Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

luận văn thạc sĩ tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.5 KB, 74 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------

-------------

LÊ XUÂN THANH

TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

------------

-----------

LÊ XUÂN THANH

TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM MINH TUYÊN

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu, ví dụ, trích dẫn và kết luận được trình bày trong luận văn đảm bảo
chính xác, trung thực và chưa ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...................................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn........................................................................ 7
7. Kết cấu của luận văn.................................................................................................................... 7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI DÂM
Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI................................................................................. 8
1.1. Khái niệm và lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội dâm ơ đối với người

dưới 16 tuổi......................................................................................................................................... 16
1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi....................14
1.3. Phân biệt tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với một số tội phạm tình

dục khác................................................................................................................................................ 16
Tiểu kết chương 1............................................................................................................................ 18
Chương 2. THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI 16 TUỔI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................................................... 19
2.1. Khái qt tình hình xét xử tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh....................................................................................................... 19
2.2. Thực tiễn xét xử tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trên đị bàn thành phố

Hồ Chí Minh....................................................................................................................................... 30
2.3. Nguyên nhân của thiếu sót, hạn chế............................................................................. 41
Tiểu kết Chương 2........................................................................................................................... 44


Chương 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY

ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI
16 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................45
3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật hình sự về tội dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh........................... 45
3.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật hình sự về tội dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh........................... 48
Tiểu kết chương 3............................................................................................................................ 56
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự

BNV: Bộ Nội vụ
HĐXX: Hội đồng xét xử
PLHS: Pháp luật hình sự
TAND: Tịa án nhân dân
TANDTC: Tịa án nhân dân tối cao
TNHS: Trách nhiệm hình sự
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao


BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê tội phạm mà Tòa án nhân dân hai cấp thành phố
Hồ Chí Minh thụ lý, xét xử.
Bảng 2.2. Thống kê tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi so với tổng số
tội phạm được Tịa án nhân dân hai cấp thành phố Hồ Chí Minh thụ lý, đưa ra
xét xử từ năm 2015 đến tháng 6/2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.3. Thống kê tội dâm ô người dưới 16 tuổi so với tổng số tội
xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi được đưa ra xét xử từ năm 2015 đến
tháng 6/2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.4. Thống kê các tội phạm cụ thể trong nhóm tội xâm hại tình
dục người dưới 16 tuổi được Tịa án nhân dân hai cấp thành phố Hồ Chí Minh
xét xử từ năm 2015 đến tháng 6/2020
Bảng 2.5. Thống kê hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi từ năm 2015 đến tháng 6/2020 trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 và

Hiến pháp năm 2013, thời gian vừa qua Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật để bảo vệ quyền lợi của trẻ em (người dưới 16 tuổi) như Luật Hơn
nhân và Gia đình năm 2014, Luật Trẻ em năm 2016, Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017)….các văn bản trên đều thể hiện rõ cơ quan,

tổ chức, các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo
đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý
các hành vi xâm hại, đặc biệt là những hành vi xâm phạm tình dục trẻ em.
Thực tiễn trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn cả
nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tình trạng xâm hại tình dục
người dưới 16 tuổi, trong đó có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đang
diễn biến hết sức phức tạp. Theo số liệu thống kê của Tịa án nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy, trong giai đoạn từ 2015 đến năm tháng 6/2020 có 70
vụ/70 bị cáo được xét xử về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Có những vụ
án được dư luận xã hội quan tâm mà điển hình như: vụ án cựu Phó Viện trưởng
VKSND thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi), có hành

vi dâm ơ bé gái 8 tuổi trong thang máy tại chung cư Galaxy 9, Quận 4. Tp.
HCM hay gần đây nhất là trường hợp Nguyễn Tiến Dũng (cán bộ Trung tâm
Hỗ trợ xã hội TP.HCM) bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi dâm ô với
người dưới 16 tuổi … thống kê trên cho thấy tình hình tội này đang diễn ra
hết sức phức tạp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng của Việt Nam.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01/01/2018, liên quan đến các tội phạm xâm hại tình dục người dưới
16 tuổi (từ Điều 141 đến 146 BLHS), cũng đã có những sửa đổi, bổ sung quan
1


