Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phân tích tư tưởng triết học của thuyết âm dương ngũ hành trình bày và đánh giá các quan điểm triết học xã hội của nho giáo 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.91 KB, 17 trang )

Khoa khoa học xã hội

Bộ môn Triết học
---------------

Tiểu luận môn học

Chủ đề: Phân tích tư tưởng triết học của thuyết
Âm dương Ngũ hành, trình bày và đánh giá các
quan điểm triết học xã hội của Nho giáo

Học viên: Mai Văn Phú
Líp cao học Cơng Nghệ Thơng Tin khố 13.

HÀ NỘI 12-2001

LỜI MỞ ĐẦU


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận môn học

-Lịch sử triết học là lịch sử phát triển của tư tưởng triết học qua các giai
đoạn lịch sử khác nhau của xã hội, trước hết là sự phát sinh, hình thành và
phát triển của hai khuynh hướng triết học cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm.
-Lịch sử triết học từ cổ đại đến nay là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm nhằm giải quyết vấn đề quan hệ giữa vật chất và
ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh thần. Đó là "cuộc đấu
tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập" trong sự phát triển của lịch sử tư


tưởng triết học.
-Lịch sử triết học cho ta khả năng hiểu biết và khái quát sự phát triển
lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại, nắm được những kinh nghiệm của sự
nhận thức khoa học, sự hình thành và phát triển của những phương pháp nhận
thức khoa học, góp phần xây dựng phương pháp tư duy đúng đắn trong cuộc
đấu tranh tư tưởng và lý luận hiện nay, đồng thời giúp chúng ta thâu tóm trí
tuệ của mỗi thời đại lịch sử được kết tinh trong triết học.
Để góp phần hiểu rõ hơn về một trong những giai đoạn lịch sử triết học
đã được học tập, nghiên cứu, tiểu luận này tập trung "Phân tích tư tưởng triết
học của thuyết Âm dương Ngũ hành, trình bày và đánh giá các quan điểm
triết học xã hội của Nho giáo".
Tiểu luận này được bố cục thành hai phần:
-Phần 1: Phân tích tư tưởng triết học của thuyết Âm dương Ngũ hành.

2


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận mơn học

-Phần 2: Trình bày và đánh giá các quan điểm triết học xã hội của Nho
giáo.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong khoa khoa học xã hội - Học
viện kỹ thuật quân sự mà trực tiếp là các thầy giáo bộ môn triết học đã trang bị
cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quý báu để hồn thiện bài viết này.
Do trình độ cịn nhiều hạn chế, rất mong được sự cổ vũ, góp ý của các
thầy giáo cùng toàn thể các bạn .

3



Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận mơn học

Phần I
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA THUYẾT
ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH.

Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, sự phát sinh và phát triển
của triết học Trung Quốc cổ đại gắn liền với quá trình biến đổi của điều kiện
kinh tế, xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc đương
thời. Triết học Trung Quốc cổ đại hình thành từ cuối thiên niên kỷ thứ II, đầu
thiên niên kỷ thứ I trước Công Nguyên và phát triển rực rỡ nhất vào thời Xuân
Thu - Chiến Quốc, thời kỳ mà xã hội Trung Quốc có những biến động lịch sử
hết sức sâu sắc. Với thành quả hết sức phong phú và sâu sắc của mình, triết
học Trung Quốc cổ đại đã đặt cơ sở to lớn cho sự phát triển của tư tưởng triết
học Trung Quốc sau này. Các nhà nghiên cứu triết học cịn cho rằng nếu như
Phương Đơng là chiếc nơi to lớn của văn minh nhân loại thì Trung Quốc và
Ên độ là những trung tâm văn hoá và triết học cổ xưa, rực rỡ và phong phú
nhất của nền văn minh Êy.
Trường phái triết học Âm dương gia là một trong những trường phái của
triết học Trung quốc cổ đại, nó cố gắng tìm hiểu giải thích căn nguyên và cơ
cấu của vũ trụ với quan điểm duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự
phát, lấy chính tự nhiên để giải thích tự nhiên. Trường phái Âm dương gia
gồm hai học thuyết chính: Âm dương và Ngũ hành.
Thuyết Ngũ hành xuất hiện rất sớm, khoảng thế kỷ 20 trước công
nguyên, được chép trong Kinh thư với hai tên là Hồng phạm và Cửu trù. Đây
là quan niệm về vũ trụ, vạn vật, tâm lý, và chính trị xã hội của người Trung

