VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THỜI THỊ MỸ TRANG
VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN
HỒI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chun ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN MINH ĐỨC
HÀ NỘI, năm 2021
Luan van
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học của cá nhân dưới
sự hướng dẫn của TS. Trần Minh Đức. Các nhận định nêu ra trong Luận văn
là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của bản thân trên cơ sở tìm hiểu,
nghiên cứu các tài liệu khoa học đã được công bố. Các số liệu nêu ra trong
luận văn là hoàn toàn chính xác, có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn đảm bảo
tính khách quan, trung thực và khoa học.
Bình Định, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Thời Thị Mỹ Trang
Luan van
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội, Cơ sở tại
thành phố Đà Nẵng. Để hoàn thành được Luận văn này tôi đã nhận được rất
nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Trần Minh
Đức, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt
quá trình thực hiện Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Xã hội
học; Lãnh đạo Huyện ủy - HĐND - UBND, Ban Tổ Chức, Phòng Nội Vụ
huyện Hoài Ân, đã giúp đỡ, hỗ trợ, động viên và trao đổi ý kiến khoa học quý
báu trong suốt thời gian học tập, làm luận án để tơi có thể hoàn thành Luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
những người đã ln bên tơi, động viên và khuyến khích tơi trong q trình
thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Thời Thị Mỹ Trang
Luan van
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC .............................................................................................................. 9
1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Hội Liên Hiệp Phụ nữ ................ 9
1.2. Khái niệm, đặc điểm vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam trong
quản lý Nhà nước ........................................................................................... 12
1.3. Nội dung quản lý nhà nước của Hội Liên Hiệp Phụ nữ .......................... 15
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam
trong quản lý nhà nước................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CỦA HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN HOÀI ÂN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH ....................................................................................... 27
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định có
liên quan đến thực hiện vai trị của Hội liên hiệp phụ nữ trong quản lý nhà
nước ................................................................................................................ 27
2.2. Tình hình tham gia quản lý nhà nước của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định ................................................................ 32
2.3. Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước của
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định ............. 53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY
VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG QUẢN LÝ HÀNH56
CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HỒI ÂN TỈNH BÌNH
ĐỊNH ............................................................................................................. 56
Luan van
3.1. Nhu cầu phát huy vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong quản
lý nhà nước từ thực tiễn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định ............................. 56
3.2. Phương hướng phát huy vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam
trong quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định ........... 58
3.3. Các giải pháp chủ yếu của công tác vận động phụ nữ của Đảng bộ trong
tình hình mới .................................................................................................. 61
KẾT LUẬN ................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luan van
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
1
BCH
Ban chấp hành
2
CCHC
Cải cách hành chính
3
CT
Chỉ thị
4
HVPN
Hội viên phụ nữ
5
HLHPN
Hội Liên hiệp Phụ nữ
6
HCNN
Hành chính nhà nước
7
HD
Hướng dẫn
8
HĐND
Hội đồng nhân dân
9
NĐ CP
Nghị định Chính phủ
10
NQ
Nghị quyết
11
NSNN
Ngân sách nhà nước
12
QLNN
Quản lý nhà nước
13
THPT
Trung học phổ thơng
14
TTHC
Thủ tục hành chính
15
TU
Tỉnh ủy
16
TW
Trung ương
17
UBKT
Ủy ban Kiểm tra
18
UBND
Ủy ban nhân dân
Luan van
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa cho đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một lực lượng quan
trọng và đông đảo trong những người lao động tạo dựng nên xã hội, phụ nữ
có vai trị quan trọng trong lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế hiện nay, phụ nữ
khẳng định vai trò quan trọng trên nhiều lĩnh vực hoạt động như: Chính trị
gia nổi tiếng, nhà lãnh đạo tài ba, các tập đoàn kinh tế, doanh nhiệp lớn, nhà
khoa học xuất sắc,... Mặc dù được xem là “Chân yếu tay mềm” nhưng phụ nữ
thời hiện đại không hề thua kém đấng mày râu, họ xứng đáng với danh hiệu
“Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng trong xã hội nên Việt Nam
đã ghi nhận và khẳng định trong pháp luật các quyền của Phụ nữ khi tham gia
quản lý đất nước. Cơ sở này là tiền đề để nữ giới có nhiều điều kiện và cơ hội
tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nhằm đóng góp
hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc XHCN. Từ khi thành
lập cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đều từng bước đề cao vai trò nữ giới
và tạo môi trường thuận lợi để nữ giới tham gia đóng góp vào lĩnh vực cơng
tác quản lý Nhà nước. Theo đó, Phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng
ngày càng có nhiều đại diện của mình tham gia tích cực vào hệ thống chính
trị nói chung và cơng tác quản lý nhà nước nói riêng.