trọng, phù hợp với thực tiễn xử lý các hành vi xâm hại tình dục, trong đó có hành

vi dâm ô người dưới 16 tuổi; ngoài ra, để kịp thời đưa những quy định nêu trên
của BLHS năm 2015 vào thực tiễn, ngày 01/10/2019, TAND tối cao cũng đã ban
hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP (hiệu lực từ ngày 05/11/2019), hướng
dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của
BLHS và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, đã tháo gỡ được
nhiều vướng mắc, là cơ sở pháp lý rất quan trọng để xử lý hành
vi xâm hại tình dục, hành vi dâm ơ người dưới 16 tuổi trong thực tiễn. Qua
nghiên cứu quy định của pháp luật về tội dâm ô người dưới 16 tuổi và thực tiễn
xét xử tội này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy, một số quy
định của BLHS năm 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành, vẫn còn chưa rõ ràng,
một số quy định gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật; q trình điều tra,
truy tố, xét xử của cơ quan tố tụng thành phố Hồ Chí Minh cịn những thiếu sót,
hạn chế trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ…dẫn tới định tội danh và

quyết định hình phạt một số trường hợp khơng chính xác, vẫn cịn tình trạng
Tịa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, quyết định hình phạt nhẹ hoặc nặng hơn so
với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả đấu tranh, phịng chống tội phạm trong thực tiễn.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện, có hệ thống các
vấn đề lý luận và thực tiễn về tội dâm ơ người dưới 16 tuổi, từ đó đưa ra một
số giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng đúng các quy
định của pháp luật hình sự về tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng về cả lý luận và thực tiễn,
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, phịng chống tội phạm trong tình hình mới.
Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để làm để tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2



2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan tới đề tài trên, cũng đã có một số cơng trình khoa học được
các tác giả đề cập ở các phạm vi, góc độ khác nhau, có thể kể đến như:
+

Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội; Trịnh Thị Thu

Hương (2004), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam
và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này,
+

Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Lê

Thị Diễm Hằng (2016), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em- So sánh pháp luật
hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự một số quốc gia trên thế giới.
+

Tạp chí, báo và các cơng trình nghiên cứu khác:

Dương Tuyết Miên (1998), “Về các tội phạm tình dục trong luật hình
sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 06, Hà Nội; Phạm Mạnh Hùng
(2002),“Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm
tình dục trẻ em”, Tạp chí Tồ án nhân dân, số 12/2002, Hà Nội; Vũ Hải Anh
(2016), “Một số điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về nhóm các tội
phạm tình dục”, Tạp chí Nghề luật, sơ 3/2016, Hà Nội; Tiến sĩ Phạm Minh
Tuyên – “Các tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi – những vướng mắc
và kiến nghị”. Tạp chí Khoa học kiểm sát số 2 năm 2020 v.v…
Nhận xét: Các cơng trình nghiên cứu trên đã tập trung phân tích các dấu
hiệu pháp lý, đặc điểm của các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong đó có tội dâm
ơ đối với trẻ em (người dưới 16 tuổi), đặc biệt các cơng trình là luận án và luận

văn đã phân tích tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi kết hợp với thực tiễn giải
quyết các vụ án về xâm phạm tình dục trẻ em trong phạm vi không gian, thời
gian khác nhau. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho tác giả trong q
trình nghiên cứu đề tài. Có thể thấy, các cơng trình trên nghiên cứu các tội danh
liên quan đến xâm phạm tình dục trẻ em trong đó có tội dâm ơ đối với người
dưới 16 tuổi, nhưng do phạm vi khác nhau nên các cơng trình khoa học
3


trên chưa phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về một tội danh cụ thể là tội dâm
ô đối với người dưới 16 tuổi, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sau khi
BLHS năm 2015 có hiệu lực tồn bộ (ngày 01/01/2018).
-

Một số cơng trình liên quan trực tiếp đến đề tài:

