Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ đông lạnh nhanh iqf và lựa chọn dây chuyền sản xuất iqf tại công ty nafoods nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.85 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

ĐỀ TÀI:
LIÊN HỆ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CÔNG NGHỆ
VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ TẠI CƠNG TY NAFOODS NGHỆ AN

Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Lớp HP: H2102CEMG2911
GVHD: Trịnh Thị Nhuần


Hà Nội, 2021

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................4
PHẦN I: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN................................................................5
1.1. Hoạch định cơng nghệ là gì?....................................................................5
1.2. Lựa chọn thiết bị là gì?.............................................................................5
PHẦN II: LIÊN HỆ CƠNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CƠNG NGHỆ VÀ
LỰA CHỌN THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY NAFOODS NGHỆ AN...............7
2.1. Giới thiệu công ty......................................................................................7
2.2. Hoạch định công nghệ..............................................................................8
2.2.1. Xác định nhu cầu công nghệ..............................................................8
2.2.2. Công nghệ/Thiết bị được lựa chọn....................................................9
2.2.2.1. Công nghệ cấp đông nhanh IQF....................................................9
2.2.2.2. Dây chuyền sản xuất IQF.............................................................11
2.2.3. Cơ sở lựa chọn...................................................................................14


2.2.3.1. Tính phù hợp................................................................................14
2.2.3.2. Chi phí..........................................................................................16
2.2.3.3. Nhân lực sử dụng.........................................................................16
2.2.3.4. Tính thích ứng..............................................................................17
2.2.3.5. Sự sẵn có của phụ tùng thay thế và các hỗ trợ kỹ thuật...............18
2.2.3.6. Tác động tới môi trường..............................................................18
2.3. Một số hoạch định liên quan..................................................................18
2


2.3.1. Thời gian mua, lắp đặt.....................................................................18
2.3.2. Số lượng mua....................................................................................19
2.4. Thực trạng sản xuất hiện tại sau khi áp dụng công nghệ đông lạnh
nhanh IQF.......................................................................................................19
PHẦN III: TỔNG KẾT....................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Logo của Nafoods Group
Hình 2.2: Dây chuyền cấp đơng tại nhà máy Nafoods.

7
12

Hình 2.3: Một số sản phẩm đông lạnh bằng công nghệ & dây chuyền IQF của
Nafoods.

12

Hình 2.4: Chứng nhận Halal.


13

Hình 2.5: Chứng nhận BRC.

14

Hình 2.6: Tiêu chuẩn Global Gap.

14

Hình 2.7: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của Nafoods

19

Hình 2.8: Doanh thu và lợi nhuận rau củ quả đơng lạnh IQF của Nafoods

20

Hình 2.9: Doanh thu và lợi nhuận nhóm sản phẩm rau củ quả đông lạnh IQF của
Nafoods

21

3


MỞ ĐẦU
Có nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp có thể sản xuất ra một loại sản phẩm.
Tương ứng với mỗi cách đó là những cơng nghệ, thiết bị khác nhau. Những cơng nghệ,

thiết bị lại có vai trị quan trọng trong quyết định chất lượng, đặc tính, sự khác biệt v.v.
của sản phẩm cũng như về mặt thời gian, cơng suất, chi phí sản xuất sản phẩm đó của
các doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy rằng việc lựa chọn cơng nghệ, thiết bị nào để sản xuất sản
phẩm có ý nghĩa lớn trong sản xuất hàng hóa. Và thực tế là một hoạt động quan trọng
trong nội dung quản trị sản xuất tại doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp không những sử
dụng công nghệ, thiết bị để sản xuất sản phẩm, mà cơng nghệ, thiết bị đó cịn cần phải
có tính phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp đó v.v.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm đã thực hiện tìm hiểu để tài:
“Liên hệ cơng tác hoạch định công nghệ đông lạnh nhanh IQF và lựa chọn dây
chuyền sản xuất IQF tại Công ty Nafoods Nghệ An”.
Mục tiêu của đề tài:
-

Tìm hiểu cơng tác hoạch định cơng nghệ và lựa chọn thiết bị sản xuất tại công ty
đã diễn ra như thế nào?

-

Thực tế hiện nay tại công ty đang sử dụng loại công nghệ, thiết bị gì?

-

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn cơng nghệ, thiết bị đó của cơng
ty?
Phương pháp nghiên cứu: Nhóm thực hiện đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu

định tính. Trong đó, nhóm thu thập các bài viết, bài báo, tạp chí, báo cáo v.v. có liên
quan đến nội dung nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó sàng lọc, phân tích và
tổng hợp lại trong bài của mình.

Những nội dung chính (khơng gồm Phần mở đầu) trong bài gồm có 3 phần:
Phần I: Lý thuyết liên quan
Phần II: Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại Công ty
Nafoods hiện nay
Phần III: Tổng kết
Hạn chế của bài: Mặc dù đã rất cố gắng song bài làm không thể tránh khỏi những
hạn chế, sai sót. Trong thời gian ngắn, nhóm khơng thể tiến hành khảo sát thực tiễn tại
4


nhà máy nên mọi thông tin trong bài được thu thập từ nguồn thứ cấp. Các yếu tố ảnh
hưởng tới cơng tác hoạch định chỉ được xem xét, tìm hiểu một cách định tính cũng là
hạn chế của bài.
Rất mong cô và các bạn thông cảm. Chân trọng cảm ơn!