Việt Nam là Quốc gia được đánh giá cao về mức độ bảo đảm quyền
bình đẳng giới cũng như đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước của phụ
nữ, thể hiện rõ nhất ở tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội, tỷ lệ nữ tham gia Hội
đồng Nhân dân các cấp, tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn
vị, ở mức tương đối cao. Theo báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình
đẳng giới, tỷ lệ nữ tham gia chính trị tại tất cả các cấp đã có chuyển biến tích
1
Luan van
cực. Tỷ lệ nữ là Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban chấp hành Trung ương
Đảng tăng 03 nhiệm kỳ liên tiếp. Lần đầu tiên có nữ Chủ tịch Quốc hội và có
03 nữ Ủy viên Bộ Chính trị. Nhiệm kỳ 2016-2021. Tỷ lệ nữ tham gia Quốc
hội và HĐND đều tăng so với nhiệm kỳ 2007-2011. Có 27,1% nữ giới tham
gia Quốc hội Việt Nam cao hơn nhiều so với mức trung bình của Châu Á
(18,6%) và của toàn cầu (23,4%). Năm 2017, nữ lãnh đạo chủ chốt của các
bộ ngành thuộc Chính phủ chiếm tỷ lệ 43,33% (13/30) và của chính quyền
cấp tỉnh chiếm tỷ lệ 25,4% (16/63).
Tuy nhiên, từ thực tế của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định hiện nay
quyền bình đẳng tham gia quản lý Nhà nước của phụ nữ vẫn chưa được chú
trọng, chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ huyện nhà, vẫn còn nhiều
định kiến và rào cản để phụ nữ tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực quản lý
Nhà nước của Huyện. Thể hiện tỷ lệ nữ là đại biểu HĐND huyện 07/29, có
05 lãnh đạo là nữ trưởng các phòng ban của huyện. Các rào cản đối với phụ
nữ khi tham gia vào quản lý Nhà nước tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định có
thể kể đến như định kiến về giới, về năng lực, về phong tục tập quán lạc hậu,
từ phía gia đình hay những chính sách xã hội đã kéo theo những bất cập khác
khi họ tham gia vào công tác quản lý đất nước. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết là
phải nghiên cứu các giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng tham gia quản lý
Nhà nước trên thực tế của phụ nữ huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định để tương
xứng với tiềm năng.
Do đó, qua học tập, nghiên cứu và nhận thức được tầm quan trọng và
tính cấp thiết trong việc phát huy vai trò của của Hội Liên Hiệp Phụ nữ trong
quản lý hành chính Nhà nước, trước những u cầu đó nên học viện chọn đề
tài: “Vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam trong quản lý Nhà nước
từ thực tiễn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định” làm đề tài Luận văn tốt
nghiệp cao học luật của mình.
2
Luan van
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam trong
quản lý Nhà nước không phải là vấn đề mới ở Việt Nam. Một số cơng trình,
đề tài nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến nội dung quyền tham gia quản lý
nhà nước của phụ nữ phải kể đến đó là:
- Tài liệu “Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý” của nhóm tác giả
thuộc Trung tâm nghiên cứu KH về lao động nữ vào năm 1997. Tài liệu này
đã bàn về hoạt động tham chính của nữ giới trong quản lý, lãnh đạo, song
mới chỉ dừng lại ở mức mơ tả về vị trí, vai trị của phụ nữ trong hệ thống
chính trị, cịn những nhân tố rào cản ảnh hưởng tới sự tham gia của Hội phụ
nữ trong lĩnh vực chính trị chưa được trình bày rõ.