quốc cổ đại, được xây dựng dựa trên các quan sát thực nghiệm của họ trong
4


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận môn học

giai đoạn nông nghiệp sơ khai. Thuyết Ngũ hành gồm hai phạm trù chính là
Ngũ hành và Ngũ sự. Ngũ hành gồm năm yếu tố tự nhiên: Kim, mộc, thuỷ,
hoả, thổ. Năm yếu tố này là những yếu tố tự nhiên gắn liền với hoạt động sản
xuất của người Trung quốc cổ, mà qua lao động họ cho đó là những yếu tố cơ
bản tạo ra vũ trụ, vạn vật. Qua quan sát họ thấy các yếu tố này quan hệ biện
chứng với nhau, chúng liên hệ, tương tác, thâm nhập chuyển hố lẫn nhau tạo
ra hai q trình mâu thuẫn, thống nhất là tương sinh và tương khắc. Kim là
kim loại nên có thể chặt được gỗ nên khắc mộc, khi bị nấu chảy ở dạng lỏng
như nước nên sinh thuỷ; Mộc có rễ bám sâu vào đất nên khắc thổ, khi cháy
sinh ra lửa nên sinh hoả; Thuỷ dập tắt lửa nên khắc hoả, tưới cho cây nên sinh
méc; Hoả có thể nấu chảy được kim loại nên khắc kim, khi cháy sinh ra tro
nên sinh thổ; Thổ có thể ngăn được nước nên khắc thuỷ, có chứa các mỏ kim
loại nên sinh kim. Dựa vào quan hệ biện chứng tự phát đó mà Ngũ hành có thể
tạo ra vạn vật, vì thế các yếu tố trên còn được gọi là các hành. Ngũ hành tương
sinh là q trình các yếu tố tác động chuyển hố lẫn nhau, tạo ra sự biến
chuyển liên hoàn trong vũ trụ. Ngũ hành tương khắc là quá trình các yếu tố
đối lập nhau tạo ra sự ràng buộc chế ước lẫn nhau. Đây chính là tính chất duy
vật chất phác của Ngũ hành, qua đó người Trung quốc cổ đã dùng chính các
yếu tố tự nhiên để giải thích tự nhiên, đối lập với các trường phái triết học
khác thời đó.
Phạm trù Ngũ sự là tương ứng với Ngũ hành trong giải thích con người
và xã hội. Ngũ sự gồm: Mạo, ngơn, thị, thính , tư. Mạo là dung mạo phải kính

cẩn, ngơn là lời nói phải thuận theo lẽ phải, thị là trơng nhìn phải sáng suốt,
tính là nghe phải rõ ràng, tư là suy nghĩ phải thấu suốt. Kính làm cho nghiêm,
thuận làm cho đều, sáng suốt làm cho khôn, rõ ràng làm cho nhanh nhẹn, sâu
5