5


PHẦN I: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1. Hoạch định công nghệ là gì?
Cơng nghệ được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những phương thức, những quy trình
được sử dụng để chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm dịch vụ. Một cách đầy đủ,
công nghệ bao gồm bốn thành phần sau:
-Phương tiện hữu hình: máy móc, thiết bị, cơng cụ dụng cụ và những yếu tố vật chât
hữu hình khác để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm và dịch vụ.
-Con người: người vận hành, quản lý, kiểm soát các phương tiện sản xuất.
-Phương thức tổ chức: cách tổ chức, kết hợp nguồn lực con người và thiết bị để đạt
hiệu quả sử dụng cao nhất.
-Thông tin: bao gồm các thơng tin về tính năng kĩ thuật của các phương tiện sản xuất,
các bước cơng nghệ, quy trình vận hành, lịch bảo dưỡng, những hư hỏng thường gặp,

những kĩ năng vận hành cần thiết, các chuẩn mực về kết quả, nhu cầu nguyên vật
liệu…
Hoạch định công nghệ là việc lựa chọn công nghệ phù hợp, xây dựng các kế hoạch,
công nghệ chi tiết và lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp với công nghệ đã được xác
định để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ đã được thiết kế.
1.2. Lựa chọn thiết bị là gì?
Thiết bị là một thuật ngữ chỉ nhiều loại dụng cụ và máy móc sử dụng trong quá
trình sản xuất. Bản chất của thiết bị là kỹ thuật, dựa vào một hay nhiều loại công nghệ.
Sau khi lựa chọn cơng nghệ và quy trình sản xuất, cần tiến hành lựa chọn thiết bị
phù hợp. Việc lựa chọn thiế bị cần bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi: Khi nào mua thiết
bị? Mua những thiết bị gì? Những yêu cầu đặt ra khi mua thiết bị là gì?
1.3. Các yêu cầu khi mua thiết bị và công nghệ
Mua thiết bị và công nghệ bao gồm việc lựa chọn thiết bị/công nghệ, lựa chọn nhà
cung cấp, đàm phán ký hợp đồng, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt và vận hành thử. Trên thị
trường có rất nhiều loại thiết bị có thể tính năng đáp ứng được nhu cầu của doanh
nghiệp nhưng trên thực tế, lựa chọn thiết bị phù hợp không đơn giản. Doanh nghiệp
cần xác định các tiêu chí cụ thể để làm căn cứ cho lựa chọn của mình. Một số yếu tố
cần quan tâm khi lựa chọn thiết bị/công nghệ như sau:

6


-

Tính phù hợp: Thiết bị/cơng nghệ phải phù hợp với các yêu cầu đầu ra của sản
phẩm, các lựa chọn quy trình sản xuất, cơng suất và chiến lực phát triển của
doanh nghiệp.

-


Chi phí: Chi phí khơng chỉ là bao gồm giá mua mà bao gồm cả chi phí lắp đặt,
phí huấn luyện và vận hành thử. Chi phí nằm trong khả năng tài chính của
doanh nghiệp.

-

Nhân lực sử dụng: Mức độ sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào chủ trương của
doanh nghiệp và phải phù hợp với tình hình và trình độ nhân lực của địa
phương. Đơi khi các thiết bị đơn giản đòi hỏi sử dụng nhiều nhân lực lại có chi
phí vận hành thấp và hiệu quả hơn những bị hiện đại cần ít lao động nhưng chi
phí vận hành cao.

-

Yêu cầu về nguyên liệu: Nên lựa chọn các thiết bị sử dụng nguyên vật liệu có
sẵn ở địa phương. Chi phí về ngun vật liệu sử dụng cũng là yếu tố cần tính tới
khi lựa chọn thiết bị/cơng nghệ.

-

Tính thích ứng: Phải đảm bảo thiết bị hoạt động tốt trong điều kiện của địa
phương nơi đặt nhà máy như độ ẩm, nhiệt độ, điện thế sử dụng và các yếu tố
khác. Cần kiểm tra kỹ các điều kiện này trước khi đặt hàng. Nếu cần, phải yêu
cầu nhà cung cấp sửa đổi cho phù hợp.

-

Sự sẵn có của phụ tùng thay thế và các hỗ trợ kỹ thuật: Nên chọn các thiết bị có
phụ tùng thay thế được chuẩn hóa, dễ mua, hoặc dễ gia công chế tạo ở địa
phương. Doanh nghiệp cũng nên mua thiết bị/cơng nghệ từ nhà cung cấp có uy

tín, có chính sách bảo hành tốt, có đội ngũ nhân viên hỗ trợ kỹ thuật giỏi.