- Ban Tổ chức Trung ương có cơng trình nghiên cứu năm 2006 về
“Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của nữ cán bộ trong hệ thống chính
trị”. Cơng trình này được tiến hành khảo sát nghiên cứu ở quy mô lớn để
cung cấp cơ sở khoa học cho các luận cứ xác định vị trí, vai trị, năng lực
lãnh đạo của cán bộ nữ. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự
tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên,
nghiên cứu này còn thiếu những lý thuyết và trọng tâm phân tích các lý do
hoặc so sánh các nhóm rào cản dẫn đến thực trạng của vấn đề năng lực lãnh
đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị hiện nay.
- Luận án “Vai trị của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong q tình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Võ Thị Mai (2003), Viện Khoa
học tổ chức, Ban Tổ chức Trung ương đã phân tích thực trạng vai trị của nữ
cán bộ quản lý Nhà nước trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chỉ
ra các yếu tố tác động, những áp lực xã hội mà cán bộ nữ đang phải đối mặt,
những thách thức mà các cấp, các ngành phải vượt qua. Đồng thời, luận án đã
đề xuất các giải pháp nhằm từng bước nâng cao vai trò của nữ cán bộ quản lý
3
Luan van
của Việt Nam trong thời gian tới.
- Jean Munro với báo cáo “Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh
đạo và quản lý ở Việt Nam”, trong dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho
phụ nữ trong khu vực nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế (EOWP)” cả
UNDP, 2012 đã nêu bậc các xu hướng tham gia của phụ nữ trong các cơ quan
Chính phủ của Việt Nam; Mô tả tổng quan pháp lý liên quan đến vai trò lãnh
đạo của phụ nữ; thảo luận các thách thức và rào cản đối với phụ nữ trong khu
vực nhà nước. Báo cáo của Jean Munro đã phân tích các báo cáovề sự tham
gia của phụ nữ trong lĩnh vực ra chính trị của Chính phủ Việt Nam trong
những năm gần đây. Qua đó đã chỉ ra, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng
khích lệ trong thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, tuy
nhiên vẫn cịn một số hạn chế đó là khoản cách giữa mục tiêu và kỳ vọng với
con số thực tế về sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị hiện đang là
vấn đề cần giải quyết.
- Bài viết “Bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân ở
Việt Nam” của tác giả Phạm Tuấn Anh đăng trên Tạp chí Khoa học và Xã hội
Việt Nam số 10 (83) năm 2014 đã phân tích vai trị của Nhà nước, những hạn
chế và bất cập trong việc đảm bảo thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà
nước của công dân Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp cơ bản nhằn tăng
cường nhiều hơn nữa vai trò Nhà nước trong việc đảm bảo và thực hiện
quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân trong điều kiện mở rộng dân
chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở
Việt Nam.
- Bài viết “Kinh nghiệm của một số quốc gia về quyền phụ nữ tham
gia quản lý nhà nước” của tác giả TS. Lê Thị Thục - Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước (báo điện tử) ngày
06/8/2015. Bài viết đã chỉ ra thực trạng của quyền tham gia quản lý nhà nước
4
Luan van
của phụ nữ trong thời gian gần đây và đề xuất những giải pháp nhằm bảo
đảm quyền tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ, cụ thể: Triển khai những
cải cách về cơ sở pháp lý và thể chế, tạo dựng, phát huy sự hậu thuẫn mạnh
mẽ của dư luận xã hội và tạo nền tảng trong sự phát triển con người và xã
hội.
Việc khảo sát cho thấy, ở nước ta hiện nay, vấn đề tham gia của phụ
nữ về quản lý nhà nước đã được nghiên cứu nhưng việc xem xét, tiếp cận một
cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện về đảm bảo quyền tham gia quản lý
nhà nước của phụ nữ tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định chưa được thực hiện.