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận môn học

làm cho thánh. Ngũ sự dựa vào các giác quan trực tiếp của con người để rèn
luyện, uốn nắn con người, hướng họ vào các hành động đúng đắn.
Không chỉ giải thích tự nhiên, Ngũ hành cịn biểu hiện tính chất, năng
lực của con người cũng như các quan hệ xã hội và biến cố lịch sử. Thuyết
Ngũ hành cho rằng, q trình của lịch sử lồi người cũng bị ngũ hành chi phối
và cũng vận động theo quy luật của ngũ hành. Trong lịch sử, mỗi một triều đại
xuất hiện đều thể hiện một thế lực của Ngũ hành và sự thay đổi của các triều
đại là theo quy luật Ngũ hành tương khắc.
Cùng với thuyết Ngũ hành, học thuyết Âm dương là quan điểm về vũ trụ
quan trọng nhất của triết học Trung quốc cổ đại. Nếu Ngũ hành chủ yếu giải
thích cơ cấu vũ trụ thì Âm dương lại đi sâu vào lý giải nguồn gốc và sự biến
đổi của vạn vật trong thế giới, thể hiện triết lý vũ trụ, triết lý nhân sinh sâu sắc,
phong phó.
Theo Âm dương: Sự biến dịch trong vũ trụ từ vô cực đến thái cực; thái
cực sinh lưỡng nghi (nghi âm, nghi dương); lưỡng nghi sinh tứ tượng (thái
dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm) tứ tượng sinh bát qi … từ đó sinh ra
mn lồi. Vạn vật sinh ra đều thuận lẽ tính mệnh và làm trịn đạo biến hố,
phân tán ra thì mn phần khác khác nhau, thống nhất về đạo thì chỉ là một.
Như vậy, nguyên lý tối cao và nguồn gốc biến hoá của mọi sự vật, hiện tượng
trong vũ trụ là sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa hai thế lực âm dương trong

thái cực. Thái cực là nguyên thể đầu tiên của thế giới, bao hàm trong nã hai
mặt đối lập: "âm", "dương". Sau đó, trong sự phát triển tiếp theo, âm dương là
hai thế lực cơ bản của vụ trụ, tiềm Èn trong thái cực, biểu thị và chi phối mọi
vật trong thế giới, từ tự nhiên đến xã hội, từ đạo trời đến đạo người, từ cái đơn
6


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận môn học

giản đến cái phức tạp, từ cỏ cây động vật đến con người như trời đất, sáng tối,
nóng và lạnh, động và tĩnh, nặng và nhẹ, thể chất và tinh thần, vua và tôi, cha
và con, chồng và vợ, chính và tà, hàn và nhiệt… Trong thái cực, âm dương là
hai mặt, hai thế lực hoàn toàn đồng đẳng với nhau, vừa đối lập, thúc đẩy và
chế ước lẫn nhau, liên hệ, hấp dẫn và tương tác với nhau. Có âm mới có
dương, trong âm có dương và ngược lại. Chính từ sự đối lập, liên hệ, tác động
qua lại lẫn nhau giữa hai mặt trong một thể thống nhất là thái cực mà tạo ra
trời đất, bốn mùa, các yếu tố cơ bản của vạn vật và làm nảy sinh vạn vật,
mn lồi phong phú, khiến cho sự vật, hiện tượng biến hố khơng ngừng.
Đây là tư tưởng thể hiện rõ tính chất duy vật chất phát, qua đó khẳng định tự
nhiên có trước, sau mới có lồi người rồi mới có các quan hệ xã hội. Thuyết
Âm dương cũng khẳng định thế giới vận động vĩnh viễn, sự vật luông phát
triển không ngững theo chiều hướng mới và theo mét quy luật nhất định, từ đó
phủ nhận quan điểm siêu hình xem sự vật cũ là vĩnh viễn, không thay đổi.
Hạn chế của thuyết Âm dương là họ vẫn hiểu quá trình vận động chung
của thế giới là q trình tuần hồn, quy luật biến đổi của sự vật nằm trong
vịng tuần hồn đó. Thêm nữa, ở đây vẫn còn nhiều yếu tố của chủ nghĩa duy
tâm thần bí, gán trật tự xã hội cho tự nhiên rồi lại dùng hình thức đó để chứng
minh sự tồn tại vĩnh viễn của chế đội đẳng cấp xã hội.

Tóm lại: Học thuyết Âm dương, Ngũ hành là kết quả của quá trình khái
quát những kinh nghiệm thực tiễn của người Trung quốc cổ đại. Tuy mang
tính trực quan chất phác và cịn những quan điểm duy tâm thần bí về lịch sử
xã hội, nhưng thuyết Âm dương Ngũ hành đã bộc lộ rõ là trường phái duy vật
và tư tưởng biện chứng tự phát trong việc tìm hiểu, giải thích căn nguyên và

7


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận môn học

cơ cấu vũ trụ, cũng như sự vận động và biến hoá của sự vật hiện tượng trong
tự nhiên và xã hội.

