VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN XUÂN PHONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HỒI ÂN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG
HÀ NỘI, Năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN XUÂN PHONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HỒI ÂN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chun ngành:
CHÍNH SÁCH CƠNG
Mã số:
834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS BÙI NHẬT QUANG
HÀ NỘI, Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, tài liệu được trích dẫn trong luận văn theo nguồn đã cơng
bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Tác giả luận văn
Nguyễn Xuân Phong
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC
HIỆNCHÍNH SÁCH BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG .......................................... 8
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 8
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MƠI TRƢỜNG Ở HUYỆN HỒI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH .................... 35
2.1. Các vấn đề môi trường của huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định ................... 35
2.2. Tình hình thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường ................................. 48
2.3. Kết quả thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường ở huyện Hoài Ân ........ 55
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HỒI ÂN, TỈNH
BÌNH ĐỊNH ............................................................................................................67
3.1. Quan điểm và mục tiêu bảo vệ mơi trường huyện Hồi Ân .................... 67
3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường từ thực
tiễn huyện Hồi Ân trong thời gian tới ........................................................... 69
Kết luận Chương 3 .......................................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MT
: Môi trường
BVMT
: Bảo vệ mơi trường
CNH – HĐH
: Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
TN&MT
: Tài ngun và mơi trường
HĐND
: Hội đồng nhân dân
UBND
: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
Trang
H.1 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng BOD5 sông An Lão
37
H.2 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng TSS sông An Lão
37
H.3 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng TSS sông Kim Sơn
38
H.4 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng BOD5 sông Kim Sơn
38
H.5 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng BOD5 các đầm, ao, hồ
39
H.6 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng COD các đầm, ao, hồ
39
H.7 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Amoni các đầm, ao, hồ
40
H.8 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Phosphat các đầm, ao, hồ
40
H.9 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Coliform nước ngầm
42
H.10 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Cadimi trong đất
43
H.11 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Đồng trong đất
43
H.12 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Asen trong đất
44
H.13 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Chì trong đất
44
H.14 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Kẽm trong đất
44
H.15 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng COD nước thải
45
H.16 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng BOD5 nước thải
45
H.17 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Nts nước thải
46
H.18 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Pts nước thải
46
H.19 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng COD nước thải
47
H.20 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng BOD5 nước thải
47
H.21 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Nts nước thải
47
H.22 -
Đồ thị diễn biến hàm lượng Pts nước thải
48
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hóa ngày nay thì sự
phát triển bền vững phải dựa trên ba yếu tố cấu thành là kinh tế, xã hội và môi
trường, đây là xu hướng chung của thế giới, các quốc gia châu Á và Nhà nước
ta. Xã hội ngày càng phát triển, cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần giải
quyết. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì vấn đề về môi
trường ngày càng diễn biến phức tạp. Và hiện tượng ô nhiễm môi trường
không phải chỉ diễn ra ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển,
trong đó có Việt nam ta.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu
tiên phát triển kinh tế, gắn phát triên kinh tế với bảo vệ mơi trường chưa được
chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự
phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều địa phương,
dẫn đến tình trạng ơ nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng
gây ô nhiễm môi trường chủ yếu từ hoạt động sản xuất của các nhà máy trong
các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị, khu đơng
dân cư. Ơ nhiễm mơi trường gồm ba loại chính là ô nhiễm đất, ô nhiễm nước
và ô nhiễm không khí. Các chất thải ngày càng nhiều và phong phú hơn, trong
khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả cùng với sự khơng quan tâm một
cách chính đáng đã làm cho môi trường ngày một tồi tệ hơn.
Hồi Ân là huyện trung du phía Bắc tỉnh Bình Định. Kinh tế của
huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nơng, lâm nghiệp. Hiện nay Hồi Ân c ng
như nhiều địa phương khác đang tập trung thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới, một trong những tiêu chí khó thực hiện
nhất đó là tiêu chí về môi trường. M c dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp
để khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường nhưng không đạt hiệu quả cao.
Dọc các tuyến đường, khu chợ vùng nơng thơn của huyện Hồi Ân, rất dễ
1
dàng bắt g p những bãi rác lộ thiên lẫn cả rác thải sinh hoạt (bao ni lông, chai
nhựa, chai thủy tinh…) và xác chết của gia súc, gia cầm… Giữa ngày nắng
gắt, mùi hôi thối càng nồng n c, trở thành nỗi ám ảnh cho người đi đường.