Đây là khoảng trống trong nghiên cứu mà học viên sẽ tìm hiểu. Trong quá
trình nghiên cứu đề tài “Vai trị của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam trong
quản lý Nhà nước từ thực tiễn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định”. Học viên
viên sẽ tham khảo các cơng trình nghiên cứu của những người đi trước nhưng
vẫn đảm bảo tính độc lập, khách quan, tính mới theo yêu cầu nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tổng hợp, rà soát, nghiên cứu và đánh giá thực trạng tham gia
quản lý hành chính nhà nước của Hội viên phụ nữ huyện Hoài Ân, từ đó đề
xuất phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm phát huy hết khả năng vai trò của
tổ chức Hội Phụ nữ trong tham gia quản lý hành chính Nhà nước từ thực tiễn
huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống, phân tích lý luận về vai trị của tổ chức Hội Liên
Hiệp Phụ nữ trong quản lý hành chính nhà nước. Đánh giá thực trạng tham
gia quản lý hành chính nhà nước của Hội viên Phụ nữ huyện Hoài Ân; chỉ ra
những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đề ra
phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò của tổ chức Hội Phụ
5
Luan van
nữ trong tham gia quản lý hành chính nhà nước hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá
thực trạng vai trò tham gia quản lý hành chính nhà nước của Hội viên Phụ nữ
từ 15 xã - thị trấn đến cấp huyện của Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng tham gia quản lý
hành chính nhà nước của Hội viên phụ nữ huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
giai đoạn 2015 – 2020 và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát huy mọi mặt về
vai trò của tổ chức Hội Phụ nữ trong tham gia quản lý hành chính nhà nước ở
nước ta trong thời gian tới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mac-xít và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật để nghiên cứu về
Hội Phụ nữ.
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể dưới đây:
- Phương pháp xã hội học, pháp luật đi sâu nghiên cứu về quan điểm,
tư tưởng, dư luận xã hội của Phụ nữ, nhu cầu, nguyện vọng của Phụ nữ về
việc xây dựng ý thức pháp luật của tổ chức Hội thời gian qua và nguyện
vọng, mong muốn trong thời gian tới;
- Phương pháp lịch sử cụ thể được nghiên cứu xem xét đối với những
vấn đề liên quan vai trò của tổ chức Hội Phụ nữ trong từng thời kỳ và gắn
liền với hoàn cảnh lịch sử cụ thể;
6
Luan van
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh được sử dụng
trong quá trình chọn lọc và xử lý những nội dung, tư liệu và số liệu đã được
thu thập, phân tích và tổng hợp để thực hiện làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu.
Hơn nữa trong suốt q trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo nhiều ý kiến,
kinh nghiệm của các cán bộ đã trưởng thành từ công tác hoạt động thực tiễn
về việc phát huy vai trò của Hội Phụ nữ trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị có
vai trị đặc biệt quan trọng, nhằm đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới và đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của đất nước, để Phụ nữ có
qùn bình đẳng thật sự trong lĩnh vực chính trị và trong quản lý hành chính
nhà nước ở nước ta hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua luận văn này có thể được vận dụng làm tư liệu tham khảo trong
các buổi tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền cho cán bộ Hội các cấp; góp phần
quan trọng vào việc đưa các chủ trương của Đảng, nhà nước về cơng tác tham
gia quản lý hành chính nhà nước.
Kết quả luận văn đề xuất một số kiến nghị để đóng góp vào việc phát
huy tích cực vai trị và hoạt động của tổ chức Hội trong công tác quản lý nhà
nước ở thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.
7. Kết cấu của luận văn
Bên cạnh mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
có kết cấu với 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về vai trò của Hội Liên
Hiệp Phụ nữ Việt Nam trong quản lý nhà nước.
Chương 2: Thực trạng vai trò Hội Liên Hiệp Phụ nữ trong quản lý
7
Luan van
nhà nước tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Chương 3: Giải pháp phát huy vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ
trong quản lý hành chính nhà nước.