8


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận mơn học

Phần II
Trình bày và đánh giá các quan điểm triết học
xã hội của Nho giáo.

Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung quốc
cổ đại, trong đó người sáng lập là Khổng tử, hai người kế tục nối tiếng là
Mạnh tử và Tuân tử. Khổng tử là người đặt nền tảng cho nho giáo còn Mạnh

tử và Tuân tử đã phát triển các quan điểm của Khổng tử theo hai hướng khác
nhau là duy tâm và duy vật.
a- Triết học Khổng tử
Nền tảng của triết học Khổng tử là học thuyết Âm dương Ngũ hành, ông
đã vận dụng học thuyết này với cả tính chất tích cực là duy vật chất phát, biện
chứng tự phát lẫn tính chất tiêu cực là duy tâm thần bí vào việc nghiên cứu xã
hội và con người. Bên cạnh đó ơng cịn phát triển những quan điểm nhân sinh
độc đáo mà trọng tâm là học thuyết về luân lý, đạo đức, chính trị xã hội với tư
tưởng "thiên nhân tương đồng". Những nguyên lý cơ bản như nhân, lễ, trí,
dũng … cùng với một hệ thống quan điểm về chính trị xã hội như nhân trị,
chính danh, thượng hiền, quân tử, tiểu nhân đã hình thành một triết học xã hội
độc đáo có tác động sâu rộng ở Trung quốc và một số nước châu Á cho đến
ngày nay. Trong những phạm trù trên, chữ "nhân" được ông đề cập với ý
nghĩa sâu rộng nhÊt, nó là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con
người và những quan hệ giữa người với người, từ gia đình đến xã hội. Nó liên
quan đến các phạm trù đạo đức chính trị khác như là một hệ thống triết lý chặt
chẽ, nhất quán, tạo thành bản sắc riêng trong triết lý nhân sinh của Khổng tử.
9


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận mơn học

Căn ngun của điều đó là: về mặt lý luận, ông cho rằng các sự vật, hiện
tượng trong vũ trụ biến đổi không ngừng dưới sự chi phối của "thiên lý" và
"đạo". Sự hình thành, biến hố Êy cả vạn vật bao giờ cũng nhờ sự "trung hoà"
giữa âm dương, trời đất, trong đó "trung" là cái gốc lớn của thiên hạ, từ đó mà
mọi vật nảy sinh, tiến hố; "hồ" là đạo thơng đạt của thiên hạ, nhờ đó mà mọi
vật thơng hành. Con người là kết quả bẩm thụ tinh khí của âm dương, trời đất

mà sinh thành, tuân theo "thiên lý" hợp với đạo "trung hoà" do vậy đạo sống
của con người là phải trung dung, trung thứ, tức là phải sống đúng với mình
và sống phải với người - đó chính là chữ "nhân". Bên cạnh đó, do yêu cầu của
thực tiễn lịch sử xã hội Trung quốc thời kỳ đó là phải ổn định và cải biến xã
hội đương thời nên xuất hiện và duy trì tư tưởng "Nhân đức" để giáo hố con
người, cải tạo xã hội.
Khi diễn giải nội dung đức "Nhân", Khổng tử đã thể hiện ý nghĩa rộng
lớn, bao hàm nhiều mặt trong đời sống con người, theo đó người có đức nhân
phải đạt được năm điều: cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung từ khơng khinh
nhờn, khoan thì được lịng người, tín là người tin cậy, mẫn thì có cơng, huệ
thì đủ khiến được người. Nhân cịn là biết thương người, biết ghét người, biết
trước làm những điều khó, sau mới nghĩ tới thu hoạch kết quả. Như vậy, đức
nhân là đức tính hồn thiện, là cái gốc đạo đức của con người, nên nhân chính
là đạo làm người.
Từ việc xác định nguyên lý đạo đức cơ bản trên, Khổng tử chủ trương
"nhân trị", tức là muốn ổn định trật tự xã hội phải giáo hoá đạo đức và thực
hiện chính sách "chính danh, định phận". Theo chính sách đó, Khổng tử chia
quan hệ xã hội thành những mối quan hệ cơ bản, gọi là luân, gồm các quan hệ