-

Tác động tới môi trường: Lưu ý các tác động tới môi trường khi chọn mua thiết
bị/ cơng nghệ (tiếng ồn, khí thải, nước thải…)

7


PHẦN II: LIÊN HỆ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ
LỰA CHỌN THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY NAFOODS NGHỆ AN
2.1. Giới thiệu cơng ty

Hình 2.1: Logo của Nafoods Group
Ngày 26/08/1995, Công ty TNHH Thành Vinh – tiền thân của Công ty cổ phần
Nafoods Group được thành lập.
Hai mười lăm năm hình thành và phát triển, từ ước vọng là cơng ty kinh doanh về
nước ngọt, Công ty TNHH Thành Vinh đã vươn mình trở thành doanh nghiệp hàng
đầu Việt Nam trong việc chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nước ép trái cây, rau củ
quả đông lạnh, trái cây sấy, các loại hạt và quả tươi; được biết đến rộng rãi trên thị
trường trong nước, ngoài nước với cái tên Công ty cổ phần Nafoods Group.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Nafoods là sản xuất, xuất khẩu và phân phối các
sản phẩm về nước ép trái cây và rau củ quả. Nafoods chuyên về nước ép trái cây/NFC,
xay nhuyễn, cô dặc, IQF và trái cây tươi. Công ty cung cấp hơn 13.300 tấn trái cây
tươi và chế biến hàng năm từ nông dân ở các vung khác nhau ở Việt Nam bao gồm
Tây Nguyên, Tây Bắc và các vùng duyên hải Bắc Trung Bộ.
Từ năm 1998, do làn sóng cạnh tranh dữ dội từ các thương hiệu nước ngồi như
Pepsi, Coca Cola… cơng ty đã chuyển hướng sang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
với việc thành lập nhà máy sản xuất chế biến rau quả tại tỉnh Nghệ An (2003).

Trải qua nhiều khó khăn với việc phát triển sản phẩm dứa, tới năm 2009 công ty đã
phát triển sản phẩm nước ép chanh leo. Sản phẩm đã mang lại thành công lớn cho
công ty trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Từ đó cơng ty liên tục phát triển các
8


dịng sản phẩm và mở rộng quy mơ thị trường, đầu tư cho công nghệ dây chuyền sản
xuất.
Đến ngày 29/06/2010, Cơng ty chuyển đổi sang mơ hình hoạt động CTCP, đổi tên
thành CTCP Thực phẩm Choa Việt. Sau đó, cơng ty đổi tên thành CTCP Nafoods
Group.
Với những thành công đã gặt hái được, năm 2019 công ty đã kêu gọi thành công 8
triệu USD vốn đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi IFC – thành viên của Ngân hàng thế giới và
gần 500.000 USD vốn đầu tư vào cổ phiếu phổ thông của Endurance Capital Vietnam
I Limited – nhằm nâng cao công suất chế biến trái cây, mở rộng thị trường xuất khẩu
và phát triển hơn nữa mảng kinh doanh giống cây ăn quả mới. Bên cạnh đó năm 2019
cũng là năm đánh dấu sự thành công của Nafoods trong lĩnh vực sản xuất giống chanh
leo khi là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp quyền bảo hộ 3 giống chanh leo
thương hiệu Nafoods: Đài Nông 1, Quế Phong 1 và Bách Hương 1.
Từ cuối năm 2019, Nafoods chính thức thử nghiệm bán lẻ thương mại điện tử tại
thị trường nội địa. Nafoods ln khơng ngừng tìm tịi để đa dạng hóa sản phẩm tự
nhiên, có giá trị dinh dưỡng vẹn nguyên, chất lượng cao.
Tính đến nay, Nafoods chiếm hơn 80% sản lượng nước chanh leo cô đặc sản xuất
tại Việt Nam với vùng nguyên liệu rộng khoảng 30.000 ha trải dài khắp các vùng miền
và các nước láng giềng. Trên thị trường quốc tế, sản phẩm chanh leo của Nafoods đã
chinh phục được những thị trường khó tính nhất như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Úc… cung cấp khoảng 8% sản lượng chanh leo cô đặc trên thế giới và là nhà
cung cấp chanh leo cô đặc lớn nhất Châu Á.
2.2. Hoạch định công nghệ
2.2.1. Xác định nhu cầu công nghệ

Tổng nhập khẩu rau quả đông lạnh của châu Âu đã tăng trung bình hàng năm là 5%
về giá trị và 3% về khối lượng kể từ năm 2013, đạt 5,5 tỷ euro hay 4,7 triệu tấn trong
năm 2017.
EU là thị trường nhập khẩu rau quả hàng đầu thế giới. Mặc dù lượng rau quả nhập
khẩu của EU chiếm khoảng 50% nhập khẩu rau quả thế giới, nhưng lượng rau quả
nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 0,08% lượng nhập khẩu của
EU.