8
Luan van
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ CỦA
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Hội Liên Hiệp Phụ nữ
Trong một quốc gia đậm nét của nền văn minh nông nghiệp lúa nước,
người phụ nữ Việt Nam trở thành một bộ phận quan trọng trong lực lượng lao
động chính của xã hội. Hơn nữa, lịch sử Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng
nước và giữ nước, mà trong đó một ngàn năm đô hộ giặc Tàu và một trăm năm
đô hộ giặc Tây…, khiến người dân rơi vào hoàn cảnh đời sống khó khăn. Chính
đặc điểm này đã hun đúc phụ nữ Việt Nam có phong cách và bản sắc rất riêng:
Họ vừa là lực lượng chiến sĩ dũng cảm và kiên cường chống giặc ngoại xâm;
vừa là lực lượng lao động chính trong sản xuất nơng nghiệp với tính cần cù,
thơng minh và sáng tạo; lại vừa là người góp phần lưu giữ và phát triển bản sắc
văn hoá dân tộc; vừa là người mẹ hiền đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của
dân tộc anh hùng. Nói cách khác, phụ nữ Việt Nam gắn liền đặc điểm “Anh
hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Ngày 3/2/1930, Đảng ta được thành lập và ghi nhận ngay trong
Cương lĩnh đầu tiên rằng: “Nam nữ bình quyền”. Như vậy, Đảng ta đã sớm
nhận thức rằng nữ giới chính là lực lượng quan trọng của sự nghiệp cách
mạng; và Đảng có nhiệm vụ phải gắn liền cơng cuộc giải phóng giai cấp và
giải phóng dân tộc với cơng cuộc giải phóng phụ nữ. Nữ giới phải tham gia
vào những tổ chức đoàn thể cách mạng (nông hội, công hội…) và thành lập
tổ chức dành riêng, độc lập cho phụ nữ nhằm thu hút mọi tầng lớp nữ giới
tham gia sự nghiệp cách mạng. Theo đó, ngày 20 tháng 10 năm 1930, Đảng
ta chính thức thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; và hoạt động cho
đến nay.
9
Luan van
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức CT-XH tập hợp rộng rãi
mọi tầng lớp phụ nữ nước ta. Hội Phụ nữ là thành viên của MTTQ Việt Nam,
và cũng là thành viên của tổ chức Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế và tổ
chức Liên đoàn các tổ chức phụ nữ Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN). Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia trong những
hoạt động vì một thế giới hồ bình và đoàn kết hữu nghị các dân tộc và vì
tiến bộ xã hội. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lấy mục đích hoạt động là vì
sự bình đẳng và phát triển về giới, chăm lo bảo vệ lợi quyền chính đáng và
hợp pháp của phụ nữ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày nay
đã không ngừng đoàn kết mọi tầng lớp nữ giới, phát huy các giá trị truyền thống
yêu nước (như trung hậu, đảm đang, anh hùng, bất khuất), đóng góp tích cực cả
trí tuệ và tài năng, thế mạnh sẵn có… vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một trong các tổ chức quan trọng
của hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Cùng với các đoàn thể
chính trị - xã hội khác, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm, nghĩa
vụ đại diện cho qùn bình đẳng và quyền dân chủ của nhân dân ta để tham
gia tích cực vào cơng tác quản lý nhà nước. Mặt khác, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam trong hoạt động của mình có trách nhiệm chuẩn bị các chương
trình, đề án, kế hoạch để tham mưu cho Đảng ta về cơng tác phụ vận (theo
Quyết định 41 của Ban Bí thư TWĐ ngày 05 tháng 4 năm 1984).