Chính thói quen đổ các loại rác thải và vứt xác gia súc, gia cầm chết bừa bãi
của người dân đã làm môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng
đến sức khỏe của chính họ. Ơ nhiễm mơi trường nông thôn đã và đang là
hiểm họa đối với sức khỏe con người. Chính người dân nơng thơn phải gánh
chịu hậu quả của sự ơ nhiễm do mình góp phần gây ra, khi tỉ lệ mắc các bệnh
về đường tiêu hóa, hơ hấp… ngày càng cao.
Bên cạnh vấn nạn nhức nhối trên, các làng nghề truyền thống c ng là
tác nhân gây ô nhiễm tại vùng nông thôn. Hầu hết các làng nghề đều n m
trong khu dân cư, lại khơng có biện pháp xử lý nước thải, chất thải rắn, khí
thải… nên nguy cơ gây ơ nhiễm, ảnh hưởng cho cộng đồng càng lớn. Ngoài
ra, những năm gần đây, môi trường nông thôn c n bị đe dọa bởi việc lạm
dụng hóa chất trong nơng nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực
vật. Do yêu cầu tăng năng suất, sản lượng, mở rộng sản xuất..., một bộ phận
người nơng dân sử dụng hóa chất nơng nghiệp ngày càng nhiều. Theo thống
kê, hàng năm, trên địa bàn huyện, người dân tiêu thụ hàng chục tấn thuốc trừ
sâu, trừ cỏ và hàng trăm tấn phân bón hóa học các loại. Theo thói quen, hầu
hết bà con nơng dân vứt các loại bao bì, chai thuốc ngay ra mơi trường khi
vừa sử dụng xong. Vẫn biết như vậy là ô nhiễm, độc hại nhưng do khơng có
hố chứa thu gom rác thải trên cánh đồng nên đành tiện đâu xả đó.
Chất thải trong chăn ni c ng là một trong những tác nhân gây ô
nhiễm môi trường do không được xử lý đúng cách. Tồn huyện hiện nay có
hơn 18.000 hộ gia đình chăn ni heo, trong đó chỉ có hơn 1.000 trang trại,
gia trại qui mô được đầu tư cơng trình khí sinh học, tuy nhiên chỉ đáp ứng một
phần việc xử lý chất thải chăn ni. Tồn bộ chất thải này được người dân vô
tư xả thẳng ra đồng lúa, vườn tược, kênh mương nội đồng… bốc mùi hơi thối.
Hiện nay, huyện chưa xây dựng được cơng trình xử lý chất thải tập
2
trung, qui mô lớn, chỉ thực hiện thu gom trên một số địa bàn trung tâm của
huyện, được chôn lấp tại bãi rác tạm. Các địa phương c n lại tự tổ chức thu
gom, xử lý theo phương thức nhóm, hộ gia đình.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy r ng việc lựa chọn đề tài “Thực
hiện chính sách bảo vệ mơi trường từ thực tiễn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình
Định” làm Luận văn Chính sách cơng là xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của
thực tế và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay nói chung c ng như
trên địa bàn tỉnh Bình Đình nói riêng đang là chương trình thời sự nóng bỏng,
được các ngành, cấc cấp ngày càng quan tâm; đã có rất nhiều bài viết trên các
báo, tạp chí; đề tài khoa học, luận văn, cơng trình nghiên cứu về ơ nhiễm mơi
trường và việc thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường. Dưới dây là một số
bài viết có liên quan đến đề tài:
- Bài viết của Nguyễn Hữu Chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên
giáo Trung ương “Về việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Nam trong vấn đề bảo vệ môi trường”, bài viết đã đánh giá thực trạng ô
nhiễm môi trường ở Việt Nam, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 41
– NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khóa IX) “Về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và
nêu ra các nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị số 29 – CT/TW ngày 21/01/2009
của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41 – NQ/TW
của Bộ Chính trị (Khóa IX).
