến thức là rất quan trọng để các nhà báo nắm được rõ những thuật
ngữ trong kinh tế để đem đến cho độc giả những thông tin chính xác, rõ ràng
và dễ hiểu. Chẳng hạn như vài năm trở lại đây, ở nước ta xuất hiện thị trường
chứng khoán, các nhà báo muốn viết về vấn đề này cần phải nắm rõ cổ phần là

3


gì? cổ phiếu là gì? chỉ số chứng khốn là gì?... nhà báo có nắm rõ được những
khái niệm cơ bản đó thì mới có thể viết về lĩnh vực đó hay và chính xác được.
Kinh tế thị trường buộc các cơ quan báo chí phải quan tâm đến chất lượng
tờ báo và số lượng phát hành. Bởi trong nền kinh tế thị trường ngoài một số cơ
quan thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước được bao cấp về tài
chính, cịn lại đa phần các cơ quan báo chí đều tự hạch tốn kinh doanh hoặc
được hỗ trợ một phần chi phí. Vì vậy, để có thể tồn tại được thì hiển nhiên các
cơ quan báo chí phải chú ý đến chất lượng của tờ báo - chính là hàng hố sẽ
bán ra trên thị trường. Sản phẩm có đẹp, nội dung có hay thì mới có độc giả.
Có độc giả thì mới có quảng cáo và có tiền. Nên trong thời đại này, ngồi việc
tập trung chất lượng cho tờ báo thì các cơ quan báo chí cũng chú ý đến việc
trình bày báo, phát hành, quảng cáo nhằm có thể tự trang trải và nâng cao đời
sống cho cán bộ phóng viên.
Kinh tế thị trường kích thích các cơ quan báo chí phải đổi mới trang thiết
bị, phương tiện kỹ thuật nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, hấp dẫn. Như đã
trình bày ở phần trên, báo chí là một loại hình hàng hóa đặc biệt, được đem
bán rộng rãi trên thị trường. Để có khách hàng, ngồi chất lượng về nội dung
thì hình thức của các tờ báo cũng rất quan trọng. Vì nó là ấn tượng đầu tiên
thu hút sự chú ý của độc giả. Hình thức có đẹp, bắt mắt thì độc giả mới xem,
mới quan tâm theo dõi.
Kinh tế thị trường tham gia lựa chọn những nhà báo giỏi và những nhà
quản lý báo chí giỏi. ở nước ta, do lịch sử để lại từ cơ chế tập trung quan liêu

bao cấp nên có một bộ phận khơng nhỏ những lớp người, những tư tưởng cũ
ảnh hưởng đến thái độ và tác phong làm việc hiện tại của một số cán bộ nói
chung và nhà báo nói riêng. Sang cơ chế thị trường, việc duy trì cơng việc và
vị thế của mình ở một cơ quan báo chí là việc làm không đơn giản. Bởi nếu
nhà báo, nhà quản lý khơng giỏi, khơng có kiến thức thì sẽ rất khó tồn tại
được. Ngồi những kiến thức, nghề báo cịn địi hỏi sự nhanh nhạy, tinh tế
trong việc xử lý các thơng tin. Đơi khi chỉ vì một câu chữ chưa chính xác thơi
cũng khiến anh bị thu thẻ nhà báo hay bị xử phạt vì nó làm sai lệch tư tưởng
4


của bài viết. Nhất là những người ít có kiến thức nhưng lại muốn có nhiều
tiền, chạy theo đồng tiền nên viết những bài báo khơng có lợi cho đất nước,
những nhà quản lý yếu kém lại cho đăng thì hậu quả của nó rất nghiêm trọng.
Chẳng hạn như loạt bài: “Thánh vật sông Tô Lịch”, thông tin chưa được kiểm
chứng nhưng ban biên tập đã cho đăng dài kỳ, khiến cho dư luận rất hoang
mang không biết thực hư thế nào? Nên việc có các nhà báo giỏi, nhà quản lý
giỏi trong nền kinh tế thị trường là đòi hỏi thiết yếu.
Nhìn chung, những tác động của nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi
diện mạo của đời sống báo chí nước ta. Hiện nay, cả nước đã có tới 600 tờ báo
in với hơn 850 ấn phẩm, có Đài Phát thanh Quốc gia, Đài Truyền hình Quốc
gia, tất cả các tỉnh, thành đều có đài phát thanh, đài truyền hình của tỉnh, thành
và hơn 600 đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện. Ngồi ra cịn có hơn 50
tờ báo điện tử và 250 trang tin điện tử đã phần nào đáp ứng được nhu cầu
thông tin của công chúng. Nền kinh tế thị trường đã làm cho báo chí nước ta
thay đổi cả về lượng và chất.
1.2.2. Bên cạnh những tác động tích cực của nền kinh tế thị trường đối với
hoạt động báo chí thì nó cịn có những tác động tiêu cực như sau:
Thứ nhất, một số cơ quan báo chí hoạt động xa rời tơn chỉ, mục đích và
đối tượng phục vụ mà biểu hiện của nó là việc né tránh hoặc đề cập hời hợt