Kể từ ngày thành lập đến nay, phong trào phụ nữ Việt Nam đã không
ngừng hoạt động để trưởng thành và lớn mạnh, đã có nhiều thành tích đóng
góp rất quan trọngđối với sự phát triển của đất nước – nhất là trong công
cuộc đổi mới. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trong bối
cảnh hội nhập, phụ nữ nước ta đã và đang phát huy vai trò thế mạnh của
10
Luan van
mình, trở thành động lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển xã hội trên mọi
mặt. Quan điểm của Đảng ta là: Đào tạo và bồi dưỡng cho phụ nữ để họ tham
gia đóng góp tích cực hơn các hoạt động xã hội, cũng như tham gia vào công
tác lãnh đạo - quản lý trong các tổ chức của hệ thống chính trị các cấp nói
chung và trong khu vực Nhà nước nói riêng. Lấy mục tiêu “Phát huy vai trò
phụ nữ và tiềm năng thế mạnh của họ trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc XHCN, thực hiện bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ
trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới”; phấn đấu
“Đến năm 2020, kiện toàn đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học
là nữ có trình độ cao đáp ứng căn bản u cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNHHĐH đất nước”.
Sau hơn 90 năm vận động và phát triển của quốc gia dưới sự lãnh đạo
của Đảng ta, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày nay đã không ngừng
trưởng thành và phát triển. Tổ chức Hội đã trở thành một đoàn thể CT-XH có
hệ thống tổ chức chặt chẽ gồm 4 cấp từ cấp TW tới cấp xã, với một đội ngũ
đông đảo tính tới cuối năm 2018 có khoảng 17 triệu hội viên, lực lượng cán bộ
Hội hoạt động nhiệt tình, hăng say lao động và đã từng bước lãnh đạo phong
trào phụ nữ phát triển ngày càng lớn mạnh. Giới nữ hiện nay có nhiều cơ hội để
thực thi quyền bình đẳng của họ bằng việc hoạch định và thực thi chính sách,
pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền lợi về giới; phụ nữ được cử đại diện
xứng đáng cỉa mình tham gia vào các cơ quan dân cử, vào công tác quản lý
nhà nước và các tổ chức CT-XH.
Chức năng của Hội là:
Một là, đại diện và chăm lo, bảo vệ lợi quyền chính đáng và hợp pháp
của mọi tầng lớp phụ nữ, tham gia vào công tác xây dựng Đảng và quản lý Nhà
nước.
11
Luan van
Hai là, đoàn kết liên hiệp lại mọi tầng lớp phụ nữ, vận động họ chấp
hành và thực hiện tích cực chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước ta; đồng thời vận động và thực hiện bình đẳng giới.
Hiện nay, các cấp Hội đang thực hiện 03 nhiệm vụ:
Nhiệm vụ thứ nhất: Tuyên truyền vận động và hỗ trợ giới nữ được
phát triển toàn diện, kiến thiết gia đình đầm ấm hạnh phúc.
Nhiệm vụ thứ hai: Hỗ trợ nữ giới tham gia khởi nghiệp, sáng tạo và
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
Nhiệm vụ thứ ba: Xây dựng hệ thống tổ chức Hội trong sạch vững
mạnh; tham gia tích cực cơng tác xây dựng Đảng và chính qùn nhà nước;
thực hiện các hoạt động giám sát và phản biện xã hội; cũng như thúc đẩy
công tác đối ngoại nhân dân.
Về tư cách pháp nhân: Trung ương Hội; Hội Liên hiệp Phụ nữ các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã, phường, thị trấn đều
có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật.
Như vậy, Hội LHPN huyện là cơ quan trong hệ thống tổ chức của Hội
LHPN Việt Nam, quản lý trực tiếp hoạt động Hội LHPN các xã, phường, thị
trấn. Hội chịu trách nhiệm trước Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Huyện ủy - HĐND
- UBND huyện về lãnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Hội
cấp trên về phong trào phụ nữ và hoạt động công tác Hội trong toàn huyện.
1.2. Khái niệm, đặc điểm vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt
Nam trong quản lý Nhà nước
Để đưa ra được cách hiểu về vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt
Nam trong quản lý Nhà nước, trước hết cần làm rõ một số vấn đề sau:
12
Luan van
Quản lý nhà nước là gì? Quản lý nhà nước là sự vận hành chức năng
cốt lõi bằng hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước một cách liên tục, thường
xuyên nhằm bảo đảm trong thực tiễn đời sống mọi hoạt động của quá trình
kinh tế - xã hội vận động theo định hướng do Nhà nước xác định.