10


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận mơn học

chính: vua tơi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè … trong đó đặc biệt nhấn
mạnh quan hệ vua tôi và cha con.
Đối với quan hệ vua tôi, ông chống lại việc duy trì ngôi vua theo huyết
thống với chủ trương "thượng hiền" không phân biệt đẳng cấp xuất thân. Vua

phải chăm lo cho dân đủ ăn, giữ lịng tin của dân. Bề tơi phải trung thành với
vua. Mọi người phải làm theo đúng chức phận của mình. Đối với quan hệ cha
con, con phải lấy chữ hiếu làm đầu, cha phải lòng từ ái làm trọng.
Bên cạnh đức nhân, Khổng tử rất chú trọng "Lễ". Lễ ở đây là những quy
phạm, nguyên tắc đạo đức của nhà Chu. Theo ông: thiên hạ vô đạo là do vua
không giữ đúng đạo vua, tôi không giữ đạo tôi, cha không giữ đạo cha, con
không giữ đạo con, do vậy phải dùng lễ để khôi phục trật tự, phép tắc luân lý
xã hội, như vậy mọi người trở về với đạo "nhân" và trở thành chính danh. Lễ
với nhân quan hệ rất mật thiết: nhân là chất, là nội dung cịn lễ là hình thức
biểu hiện của nhân, khơng có nhân thì lễ chỉ là cái hư văn, sáo rỗng.
Trong triết học của Khổng tử, các phạm trù: nhân, lễ, trí, dũng, chính
danh định phận có nội dung rất phong phú, thống nhất với nhau và có trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó mà giải đáp những vấn đề đặt ra của
lịch sử, đây là thành quả rực rỡ nhất trong triết lý nhân sinh của ông. Bên cạnh
đó, học thuyết triết học Khổng tử luôn chứa đựng mâu thuẫn, giằng co, đan
xen giữa những yếu tố duy vật vô thần với những yếu tố duy tâm, giữa những
tư tưởng tiến bộ với những quan điểm bảo thủ, phản ánh tâm trạng bị giằng xé
của ông trước những biến chuyển của thời cuộc.
b-Triết học Mạnh tử.
11


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận môn học

Vào thời Chiến quốc, Mạnh tử đã phát triển quan điểm duy tâm trong
triết học Khổng tử thành hệ thống triết học duy tâm Nho giáo, trong đó Mạnh
tử đã phát triển tư tưởng "thiên mệnh" của Khổng tử và đẩy thế giới quan tới
đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm, cho rằng vũ trụ, vạn vật tồn tại trong ý thức

chủ quan và trong quan niệm đạo đức Trời phú cho con người. Tư tưởng chủ
yếu nhất trong học thuyết của Mạnh tử là triết lý nhân sinh mà trọng tâm là
học thuyết về "tính thiện". Ơng cho rằng, bản tính con người ta là thiện, những
khi làm điều bất thiện chẳng qua là học theo tư dục của mình. Lý giải về tính
thiện, ơng cho rằng tính thiện của con người được biểu hiện ở bốn đức lớn:
nhân, lễ, nghĩa, trí, bắt nguồn từ tứ đoan, bốn đầu mối của thiện là trắc Èn, u
tố, từ nhượng, thị phi. Trắc Èn là đầu mối của nhân, u tố là đầu mối của nghĩa,
từ nhượng là đầu mối của lễ và thị phi là đầu mối của trí. Thiện đoan là bản
chất vốn có của con người do Trời phú, nếu biết ni dưỡng, khuyếch đại
thiện đoan thì như lửa bắt đầu cháy, suối bắt đầu chảy, mỗi ngày một lớn
mạnh. Người có tính thiện biết giữ phần quý, bỏ phần hèn, giữ cái cao đại, bỏ
cái ti tiện thì có thể trở thành thánh nhân.
Về những vấn đề chính trị xã hội, trên nền tảng thế giới quan duy tâm,
Mạnh tử đã tuyên truyền cho chủ nghĩa thần quyền, theo đó, chính quyền là do
Trời ban cho và thông qua vua chúa hiền minh để thực hiện ý chí của trời;
thành nhân là động lực thúc đẩy lịch sử phát triển. Xã hội có hai hạng người,
người lao tâm và người lao lực, hạng thứ nhất là lo trị dân, hạng thứ hai phải
phục tùng và làm việc nuôi sống hạng thứ nhất, sự đối lập giữa hai hạng người
là trật tự hợp lý, vĩnh viễn.
Bên cạnh những quan điểm tiêu cực trên, Mạnh tử lại có một phát triển
quan trọng tư tưởng "nhân trị" của Khổng tử, ơng đề ra tư tưởng "nhân chính"
12