đến những chủ đề, những sự kiện quan trọng. Nhất là các chủ đề chống tiêu
cực, những chủ đề nóng mà nhiều báo khơng dám tỏ thái độ hoặc chỉ nói qua
cho có chuyện. Hoặc chỉ khai thác những thơng tin ngồi ngành, ngồi địa
phương mình vì sợ đụng đến cấp trên trực tiếp của mình. Trong khi đó lại
khơng quan tâm hoặc quan tâm khơng đầy đủ đến đối tượng công chúng ở
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà chỉ tập trung
khai thác và phục vụ cho các đối tượng ở thành phố, thị xã. Điều đó là bất hợp
lý bởi những người ở vùng sâu, vùng xa họ cần có thơng tin để biết được tình
hình kinh tế xã hội chung của cả nước cũng như các chế độ, chính sách của
mình. Đồng thời họ cũng muốn cả nước biết được tình hình cuộc sống của họ
hiện tại như thế nào, tâm tư nguyện vọng ra sao?… Có nhiều tờ báo lại thông
5


tin thiếu chính xác, thiếu khách quan, làm lộ bí mật quốc gia, gây nhiễu thông
tin, vi phạm dân chủ, vi phạm nghề nghiệp. Thậm chí một số cơ quan còn bán
lại giấy phép xuất bản, phụ san cho báo chí tư nhân. Điều đó đã gây ra tình
trạng có những sản phẩm báo chí hồn tồn xa lạ với đối tượng, tơn chỉ, mục
đích của tờ báo.
Thứ hai, là xu hướng thương mại hóa báo chí, là khuynh hướng tự hạ thấp
vai trị, chức năng của báo chí cách mạng, biến nó từ chỗ là cơng cụ chính trị,
văn hóa của Đảng, Nhà nước, khn mặt tinh thần của xã hội, một thứ hàng
hóa đặc biệt trở thành thứ hàng hóa tầm thường trước hết nhằm đạt được lợi
ích kinh tế cục bộ của cơ quan báo chí, xuất bản và những người làm việc
trong lĩnh vực này. Thương mại hóa hồn tồn xa lạ với xã hội hóa báo chí là
q trình nâng cao chất lượng, nội dung, hình thức của sách báo, làm tốt
nhiệm vụ chính trị, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin, văn hóa, tri
thức lành mạnh của xã hội. Biểu hiện của nó là một số cơ quan báo chí, phóng
viên chạy theo lợi nhuận đơn thuần, coi nhẹ chức năng, nhiệm vụ chính trị tư
tưởng của báo chí; chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công

chúng, khai thác quá nhiều đến việc đời thường, vụ án mà không tính đến hậu
quả tiêu cực do việc làm đó gây ra. Cũng vì mục đích thương mại khơng ít vụ
việc bị bóp méo, thậm chí đưa tin sai lệch sự thật. Nhiều bài báo viết không
đúng với bản chất của sự kiện, gây nhiễu loạn thông tin trong dân chúng. Gần
đây nhất là bài báo: “ăn bưởi gây ung thư” đã làm cho tâm lý của dân chúng
vô cùng hoang mang. Bởi quả bưởi từ lâu đã là món ăn được rất nhiều người
ưa thích, đặc biệt là cánh chị em phụ nữ. Bài báo đó khơng những gây hoang
mang trong dân chúng mà thơng tin của nó đã làm thiệt hại đến thu nhập của
những người dân trồng bưởi.
Quảng cáo trên báo chí cịn có sự tùy tiện như việc quảng cáo q diện
tích, q thời lượng, khơng phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, quảng
cáo hàng hóa khơng đúng với chất lượng có thật như thế là trái với tơn chỉ,
mục đích của tờ báo. Một số tờ báo chưa thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối

6


với xã hội và người tiêu dùng khi đăng tải các quảng cáo mà thường chỉ đơn
thuần nhìn thấy mặt thu nhập về tài chính.
Thứ ba, xuất hiện hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa một số cơ
quan báo chí để giành giật độc giả. Biểu hiện của nó là một số cơ quan báo
chí, một số đài phát thanh truyền hình địa phương chỉ là bản sao của một số tờ
báo, đài phát thanh – truyền hình lớn ở trung ương. ở nước ta, luật bản quyền
tác giả vẫn chưa được thực thi một cách nghiêm túc. Đặc biệt là ở hệ thống
báo mạng điện tử. Một bài báo mới vừa được cập nhật trên trang báo của tờ
này, thì chỉ 1 phút sau đã xuất hiện ngay trên tờ báo điện tử khác. Một số cơ
quan báo chí lại thu hút độc giả khơng phải bằng việc nâng cao chất lượng sản
phẩm của mình mà bằng cách khai thác các đề tài giận gân, câu khách. Nhiều
bài báo động chạm quá sâu đến đời tư cá nhân hay các bài báo trái với thuần
phong mỹ tục, đạo đức của nước ta.

Để khắc phục tình trạng thương mại hóa báo chí cần phải tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước theo phương châm phát triển đi đôi với quản lý
tốt; nâng cao chất lượng tư tưởng, chính trị, văn hóa, khoa học; hướng nội
dung thơng tin vào nhiệm vụ trung tâm là phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập
dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội; gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời
sống, phản ánh sinh động đời sống cách mạng, phong trào thi đua yêu nước
của các tầng lớp nhân dân trên khắp mọi miền đất nước. Bên cạnh đó, chúng
ta cần phải xây dựng một loạt những quan điểm cơ bản cho phù hợp với tình
hình mới, ban hành những văn bản dưới luật một số chế độ chính sách để tạo
động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng báo chí. Pháp luật phải trở thành
phương tiện hàng đầu trong việc quản lý xã hội – trong đó có quản lý báo chí.
Cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm và vai trò của người làm báo và của mỗi
cơ quan báo chí trong việc thực hiện đường lối thơng tin báo chí của Đảng.
2.2 Những yếu tố cần thiết để nhà báo hoạt động trong nền kinh tế thị
trường
Trong nền kinh tế thị trường, báo chí cũng là một sản phẩm hàng hóa đặc
biệt. Vì vậy, sản phẩm báo chí phải đáp ứng nhu cầu của bạn đọc bằng việc
7


thơng tinh nhanh chóng, chính xác những vấn đề xảy ra trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Cùng với đó, sự cạnh tranh hết sức mạnh mẽ của các cơ quan
báo chí đã đặt ra u cầu địi hỏi các nhà báo hiện đại cần phải có được 3
phẩm chất là: nhanh nhạy, chính xác và tỉnh táo, ngồi những u cầu cơ bản
về trình độ kỹ thuật nghiệp vụ chun mơn, năng khiếu báo chí.
Để hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi cá nhân phải nhanh nhạy
thì mới có thể bắt kịp được sự thay đổi của thị trường. Đối với nghề báo thì
yêu cầu về độ nhanh nhạy lại càng quan trọng. Bởi sự cạnh tranh về thơng tin.
Ai có thơng tin nhanh thì người đó thắng. Một tờ báo xuất bản, muốn bán
được trên thị trường địi hỏi tờ báo đó phải có những thơng tin “nóng” bên