9


Trong số các nước EU, thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là Hà
Lan, Anh, Pháp, Đức, Italia và Thụy Sĩ. Trong đó, đứng đầu là xuất khẩu sang Hà Lan,
chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả nói chung của Việt Nam.
Việc nhập khẩu nơng sản vào thị trường EU chủ yếu thông qua Hà Lan do Hà Lan
được coi là cửa ngõ để vào thị trường EU đối với các mặt hàng rau quả. Vì vậy, các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn xuất khẩu vào EU cần có kế hoạch nghiên
cứu và tiếp cận các nhà nhập khẩu, các kênh phân phối và hệ thống bán lẻ ở Hà Lan để
có thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu các mặt hàng rau quả vào Hà Lan và qua đó
vào EU. Bện cạnh đó, Việt Nam cịn rất nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Bắc và
Tây Âu và các nước thành viên Đông Âu mới.
Mặc dù việc xuất khẩu các mặt hàng nơng sản sang châu Âu có rất nhiều tiềm năng
nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. Để đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tránh gây hại cho môi trường, EU hạn chế sử dụng
một số loại hóa chất nhất định. Sản phẩm nhập khẩu vào EU sẽ phải tn theo các quy
định về kiểm sốt chính thức. Những hoạt động kiểm soát này được thực hiện nhằm
đảm bảo rằng tất cả thực phẩm nhập khẩu vào thị trường EU an tồn và có chất lượng
tốt đến tay người tiêu dùng.
Vào thời điểm đó Việt Nam vẫn chưa có công nghệ bảo quản trái cây tươi kéo dài
thời gian (1 đến 2 tháng) sau thu hoạch nên chỉ có thể xuất khẩu được số lượng ít trái

cây tươi bằng tàu thuỷ sang một số nước châu Á gần Việt Nam và một số rất ít trái cây
bằng máy bay sang một số nước châu Âu.
Công nghệ sau thu hoạch cịn rất kém và đã có rất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực
này được chuyển giao đến nông dân. Việc thu hái, sơ chế bảo quản vẫn tiến hành thủ
cơng là chính, cơng nghệ bảo quản và phương tiện vận chuyển còn thiếu, lạc hậu dẫn
đến chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 2530%.
Về vận chuyển, Việt Nam vẫn còn thiếu các thiết bị vận chuyển lạnh như tàu lạnh
hoặc container có thiết bị làm lạnh nên đã ảnh hưởng khơng ít tới khả năng xuất khẩu
khối lượng lớn đến các thị trường xa. Ngồi ra, vẫn cịn hiện tượng sử dụng các hóa
chất độc hại, khơng rõ nguồn gốc trong chế biến, bảo quản rau quả tươi.
Thấy được tiềm năng của việc xuất khẩu trái cây sang các nước châu Âu và sự hạn
chế của công nghệ bảo quản trái cây thời điểm đó, Nafoods đã nghiên cứu và thấy rằng
10


để trái cây được xuất khẩu sang nước ngoài với chất lượng tốt nhất thì cần phải có
cơng nghệ đơng lạnh nhanh. Trái cây khi được đơng lạnh có thể bảo quản được lâu
hơn và trong một thời gian dài vẫn giữ được chất dinh dưỡng cũng như giá trị của sản
phẩm. Để sản phẩm đạt được các yêu cầu khi nhập khẩu vào EU và đến tay người tiêu
dùng với chất lượng tốt nhất Nafoods đã lựa chọn công nghệ đông lạnh nhanh IQF.
Công nghệ này rất phù hợp với chiến lược phát triển của Nafoods sản xuất ra các sản
phẩm chất lượng tốt, có giá trị dinh dưỡng cao.
2.2.2. Công nghệ/Thiết bị được lựa chọn
2.2.2.1. Công nghệ cấp đơng nhanh IQF
a. Cấp đơng IQF là gì?
Cơng nghệ cấp đông IQF là một phương pháp cấp đông tiên tiến được Nafoods áp
dụng trong quy trình sản xuất thực phẩm của mình. Cơng nghệ cấp đơng IQF
(Individual Quickly Freezer - Cấp đông nhanh từng cá thể) là hệ thống cấp đông siêu
tốc từng sản phẩm rời. Công nghệ này làm đông sản phẩm bằng cách cho các loại thực
phẩm tiếp xúc với khơng khí lạnh trên băng chuyền chuyển động chậm và nhiệt độ

giảm dần đều.
Khơng khí lạnh dùng để cấp đơng là khơng khí đối lưu cưỡng bức tốc độ lớn nên
có thể làm lạnh trực tiếp cực nhanh. Ngồi ra, sản phẩm cấp đơng IQF giữ được độ
lạnh lâu nhờ vỏ buồng cách nhiệt được bọc hai lớp inox poyurethan ít gây thất thốt
nhiệt.
Tốc độ di chuyển của băng chuyền và nhiệt độ cấp đơng đều có thể điều chỉnh
được. Tốc độ băng chuyền thì có thể thiết lập dựa theo tính chất, hình dáng, trọng
lượng của sản phẩm. Tốc độ này cũng có thể phụ thuộc vào u cầu của thành phẩm.
Cịn nhiệt độ cấp đơng thì có thể tuỳ chỉnh từ -35oC đến -43oC.
b. Vì sao cần sản phẩm cấp đông IQF?
Công nghệ cấp đông IQF là phương pháp đóng băng sản phẩm rời phổ biến nhất
trên thị trường. Đây là một công nghệ nổi tiếng và hiệu quả được sử dụng để làm lạnh
nhanh các sản phẩm nơng sản nói chung như rau củ quả, trái cây, thịt, cá, hải sản, các
sản phẩm từ tinh bột và sữa v.v. Là phương pháp phổ biến nhất để đóng băng từng
miếng riêng lẻ của các mặt hàng thực phẩm nhỏ để đạt được sản phẩm IQF chất lượng