- Bài viết của nhóm tác giả ThS. V Quốc Chính, ThS. Nguyễn Duy
Phú, KS. Lê Văn Cư Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam về “Xã hội hóa cơng
tác quản lý chất thải sinh hoạt nơng thôn - thực trạng và giải pháp”. Trên cơ
sở kết quả điều tra thực địa đánh giá những tồn tại trong các mơ hình tổ chức
dịch vụ quản lý chất thải nông thôn, bài viết đã đề xuất một số giải pháp về cơ
chế chính sách; tổ chức quản lý; công nghệ, kỹ thuật; giải pháp huy động sự
3
tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nơng thơn nh m đẩy mạnh xã
hội hóa cơng tác quản lý chất thải, góp phần bảo vệ mơi trường nông thôn.
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hồ Thị Ngọc Quyên tại Đại học Đà Nẵng
“Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu
ô nhiễm môi trường tại làng nghề thủ công đã mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”. Trên cơ sở đánh giá thực trạng ô nhiễm môi
trường, tác giả đã đề xuất các giải pháp nh m giảm thiểu ô nhiễm môi trường và
bảo vệ môi trường tại làng nghề thủ công đá mỹ nghệ Non Nước.
- Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
14/11/2004 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh Bình Định đã đánh giá Các cấp ủy
đảng, chính quyền địa phương đã quan tâm nhiều hơn đến công tác bảo vệ môi
trường; truyền thông nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ mơi trường đã có
những chuyển biến tích cực, hình thức đa dạng phong phú, thu hút sự hưởng ứng
đơng đảo, nhiệt tình của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, q trình tổ chức thực
hiện chính sách vẫn c n nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế cần phải tập trung khắc
phục trong thời gian sớm nhất để chính sách bảo vệ mơi trường ngày càng được
thực hiện có hiệu quả hơn.
Các nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khão hữu ích. Tuy nhiên, các
nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến những lĩnh vực riêng. Chưa có đề tài nào
đánh giá một cách tồn diện về tình hình thực hiện các chính sách về bảo vệ
mơi trường trên cơ sở thực tiễn của một địa phương vùng nơng thơn cụ thể
như huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định. Do đó tơi chọn đề tài “Thực hiện chính
sách bảo vệ mơi trường từ thực tiễn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định” cho
Luận văn thạc sĩ Chính sách cơng của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, làm rõ việc thực hiện chính
sách bảo vệ mơi trường tại huyện Hồi Ân; Đề xuất các giải pháp để tổ chức
thực hiện có hiệu quả hơn chính sách bảo vệ mơi trường từ thực tiễn huyện
4
Hồi Ân, tỉnh Bình Định.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận, lý thuyết về
chính sách cơngvà vận dụng vào đối tượng nghiên cứu của đề tài; Nghiên cứu
làm rõ thơng tin vềthực trạng thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường nơng
thơn ở huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định; Đưa ra biện pháp tăng cường tổ chức
thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường.
4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách bảo vệ mơi
trường từ thực tiễn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến năm 2017.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.- Phương pháp luận: Luận văn dựa trên các quan điểm, chủ
trưởng, pháp luật của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, đồng thời vận
dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách cơng đa ngành, liên ngành khoa học
xã hội, trong đó chú ý nhiều đến tiếp cận thực hiện chính sách có sự tham dự,
tham gia của các chủ thể nghiên cứu.
5.2 - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên
cứu chính sách cơng kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin: c n gọi là phân tích và tổng hợp.
Được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thơng tin từ các nguồn có
sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị
quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa
phương; các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính
quyền, ban, ngành, đồn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp ho c gián
tiếp tới chính sách bảo vệ mơi trường ở nước ta nói chung và huyện Hồi Ân
nói riêng. Đồng thời, thu thập thông tin từ các tài liệu của các tổ chức và học
giả trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực địa: nh m quan sát và thu thập thông tin
5
ở các điểm đen về ô nhiễm môi trường, gồm quan sát tại chổ kết hợp với g p
gỡ, trao đổi và phỏng vấn nhanh, đánh giá nhanh thực tế.
- Phương pháp phân tích chính sách: là đánh giá tính tồn vẹn, tính
thống nhất, tính khả thi và hiệu quả của chính sách nh m điều chỉnh cho phù
hợp với mục tiêu và thực tế.