cạnh những bài phân tích, bình luận. Nghĩa là các sự kiện vừa mới xảy ra được
các nhà báo phản ánh vào trong các tin bài của mình. Yếu tố nhanh nhạy
nhưng địi hỏi những thơng tin đó phải chính xác. Nếu thơng tin nhanh mà độ
chính xác thấp thì vơ hình chung nhà báo tự hạ thấp tên tuổi của mình và của
tờ báo. Chính vì vậy, bên cạnh yếu tố nhanh thì yếu tố chính xác là quan trọng.
Để có được thơng tin chính xác địi hỏi các nhà báo phải thực sự tỉnh táo trước
những nguồn thông tin, người cung cấp tin. Để lựa chọn được những nguồn
thông tin, người cung cấp thơng tin một cách chính thống. Nên ba yếu tố
nhanh nhạy, chính xác và tỉnh táo có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau
trong quá trình tác nghiệp của nhà báo.
Thời kỳ bùng nổ thông tin, hội nhập, giao lưu quốc tế càng đòi hỏi những
người làm báo Việt Nam cần chuyên nghiệp hơn trong việc kiểm tra nguồn
thông tin trước khi đăng bài để tránh những hậu quả chưa lường được. Ví dụ
năm 2005, ngơi sao điện ảnh Hàn Quốc Hye Kyo khởi kiện 3 tờ báo Việt Nam
vì đã đưa tin sai sự thật về cơ. Nguyên nhân là tờ báo này đã đăng tin cô bị
cảnh sát Hồng Kông bắt giữ ở sân bay với 50 viên thuốc lắc. Được biết, thông
tin này cung không phải do các nhà báo Việt Nam “bịa” ra, mà là dịch lại “tin
bịa” trên một website của châu á. Nhưng kết quả là có một số tờ báo, website
của Việt Nam đã bị Bộ Văn hóa – Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao –
Du lịch) kiểm điểm và buộc nộp phạt, dù chỉ là do “nhẹ dạ” tin theo lời người
8


khác. Sự nhẹ dạ dễ tin những thơng tin có nguồn gốc không đáng tin cậy, cùng
với việc chủ quan không kiểm chứng lại nguồn tin đã khiến nhà báo và tịa báo
gặp những phiền tối do chính bản thân mình gây ra.
Điều đáng nói là sự cạnh tranh lành mạnh về đưa tin “nóng”, tin “độc” đã
giúp kéo ngắn thời gian giữa loạt bài cùng khuôn mẫu và thời điểm xuất hiện
các bài hay loạt bài mà các báo phải đọc kỹ để “cạo” cho phóng viên viết
khn mẫu một trận. Ví dụ về vụ có một em học sinh đột nhập và phá trang

web của Bộ Giáo dục và Đào tạo được một vài báo ca ngợi chưa lâu thì báo
khác đã đưa ra những chứng cớ “khơng chối cãi” vào đâu được” để phê phán
hiện tượng phá phách này. Hay như vụ Microsoft vào ký hợp đồng bán bản
quyền phần mềm trọn gói cho Chính phủ được nhiều báo “tán lên tận mây
xanh” lại được phân tích bình luận một cách tỉnh táo ở báo khác với những
góc nhìn mới về phần mềm nguồn mở, về giá cả và kinh nghiệm của các nước
khác trong khu vực… Chỉ đáng tiếc một vài sự vụ vẫn đang còn dừng ở mức
báo nào cũng giống nhau, thiếu hẳn sự tỉnh táo. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ
hàng loạt các tờ báo của Việt Nam đăng tin bài về vụ siêu dự án 30 tỷ USD
của “tập đoàn” Eminence được báo chí trong nước tập trung chứng minh một
cách thuyết phục nó thiếu khả thi như thế nào. Nhiều báo đã điều tra một cách
rất công phu năng lực tài chính thực sự của Eminence; một số báo khác lấy
được phát biểu của các vị quan chức… Nhưng tất cả mới chỉ dừng ở mức độ
chứng minh đây là dự án “bánh vẽ”. Người đọc, trong khi đó, cịn địi hỏi ở
chúng ta nhiều hơn nữa – chẳng hạn, vì sao Eminence vẽ ra dự án này; phải
chăng đang có xu hướng di dời các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm ở nước
khác sang Việt Nam; phải chăng Eminence chỉ là người tiền trạm cho xu
hướng đầu tư đáng cảnh báo hơn bội phần này; nếu đúng thì liệu Việt Nam đã
có các biện pháp nào để ngăn ngừa; Eminence dùng con số khổng lồ gây nghi
ngờ ngay từ đầu là 30 tỷ USD, giả dụ có dự án khác chỉ 1 tỷ USD và trong bối
cảnh các địa phương tranh nhau thu hút đầu tư về địa phương mình thì làm sao
phát hiện nó gây tác hại đến môi trường…