Phạm Quang Huy (2016), Tội dâm ô với trẻ em: Một số thực trạng và
giải pháp pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp,
(13), tr.44-51; Nguyễn Thành Long (2017), Tội dâm ô đối với trẻ em trong
pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học luật Hà Nội, Hà
Nội; Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Tội dâm ô người dưới 16 tuổi – lý luận và
thực tiễn, Tạp chí Tịa án điện tử; v.v…
Nhận xét: Các cơng trình trên đã phân tích, nghiên cứu chun sâu về
tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi về mặt lý luận và thực tiễn, trong bối
cảnh BLHS năm 2015 được ban hành, nhưng trong phạm vi khơng gian và
thời gian khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có cơng trình nghiên
cứu chuyên sâu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian
từ năm 2015 đến tháng 6/2020.
Nhận xét chung: Có thể thấy các cơng trình khoa học trên đã tiếp cận và
phân tích tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi trong phạm vi nội dung, không

gian và thời gian khác nhau, đây là những nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho
tác giả. Tính đến nay, khơng có nhiều cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến tội
dâm ô đối với người 16 tuổi một cách cụ thể, chuyên sâu tại địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối với người 16 tuổi, kết hợp với thực tiễn từ
thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện pháp
4


luật hình sự cũng như bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự
về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về tội dâm ơ đối với

người dưới 16 tuổi.
Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về tội dâm ô đối với
người dưới
16 tuổi thông qua thực tiễn xét xử tội này trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, từ đó luận văn rút ra một số thiếu sót, hạn chế và những nguyên nhân
của thiếu sót, hạn chế đó.
-

Trên cơ sở một số thiếu sót, hạn chế luận văn phân tích một số yêu cầu


và đưa ra một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật
hình sự về tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tại thành phố Hồ

Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tội dâm ô đối với người 16 tuổi
thông qua thực tiễn xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Luận văn được thực hiện trong phạm vi chuyên
ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự, nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý
luận và pháp luật về tội dâm ô đối với người 16 tuổi được quy định trong
BLHS 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành, xuất phát từ thực tiễn xét xử của
Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hồ Chí Minh. Tại phần thực tiễn xét xử
luật văn tập trung nghiên cứu 02 hoạt động chính là hoạt động định tội danh
và áp dụng hình phạt tại Tịa án nhân dân hai cấp thành phố Hồ Chí Minh.
Giới hạn về không gian: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Giới hạn về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 6/2020.
5


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối, chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, đấu
tranh phòng chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: luận văn đã sử dụng phương pháp cụ thể và

đặc thù của khoa học luật hình sự như phân tích và tổng hợp, phương pháp
diễn dịch, quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê, để
tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng để nghiên cứu luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
-

Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn

một số vấn đề về lý luận và pháp luật tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi,
nâng cao nhận thức pháp luật về tội danh này cho cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng và những người quan tâm đến đề tài này (thông qua
thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh).
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hồn thiện những quy định
của pháp luật hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
-

Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm

tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành và tài liệu
tham khảo đối với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy; ngồi ra,
luận văn cịn cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho thực tiễn điều tra,

truy tố, xét xử của các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án), đặc biệt là các cơ quan tư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh.

6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi.
Chương 2. Thực tiễn xét xử tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp
luật hình sự về tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.

7


Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
1.1. Khái niệm và lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi
1.1.1. Khái niệm
Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là tội phạm được pháp điển hóa lần
đầu tiên trong BLHS năm 1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1997) cho đến nay. Tội
này được quy định tại Chương các tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự
của con người, đó là “những hành vi cố ý xâm phạm đến quyền được tôn
trọng về nhân phẩm, danh dự của con người” [22, tr.115], [1, tr.38], quy định
trên nhằm bảo vệ sự phát triển bình thường về tâm sinh lý cho trẻ em, ngăn
chặn những hành vi lợi dụng sự non nớt, nhẹ dạ của trẻ em để đẩy họ vào
những quan hệ tình dục quá sớm, gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt cho họ. Tội
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là tội phạm thuộc nhóm hành vi có bản chất
là xâm hại tình dục trẻ em.
Về khái niệm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi cũng được nhiều tác
giả đề cập trong các cơng trình khoa học khác nhau:

Tác giả Đinh Văn Quế có quan điểm: Hành vi dâm ơ là sờ mó, hơn hít
bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với
bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hơn hít bộ phận sinh
dục của mình nhằm thỏa mãn dục vọng, nhưng khơng có ý định giao cấu hoặc
có hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân [12, tr.279].
Theo Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà
Nội, có đưa ra quan điểm về tội dâm ơ: Đó là hành vi tình dục nhưng khơng
phải hành vi giao cấu. [21].