Vai trò được hiểu như thế nào: Hội LHPN Việt Nam có vai trò đại diện
và chăm lo, bảo vệ lợi quyền chính đáng và hợp pháp của mọi tầng lớp phụ nữ,
tham gia vào công tác xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước. Mặt khác, tổ chức
Hội đoàn kết liên hiệp lại mọi tầng lớp phụ nữ, vận động họ chấp hành và thực
hiện tích cực chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước ta; đồng thời vận động và thực hiện bình đẳng giới.
Chức năng đại diện: Tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thay mặt
cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam để thực hiện một hoặc một số hoạt động
theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Chức năng đoàn kết, vận động: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tuyên
truyền, thuyết phục hội viên, phụ nữ đoàn kết, tham gia thực hiện các hoạt
động hướng đến mục đích chung của tổ chức Hội.
Cơ sở pháp lý về vai trò tham gia quản lý nhà nước của Hội Liên
Hiệp Phụ nữ Việt Nam
Nhà nước với những chính sách, pháp luật của mình ban hành quy
định rõ về vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ trong việc tham gia công tác
QLNN. Những quy định pháp lý đó là cơ sở để các cấp Hội Liên Hiệp Phụ
nữ thực hiện đúng chức năng, vai trò tham gia quản lý nhà nước của Hội Phụ
nữ. Tại Điều 9 của Hiến pháp 2013 đã quy định rằng: Công đoàn Việt Nam,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nơng dân Việt Nam, Hội cựu
chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là những tổ chức CTXH được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện và đại diện, bảo vệ lợi quyền
hợp pháp, chính đáng của các hội viên, thành viên thuộc tổ chức mình... Hơn
13
Luan van
nữa, tại Điều 26 của Luật Tổ chức Chính phủ có quy định quan hệ của Chính
phủ với Ủy ban TW MTTQ Việt Nam và những tổ chức CT-XH trong thực
hiện nhiệm vụ, qùn hạn của mình, đó là về việc: Xây dựng quy chế phối
hợp công tác; chuyển dự thảo VBQPPL tới Ủy ban TW MTTQ Việt Nam và
cơ quan TW của tổ chức CT-XH có liên quan để lấy ý kiến; duy trì thường
xun việc thơng báo đến Ủy ban TW MTTQ Việt Nam và cơ quan TW của
tổ chức CT-XH về tình hình KT-XH và những quyết định, chương trình, đề
án và các chủ trương quan trọng của Chính phủ có liên quan tới nhiều thành
phần/ tầng lớp nhân dân; tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho Ủy ban TW
MTTQ Việt Nam và cơ quan TW của tổ chức CT-XH thực hiện công tác
tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật trong nhân dân, động viên và tổ
chức các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện những chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta, giám sát các hoạt
động của đại biểu dân cử, cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức;
Nghiên cứu và giải trình cũng như trả lời trước những kiến nghị của Ủy ban
TW MTTQ Việt Nam và cơ quan TW của tổ chức CT-XH. Tại Điều 15 của
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 cũng quy định về mối quan hệ
cơng tác giữa chính qùn các cấp ở địa phương với Ủy ban MTTQVN và
những đoàn thể CT-XH cùng cấp. Cụ thể là, chính quyền địa phương tạo các
điều kiện cho Ủy ban MTTQVN và những đoàn thể CT-XH động viên các
tầng lớp nhân dân tham gia trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền
nhà nước, tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật Nhà nước, thực hiện
giám sát và phản biện xã hội đối với chính quyền địa phương các cấp trong
quá trình hoạt động; Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình địa
phương cho Ủy ban MTTQVN và những đoàn thể CT-XH cùng cấp; lắng
nghe, xem xét giải quyết và trả lời trước những kiến nghị của Ủy ban
MTTQVN và những đoàn thể CT-XH ở địa phương về công tác xây dựng
14
Luan van