- Phương pháp thống kê: là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày
số liệu, tính toán các đ c trưng của đối tượng nghiên cứu nh m phục vụ cho
q trình phân tích, dự đốn và đề ra các quyết định. Phương pháp này được
sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung về thực trạng và đánh giá thực trạng
thực hiện chính sách ở huyện Hoài Ân.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
- Đề tài này có ý nghĩa về m t lý luận, người học nghiên cứu và vận
dụng các lý thuyết về chính sách cơng và quy trình phân tích một chính sách
cơng để làm rõ vấn đề khoa học và thực tiễn của một chính sách cụ thể.
- Kết quả đánh giá nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các lý
thuyết liên quan đến chính sách cơng, từ đó hình thành các tiến trình đề xuất
các giải pháp chính sách nh m nâng cao chất lượng, hiệu quả của chính sách
đã ban hành.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận
dụng các lý thuyết về chính sách cơng, quy trình phân tích chính sách cơng để
xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường ở
huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định để từ đó nâng cao hiệu quả của chính sách
trong những năm tiếp theo.
- Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Định, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh
và các ngành có liên quan trong q trình thực hiện chính sách bảo vệ mơi
trường để chính sách có thể mang lại hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, xã
6
hội, bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường của địa phương trong những
năm đến.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được
chia làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện
chính sách bảo vệ mơi trường.
- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường ở
huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định.
- Chương 3: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ mơi
trường từ thực tiễn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định.
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
THỰC HIỆNCHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Môi trường
Môi trường là khái niệm rộng với nhiều định nghĩa khác nhau. Quan
niệm chung nhất và rộng nhất về môi trường là gồm chúng ta và tất cả những
gì xung quanh chúng ta, gồm mơi trường tư nhiên và môi trường nhân tạo.
Trong tiếng Anh, “environment” có nghĩa là mơi trường, từ này có nguồn gốc
từ một từ tiếng Pháp “environner”, có nghĩa là bao quanh một điểm nào đấy,
hay tất cả những gì bao quanh một điểm trung tâm. Theo cách hiểu như vậy,
môi trường có thể được hiểu là tồn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa
bao quanh, có ảnh hưởng đến cuộc sống của một cá nhân hay cộng đồng. Vấn
đề mơi trường c ng có thể được coi là bao gồm các vấn đề như tắc nghẽn
giao thông, tội phạm, tiếng ồn,... Xét về m t địa lý, mơi trường có thể hiểu là
một khu vực nào đó ho c là toàn bộ hành tinh của chúng ta. Môi trường là tổ
hợp các thành phần của thế giới vật chất làm cơ sở cho sự tồn tại, phát triển
của thế giới sinh vật và con người.
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triến của con người và sinh vật”. “Mơi trường” c ng
có thể được hiểu là tồn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con
người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, sinh vật
ấy. Như vậy, chúng ta có thể hiểu các thành tố của mơi trường bao gồm:
- Mơi trường tự nhiên: là những gì vốn có trong tự nhiên, là tập hợp các
yếu tố vật lý, hóa học, sinh học có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành hệ
thống tự nhiên và vận động theo những quy luật của tự nhiên, ví dụ như: đất,
8
nước, khơng khí,...
- Mơi trường nhân tạo: là những gì con người tạo ra, đưa vào môi
trường như chất thải (rắn, lỏng, khí) ho c làm biến đổi, thay đổi các thành
phần của môi trường tự nhiên, làm cho môi trường tự nhiên (ở khu vực nhất
định) trở thành một trạng thái đ c biệt, như môi trường ở khu vực đơ thị hay
cơng trường xây dựng, khu cơng nghiệp,...
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển. Mơi trường có 5 chức năng sau:
- Là khơng gian sống: con người và các sinh vật khác chỉ có thể tồn tại
và phát triển trong môi trường tự nhiên nhất định. Đó là khơng gian sống,
sinh tồn duy nhất, nghĩa là môi trường cung cấp các điều kiện sống tự nhiên
cơ bản cho mọi lồi, trong đó có con người.
- Là nơi cung cấp đầu vào (tài nguyên): là không gian sống, sinh tồn
của con người nên môi trường đồng thời c ng là nơi (nguồn) cung cấp các
yếu tố vật chất như là “đầu vào” cho các quá trình lao động, sản xuất ra của
cải vật chất cho cuộc sống của con người và xã hội, như khoáng sản, gỗ,
nước,...