8


Theo Từ điển Tiếng Việt “dâm ô” là dâm dục một cách xấu xa, nhơ nhuốc

[42]. Từ điển này cũng giải nghĩa “dâm dục” là sự ham muốn thú nhục dục
q độ hoặc khơng chính đáng [42].
Từ điển Hán Việt giải nghĩa: “dâm ô” xuất phát từ “dâm” là dâm dục và
“ô” với ý nghĩa là bẩn, bẩn thỉu. Như vậy, “dâm ơ” là từ ghép mang tính chất
khái qt với nghĩa là dâm dục bẩn thỉu [43].
Nhận xét: Các quan điểm trên đều thống nhất ở nội hàm khái niệm tội dâm
ơ đối với người dưới 16 tuổi đó là hành vi có tích chất dâm dục, nhằm thỏa

mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội, nhưng khơng nhằm mục đích giao
cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác với trẻ em (người dưới
16 tuổi).
Trong BLHS hiện hành nhà làm luật chưa đưa ra khái niệm pháp lý về
tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng khái niệm tội phạm đã được ghi
nhân tại Điều 8 BLHS. Đây là khái niệm pháp lý tương đối hoàn chỉnh về tội
phạm, là cơ sở quan trọng để xây dựng khái niệm các tội phạm cụ thể, trong
đó có tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi; đồng thời BLHS năm 2015 đã bổ

sung hành vi “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”, đây là những hình
thức quan hệ tình dục khơng bằng cách thông thường là sử dụng bộ phận sinh
dục (giao cấu) mà được thực hiện bằng miệng hoặc hậu mơn…
Như vậy có thể hiểu một cách khái qt: Hành vi dâm ơ là hành vi
mang tính chất tình dục của người nào đó đối với người khác nhằm thỏa mãn
nhu cầu tình dục của người phạm tội, nhưng khơng nhằm mục đích giao cấu
hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác.
Khoa học pháp luật hình sự và CTTP tội dâm ô (khoản 1, Điều 146
BLHS năm 2015) đã xác định chủ thể của tội dâm ô đối với người dưới 16
tuổi phải là những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực TNHS, khi thực hiện
hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
9


Theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2020 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn: Dâm ơ…là hành vi của
những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp
hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ
phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng
khơng nhằm quan hệ tình dục…[ 25, Điều 3].
Từ những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi: Là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính
tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh
dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi
nhưng khơng nhằm mục đích giao cấu hoặc khơng nhằm thực hiện các hành vi
quan hệ tình dục khác, do người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực TNHS thực
hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của
người dưới 16 tuổi.
1.1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi

1.1.2.1. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự
Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985
Đây là giai đoạn Nhà nước Việt Nam dân chủ mới được thành lập phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thử thách từ nhiều phía trong đó có cơng cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm, thời điểm này Nhà nước ta chưa có điều kiện xây dựng
ngay một hệ thống pháp luật, cũng như hệ thống pháp luật hình sự để điều chỉnh
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước tình hình này Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 cho tạm thời giữ các luật lệ cũ
nhưng không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân
chủ cộng hòa, để đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm, tội phạm trong đó có hành
vi dâm ô [5, Điều 21]. Tuy nhiên, quy định trực tiếp liên quan đến
10