11


cao, trông tự nhiên ngay cả sau khi rã đông, rời và dễ làm việc hơn thay vì một cục lớn
đông lạnh.
Việc cấp đông sản phẩm bằng IQF sẽ giúp giữ được sản phẩm tươi ngon trong thời
gian dài. Góp phần vào việc bảo quản thực phẩm mà vẫn giữ được mùi vị, màu sắc,
hình dáng sản phẩm. Đặc biệt với những sản phẩm có số lượng lớn và địi hỏi yêu cầu
an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe thì IQF chính là sự lựa chọn hồn hảo để bảo quản
thực phẩm.
Nói chung, cơng nghệ cấp đơng nhanh IQF giúp sản phẩm của Nafoods đạt được
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Châu Âu (BRC) - thị trường mà rau củ quả đông
lạnh của Nafoods hướng đến - khoảng 85% sản phẩm IQF của Nafoods được xuất
khẩu sang thị trường này.

c. Ưu điểm của sản phẩm đông lạnh sử dụng cơng nghê IQF của Nafoods
Thứ nhất. Giữ được hình dáng tự nhiên của sản phẩm.
Vì các sản phẩm được cấp đông một cách riêng lẻ nên chúng vẫn tách biệt ngay cả
khi đã đông lạnh. Đây là điểm khác biệt của sản phẩm cấp đông IQF của Nafoods so
với các sản phẩm đơng lạnh khác. Chính vì ưu điểm này mà sản phẩm đông lạnh IQF
của Nafoods mới giữ ngun được hình dáng của mình sau khi rã đơng.
Thứ hai. Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc bảo quản lạnh các loại nơng sản sau khi thu hoạch ngồi những lợi ích về kinh
tế thì cịn có ích lợi trực tiếp với người tiêu dùng. Đó là vệ sinh an tồn thực phẩm.
Sản phẩm đơng lạnh IQF của Nafoods với yêu cầu khắt khe đảm bảo được vệ sinh
an toàn thực phẩm từ khâu sơ chế đến đóng gói thành phẩm. Việc làm lạnh nhanh
trong môi trường vô trùng cũng hạn chế được sự tiếp xúc của các loại vi khuẩn, virus
so với các cách làm lạnh truyền thống. Nhờ vậy mà hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn
và nâng cao tính an tồn cho sản phẩm.
Thứ ba. Chất lượng sản phẩm được tối ưu.
Ngồi giữ ngun được hình dạng, màu sắc, kết cấu của rau củ quả trái cây là
những gì có thể nhìn thấy bên ngồi, sản phẩm đông lạnh IQF của Nafoods cũng giữ
được cả những cái cốt lõi bên trong của thực phẩm. Đó chính là hương vị và chất dinh
dưỡng.
Sản phẩm đông lạnh IQF của Nafoods vẫn giữ nguyên được mùi vị và hương thơm
tươi ngon tự nhiên của nông sản. Bên cạnh độ tươi ngon là hàm lượng dinh dưỡng bên
12


trong thực phẩm. Chẳng ai lại muốn tiêu thụ thực phẩm khơng có lợi cho sức khoẻ. Vì
vậy dù dùng sản phẩm đơng lạnh thì khách hàng cũng mong muốn sản phẩm đó vẫn
cịn các chất dinh dưỡng bên trong.
Thứ tư. Tăng cao năng suất.
Vì thời gian làm lạnh của IQF nhanh (chỉ từ 70 đến 100 giây) nên năng suất sản
xuất của hệ thống này cũng cao hơn. Nhờ vậy mà nhà máy Nafoods tại Nghệ An đạt

công suất 2900 tấn sản phẩm IQF/năm – Theo báo cáo thường niên của Nafoods, 2018
– (tức khoảng 7.95 tấn sản phẩm mỗi ngày hay khoảng 0.33 tấn sản phẩm mỗi giờ).
2.2.2.2. Dây chuyền sản xuất IQF
a. Nguyên lý hoạt động của công nghệ IQF
Các sản phẩm, nguyên liệu đi trên băng tải của dây chuyền di chuyển qua các khe
gió thổi tốc độ lớn, các khe gió thổi từ trên xuống để làm lạnh sản phẩm trên băng và từ
dưới lên để làm lạnh băng truyền. Gió thổi tạo nên hiệu ứng Coanda (một hiện tượng
vật lý được nhà khí động học tên Henri Coan đã khám phá ra) giúp cho khí lạnh tiếp
xúc với tất cả bề mặt của các loại sản phẩm để được đông nhanh và đều. Sản phẩm ở
đầu ra của băng truyền đạt mức nhiệt -18oC.
Dây truyền này cũng sử dụng các nguyên lý:
-

Sử dụng môi chất NH3 và băng chuyền để cấp đông.

-

Ứng dụng phương pháp bơm để cấp dịch cho dàn lạnh.