- Là nơi chứa (tiếp nhận) chất thải: chất thải là vật chất cịn lại khơng
được sử dụng tiếp tục cho hoạt động lao động, sản xuất và sinh hoạt con
người, được thải ra và môi trường là nơi duy nhất tiếp nhận mọi chất thải.
Trong phạm vi không gian nhất định, mơi trường chỉ có thể tiếp nhận có giới
hạn một lượng chất thải nhất định, được gọi là năng lực tải hay mức chịu tải
của môi trường.
- Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật: hạn chế l lụt, điều hịa khí hậu, chắn bão cát,...
- Là nơi lưu giữ thông tin sự sống (nguồngen, đa dạng sinh học,...): đây
là chức năng mới được các nhà khoa học môi trường bổ sung, xuất phát từ
những thông tin sự sống được lưu giữ trong tự nhiên được khoa học khám
phá và khai thác cho phát triển xã hội. Trong xã hội hiện đại, thông tin là một
9
tài ngun thì c ng có thể coi mơi trường tự nhiên cung cấp một loại tài
nguyên đ c biệt - thông tin về sự sống.
Bảo vệ môi trường
- Hoạt động bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ
nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nh m giữ môi trường trong lành.
- Nguyên tắc về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 4, Luật Bảo
vệ môi trường năm 2014 thì các ngun tắc bảo vệ mơi trường bao gồm:
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân.
- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã
hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh
học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống
trong môi trường trong lành.
- Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên,
giảm thiểu chất thải.
- Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ mơi trường khu vực
và tồn cầu; Bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an
ninh quốc gia.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đ c điểm tự nhiên, văn
hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và
ưu tiên ph ng ngừa ô nhiễm, sự cổ, suy thoái môi trường.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần mơi trường, được
hưởng lợi từ mơi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ mơi
trường.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ơ nhiễm, sự cố và suy thối mơi
trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy
10
định của pháp luật.
Chính sách bảo vệ mơi trường
- Chính sách là một thành tố, công cụ của quản lý. Chính sách cơng là
thành tố của quản lý nhà nước, có thể được hiểu “là một tập hợp biện pháp
được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra,
trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ
hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu
ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” (V Cao
Đàm, Quản lý học đại cương, 1996).
- Chính sách cơng có thể được hiểu “là tổng thể chương trình hành
động của các chủ thể nắm quyền lực cơng, nhằm giải quyết những vấn đề có
tính cộng đồng trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội theo phương
thức nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và bảo đảm cho xã hội phát
triển bền vững, ổn định”.
Từ quan niệm trên, chính sách cơng được hiểu theo nghĩa rộng: Là kết
quả của việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng cầm quyền thành các
quyết định, tập hợp các quyết định chính trị với mục tiêu, giải pháp, công cụ
nh m giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì
sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ
người dân.
Chính sách bảo vệ mơi trường (hay chính sách mơi trường) là chính
sách cơng. Như vậy, có thể định nghĩa Chính sách bảo vệ mơi trường là tổng
thể chương trình hành động của Nhà nước nhằm tạo ra sự chuyển biến về
chất lượng các điều kiện về môi trường phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đề ra về môi trường và bảo đảm
cho sự phát triển bền vững, ổn định của xã hội.
Chính sách bảo vệ mơi trường nơng thơn là một loại chính sách cơng
nh m bảo vệ môi trường nông thôn, là một bộ phận của chính sách bảo vệ
mơi trường, tập trung vào các vấn đề mơi trường ở nơng thơn và có liên quan
11
ch t chẽ với các bộ phận khác của chính sách bảo vệ môi trường (môi trường
đô thị, tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học...)
Thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường
Thực hiện chính sách là một khâu quan trọng trong chu trình chính
sách, là tồn bộ q trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện
thực. Tổ chức thực hiện chính sách có vị trí đ c biệt quan trọng, là bước hiện
thực hóa chính sách vào đời sống xã hội. Nó (việc thực hiện chính sách) được
tiến hành ngay sau khi chính sách được ban hành và được hiểu là quá trình tổ
chức các hoạt động nh m thực thi các nội dung được quy định trong chính
sách một cách có hiệu quả.
Như vậy, thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường là q trình hoạt động
có mục đích làm cho những quy định của chính sách và pháp luật về bảo vệ
mơi trường đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của
các chủ thể nh m phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật
về bảo vệ mơi trường; bảo vệ, phịng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo quyền con người được sống trong
môi trường trong lành và bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững.
Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nh m điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để những chính sách
và pháp luật về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống và trở thành hành vi xử
sự, hợp pháp của các chủ thể pháp luật về bảo vệ môi trường, phát huy tác
dụng của nó trong thực tiễn, Nhà nước phải giữ vai trò trụ cột trong việc thực
hiện và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi trường.
Chính sách mơi trường được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống tổ
chức quản lý môi trường cùng với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chứcxã hội, tổ chức nghề nghiệp và các cộng đồng trong xã hội.
Các hình thức tổ chức thực hiện chính sách môi trường rất đa dạng,
phong phú, bao gồm từ các hình thức mang tính hành chính của quản lý nhà
12
nước cho đến tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ
môi trường c ng như các phong trào bảo vệ mơi trường mang tính chất định
kỳ và không định kỳ. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường của nhà nước và
hệ thống các tổ chức, các cộng đồng được phối kết hợp với nhau trong tổ
chức thực hiện chính sách mơi trường dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách bảo vệ mơi
trường
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cơng nói chung và chính sách bảo
vệ mơi trường nói riêng có nhiều và được phân chia thành các nhóm khác
nhau. Ở đây sử dụng cách phân chia thành: nhóm yếu tố chủ quan và nhóm
yếu tố khách quan.
1.1.2.1. Các yếu tố chủ quan
- Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị của mỗi quốc gia sẽ chi phối cả nội dung lẫn hình
thức của việc xây dựng và triển khai chính sách cơng, nó phản ánh bản chất
của chế độ chính trị xã hội của quốc gia đó. Trong hệ thống chính trị thì có
thể chia các yếu tố nhỏ hơn nữa. Bao gồm các yếu tố về văn hóa chính trị,
hiến pháp, thể chế chính trị.
- Văn hóa chính trị
Theo GS. Hồng Chí Bảo: “Văn hóa chính trị là chất lượng tổng hịa
của tri thức, tình cảm, niềm tin chính trị, tạo thành ý thức chính trị của cơng
dân, thúc đẩy họ hướng tới những hành động tích cực phù hợp với lý tưởng
chính trị, xã hội...”
Văn hóa chính trị tác động mạnh mẽ đến chính sách cơng nói chung và
chính sách bảo vệ mơi trường nói riêng vì nó tạo nên niềm tin chính trị, ý
thức chính trị của những nhà hoạch định chính sách, đ c biệt là chính sách
bảo vệ mơi trường được xem là vấn đề văn hóa và đạo đức. Bảo vệ mơi
trường cịn liên quan cả đến phát triển bền vững bao hàm cả 3 yếu tố phát
triển kinh tế, bảo vệ môi trường và công b ng xã hội.
13
- Hiến pháp
Hiến pháp là yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến q trình xây
dựng chính sách cơng. Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp lý cao nhất buộc
mọi chính sách cơng phải tn theo. Do đó, chính sách bảo vệ mơi trường
c ng được xây dựng và tổ chức thực hiện trong khuôn khổ của Hiến pháp.
Những quy định của chính sách bảo vệ mơi trường c ng phải tuân theo Hiến
pháp và không được vượt qua khỏi những quy định của pháp luật.
- Thể chế chính trị
Thể chế chính trị của nước ta hiện nay là chế độ xã hội chủ nghĩa vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công b ng, dân chủ, văn minh”. Xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Trong giai đoạn hiện nay, cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi
trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng vẫn còn những
hạn chế, bất cập. Theo thống kê của Bộ Tư pháp (2014), hiện nay có khoảng
300 văn bản pháp luật về bảo vệ mơi trường để điều chỉnh hành vi của các cá
nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng
nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn cịn
chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định khơng cao, tình
trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá
phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tố
chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.
- Hệ thống các giá trị xã hội
Hệ thống các giá trị xã hội bao gồm sự đa dạng về văn hóa, truyền
thống, thói quen, phong tục, tập quán, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tầng lớp
xã hội, các nhóm lợi ích, nhóm xã hội. Chính sách bảo vệ mơi trường phải thể
hiện sự tồn tại trong sự đa dạng và thỏa hiệp của hệ thống các giá trị xã hội.