hành vi xâm phạm tình dục trong đó có tội dâm ơ thì phải đến ngày 15/6/1960,
Tịa án nhân dân tối cao ra Chỉ thị số 1024 hướng dẫn việc xử lý tội hiếp dâm,
đây được coi là nền móng cho việc hoàn thiện và xây dựng các tội phạm về
tình dục nhưng nội dung hướng dẫn cịn chưa đầy đủ về các hành vi xâm hại
tình dục người dưới 16 tuổi khác như tội cưỡng dâm, tội giao cấu và tội dâm ô
người dưới 16 tuổi. Đến ngày 11/5/1967, TAND tối cao đã ban hành Bản tổng
kết số 329- HS2 ngày 11/5/1967, hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và
các tội phạm khác về mặt tình dục, trong số các tội phạm về tình dục có tội
dâm ô, trong đó dâm ô đối với trẻ em bị xử nặng hơn dâm ô đối với người lớn.
Theo bản tổng kết và hướng dẫn 329-HS2 ngày 01/02/1967 của Tòa án
nhân dân tối cao có hướng dẫn: “Dâm ơ tức là có hành vi bỉ ổi với người khác,
tuy khơng phải là hành vi giao cấu nhưng cũng nhằm thỏa mãn tình dục của mình
hoặc khêu gợi bản năng tình dục người đó…Có thể chi làm hai hình thức dâm ô:
Dâm ô với người dưới 16 tuổi tròn và dâm ô với người lớn (từ 16 tuổi tròn trở
lên). Trong hình thức dâm ơ với người dưới 16 tuổi trịn, vì sự phát triển về cơ
thể cũng như về trí óc của các em còn non nớt, các em cần được bảo vệ chống

mọi hành vi khiêu dâm, cho nên khơng kể các em có đồng ý hay khơng đồng ý,
hễ có hành vi dâm ơ là có tội. Trong hình thức dâm ơ với người lớn phải có sự
trái ý muốn của người đó mới có tội, vì có như thế mới có thể nói hành vi dâm ơ
đã xúc phạm tới nhân phẩm, danh dự của họ về mặt tình dục…Đối với tội dâm ơ
với người dưới 16 tuổi trịn mức hình phạt từ 3 tháng đến 2 năm tù. Đối với tội
dâm ơ người lớn, mức hình phạt từ cảnh cáo đến 1 năm tù. Khi tập trung nhiều
tình tiết tăng nặng đối với hình thức trên (tội dâm

ơ với người dưới 16 tuổi) có thể xử phạt đến 4 năm tù. Đối với hình thức tội
dâm ô người lớn có thể xử phạt đến 3 năm tù. [23]. Có thể nói đây là hướng
dẫn quan trọng làm cơ sở để Tòa án các cấp xét xử các vụ án về xâm phạm
tình dục trong đó có trẻ em trong thực tiễn.
11


Nhận xét: Giai đoạn này tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi chỉ được
quy định trong một số văn bản pháp luật, các Tòa án xét xử tội phạm này chủ
yếu theo đường lối, chính sách và các bản tổng kết xét xử.
1.1.2.2. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong Bộ luật Hình sự năm

1985
BLHS năm 1985 là BLHS đầu tiên của nước ta, với 04 lần sửa đổi, bổ
sung năm 1989, 1991, 1992 và năm 1997.
Trong lần sửa đổi, bổ sung lần thứ 4 vào năm 1997 thì hành vi dâm ơ
đối với người dưới 16 tuổi (trẻ em) được quy định tại Điều 202b.
"Điều 202b. Tội dâm ô đối với trẻ em
1- Người nào có hành vi dâm ơ đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm….."
Có thể nói đây là lần đầu tiên hành vi dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi
được quy định thành một tội danh độc lập, do yêu cầu của việc đấu tranh với

tệ xâm phạm tình dục của trẻ em ngày càng nghiêm trọng. Để áp dụng thống
nhất các quy định này, ngày 10/5/1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số: 01/1998/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BNV hướng dẫn: “d. Hành vi dâm ô đối với trẻ em quy
định tại Điều 202b là hành vi của người phạm tội, như sờ, bóp… vào những
bộ phận kích thích tình dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em phải có hành vi như
sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của người đó hoặc của người
khác nhưng khơng có việc giao cấu với trẻ em”.
Tuy nhiên, quy định về hành vi dâm ơ quy định trong BLHS năm 1985
vẫn cịn đơn giản, chưa rõ ràng về yếu tố chủ thể, chưa phân hóa được TNHS
đối với nhiều trường hợp đặc biệt nghiệm trọng, chưa quy định về hình phạt
bổ sung đối với những người lợi dung yếu tố nghề nghiệp như Bác sỹ, Y tá…
để thực hiện hành vi phạm tội.
12


