Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.03 KB, 70 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------

-------------

LÊ XUÂN THANH

TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2020

Luan van


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

------------

-----------

LÊ XUÂN THANH

TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM MINH TUYÊN

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2020

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, ví dụ, trích dẫn và kết luận được trình bày trong luận văn đảm bảo chính
xác, trung thực và chưa ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Luan van


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI DÂM

Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI............................................................. 8
1.1. Khái niệm và lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi ...................................................................................................... 16
1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi ............... 14
1.3. Phân biệt tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với một số tội phạm tình
dục khác............................................................................................................ 16
Tiểu kết chương 1............................................................................................. 18
Chương 2. THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI 16 TUỔI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................... 19
2.1. Khái qt tình hình xét xử tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 19
2.2. Thực tiễn xét xử tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trên đị bàn thành phố
Hồ Chí Minh..................................................................................................... 30
2.3. Nguyên nhân của thiếu sót, hạn chế .......................................................... 41
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................ 44

Luan van


Chương 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI
16 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................... 45
3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật hình sự về tội dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .................... 45
3.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật hình sự về tội dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .................... 48
Tiểu kết chương 3............................................................................................. 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Luan van


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
BNV: Bộ Nội vụ
HĐXX: Hội đồng xét xử
PLHS: Pháp luật hình sự
TAND: Tịa án nhân dân
TANDTC: Tịa án nhân dân tối cao
TNHS: Trách nhiệm hình sự
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Luan van


BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê tội phạm mà Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hồ
Chí Minh thụ lý, xét xử.
Bảng 2.2. Thống kê tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi so với tổng số
tội phạm được Tịa án nhân dân hai cấp thành phố Hồ Chí Minh thụ lý, đưa ra
xét xử từ năm 2015 đến tháng 6/2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.3. Thống kê tội dâm ô người dưới 16 tuổi so với tổng số tội xâm
phạm tình dục người dưới 16 tuổi được đưa ra xét xử từ năm 2015 đến tháng
6/2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.4. Thống kê các tội phạm cụ thể trong nhóm tội xâm hại tình dục
người dưới 16 tuổi được Tịa án nhân dân hai cấp thành phố Hồ Chí Minh xét
xử từ năm 2015 đến tháng 6/2020

Bảng 2.5. Thống kê hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi từ năm 2015 đến tháng 6/2020 trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.

Luan van


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989
và Hiến pháp năm 2013, thời gian vừa qua Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật để bảo vệ quyền lợi của trẻ em (người dưới 16 tuổi) như Luật
Hơn nhân và Gia đình năm 2014, Luật Trẻ em năm 2016, Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)….các văn bản trên đều thể hiện rõ cơ quan,
tổ chức, các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo
đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các
hành vi xâm hại, đặc biệt là những hành vi xâm phạm tình dục trẻ em.
Thực tiễn trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn cả
nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tình trạng xâm hại tình
dục người dưới 16 tuổi, trong đó có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
đang diễn biến hết sức phức tạp. Theo số liệu thống kê của Tịa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong giai đoạn từ 2015 đến năm tháng 6/2020
có 70 vụ/70 bị cáo được xét xử về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Có
những vụ án được dư luận xã hội quan tâm mà điển hình như: vụ án cựu Phó
Viện trưởng VKSND thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi), có hành
vi dâm ơ bé gái 8 tuổi trong thang máy tại chung cư Galaxy 9, Quận 4. Tp.
HCM hay gần đây nhất là trường hợp Nguyễn Tiến Dũng (cán bộ Trung tâm
Hỗ trợ xã hội TP.HCM) bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi dâm ô với người
dưới 16 tuổi … thống kê trên cho thấy tình hình tội này đang diễn ra hết sức
phức tạp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, chính trị, văn

hóa và giáo dục quan trọng của Việt Nam.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/01/2018, liên quan đến các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16
tuổi (từ Điều 141 đến 146 BLHS), cũng đã có những sửa đổi, bổ sung quan
1

