Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

(Luận văn thạc sĩ) trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận tân phú, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.14 KB, 67 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

TRẦN NGỌC PHƯƠNG

TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG
GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN
QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Hà Nội, năm 2021

Luan van


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

TRẦN NGỌC PHƯƠNG

TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG
GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN
QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8.38.01.04


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN ĐỨC PHÚC

Hà Nội, năm 2021

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN NGỌC PHƯƠNG

Luan van


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRẢ HỒ SƠ
ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ ............................................................................................ 6
1. Nhận thức chung về trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng
hình sự..................................................................................................... 6
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ
sung trong tố tụng hình sự....................................................................... 6
1.2 Quy định của pháp luật về trả hồ sơ điều tra bổ sung ..................... 11
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRẢ HỒ SƠ

ĐIỀU TRA BỔ SUNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN TÂN PHÚ,
TP HỒ CHÍ MINH........................................................................................ 26
2.1 Thực tiễn trả hồ sơ điều tra bổ sung tại Tòa Án quận Tân Phú từ
năm 2015-2020 ..................................................................................... 26
2.2 Căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung.................................................... 37
2.3 Những bất cập trong hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung ............. 41
2.4 Nguyên nhân trả hồ sơ đề điều tra bổ sung ..................................... 44
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG ........................................................... 48
3.1 Hoàn thiện pháp luật và về trả hồ sơ đề điều tra bồ sung ............... 48
3.2 Giải pháp đảm bảo hạn chế trả điều tra bổ sung trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm ở quận tân phú. ............................................................. 49
KẾT LUẬN .................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61

Luan van


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các giai đoạn tố tụng hình sự thì giai đoạn điều tra, giai
đoạnvtruy tố và xét xử đóng vai trị hết sức quan trọng. Bởi chỉ khi Cơ quan
điều tra và Viện Kiểm sát, điều tra truy tố đúng người, đúng tội thì mới tạo
điều kiện cho Tịa án tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, công tác
điều tra cũng như đánh giá về vụ án là điều khơng dễ dàng khi tình hình tội
phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhiều thủ đoạn mới. Bên cạnh đó, các quy
định của pháp luật tố tụng hiện hành còn nhiều bất cập, đạo đức nghề nghiệp,
trình độ năng lực chun mơn của đội ngũ cán bộ tư pháp cịn chưa đáp ứng
được u cầu.
Để khắc phục tình trạng đó, pháp luật tố tụng hình sự đã quy định cụ

thể về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng. Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã được quy định từ khi ban hành
BLTTHS năm 1988, được hoàn thiện hơn ở BLTTHS năm 2003 và cho đến
BLTTHS năm 2015 thì đã quy định chi tiết, đầy đủ hơn. Mặc dù chế định trả
hồ sơ để điều tra bổ sung được quy định sớm như vậy nhưng hiện nay những
vấn đề lý luận về vấn đề này còn chưa được nhận thức thống nhất giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng. Điều này đã dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau trong
thực tiễn áp dụng pháp luật và tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung tràn lan,
khơng có căn cứ. Hơn nữa, thực tiễn áp dụng những quy định của BLTTHS
năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã chi tiết, đầy đủ, hợp lý hơn
nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế, vướng mắc.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung không đúng
giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ

1

Luan van


án, kịp thời bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng
dân theo u cầu cải cách tư pháp đã thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng,
thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật
tố tụng hình sự, ban hành kịp thời những hướng dẫn nghiệp vụ, lấy tư tưởng,
tinh thần của các Nghị quyết của Đảng làm kim chỉ nam cho công tác tư pháp
nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp, bảo đảm tốt hơn
quyền tự do dân chủ của công dân, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa
các văn bản pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của cuộc
đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng và tinh thần đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài
“Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực

tiễn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ luật học là
cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là
một trong những vấn đề bức xúc và nhạy cảm đã được một số nhà khoa học
và những người làm công tác thực tiễn nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ,
các bài báo, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, có thể kể đến một số
cơngtrình như: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam Luận văn thạc sĩ của tác giả Dương Phạm Anh Khoa(2014): Luận văn đã nêu
lên một số tồn tại và vướng mắc giữa quy định của chế định trả hồ sơ để điều
tra bổ sung và thực tiễn áp dụng, phân tích thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ
sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, chỉ ra được một số nguyên nhân của
tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều trong tố tụng hình sự và đưa ra
các giải pháp, kiến nghị để hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung,