1.1.2.3. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong Bộ luật Hình sự năm

1999
BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định tội dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi tại Điều 112 với tên gọi “tội dâm ô đối với trẻ em”.
“Điều 116. Tội dâm ô đối với trẻ em
1.

Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ơ đối với trẻ em, thì bị

phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”.
So với tội dâm ô trẻ em trong BLHS năm 1985 (được sửa đổi, bổ sung
năm 1997), BLHS năm 1999 đã có những thay đổi như sau:
-


Trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm dâm ô đối với trẻ em

đã quy định cụ thể yếu tố chủ thể đặc biệt là người “đã thành niên”.
-

Trong cấu thành tội phạm tăng nặng quy định tại khoản 3, BLHS năm

1999 đã bổ sung trường hợp phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng”, bỏ dấu hiệu
định khung “Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” vì khơng phù
hợp về kỹ thuật lập pháp và thực tiễn.
Đồng thời CTTP đã bổ sung thêm trường một khoản mới, quy định về
hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng thì BLHS năm 1999 (được sửa
đổi, bổ sung vào năm 2009) đã bộc lộ nhiều điểm tồn tại, hạn chế như CTTP
quy định chưa cụ thể, chưa làm rõ được khái niệm dâm ô, nhà làm luật vẫn sử
dụng các tình tiết định tính gây khó khăn cho việc áp dụng như “gây hậu quả
nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng”, địi hỏi cần phải được hồn thiện.
1.1.2.4. Điểm mới của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong Bộ
luật Hình sự năm 2015

13


So với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

có những điểm mới tiến bộ sau:
Sửa tên tội dâm ô đối với trẻ em thành dâm ô đối với người
dưới 16

tuổi.
-

Khoản 1 sửa từ ngữ và nêu rõ hơn hành vi khách quan: Người đủ 18

tuổi trở lên mà có hành vi dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi khơng nhằm mục
đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác.
-

Khoản 2 bổ sung tình tiết “Phạm tội có tổ chức”; sửa tình tiết nhiều lần,

nhiều người thành 02 lần, 02 người; sửa tình tiết “Gây hậu quả nghiêm trọng”
bằng các dấu hiệu “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 31% đến

60%”.
-

Khoản 3 sửa nêu rõ mức độ hậu quả cụ thể “Gây rối loạn tâm thần và

hành vi của nạn nhân 61% trở lên”; “Làm nạn nhân tự sát”.
1.2. Các dâu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16
tuổi * Thứ nhât, Khách thể của tội phạm
Đối với tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi, thì khách thể loại của tội
phạm là danh dự và nhân phẩm của con người. Cịn khách thể trực tiếp đó là
quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người dưới 16 tuổi.
Để xâm phạm đến khách thể trên thì người phạm tội tác động vào đối
tượng tội phạm là con người cụ thể dưới 16 tuổi, có thể là nam hoặc nữ.
* Thứ hai, Mặt khách quan của tội phạm
Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là tội cấu thành hình thức, với đặc
trưng bởi hành vi tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo

vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người
dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của người
phạm tội, nhưng khơng nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi
quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi.
14