-

Thêm vào bước tái đông sau cấp đông.

-

Xả băng dàn lạnh của băng chuyền cấp đơng và tái đơng bằng nước.

-

Dùng khí nén để làm khơ băng chuyền.


b. Đặc tính cơng nghệ của dây chuyền cấp đông IQF
Cấu tạo: IQF hoạt động dựa trên thiết kế băng chuyền, cấp đông và tái đông. Băng
chuyền được làm bằng các tấm phẳng, được thiết kế và lắp đặt với vai trị giúp cấp
đơng nhanh sản phẩm.
Dây chuyền hoạt động dựa trên nguyên lý khí động học do vậy sản phẩm sẽ được làm
lạnh đều và khơng bị hao hụt.
Quy trình cấp đơng IQF: Tiền xử lý Cấp đơng nhanh, đóng gói và bảo quản.
-

Phương pháp cấp đơng dạng tầng sơi, q trình cấp đơng thực hiện theo 3 giai
đoạn: giai đoạn làm lạnh nhanh, làm lạnh bề mặt và làm lạnh sâu hiệu quả tối
ưu.
13


-

Nhiệt độ sản phẩm đầu ra: -18oC.

-

Sản phẩm được cấp đông nhanh ở nhiệt độ khoảng -30oC ~ -40oC.

-

Chất làm lạnh: R22, R474, NH3¬.

Đặc điểm kỹ thuật: Kích thước: 10500 x 4300 x 3750 (mm); Điện áp: 380V/ 3 pha.


Nguồn: Nafoods
Hình 2.2: Dây chuyền cấp đơng tại nhà máy Nafoods.
c. Ưu điểm của dây chuyền cấp đông IQF
-

Thời gian cấp đơng nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

-

Đa dạng hóa sản phẩm cấp đông.

-

Liên tục hoạt động trong thời gian dài. Thời gian rã đơng có thể lên tới 20 giờ,
tùy theo yêu cầu sản xuất.

-

Kết cấu hợp lý, hình thức đẹp; độ bền, tuổi thọ cao; vận hành và bảo trì đơn
giản.

-

Tối ưu thiết kế: Được thiết kế với sức gió mạnh và đều ở 2 mặt sản phẩm; Cơng
suất có thể điều chỉnh.

-

Tiết kiệm điện năng tiêu thụ.


-

Vận hành - Bảo trì - Bảo dưỡng dễ dàng.

-

Vệ sinh đơn giản.

14


Nguồn: Nafoods
Hình 2.3: Một số sản phẩm đơng lạnh bằng công nghệ & dây chuyền IQF của
Nafoods.

d. Quy cách sản phẩm đông lạnh IQF của Nafoods
Các sản phẩm đông lạnh IQF của Nafoods đều được đóng gói theo tiêu chuẩn xuất
khẩu và dễ dàng cho người sử dụng. Cụ thể như sau:
-

Đóng trong thùng phuy thép, hộp carton và thùng nhựa có hai lớp đáy cho sản
phẩm xuất khẩu.

-

Đóng gói trong các túi 500g, 1kg, 2kg, 5kg và bọc hộp bên ngoài cho các sản
phẩm bán lẻ.

-


Bảo quản trong kho lạnh -18oC.

-

Hạn sử dụng 24 tháng tính từ ngày sản xuất.

e. Các chứng chỉ mà sản phẩm đông lạnh IQF Nafoods đã đạt được
-

Chứng nhận Halal:

Chứng nhận cho biết sản phẩm khơng có bất cứ ngun liệu nào bị cấm theo luật
Hồi giáo. Hay nói cách khác thì các sản phẩm đạt chứng nhận Halal phù hợp cho tất cả
những người theo đạo hồi và phù hợp xuất đi các nước Hồi giáo hay có người đạo Hồi
sinh sống.

15


Nguồn: Nafoods
Hình 2.4: Chứng nhận Halal.
-

Chứng nhận Kosher:

Đây là chứng nhận cho biết thực phẩm đó hồn tồn đáp ứng các yêu cầu về ăn
uống của luật Do Thái. Nafoods với chứng nhận này thì có thể tự tin xuất khẩu đi các
nước có cộng đồng người Do Thái sinh sống.
-


Chứng nhận BRC:

BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh
Quốc cung cấp cho những nhãn hàng muốn xuất khẩu sang thị trường này. Tiêu chuẩn
BRC/IFS là một tiêu chuẩn an tồn thực phẩm khắt khe. Những cơng ty đạt được
chứng nhận này như Nafoods thì có thể xuất đi những thị trường khó tính chẳng hạn
Mỹ và châu Âu.

Nguồn: Nafoods
Hình 2.5: Chứng nhận BRC.
-

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 của Nafoods là tiêu chuẩn quốc tế mới về hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm. ISO 22000:2005 cam kết một nhà sản xuất áp dụng đủ các
nguyên tắc về an toàn chuỗi cung ứng thực phẩm theo các tổ chức quốc tế như
HACCP, CODEX, FAO, WHO.
-

Tiêu chuẩn Global Gap:

16


Chứng nhận Global Gap cho thấy được các sản phẩm đơng lạnh IQF của Nafoods
có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và an toàn. Đây cũng là chứng nhận cho biết Nafoods rất
quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và chăm lo cho người lao động của mình.