Luan van


trọng, phù hợp với thực tiễn xử lý các hành vi xâm hại tình dục, trong đó có
hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi; ngoài ra, để kịp thời đưa những quy định nêu
trên của BLHS năm 2015 vào thực tiễn, ngày 01/10/2019, TAND tối cao cũng
đã ban hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP (hiệu lực từ ngày 05/11/2019),
hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146,
147 của BLHS và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, đã
tháo gỡ được nhiều vướng mắc, là cơ sở pháp lý rất quan trọng để xử lý hành
vi xâm hại tình dục, hành vi dâm ơ người dưới 16 tuổi trong thực tiễn. Qua
nghiên cứu quy định của pháp luật về tội dâm ô người dưới 16 tuổi và thực tiễn
xét xử tội này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy, một số
quy định của BLHS năm 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành, vẫn còn chưa rõ
ràng, một số quy định gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật; q trình điều
tra, truy tố, xét xử của cơ quan tố tụng thành phố Hồ Chí Minh cịn những thiếu
sót, hạn chế trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ…dẫn tới định tội danh và
quyết định hình phạt một số trường hợp khơng chính xác, vẫn cịn tình trạng
Tịa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, quyết định hình phạt nhẹ hoặc nặng hơn so
với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả đấu tranh, phịng chống tội phạm trong thực tiễn.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện, có hệ thống các
vấn đề lý luận và thực tiễn về tội dâm ơ người dưới 16 tuổi, từ đó đưa ra một số
giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng đúng các quy định

của pháp luật hình sự về tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng về cả lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp, phịng chống tội phạm trong tình hình mới.
Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để làm để tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2

Luan van


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan tới đề tài trên, cũng đã có một số cơng trình khoa học được các
tác giả đề cập ở các phạm vi, góc độ khác nhau, có thể kể đến như:
+ Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội; Trịnh Thị Thu
Hương (2004), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam
và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này,
+ Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Lê
Thị Diễm Hằng (2016), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em- So sánh pháp luật
hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự một số quốc gia trên thế giới.
+ Tạp chí, báo và các cơng trình nghiên cứu khác:
Dương Tuyết Miên (1998), “Về các tội phạm tình dục trong luật hình sự
Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 06, Hà Nội; Phạm Mạnh Hùng (2002),“Hồn
thiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ em”,
Tạp chí Toà án nhân dân, số 12/2002, Hà Nội; Vũ Hải Anh (2016), “Một số
điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về nhóm các tội phạm tình dục”, Tạp
chí Nghề luật, sô 3/2016, Hà Nội; Tiến sĩ Phạm Minh Tuyên – “Các tội xâm
phạm tình dục người dưới 16 tuổi – những vướng mắc và kiến nghị”. Tạp chí
Khoa học kiểm sát số 2 năm 2020 v.v…
Nhận xét: Các cơng trình nghiên cứu trên đã tập trung phân tích các dấu

hiệu pháp lý, đặc điểm của các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong đó có tội
dâm ơ đối với trẻ em (người dưới 16 tuổi), đặc biệt các cơng trình là luận án và
luận văn đã phân tích tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi kết hợp với thực tiễn
giải quyết các vụ án về xâm phạm tình dục trẻ em trong phạm vi khơng gian,
thời gian khác nhau. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho tác giả trong
quá trình nghiên cứu đề tài. Có thể thấy, các cơng trình trên nghiên cứu các tội
danh liên quan đến xâm phạm tình dục trẻ em trong đó có tội dâm ơ đối với
người dưới 16 tuổi, nhưng do phạm vi khác nhau nên các cơng trình khoa học
3

Luan van


trên chưa phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về một tội danh cụ thể là tội dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sau khi BLHS
năm 2015 có hiệu lực tồn bộ (ngày 01/01/2018).
- Một số cơng trình liên quan trực tiếp đến đề tài:
Phạm Quang Huy (2016), Tội dâm ô với trẻ em: Một số thực trạng và
giải pháp pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp,
(13), tr.44-51; Nguyễn Thành Long (2017), Tội dâm ô đối với trẻ em trong pháp
luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học luật Hà Nội, Hà Nội;
Đồn Thị Ngọc Hải (2019), Tội dâm ơ người dưới 16 tuổi – lý luận và thực tiễn,
Tạp chí Tịa án điện tử; v.v…
Nhận xét: Các cơng trình trên đã phân tích, nghiên cứu chun sâu về tội
dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi về mặt lý luận và thực tiễn, trong bối cảnh
BLHS năm 2015 được ban hành, nhưng trong phạm vi không gian và thời gian
khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có cơng trình nghiên cứu chuyên
sâu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian từ năm 2015
đến tháng 6/2020.
Nhận xét chung: Có thể thấy các cơng trình khoa học trên đã tiếp cận và

phân tích tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi trong phạm vi nội dung, không
gian và thời gian khác nhau, đây là những nguồn tài liệu tham khảo quý báu
cho tác giả. Tính đến nay, khơng có nhiều cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến
tội dâm ô đối với người 16 tuổi một cách cụ thể, chuyên sâu tại địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về tội dâm ơ đối với người 16 tuổi, kết hợp với thực tiễn từ
thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện pháp
4