9


Nền kinh tế nước ta hiện đang trải qua những chuyển biến sâu sắc sau khi
Việt Nam gia nhập WTO. Những chuyển biến này phần lớn thể hiện qua các
chi tiết mới nhìn khó đặt chúng vào một tổng thể để hiểu được xu hướng
chung của nền kinh tế. Vì thế, trong thời gian tới báo chí sẽ cịn sơi động hơn

nữa và người viết báo sẽ càng thấy khó khăn hơn nữa khi đi tìm cho mình một
góc nhìn độc đáo, mới lạ và sâu sắc để bài viết của mình nổi lên trong hàng
loạt báo báo về cùng một đề tài. Nhưng chính trong mơi trường này, những
phóng viên nào có lịng u nghề, say mê với cái mới, tị mị về cái lạ, sẽ có
nhiều cơ hội thi thố tài năng của mình.
Bác Hồ kính u của chúng ta cũng là một nhà báo lỗi lạc. Bác để lại một
di sản báo chí phong phú bao gồm nhiều thể loại, nhiều tác phẩm với sức
chiến đấu và sức truyền cảm mãnh liệt. Cho đến bây giờ, nhiều bài báo vẫn
nóng hổi tính thời sự. Bác hết sức coi trọng tính trung thực, chính xác của mỗi
bài báo và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Trong thư Bác gửi Hội
nghị thông tin, tuyên truyền và báo chí tồn quốc tháng 2 năm 1948, có đoạn:
“….Đơi khi sơ suất, cẩu thả làm giảm giá trị của tờ báo hoặc làm mất lòng
người xem. Tờ báo kia quên cả lịch sử trận Đống Đa ngày 5 tháng giêng âm
lịch thì viết là 10 tháng 11. Tờ khác đăng tin vị linh mục X. hàng địch, kỳ thực
vị ấy là người tốt”. Bác chỉ nêu khái quát một số trường hợp để làm ví dụ cho
bổn phẩn và trách nhiệm của người làm báo mà tính thiết yếu cần phải trung
thực và chính xác. Phải chính xác khi đưa các thông tin, thông tin phải rõ ràng,
minh bạch, không lấp lửng…
Chính xác khi thơng tin các vụ tiêu cực. Nhất là trong cuộc chiến chống
tham nhũng và sự tha hóa về phẩm cách con người thì sức mạnh của báo chí
chính là tính nhanh nhạy của sự phản ánh kịp thời, sốt dẻo; là tính sắc bén của
những khía cạnh vấn đề mà tác giả khai thác, khám phá, điều tra. Giá trị của
các bài báo đó phụ thuộc vào tính chính xác và tỉnh táo của nhà báo đưa ra.
Giá trị bài báo sẽ bằng không hoặc âm nếu những thơng tin đó khơng chính
xác. Sau đây là dẫn chứng cho việc nhà báo thiếu tỉnh táo và lao theo kiểu
“chụp giật” thơng tin, chưa có sự kiểm chứng, hoặc không cần kiểm chứng,
10


miễn rằng mình có được thơng tin sớm, báo có được sự kiện “tươi rói” để thu

hút người đọc và thể hiện tính “vượt trội” của bản báo mình. Kiểu đó ít nhiều
đã gây hại cho nhiêu phía: phía người đọc vì đã nhận nhầm thơng tin; phía tịa
báo vì cung cấp thơng tin thiếu chính xác; phía cơ quan điều tra mất cơng
thẩm định, kiểm chứng rõ ràng; phía người được báo đề cập thì chịu thất thiệt
về uy tín và dĩ nhiên là phản ứng, khiếu kiện. Chung quy là nhà báo và tòa báo
bị suy giảm lòng tin và sự mến mộ của nhân dân và người đọc. Đó là những
trường hợp đã “xảy ra” tại “vụ án PMU18” sơi động và đang trong q trình
điều tra phá án. Như trường hợp Bộ Công an phải ra thông báo để khẳng định
thông tin mà báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ thành phố
Hồ Chí Minh, trong các số báo ra ngày 12 và 13/4/2006 đưa tin có 3 chiếc xe
ơ tơ nghi vấn do Bùi Tiến Dũng mua tặng, trong đó có một chiếc do con trai
một đồng chí lãnh đạo Bộ Cơng an sử dụng là khơng chính xác, khơng có
trường hợp nào như vậy và yêu cầu hai tòa báo phải cải chính kịp thời. Lại
nữa, cũng có một vài tờ báo ra ngày 16/4/2006 đưa tin: “Cơ quan điều tra đang
làm rõ một tin nhắn do “Dũng Huế” biết sẽ bị bắt sau khi xuống sân bay”. Và
Dũng tặng cho một cô bạn gái một chiếc điện thoại di động và 4 sim”. Các
nguồn tin thiếu cơ sở này đã bị thiếu tướng Cục trưởng C14, Phạm Xuân
Quắc, Trưởng ban chuyên án 420 B bác bỏ về thông tin hoàn toàn sai sự thật.
Lại một trường hợp nữa, một tờ báo đưa tin hồn tồn khơng có thật và khơng
có một căn cứ nào về việc Phạm Tiến Dũng – nguyên Trưởng phòng kinh tế –
kế hoạch PMU 18 đã nhờ Vũ Việt Dũng (tức Dũng “tôn”), giám đốc Công ty
Bắc Nam đem 50.000 USD đến nhờ tướng Quắc giúp đỡ. Tuy nhiên ông Quắc
đã đuổi Vũ Tiến Dũng về. Thông tin “nghe đâu” ấy đã phải khiến tướng Quắc
phải báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công an để chứng minh sự thật (tức khơng thể
có chuyện ấy xảy ra đối với một vị tướng nổi tiếng cương trực, thẳng thắn và
cương quyết trấn áp tội phạm xưa nay của ơng). Và …khơng ít trường hợp
khác nữa mà báo chí đã “ăn xổi”, “ăn non” thơng tin mới khai thác, tìm kiếm
chưa được xử lý đến nơi đến chốn rõ ràng đối với diễn biến phức tạp của quá

