Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tại sao trẻ bụ bẫm lại bị còi xương ? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.22 KB, 3 trang )

Tại sao trẻ bụ bẫm lại bị
còi xương ?



Không chỉ có trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, ốm yếu mới có nguy cơ bị
còn xương, kế cả những bé bụ bẫm, ăn uống tốt và lên cân đều đều cũng
không tránh khỏi căn bệnh này. Còi xương là một trong những bệnh
không thể chỉ dựa vào chiều cao và cân nặng của bé mà phán đoán. Ta
còn phải dựa vào một số biểu hiện khác như: bé
thường rụng tóc gáy, ra mồ hôi trộm và khóc đêm.
Còi xương là bệnh mềm và yếu xương ở trẻ em do cơ thể đang trong tình
trạng thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng tới quá trình hấp thu, chuyển hóa
canxi và phốt pho, gây biến dạng và gẫy xương ở trẻ.

Các mẹ nên theo dõi quá trình phát triển như biết bò - biết đứng -
biết đi - biết nói hay giai đoạn mọc răng ở trẻ để bổ sung vitamin D và
canxi tốt hơn cho bé.

Tại sao bé bụ bẫm lại bị còi xương ?
- Khi còn nhỏ cha mẹ kiêng cữ cho bé quá nhiều, ít hoặc không cho bé
tắm nắng, ăn bột quá sớm và ăn với số lượng nhiều gây cản trở đến việc
hấp thu canxi.
- Trường hợp này thường hay xảy ra đối với những bé đẻ non, sinh đôi,
bé không bú mẹ và những bé sinh vào mùa đông.
- Chế độ ăn uống thiếu canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất, bé
thường bị tiêu chảy hay mắc các bệnh về tiêu hóa làm giảm khả năng
hấp thụ vitamin D3.
- Do di truyền
- Nếu không bổ sung vitamin D (cách bổ sung vitamin D cho trẻ) và
chữa trị cho bé kịp thời bé sẽ mắc các bệnh như: dô ức gà, chuỗi hạt


sườn, thóp rộng và lâu kín, bướu trán, lồng ngực biến dạng, các đầu
xương cổ tay cổ chân bè ra, sau này bé lớn chân vòng kiềng hoặc chữ
bát.


Lưu ý: Khi bé còn nhỏ mà có các dấu hiệu thiếu canxi, bạn phải đưa bé
đến bác sĩ và tiềm cách chữa trị tránh để sau này bé mắc các chứng bệnh
khác như biếng ăn, suy dinh dưỡng và còi xương ảnh hưởng đến sự
phát triển tầm vóc của trẻ nhỏ.

×