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận môn học

trong phương pháp trị nước. Theo ông, việc chăm dân, trị nước là vì nhân
nghĩa chứ khơng vì lợi, đặc biệt ơng có tư tưởng dân quyền rất độc đáo: dân vi

quý, quân vi khinh, xã tắc thứ thi, tức là dân cịn quan trọng hơn vua. Tư
tưởng đó của ơng xuất phát từ học thuyết tính thiện, từ nhân nghĩa là đạo sống
của con người. Nó thực sự có ý nghĩa tiến bộ, phù hợp với nguyện vọng của
nhân dân lao động. Từ đó, Mạnh tử chủ trương một chế độ "bảo dân" theo đó
người cai trị lo cái lo của dân, vui cái vui của dân, cho dân sản nghiệp và phải
bảo vệ dân.
c-Triết học Tuân tử.
Tương phản với Mạnh tử, Tuân tử với quan điểm duy vật, đề cao "nhân
nghĩa" "lễ nhạc" "chính danh" nhìn nhận với thế giới quan duy vật cả về thế
giới và triết lý đạo đức, chính trị. Tuân tử đưa ra thế giới quan duy vật vô thần,
khẳng định tự nhiên có ba bộ phận: "Trời có bốn mùa, đất có sản vật, người có
văn trị". Tự nhiên là cơ sở hình thành và biến hố của vạn vật, quy luật biến
hố đó khơng thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Đạo trời luôn
diễn ra theo lý tự nhiên, nhất định không liên quan đến đạo người. Trời khơng
có ý thức gì cả, khơng quyết định được vận mệnh con người. Việc trị hay loạn,
lành hay dữ là do con người làm ra, đây là tư tưởng thể hiện rõ nét tính chất
duy vật vơ thần trong triết học của ơng. Theo ơng, nếu ý chí con người hành
động thuận theo trật tự của giới tự nhiên thì sẽ hạnh phúc, trái lại thì sẽ gặp tai
hoạ. Ông cho rằng: trời có thiên chức của trời, người có thiên chức của người,
từ đó ơng đề ra học thuyết con người có thể cải tạo được tự nhiên, cho rằng
con người không thể chờ tự nhiên ban phát một cách bị động mà phải vận
dụng tài trí, khả năng của mình, dựa vào quy luật tự nhiên mà sáng tạo ra

13


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận môn học


nhiều của cải để phục vụ cho đời sống con người. Ơng chủ trương sửa việc trị
nước, giáo hố đạo đức lễ nghĩa làm cho xã hội tiến bộ, văn minh hơn.
Như vậy, trong quan điểm về thế giới, Tuân tử là nhà triết học duy vật
triệt để, khẳng định tính quy luật phát triển khách quan của tự nhiên và khắc
phục những thiếu sót của các quan điểm mục đích luận, định mệnh luận của
các nhà triết học trước đó, bên cạnh đó ơng giải quyết một cách đúng đắn quan
hệ giữa con người và tự nhiên.
Về nhận thức con người, Tuân tử cũng đã xây dựng học thuyết vỊ nhận
thức trên nền tảng duy vật. Ơng khẳng định: con người có đủ năng lực để nhận
thức sự vật bên ngoài và quy luật của sự vật. Quá trình nhận thức bắt đầu từ
kinh nghiệm cảm quan, thơng qua hoạt động của khí quan tư duy "tâm" mà
nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về sự vật. Tâm có khả năng tổng hợp, phân
tích, trừu tượng hố, khái quát hoá những cảm giác do các quan năng đem lại.
Hoạt động của tâm phải lấy sự hoạt động của thiên quan làm cơ sở. Như vậy
ông đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ biên chứng giữa nhận thức cảm tính
và nhận thức lý tính trong q trình nhận thức. Tuy nhiên, ơng đã q phóng
đại vai trị của tâm trong q trình nhận thức coi nó như một chủ thể độc lập
nên nhận thức luận của ông mạng tính chất hạn hẹp và có khuynh hướng duy
tâm.
Về lơ gíc học, ơng đã trình bày một cách duy vật sự hình thành danh từ
và khái niệm, cho rằng khái niệm là sự phản ảnh sự vật khách quan từ bên
ngồi vào con người. Ơng chỉ rõ danh là để chỉ thực, mang tính quy ước, được
mọi người thừa nhận, lấy đó làm chuẩn mực. Để tránh loạn danh thực, con
người phải tuân theo quy ước chung đó và vua phải dùng pháp luật quyền thế
14