Luan van


luật hình sự cũng như bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình
sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về tội dâm ơ đối với người
dưới 16 tuổi.
- Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về tội dâm ô đối với người dưới
16 tuổi thông qua thực tiễn xét xử tội này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
từ đó luận văn rút ra một số thiếu sót, hạn chế và những nguyên nhân của thiếu
sót, hạn chế đó.
- Trên cơ sở một số thiếu sót, hạn chế luận văn phân tích một số yêu cầu
và đưa ra một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật
hình sự về tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tại thành phố Hồ
Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tội dâm ô đối với người 16 tuổi
thông qua thực tiễn xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Luận văn được thực hiện trong phạm vi chuyên
ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự, nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý
luận và pháp luật về tội dâm ô đối với người 16 tuổi được quy định trong BLHS
2015 và văn bản hướng dẫn thi hành, xuất phát từ thực tiễn xét xử của Tòa án
nhân dân hai cấp thành phố Hồ Chí Minh. Tại phần thực tiễn xét xử luật văn
tập trung nghiên cứu 02 hoạt động chính là hoạt động định tội danh và áp dụng
hình phạt tại Tịa án nhân dân hai cấp thành phố Hồ Chí Minh.
Giới hạn về khơng gian: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Giới hạn về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 6/2020.
5

Luan van


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối, chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, đấu tranh
phòng chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: luận văn đã sử dụng phương pháp cụ thể và
đặc thù của khoa học luật hình sự như phân tích và tổng hợp, phương pháp diễn
dịch, quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê, để tổng
hợp các tri thức khoa học và luận chứng để nghiên cứu luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn

một số vấn đề về lý luận và pháp luật tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, nâng
cao nhận thức pháp luật về tội danh này cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng và những người quan tâm đến đề tài này (thông qua thực tiễn tại
thành phố Hồ Chí Minh).
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hồn thiện những quy định
của pháp luật hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm
tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành và tài liệu
tham khảo đối với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy; ngồi ra,
luận văn cịn cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho thực tiễn điều tra,
truy tố, xét xử của các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án), đặc biệt là các cơ quan tư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh.

6

Luan van


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi.
Chương 2. Thực tiễn xét xử tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp
luật hình sự về tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.

7


Luan van


Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
1.1. Khái niệm và lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi
1.1.1. Khái niệm
Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là tội phạm được pháp điển hóa lần
đầu tiên trong BLHS năm 1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1997) cho đến nay. Tội
này được quy định tại Chương các tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự
của con người, đó là “những hành vi cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng
về nhân phẩm, danh dự của con người” [22, tr.115], [1, tr.38], quy định trên
nhằm bảo vệ sự phát triển bình thường về tâm sinh lý cho trẻ em, ngăn chặn
những hành vi lợi dụng sự non nớt, nhẹ dạ của trẻ em để đẩy họ vào những quan
hệ tình dục quá sớm, gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt cho họ. Tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi là tội phạm thuộc nhóm hành vi có bản chất là xâm hại tình
dục trẻ em.
Về khái niệm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi cũng được nhiều tác
giả đề cập trong các cơng trình khoa học khác nhau:
Tác giả Đinh Văn Quế có quan điểm: Hành vi dâm ơ là sờ mó, hơn hít bộ
phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ
phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hơn hít bộ phận sinh dục
của mình nhằm thỏa mãn dục vọng, nhưng khơng có ý định giao cấu hoặc có
hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân [12, tr.279].
Theo Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội,
có đưa ra quan điểm về tội dâm ơ: Đó là hành vi tình dục nhưng khơng phải
hành vi giao cấu. [21].