2

Luan van


đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với hoạt động tố tụng hình sự; Chế định trả hồ sơ
để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Luận văn thạc sĩ của
tác giả Dương Thị Thùy Trang (2016): Luận văn đã trình bày được một số
vấn đề lý luận về trả hồ sơ để điều tra bổ sung như khái niệm, căn cứ, mối
quan hệ chế ước giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nêu và đánh giá được
thực trạng trả điều tra bổ sung của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ đó rút ra những
nguyên nhân của thực trạng trên và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả
chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong cải cách tư pháp; Một số giải
pháp nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự của tác giả Đỗ Kha, Tạp chí Kiểm sát số 01/2007: Bài
viết đã nêu lên thực trạng về trả hồ sơ đề điều tra bổ sung giữa các cơ quan

tiến hành tố tụng trên tồn quốc từ năm 2002 đến 2005, từ đó rút ra được một
số nguyên nhân cơ bản và đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế đến mức
thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
hình sự; Bàn về quy định “Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung” trong điều
kiện cải cách tư pháp của tác giả Mai Văn Lư, tạp chí Kiểm sát số 11/2010:
Bài viết chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong việc điều tra, truy tố và xét xử và
từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản khi bỏ quy định về “Tòa án trả hồ sơ để
điều tra bổ sung”;
Hồn thiện quy định của BLTTHS về việc Tịa án cấp sơ thẩm trả hồ sơ
để điều tra bổ sung của tác giả Vũ Gia Lâm, tạp chí Tịa án nhân dân số
8/2013: Bài viết trao đổi một số bất cập, vướng mắc của các quy định
BLTTHS năm 2003 về việc Tòa án ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, trên cơ sở đó, đề xuất việc tiếp tục hồn thiện
quy định của BLTTHS về vấn đề này;…

3

Luan van


Ngồi ra cịn rất nhiều đề tài, bài viết, bài nghiên cứu đăng trên các báo,
tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Tịa án nhân dân, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật…Trong các cơng trình trên, ở mức độ này hay mức độ
khác vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã được đề cập đến, nhất là các căn
cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thậm chí
có người đặt vấn đề xem xét tính hợp lý, cần thiết của chế định này trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền. BLTTHS 2015 ban hành đã lâu nhưng
vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung vẫn chưa được hoàn thiện và cịn nhiều
vướng mắc trong thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận
và quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung và đánh giá thực trạng đó, từ đó đưa
ra một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn nữa quy định của pháp
luật và hạn chế trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về trả hồ sơ
để điều tra bổ sung và thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng
hình sự Việt Nam;
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc trả hồ sơ để điều tra
bổ sung giữa Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong phạm vi quận
Tân Phú. Luận văn không nghiên cứu việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa
các cơ quan tố tụng trong quân đội. Tư liệu và số liệu để nghiên cứu trong
luận văn được khai thác từ các báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân từ năm
2015 đến năm 2020.

4

Luan van


5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật. Phương pháp
phân tích tổng hợp vừa đảm bảo tính khái quát của vấn đề được nghiên cứu
vừa đảm bảo tính chuyên sâu ở mỗi nội dung liên quan đến trả hồ sơ để điều
tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Phương pháp thống kê được sử dụng để nêu rõ số liệu thực tiễn về thực
hiện quy định pháp luật về trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
6. Ý nghĩa và lý luận thực tiễn

- Về ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ sung vấn đề lý luận trả hồ sơ
để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam.
- Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dung
làm tài liệu tham khảo trong việc học tập và nghiên cứu pháp luật tố tụng hình
sự nói chung cũng như vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Luận văn cũng có
giá trị tham khảo đối với những người làm công tác thực tiễn góp phần hạn
chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Chương 2: Thực trạng áp dụng trả hồ sơ điều tra bổ sung trên địa bà
quận Tân Phú
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố
tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung

5

Luan van


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ
SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1. Nhận thức chung về trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự.
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung
trong tố tụng hình sự.
-Khái niệm, đặc điểm
Trả hồ sơ điều tra bổ sung không phải là một chế định mới trong pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam nhưng đến nay chế định này vẫn chưa có khái niệm cụ

thể theo quy định của pháp luật. Chỉ được đưa ra theo nhiều cách khác nhau như
trong giáo trình, luận văn hoặc tạp chí về luật pháp. Ví dụ như khái niệm như sau:
- “Điều tra bổ sung là hoạt động điều tra thêm về vụ án hình sự của Cơ
quan điều tra theo yêu cầu của Viện kiểm sát hay Tòa án nhằm phát hiện, thu
thập bổ sung tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án được đúng đắn, khách
quan.” [21]
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một hoạt động tố tụng được quy định
tại Điều 168 và Điều 179 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhằm khắc
phục những tồn tại, thiếu sót của các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, đảm bảo cho q trình giải quyết vụ
án được khách quan, tồn diện, triệt để, chính xác và đúng pháp luật.
- Điều tra bổ sung là một hoạt động được quy định trong Bộ luật
Tốtụng hình sự do cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm bảo đảm việc xử
lý vụ án hình sự đúng đắn và có căn cứ pháp luật. Việc trả hồ sơ để điều tra
bổ sung chỉ được thực hiện khi vụ án còn thiếu chứng cứ quan trọng mà Viện

6

Luan van


kiểm sát khơng tự điều tra được hoặc Tịa án không thể làm rõ được khi xét
xử vụ án, do đó mục đích trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm bảo đảm việc
truy tố, xét xử vụ án hình sự khách quan, tồn diện, xử lý đúng người, đúng
tội và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là chế định của luật tố tụng hình sự quy
định Viện kiểm sát hoặc Tịa án chuyển trả hồ sơ cho Viện kiểm sát hoặc
Cơ quan điều tra để điều tra thêm về vụ án hình sự theo các căn cứ được quy
định trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm mục đích làm sáng tỏ vụ án hình sự, để
Tịa án xét xử vụ án một cách cơng minh, chính xác, khách quan, đúng người,

đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội.
Có thể nói, các khái niệm trên đã đưa được những luận điểm hợp lý về
thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục và mục đích của trả hồ sơ để điều tra bổ
sung.
Về thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung, chúng ta biết rằng việc
giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn tố tụng, trong đó ba giai
đoạn quan trọng nhất là điều tra, truy tố, xét xử. Mỗi giai đoạn được pháp luật
tố tụng hình sự quy định những nhiệm vụ, quyền hạn riêng nhưng có liên
quan mật thiết với nhau, giai đoạn trước làm tiền đề cho việc thực hiện giai
đoạn sau. Vì vậy, nếu trong giai đoạn điều tra vụ án có thiếu sót, các chứng cứ
chưa rõ ràng và cịn có những mâu thuẫn, phát sinh những chứng cứ mới có ý
nghĩa đối với việc đánh giá bản chất của vụ án, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
hoặc làm oan người vô tội, có biểu hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
hoặc thiếu các thủ tục tố tụng và một số các lý do khác như có sự khác nhau
về quan điểm đánh giá vụ án giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng mà
khơng tự mình làm rõ được thì trong giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử,

7

Luan van


các cơ quan tiến hành tố tụng có thể tự khắc phục được hoặc trả lại hồ sơ vụ
án cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra bổ sung. Do đó, Viện kiểm sát,
Tịa án có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một yêu cầu khách quan của
quá trình tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo việc điều tra, truy tố và xét xử được
đầy đủ, tồn diện, khách quan, chính xác, tránh làm oan người vô tội và bỏ lọt
tội phạm.
Khi thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát, Tịa án phải
đảm bảo căn cứ, khơng phải trường hợp nào cũng có thể trả hồ sơ để điều tra