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận mơn học


mà quy định danh, phận rõ ràng. Đây chính là nền móng cho các lý luận về
pháp trị về sau này.
Trong quan điểm về nguồn gốc chế độ xã hội , ông cho rằng con người
khác động vật ở chỗ có tổ chức xã hội và sinh hoạt xã hội theo tập thể. Theo
ơng, sở dĩ lồi người có sinh hoạt xã hội là vì sinh tồn địi hỏi con người ta cần
có sự liên hệ, trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau một cách tự nhiên và tất yếu. Mặt
khác thông qua xã hội mới kết hợp được sức mạnh chung để chinh phục tự
nhiên, chế ngự và chiến thắng vạn vật, bảo đảm sự sinh tồn của mình. Nhưng
để tránh sự rối loạn giữa các thành viên tất yếu phải có thể chế Nhà nước, do
đó mà Nhà nước ra đời và trật tự lễ nghĩa của xã hội phong kiến và chế độ
đẳng cấp là không thể thiếu để duy trì trật tự sinh hoạt xã hội. Như vậy, thực tế
Tuân tử đã thừa nhận tính hợp lý của chế độ đẳng cấp đương thời.
d-Kết luận
Tóm lại: Nho giáo mà đại diện là ba nhà triết học: Khổng tử, Mạnh tử và
Tuân tử đã xây dựng được một trường phái triết học lớn, có ảnh hưởng sâu
rộng đến xã hội Trung quốc cổ đại cũng như trong suốt q trình lịch sử của
Trung quốc. Trong đó, Khổng tử với vai trò là nhà sáng lập đã tạo ra một nền
tảng triết học nhân sinh độc đáo được cả Mạnh từ và Tuân tử kế thừa và phát
triển. Triết học Mạnh tử tuy còn mang yếu tố duy tâm thần bí, nhưng có nhiều
mặt tích cực tiến bộ, đặc biệt trong học thuyết chính trị xã hội với tư tưởng
"nhân chính" " bảo dân". Triết học Tuân tử tuy còn mạng nhiều yếu tố duy
tâm khi lý giải những vấn đề xã hội, vẫn là triết học duy vật tiến bộ trong thời
kỳ Trung quốc cổ đại.

15


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin


Tiểu luận môn học

Tài liệu tham khảo
[1]-Triết học - Dùng cho nghiên cứu sinh và cao học không chuyên ngành triết
học - tập 1,2,3 - Bộ GDĐT- NXB Chính trị quốc gia - Hà nội 1997.
[2]-Kinh dịch- đạo của người quân tử. Nguyễn Hiến Lê - Nhà xuất bản văn
học 1994.

16


Mai Văn Phú - Lớp Công Nghệ Thông Tin

Tiểu luận môn học

Mục lục
1. Lời mở đầu………………………………………………. Trang 1
2. Phần 1: Phân tích tư tưởng triết học của thuyết Âm dương
Ngũ hành .…………………………….………………… Trang 3
3. Phần 2: Trình bày và đánh giá các quan điểm triết họcxã hội
của Nho giáo …………….. ………………………………..Trang 7
4. Tài liệu tham khảo………………………………………..Trang 15

17



×