8

Luan van


Theo Từ điển Tiếng Việt “dâm ô” là dâm dục một cách xấu xa, nhơ nhuốc
[42]. Từ điển này cũng giải nghĩa “dâm dục” là sự ham muốn thú nhục dục q
độ hoặc khơng chính đáng [42].
Từ điển Hán Việt giải nghĩa: “dâm ô” xuất phát từ “dâm” là dâm dục và
“ô” với ý nghĩa là bẩn, bẩn thỉu. Như vậy, “dâm ơ” là từ ghép mang tính chất
khái qt với nghĩa là dâm dục bẩn thỉu [43].
Nhận xét: Các quan điểm trên đều thống nhất ở nội hàm khái niệm tội
dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi đó là hành vi có tích chất dâm dục, nhằm thỏa
mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội, nhưng khơng nhằm mục đích giao
cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác với trẻ em (người dưới
16 tuổi).
Trong BLHS hiện hành nhà làm luật chưa đưa ra khái niệm pháp lý về
tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng khái niệm tội phạm đã được ghi
nhân tại Điều 8 BLHS. Đây là khái niệm pháp lý tương đối hoàn chỉnh về tội
phạm, là cơ sở quan trọng để xây dựng khái niệm các tội phạm cụ thể, trong đó
có tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi; đồng thời BLHS năm 2015 đã bổ sung
hành vi “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”, đây là những hình thức quan
hệ tình dục khơng bằng cách thông thường là sử dụng bộ phận sinh dục (giao
cấu) mà được thực hiện bằng miệng hoặc hậu mơn…
Như vậy có thể hiểu một cách khái qt: Hành vi dâm ơ là hành vi mang
tính chất tình dục của người nào đó đối với người khác nhằm thỏa mãn nhu cầu
tình dục của người phạm tội, nhưng khơng nhằm mục đích giao cấu hoặc thực
hiện các hành vi quan hệ tình dục khác.
Khoa học pháp luật hình sự và CTTP tội dâm ô (khoản 1, Điều 146 BLHS

năm 2015) đã xác định chủ thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi phải là
những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực TNHS, khi thực hiện hành vi dâm
ô đối với người dưới 16 tuổi.
9

Luan van


Theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2020 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn: Dâm ơ…là hành vi của những
người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián
tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác
trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng khơng nhằm
quan hệ tình dục…[ 25, Điều 3].
Từ những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi: Là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính
tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh
dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi nhưng
khơng nhằm mục đích giao cấu hoặc khơng nhằm thực hiện các hành vi quan
hệ tình dục khác, do người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực TNHS thực hiện
với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người
dưới 16 tuổi.
1.1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi
1.1.2.1. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự
Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985
Đây là giai đoạn Nhà nước Việt Nam dân chủ mới được thành lập phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách từ nhiều phía trong đó có cơng cuộc đấu
tranh phòng chống tội phạm, thời điểm này Nhà nước ta chưa có điều kiện xây
dựng ngay một hệ thống pháp luật, cũng như hệ thống pháp luật hình sự để điều

chỉnh các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước tình hình này Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 cho tạm thời giữ các
luật lệ cũ nhưng không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính
thể dân chủ cộng hòa, để đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm, tội phạm trong
đó có hành vi dâm ô [5, Điều 21]. Tuy nhiên, quy định trực tiếp liên quan đến
10

Luan van


hành vi xâm phạm tình dục trong đó có tội dâm ơ thì phải đến ngày 15/6/1960,
Tịa án nhân dân tối cao ra Chỉ thị số 1024 hướng dẫn việc xử lý tội hiếp dâm,
đây được coi là nền móng cho việc hoàn thiện và xây dựng các tội phạm về tình
dục nhưng nội dung hướng dẫn cịn chưa đầy đủ về các hành vi xâm hại tình
dục người dưới 16 tuổi khác như tội cưỡng dâm, tội giao cấu và tội dâm ô người
dưới 16 tuổi. Đến ngày 11/5/1967, TAND tối cao đã ban hành Bản tổng kết số
329- HS2 ngày 11/5/1967, hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và các tội
phạm khác về mặt tình dục, trong số các tội phạm về tình dục có tội dâm ơ,
trong đó dâm ơ đối với trẻ em bị xử nặng hơn dâm ô đối với người lớn.
Theo bản tổng kết và hướng dẫn 329-HS2 ngày 01/02/1967 của Tòa án
nhân dân tối cao có hướng dẫn: “Dâm ơ tức là có hành vi bỉ ổi với người khác,
tuy khơng phải là hành vi giao cấu nhưng cũng nhằm thỏa mãn tình dục của
mình hoặc khêu gợi bản năng tình dục người đó…Có thể chi làm hai hình thức
dâm ơ: Dâm ơ với người dưới 16 tuổi trịn và dâm ô với người lớn (từ 16 tuổi
tròn trở lên). Trong hình thức dâm ơ với người dưới 16 tuổi trịn, vì sự phát triển
về cơ thể cũng như về trí óc của các em còn non nớt, các em cần được bảo vệ
chống mọi hành vi khiêu dâm, cho nên khơng kể các em có đồng ý hay khơng
đồng ý, hễ có hành vi dâm ơ là có tội. Trong hình thức dâm ơ với người lớn
phải có sự trái ý muốn của người đó mới có tội, vì có như thế mới có thể nói
hành vi dâm ơ đã xúc phạm tới nhân phẩm, danh dự của họ về mặt tình