Nguồn: Nafoods

Hình 2.6: Tiêu chuẩn Global Gap.
Như vậy, có thể thấy giá trị mà công nghệ cấp đông IQF và dây chuyền IQF mang
lại cho Nafoods là rất lớn và rất có giá trị trong hoạt động sản xuất của mình. Khơng
những sản phẩm đạt chất lượng cao mà còn giúp Nafoods đạt năng suất cao, giảm chi
phí và đạt nhiều chứng nhận quan trọng là giấy thông hành cho xuất khẩu khẩu hàng
hóa.
2.2.3. Cơ sở lựa chọn
2.2.3.1. Tính phù hợp
-

Về chiến lược

Chiến lược phát triển sản phẩm của Nafoods từ trước tới nay vẫn ln hướng đến
sự an tồn và lợi ích sức khỏe của khách hàng. Vì thế Nafoods vơ cùng cẩn trọng trong
từng giai đoạn: từ lên nguồn nguyên liệu đến thiết kế kiểu dáng bao bì sản phẩm nhằm
đảm bảo sự an toàn tối đa cho người sử dụng. Ngồi ra, Nafoods tuyệt đối khơng sử
dụng những thành phần có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho tất cả sản phẩm của Nafoods hiện tại và tương lai.
Để đảm bảo chất lượng tuyệt vời của sản phẩm, Nafoods không ngừng nghiên cứu,
đầu tư cho các thiết bị và công nghệ hiện đại và tự hào rằng chúng tôi đang sở hữu
những dây chuyền sản xuất tiên tiến hàng đầu, bắt kịp công nghệ sản xuất hàng đầu
trên thế giới. Và công nghệ đông lạnh nhanh IQF mà Nafoods lựa chọn rất phù hợp
với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và đáp ứng được những yêu cầu cao nhất
về chất lượng sản phẩm.
17


-

Về chất lượng


Trái cây, rau quả muốn xuất khẩu vào thị trường các nước Liên minh châu Âu phải
đáp ứng các tiêu chuẩn về: an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm, kiểm dịch thực vật, kiểm
soát đối với thực phẩm biến đổi gen (GMO), kiểm soát sức khỏe thực vật, ghi nhãn
thực phẩm, tiếp thị cho rau quả tươi, truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm
trong

thực

phẩm.

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được đặt lên hàng đầu khi xuất khẩu vào thị
trường EU. Các mặt hàng trái cây và rau quả tươi xuất khẩu phải tuân thủ hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000, các ngun tắc phân tích mối
nguy hiểm và kiểm sốt điểm tới hạn (HACCP). HACCP thường là bước đầu tiên
hướng tới các chương trình an tồn thực phẩm nghiêm ngặt hơn như FSSC22000 hoặc
BRC. Đặc biệt, trái cây và rau quả xuất khẩu vào EU cần phải được chứng nhận bởi
GlobalGAP.
Để xuất khẩu các mặt hàng rau quả và trái cây tươi sang EU cần đáp ứng các quy
định mà EU đã thiết lập về mức độ dư lượng tối đa (MRL) cho thuốc bảo vệ thực vật
và các hóa chất khác đối với sản phẩm thực phẩm. Các sản phẩm thực phẩm bắt nguồn
từ rau quả, trái cây sẽ bị trục xuất khỏi thị trường EU nếu có chứa thuốc bảo vệ thực
vật bất hợp pháp hoặc lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư cao hơn so với giới hạn quy
định đặt ra.
Công nghệ cấp đông nhanh IQF giúp sản phẩm của Nafoods đạt được tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm của Châu Âu (BRC). Các sản phẩm IQF còn đạt chứng nhận tiêu
chuẩn ISO 22000:2005 và tiêu chẩn Global Gap. Việc đạt được các tiêu chuẩn này cho
thấy các sản phẩm IQF đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm để có thể
bán ở thị trường nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài đặc biệt là thị trường khó tính như

EU.
-

Về cơng suất

Nhà máy Naprod Nghệ An bao gồm 1 dây chuyền sản xuất nước trái cây cô đặc và
1 dây chuyền sản xuất IQF (đông lạnh nhanh). Công suất của nhà máy này là 5.000 tấn
nước ép cô đặc/năm và 2.900 tấn sản phẩm IQF/năm. Dây chuyền sản xuất IQF với
công nghệ đông lạnh nhanh và cơng suất trên 2000 tấn sản phẩm/năm có thể đáp ứng

18


được công suất sản xuất của nhà máy để đem lại sản lượng nhiều nhất có thể bán ra thị
trường.
2.2.3.2. Chi phí
Đối với nhà máy sản xuất Naprod Nghệ An, nhà máy đầu tiên của Nafoods sở hữu
công nghệ làm lạnh nhanh IQF, với nhu cầu xuất khẩu ra thị trường quốc tế là rất lớn
nên công ty lựa chọn lắp đặt hệ thống IQF có cơng suất lớn. Cụ thể:
-