Trong điều kiện đất nước đang đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH đ i hỏi phát
triển kinh tế - xã hội nh m nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần
của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội,
14
nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân
c ng như của cả lồi người trong q trình sống. Giữa mơi trường và sự phát
triển có mối quan hệ ch t chẽ: Mơi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát
triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Hiện
nay, khi đề cập đến bảo vệ môi trường người ta thường nhấn mạnh đến các
phẩm chất văn hóa, đạo đức và truyền thống kinh doanh như một nhân tố cấu
thành quan trọng của sự phát triển bền vững.
Nhận thức xã hội, đ c biệt là của mỗi người dân, về bảo vệ môi trường
được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, là cơ sở cho các hành động, hành vi
c ng như tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường.
- Năng lực của bộ máy quản lý, trong đó năng lực, trình độ nghiệp vụ
của cán bộ quản lý có vai trị quyết định.
Nếu các cấp chính quyền chưa ho c chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm
đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường thì thường dẫn đến bng lỏng
quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về mơi trường. Trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ng cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ
môi trường hạn chế thường dẫn đến khơng chỉ làm cho các chính sách về bảo
vệ môi trường bất cập so với thực tiễn đ i hỏi mà cịn làm cho chính sách
chậm ho c khó đi vào cuộc sống, thậm chí cản trở thực hiện các mục tiêu bảo
vệ môi trường.
1.1.2.2. Các yểu tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên
Trong thời gian gần đây, thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu
tiên phát triển kinh tế và c ng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn
phát triển kinh tế với bảo vệ mơi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng
tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra
phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi
trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng.
Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân b ng, nước, khơng khí bị ơ
15
nhiễm do tự nhiên sẽ được q trình tuần hồn và thời gian trả lại nguyên
vẹn, tuy nhiên với con người thì khác. Khi dân số tăng quá nhanh, sự phát
triển kinh tế quá mức cân b ng so với tự nhiên sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên
vốn có của môi trường.
- Hệ thống kinh tế - xã hội
Hệ thống kinh tế - xã hội của một quốc gia có tác động rất lớn đến việc
xây dựng chính sách bảo vệ môi trường. Yếu tố kinh tế vừa là mục tiêu chính
sách vừa là phương tiện động lực của chính sách. BVMT chính là để giúp cho
sự phát triển kinh tế c ng như xã hội được bền vững. Kinh tế - xã hội phát
triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững
độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã
hội để kinh tế - xã hội phát triển. BVMT là việc làm khơng chỉ có ý nghĩa
hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu
một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau
không c n điều kiện để phát triển mọi m t (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí
tuệ con người...), thì sự phát triển khơng phải là bền vững, thậm chí cịn có
thể triệt tiêu cả sự phát triển.
- Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và tăng trưởng kinh tế
Q trình CNH - HĐH có tác động nhiều m t và đ t ra những yêu cầu
mới đối với việc BVMT. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu
đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, xã
hội, y tế, giáo dục...đã đạt được thì việc phát triển nóng của nền kinh tế trong
những năm gần đây đã gây ra không ít tác động tiêu cực đến môi trường như:
tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường...,
điều đó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp ho c gián tiếp đến sức khỏe và cuộc
sống của con người.
M t khác, cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát
triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một m t thúc
16
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, m t khác đã làm gia tăng nhu cầu
tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và c ng làm gia tăng nhanh
chóng lượng chất thải ran phát sinh. Chất thải rắn tăng nhanh chóng về số
lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho cơng
tác quản lý, xử lý và BVMT.
Tăng trưởng kinh tế q mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá
nóng", gây ra lạm phát, ho c tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên,
nhưng đồng thời c ng có thể làm cho sự phân hố giàu nghèo trong xã hội
tăng lên vì sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng ở nông thơn và đơ thị.
Chính điều này là nguy cơ tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động xấu đến đời sống và
môi trường sống của người dân. Thời gian qua, để đạt b ng được các mục
tiêu phát triển kinh tế tỉnh, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ
qua, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật
vào sản xuất và đời sống, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một
cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ơ nhiễm mơi
trường có xu hướng gia tăng.
1.1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường
Việc tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường thơng qua 7 bước
cơ bản. Mỗi một bước trong tổ chức thực hiện đều cần có sự đầu tư nghiêm
túc, khơng coi trọng bước này hay bước kia, nó có sự liên kết ch t chẽ và
tương hỗ lẫn nhau.