11



trình “Ban chuyên án 420B” đang nỗ lực điều tra, khám phá, phanh phui về
PMU 18 để đưa ra ánh sáng “tồn cảnh” của vụ án.
Lời đã nói ra khơng thể gói lại được, nhiều thơng tin báo chí đã loan tin đi
và gây ảnh hưởng đến nhận thức của độc giả khó lịng có thể lấy lại được. Nói
cách khác, nó làm ảnh hưởng đến thời gian, tiền bạc và cả nhận thức của công
chúng.
Chúng ta được tự do hành nghề, tự do viết. Đó là một may mắn lớn. Và để
xứng đáng với quyền lợi thì chúng ta cần nghĩ đến nghĩa vụ. Chúng ta cần có
trách nhiệm với xã hội hơn nữa. Không bao giờ nên quên bài học về kiểm tra
nguồn tin, bài học về tính khách quan, tỉnh táo khi đưa tin và bài học về tính
trung thực, mà trước hết là trung thực với chính bản thân mình để đem đến
cho độc giả những tin tức vừa nóng hổi nhưng đảm bảo được độ chính xác từ
những thơng tin. Chính việc cẩn trọng trong đưa tin của các nhà báo, tòa báo
sẽ giúp cho người dân có được những nguồn tin chính thống, tránh bị nhiễu
loạn thông tin gây thất thiệt tới nhiều người, đơi khi cịn gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của các địa phương.
Việc nâng cao đạo đức làm báo cho đội ngũ cán bộ báo chí là hết sức cần
thiết, nhất là trong giai đoạn này, chúng ta xây dựng một nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn hòa cùng sân chơi chung
của nền kinh tế thế giới.
Kết luận
Nhà báo hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng và điều
tiết của Nhà nước đòi hỏi các nhà báo phải hết sức tỉnh táo. Tỉnh táo để không
bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc nhằm phục vụ cho mục đích riêng của chúng;
tỉnh táo để làm chủ được bản thân, nhận thức đâu là cái đúng, đâu là cái sai,
đâu là vấn đề cần phải đưa tin, đâu là vấn đề chỉ để biết, chưa nhất thiết phải
đăng tin; tỉnh táo để chúng ta nắm bắt được thời cơ, tin tức, nhanh nhạy trong
việc xử lý các thông tin và kiểm chứng độ chính xác của nguồn tin. Nhà báo

muốn đưa thơng tin nóng, chính xác thì nhà báo cần phải tự mình thu thập
nguồn thông tin một cách nhanh nhất đồng thời bằng sự tỉnh táo của bản thân
12


và bản năng nghề nghiệp để kiểm tra độ chính xác, trung thực của nguồn tin
rồi mới công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ba yếu
tố nhanh nhạy, chính xác và tỉnh táo là ba yếu tố thiết yếu giúp nhà báo đứng
vững trong nền kinh tế thị trường.

13


Tài liệu tham khảo
1. Báo chí trong kinh tế thị trường, Grabennhicốp, nxb Thông tấn, năm
2003.
2. Tập bài giảng Tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động báo chí
của TS. Vũ Văn Yên.
3. Viết báo như thế nào?, Đức Dũng, nxb Văn hóa Thơng tin, năm 2003.
4. Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội Nhà báo Việt Nam, năm
1999.
5. Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, nxb Văn hóa Thơng tin, 2001.

14



×