dục…Đối với tội dâm ơ với người dưới 16 tuổi trịn mức hình phạt từ 3 tháng
đến 2 năm tù. Đối với tội dâm ơ người lớn, mức hình phạt từ cảnh cáo đến 1
năm tù. Khi tập trung nhiều tình tiết tăng nặng đối với hình thức trên (tội dâm
ơ với người dưới 16 tuổi) có thể xử phạt đến 4 năm tù. Đối với hình thức tội
dâm ô người lớn có thể xử phạt đến 3 năm tù. [23]. Có thể nói đây là hướng dẫn
quan trọng làm cơ sở để Tòa án các cấp xét xử các vụ án về xâm phạm tình dục
trong đó có trẻ em trong thực tiễn.
11

Luan van


Nhận xét: Giai đoạn này tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi chỉ được
quy định trong một số văn bản pháp luật, các Tòa án xét xử tội phạm này chủ
yếu theo đường lối, chính sách và các bản tổng kết xét xử.
1.1.2.2. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong Bộ luật Hình sự năm
1985
BLHS năm 1985 là BLHS đầu tiên của nước ta, với 04 lần sửa đổi, bổ
sung năm 1989, 1991, 1992 và năm 1997.
Trong lần sửa đổi, bổ sung lần thứ 4 vào năm 1997 thì hành vi dâm ơ đối
với người dưới 16 tuổi (trẻ em) được quy định tại Điều 202b.
"Điều 202b. Tội dâm ô đối với trẻ em
1- Người nào có hành vi dâm ơ đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm….."
Có thể nói đây là lần đầu tiên hành vi dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi
được quy định thành một tội danh độc lập, do yêu cầu của việc đấu tranh với tệ
xâm phạm tình dục của trẻ em ngày càng nghiêm trọng. Để áp dụng thống nhất
các quy định này, ngày 10/5/1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số: 01/1998/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BNV hướng dẫn: “d. Hành vi dâm ô đối với trẻ em quy
định tại Điều 202b là hành vi của người phạm tội, như sờ, bóp… vào những bộ

phận kích thích tình dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em phải có hành vi như sờ,
bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của người đó hoặc của người khác
nhưng khơng có việc giao cấu với trẻ em”.
Tuy nhiên, quy định về hành vi dâm ơ quy định trong BLHS năm 1985
vẫn cịn đơn giản, chưa rõ ràng về yếu tố chủ thể, chưa phân hóa được TNHS
đối với nhiều trường hợp đặc biệt nghiệm trọng, chưa quy định về hình phạt bổ
sung đối với những người lợi dung yếu tố nghề nghiệp như Bác sỹ, Y tá…để
thực hiện hành vi phạm tội.
12

Luan van


1.1.2.3. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong Bộ luật Hình sự năm
1999
BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi tại Điều 112 với tên gọi “tội dâm ô đối với trẻ em”.
“Điều 116. Tội dâm ô đối với trẻ em
1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ơ đối với trẻ em, thì bị
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”.
So với tội dâm ô trẻ em trong BLHS năm 1985 (được sửa đổi, bổ sung
năm 1997), BLHS năm 1999 đã có những thay đổi như sau:
- Trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm dâm ô đối với trẻ em đã
quy định cụ thể yếu tố chủ thể đặc biệt là người “đã thành niên”.
- Trong cấu thành tội phạm tăng nặng quy định tại khoản 3, BLHS năm
1999 đã bổ sung trường hợp phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng”, bỏ dấu hiệu định
khung “Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” vì khơng phù hợp về
kỹ thuật lập pháp và thực tiễn.
Đồng thời CTTP đã bổ sung thêm trường một khoản mới, quy định về
hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công

việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng thì BLHS năm 1999 (được sửa đổi,
bổ sung vào năm 2009) đã bộc lộ nhiều điểm tồn tại, hạn chế như CTTP quy
định chưa cụ thể, chưa làm rõ được khái niệm dâm ô, nhà làm luật vẫn sử dụng
các tình tiết định tính gây khó khăn cho việc áp dụng như “gây hậu quả nghiêm
trọng” hoặc “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”, đòi
hỏi cần phải được hồn thiện.
1.1.2.4. Điểm mới của tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi trong Bộ luật
Hình sự năm 2015

13

Luan van



×