1.1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo vệ mơi
trường
Tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường là q trình phức tạp
lại diễnra trong thời gian dài do đó cần phải xây dựng kế hoạch. Các cơ quan
từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện chính
sách bảo vệ mơi trường, gồm các kế hoạch sau:
+ Kế hoạch tổ chức điều hành, quy định cụ thể đối với các cơ quan
tham gia, cơ chế hoạt động, đội ng nhân sự,...
17
+ Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như tài chính, trang thiết bị;
+ Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện;
+ Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách;
+ Dự kiến nội quy, quy chế về tổ chức điều hành; về trách nhiệm,
nhiệm vụ.
Nội dung của kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo vệ mơi
trường phải phù hợp, xác với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Quy định quyền hành của cá nhân, tổ chức tham gia; tổ chức điều hành
chính sách; các biện pháp khen thưởng, kỷ luật...
Kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch thực thi chính sách bảo vệ mơi trường
phải được lãnh đạo có thẩm quyền các cấp thơng qua.
1.1.3.2. Phổ biến, tun truyền chính sách bảo vệ mơi trường
Đây là bước quan trọng, giúp cho các đối tượng chính sách và mọi
người dân tham gia hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách bảo vệ mơi
trường, về tính đúng đắn của chính sách bảo vệ mơi trường để họ tự giác thực
hiện. Đồng thời, giúp cho cán bộ công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi
chính sách bảo vệ mơi trường nhận thức đầy đủ tính chất, quy mơ, tầm quan
trọng của chính sách để họ tích cực tìm kiếm các giải pháp thực hiện.
Để thực hiện tốt cơng tác phổ biến, tun truyền chính sách bảo vệ môi
trường, cần phải đào tạo đội ng báo cáo viên, tun truyền viên có trình độ
chun mơn, có phẩm chất tốt và có năng lực truyền thơng; đầu tư trang thiết
bị,...
Việc phổ biến, tun truyền chính sách bảo vệ mơi trường phải được
tiến hành thường xuyên, liên tục và b ng nhiều hình thức đa dạng, phong phú
như hội thảo, tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham quan, khảo sát... hay tiếp
cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tham gia hội diễn, các
chiến dịch, tham gia các lễ hội, các ngày kỷ niệm... Nội dung tuyên truyền,
18
phổ biến giáo dục phù hợp với các thành phần, đối tượng tham gia; gắn nghĩa
vụ và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong công tác BVMT nh m nâng
cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về sức khỏe, vệ sinh môi trường và thực
hiện nếp sống vệ sinh.Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia
vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hố cơng tác BVMT.
1.1.3.3. Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường
Đa số các chính sách bảo vệ môi trường được triển khai thực hiện trong
phạm vi cả nước và có nhiều đơn vị tham gia, do đó cần phải có sự phân
cơng, phối hợp ch t chẽ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp để đem lại hiệu
quả cao hơn và duy trì sự ổn định của chính sách.
1.1.3.4. Duy trì chính sách bảo vệ mơi trường
Là hoạt động đảm bảo cho chính sách bảo vệ môi trường tồn tại và phát
huy được tác dụng trong mơi trường thực tế. Để duy trì được chính sách bảo
vệ mơi trường đ i hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và cán bộ
phụ trách môi trường ở các cấp, đ c biệt là cấp cơ sở phải hiểu rõ chính sách,
tạo điều kiện và mơi trường thuận lợi để chính sách được thực thi tốt. Các tổ
chức, cá nhân (chủ thể chấp hành chính sách) phải có trách nhiệm tham gia
thực thi chính sách một cách tích cực để duy trì chính sách. Trường hợp g p
phải khó khăn do mơi trường biến động, các cơ quan nhà nước cần sử dụng
các công cụ quản lý tác động tạo môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính
sách bảo vệ mơi trường.
1.1.3.5. Điều chỉnh chính sách bảo vệ mơi trường
Cơ quan nào ban hành chính sách bảo vệ mơi trường thì cơ quan đó có
thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với yêu cầu quản lý
và tình hình thực tế.
Việc điều chỉnh không được làm thay đổi mục tiêu ban đầu của chính
sách bảo vệ mơi trường, chỉ điều chỉnh biện pháp, cơ chế thực hiện và các nội
dung khác.
19