Các hành vi này đều chưa và khơng có mục đích giao cấu với người
dưới 16 tuổi. Nếu có ý định giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với
nạn nhân nhưng không giao cấu hoặc thực hiện hành vi đó được thì khơng
phải là hành vi dâm ô mà tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu
TNHS về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi hoặc tội giao cấu người dưới 16 tuổi.
*Thứ ba, Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi chỉ có thể là thể nhân
(con người cụ thể), và phải là bất kỳ người nào đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực
trách nhiệm hình sự, có thể là nam hoặc nữ.
*Thứ tư, Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người
phạm tội bao gồm lỗi, động cơ, mục đích phạm tội [24, tr.45]. Đối với tội dâm
ô đối với người dưới 16 tuổi thì động cơ, mục đích của người phạm tội là để
thỏa mãn ham muốn tình dục, nhu cầu sinh lý của bản thân.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm, nhưng để
thỏa mãn nhu cầu tình dục nên vẫn thực hiện hành vi dâm ơ đối với người
dưới 16 tuổi.
Ngồi ra, điều luật cịn xác định về ý thức chủ quan thì người phạm tội
“…khơng nhằm mục đích giao cấu hoặc khơng nhằm thực hiện các hành vi
quan hệ tình dục khác..”.
*

Các dấu hiệu định khung tăng nặng của tội dâm ô đối với
người dưới
16 tuổi:
+

Dấu hiệu định khung tại khoản 2:

Phạm tội có tổ chức. Đây là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt

chẽ giữa những người cùng thực hiện hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi.
15


+

Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện

hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi từ 02 lần trở lên nhưng chưa bị truy
cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
+
Phạm tội đối với 02 người trở lên. Đây là trường hợp một người
đã dâm

ô từ hai người dưới 16 tuổi trở lên hoặc nhiều người cùng dâm ô từ hai người
dưới 16 tuổi trở lên.
+

Phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc,

giáo dục, chữa bệnh.

+

Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ

thể từ 31% đến 60%.
Đánh giá mức độ gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân phải căn
cứ vào kết luận giám định pháp y theo Thông tư số 20/2014/TT-BYT [7, tr.80].

Đối với tình tiết này địi hỏi hậu quả bắt buộc là làm cho nạn nhân bị
tâm thần hoặc có những biểu hiện hành vi không ổn định, diễn biến tâm lý bất
thường với tỷ lệ nhất định từ 31% trở lên và việc xác định tỷ lệ % phải do cơ
quan giám định pháp y kết luận.

+

+

Tái phạm nguy hiểm.

-

Dấu hiệu định khung tại khoản 3:

Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ

thể 61% trở lên.
+

Phạm tội làm nạn nhân tự sát.


1.3. Phân biệt tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với một số tội phạm

tình dục khác
1.3.1. Phân biệt với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
-

Về hành vi khách quan của tội phạm:

Khác với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thì tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
16


không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác, trái ý muốn của nạn nhân. Riêng đối với
đối tượng là người dưới 13 tuổi thì hành vi khách quan là giao cấu hoặc hành
vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân.
+

Về mục đích của tội phạm:

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: Không có mục đích giao cấu

hoặc quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi.
+

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Có mục đích giao cấu hoặc quan hệ

tình dục khác với người dưới 16 tuổi.
+


Về ý chí của nạn nhân:

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: Không xem xét đến ý chí của

nạn nhân có mong muốn hay khơng. Người dưới 16 tuổi bị dâm ơ có thể đồng
tình, tự nguyện hoặc bị cưỡng ép thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội.
+

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Trái với ý muốn của nạn nhân là

người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
+

Về chủ thể của tội phạm:

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: Người từ đủ 18 tuổi trở lên có

năng lực TNHS.
+

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng

lực TNHS.
1.3.2. Phân biệt với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

+

-


Về đối tượng tác động của tội phạm:

+

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: Là người dưới 16 tuổi.

Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người

từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
-

Về hành vi khách quan của tội phạm:
17


Khác với hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thì tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác nhưng
có sự thuận tình của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
-

Về mục đích của tội phạm:

Khác với Ttội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi thì tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Có
mục đích giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi.

Tiểu kết Chương 1
Thông qua Chương 1 của luận văn tác giả đã phân tích làm rõ những

vấn đề lý luận và pháp luật về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như khái
niệm, các dấu hiệu pháp lý tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi; ngoài ra, tác
giả cũng đã phân biệt tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với một số tội
phạm tình dục khác như tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
và khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi. Đây là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá thực tiễn xét xử tội
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh.

18


×