Với Hệ thống IQF mức giá giao động từ 3,6 tỷ với loại máy lớn khả năng làm
lạnh có cơng suất 1000kg/h

-

Chi phí bảo trì + sửa chữa: 120 triệu /năm

-


Lắp đặt đường ống Nitơ lỏng từ bể chứa đến máy, chi phí bổ sung 520 triệu

=> Chi phí lắp đệm gia cố cho bồn chứa + Chi phí lắp đặt giao động 4 tỷ - 4.5 tỷ đối
với máy cơng suất lớn 1000kg/h, ngồi ra điện năng tiêu thụ cho hệ thống IQF của nhà
máy Nafoods Nghệ An với số lượng 1 máy dự tính khoảng 120 KW/h.
Hệ thống sàn bình thường sẽ bị hỏng do chênh lệch nhiệt độ quá lớn bởi hệ thống IQF
vì vậy hệ thống sàn nhà máy khu vực lắp đặt dây chuyền IQF cần được làm lại kiên cố
để đảm bảo không nứt vỡ khi hệ thống IQF đang sử dụng.
2.2.3.3. Nhân lực sử dụng
Để đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ khi tham gia vào quá trình
sử dụng cơng nghệ IQF tại doanh nghiệp, địi hỏi mức lao động có trình độ cao đẳng
và đại học rất lớn (theo số liệu 2020 của cơng ty):
-

Trình độ đại học và trên đại học 26.5%

-

Trình độ cao đẳng trung cấp công nghiệp 7.6%

-

Lao động phổ thông 63.2%

-

Sơ cấp và cơng nhân kỹ thuật 2.7%

Ngồi ra cịn liên kết với Công ty cổ phần Thực phẩm Nghệ An cung cấp thêm khả
năng gia công, chế biến các loại hoa quả

Cụ thể về yêu cầu nhân lực sử dụng trong dây chuyền IQF như sau: 
-

Với dây chuyền IQF cần khoảng 20 người làm việc


2 người giám sát



4 người điều khiển dây chuyền



6 người kiểm hàng tại vị trí băng truyền



4 người kiểm hàng khâu cuối và xếp hàng
19



-

4 người chuyển hàng

Nhà máy sản xuất Nafoods Nghệ An có 1 băng chuyền IQF và yêu cầu 20 nhân
sự trong đó bao gồm 6 nhân sự trình độ cao được đào tạo chuyên nghiệp và 14
nhân sự trình độ trung bình được đào tạo nghiệp vụ.


-

Đối với người giám sát và người điều khiển dây chuyền sản xuất cần có trình độ
cao được đào tạo bài bản về cách thức sử dụng và cách thức nghiệp vụ. Vị trí
giám sát yêu cầu trình độ cao đẳng trung cấp trở lên, vị trí điều khiển u cầu
trình độ đại học và trên đại học được công ty đào tạo chuyên nghiệp.

-

Đối với vị trí chuyển hàng và kiểm hàng cần trình độ trình độ trung bình và đào
tạo nghiệp vụ, vị trí khơng u cầu trình độ học vấn.

2.2.3.4. Tính thích ứng
-

-

Các đặc điểm của máy IQF:


Kích thước: 10500 x 4300 x 3750 (mm)



Năng suất (Kg/h) 500/600/750



Nguồn điện cung cấp: 3 Pha, 380V, 50Hz




Điện năng tiêu thụ: 110KW



Vật liệu chế tạo: Inox 304, và một số vật liệu khác.

Nafoods áp dụng cơng nghệ IQF trong quy trình sản xuất thực phẩm của mình
tại

nhà máy Nafoods Nghệ An. Dây chuyền IQF có một nhược điểm là nó rất đồ sộ và tốn
diện tích, nhưng cơng ty xem xét và kết luận rằng nhà máy hoàn toàn đủ sức chứa dây
chuyền. Hơn thế nữa, các điều kiện bên ngoài đều phù hợp. Cụ thể nhà máy Nafoods
tại Nghệ An có diện tích khoảng 5ha, các khoang sản xuất đều lắp quạt thông gió để
lưu thơng khơng khí, tránh bụi bẩn và mùi hơi, giúp máy hạn chế mùi nhất có thể. Đối
với phịng đơng lạnh của Nafoods cũng được lắp đặt máy thơng gió và máy giảm
nhiệt, chính vì vậy mà khi sản phẩm ra vào dây chuyền IQF đều được hạn chế tản
nhiệt một cách tối đa. Phịng lạnh ln sạch sẽ, thoáng mát là một lợi thế, giúp cho dây
chuyền khơng bị tróc vảy, bị han rỉ.
-

Khi khơng khí vào kho lạnh, độ ẩm tuyệt đối của khơng khí sẽ giảm xuống khi

nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ điểm sương và nước sẽ ngưng tụ trên các bề mặt lạnh,
đặc biệt là các dàn ống làm lạnh của hệ thống IQF. Khi khơng khí lưu thơng trong kho
trữ lạnh, khơng khí bị ấm lên và giảm độ ẩm tương đối. Không khí nóng hơn sẽ hút độ
20




×