bổ sung. Pháp luật tố tụng hình sự đã quy định cụ thể về các căn cứ này nhằm
ngăn chặn tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng trả hồ sơ để điều tra bổ
sung tràn lan, không cần thiết.
Đồng thời, Viện kiểm sát, Tòa án còn phải tuân thủ trình tự, thủ tục trả
hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Mọi
hoạt động tố tụng hình sự đều phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa để quá trình tiến hành tố tụng giải quyết vụ án được khách quan, chính
xác và hợp pháp. Do vậy, pháp luật tố tụng hình sự cũng đã ban hành một
trình tự, thủ tục hợp lý về việc ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thời
hạn và số lần trả hồ sơ, việc thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung và những hậu
quả pháp lý của trả hồ sơ để điều tra bổ sung để các cơ quan tiến hành tố tụng
thực hiện thống nhất trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, cịn phải kể đến mục đích của việc trả hồ sơ để điều tra bổ
sung. Đối với bất cứ hoạt động tố tụng hình sự nào ln được các chủ thể
thực hiện với một mục đích nhất định, có một ý nghĩa nhất định. Từ giai đoạn
điều tra, truy tố cho đến giai đoạn xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn
hướng tới việc chứng minh tội phạm và sự thật khách quan. Nếu quá trình giải

8

Luan van


quyết vụ án được thực hiện đầy đủ, khách quan thì việc chứng minh tội phạm
và truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội sẽ đúng đắn, khơng làm oan
người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Đây là mục đích xuyên suốt, là kim chỉ
nam cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình. Do đó, chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung ra đời nhằm mục đích
khắc phục những thiếu sót trong q trình chứng minh tội phạm và đi tìm sự
thật khách quan của các cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo cho công tác đấu

tranh và phòng chống tội phạm được thực hiện hiệu quả hơn.
Từ sự phân tích trên, có thể rút ra các đặc điểm của việc trả hồ sơ để
điều tra bổ sung như sau:
Thứ nhất, trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một hoạt động tố tụng do các
cơ quan tiến hành tố tụng (Viện kiểm sát, Tòa án cấp sơ thẩm) thực hiện.
Hình thức của hoạt động tố tụng này chính là quyết định trả hồ sơ để điều tra
bổ sung. Nội dung của quyết định phải thể hiện rõ thẩm quyền, căn cứ, số,
ngày tháng năm, địa điểm ban hành và quan trọng nhất là phải ghi rõ những
vấn đề cần điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra là cơ quan có trách nhiệm thực
hiện quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát. Tương tự,
Viện kiểm sát là cơ quan có trách nhiệm thực hiện quyết định của Tịa
án,Viện kiểm sát có thể tự mình điều tra bổ sung hoặc trả hồ sơ cho Cơ quan
điều tra để điều tra những vấn đề Tòa án yêu cầu trong trường hợp khơng thể
tự mình bổ sung được;
Thứ hai, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung chỉ do Viện kiểm sát và Tòa
án tiến hành (trong giai đoạn truy tố và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự) trên cơ
sở tuân thủ các quy định của BLTTHS về căn cứ, trình tự, thủ tục...Ngồi

9

Luan van


Viện kiểm sát và Tòa án, các cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng
khơng có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
Thứ ba, mục đích của việc quy định chế định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung trong tố tụng hình sự là nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử
phải thật sự đầy đủ, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không
bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung chính là cơ hội để cơ quan tiến hành tố tụng được sửa sai, bổ sung những

thiếu sót cịn tồn tại trong q trình thu thập, đánh giá chứng cứ và bảo đảm thực
hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đó
vừa là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ pháp lý mà các cơ quan tiến hành tố tụng
phải thực hiện, cũng là một yêu cầu khách quan trong hoạt động tố tụng hình sự
để đảm bảo các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ
của mình.
Từ những đặc điểm cơ bản trên, có thể hiểu: Trả hồ sơ để điều tra bổ
sung là hoạt động tố tụng do Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện trong giai đoạn
truy tố hoặc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự khi có các căn cứ và được tiến hành
theo trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nhằm bảo đảm cho
việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự đầy đủ, khách quan, đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội
phạm.
-Vai trò
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm đảm bảo việc xác định sự thật
khách quan của vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội.
Qua hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung các cơ quan tiến hành tố tụng và
những người tiến hành tố tụng có điều kiện đánh giá, tìm ra được những

10

Luan van


nguyên nhân của những việc đã làm được cũng như những tồn tại trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự, từ đó có biện pháp để kịp thời sửa chữa, khắc
phục những sai sót, đồng thời tích lũy thêm được những kinh nghiệm thực
tiễn quý báu từ hoạt động điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Nguyên tắc
này được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 10 BLTTHS: “Cơ quan điều
tra, Viện Kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác

định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ
những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, những tình tiết
tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”
[4, tr.13].
Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong việc giải quyết vụ án hình sự
của Tịa án nhân dân có vai trị trong việc xây dựng và hồn thiện pháp luật
nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng. Sau nhiều lần sửa đổi đã
phát huy hiệu quả trong thực tế. Tuy nhiên, vẫn có những quy định chưa phản
ánh đầy đủ, có những quy định đã trở nên lạc hậu, có những quy định chưa
đầy đủ làm cho người áp dụng pháp luật lúng túng.
1.2 Quy định của pháp luật về trả hồ sơ điều tra bổ sung
1.2.1 Khái quát quy định của pháp luật tố tụng hình sự về THSĐTBS
Trả hồ sơ điều tra bổ sung được BLTTHS năm 1988 quy định tại các
Điều 154 và Điều 173. [21]
Điều 154. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ
sung trong những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà
khơng thể bổ sung tại phiên tồ được;

11

Luan van


b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng
phạm khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nói rõ trong quyết định
yêu cầu điều tra bổ sung.

2. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới đình chỉ vụ án thì Viện Kiểm sát
ra quyết định đình chỉ vụ án và báo cho Toà án biết.
Trong trường hợp Viện Kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà
Toà án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tồ án vẫn
tiến hành xét xử.
Điều 173. Việc ra bản án và các quyết định của Toà án.
1. Bản án của Toà án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay khơng
phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo
luận và thơng qua tại phịng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát
viên, người giám định, người phiên dịch, thư ký phiên toà; chuyển vụ án, yêu
cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam
hoặc
trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thơng qua tại phịng nghị án
và phải được viết thành văn bản.
3. Quyết định về vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thơng
qua tại phịng xử án, khơng phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào
biên bản phiên toà.

12

Luan van


Theo quy định tại điểm c khoản 5 mục IV của Thông báo số 61/KT-LN
giữa Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ nội vụ
Hướng dẫn về thời hạn điều tra bổ sung thì thời hạn trả hồ sơ để điều tra bổ
sung không quá 01 tháng.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung được BLTTHS năm 2003 quy định tại các
Điều 179 và Điều 199. [22]

Điều 179. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ
sung trong các trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà
không thể bổ sung tại phiên tồ được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng
phạm khác.
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định
yêu cầu điều tra bổ sung.
2. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện
Kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thơng báo cho Toà án biết.
Trong trường hợp Viện Kiểm sát khơng bổ sung được những vấn đề mà
Tịa án u cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tồ án vẫn
tiến hành xét xử vụ án".
Điều 199. Việc ra bản án và các quyết định của Tòa án

13

Luan van


1. Bản án của Tòa án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay khơng
phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo
luận và thơng qua tại phịng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm
sát viên, Thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án,
yêu cầu điều ra bổ sung, tạm đình hoặc đình chỉ vụ án và việc bắt giam hoặc
trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thơng qua tại phịng nghị án và
phải được lập thành văn bản.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 121 BLTTHS năm 2003 thì thời hạn
Tịa án trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung là khơng q 01
tháng.
Nhìn chung, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của BLTTHS năm 1988 và
BLTTHS năm 2003 khơng có sự thay đổi gì về các căn cứ trả hồ sơ để điều
tra bổ sung.
Tuy nhiên BLTTHS 2015 lại có những thay đổi đáng kể so với
BLTTHS 2003. Những thay đổi này càng phù hợp và góp phần tạo ra sự
thống nhất giữa Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm, phù hợp với mơ hình tố tụng thẩm vấn của
nước ta và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay.
Tòa án trả điều tra bổ sung được quy định tại điều 245 và điều 280
BLTTHS 2015. [23]
Điều 245 Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung
1. Viện Kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều
tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

14

Luan van


a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định
tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện Kiểm sát khơng thể tự mình bổ sung
được;
b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án
nhưng chưa được khởi tố bị can;
d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
2. Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề

cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định
tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong
quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện Kiểm sát; trường hợp
vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được
thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều
tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung,
quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản
kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra
mới thay thế.
Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện
Kiểm sát; việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực
hiện theo quy định tại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật này.
Điều 280. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm
sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

15

Luan van


a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề
quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà khơng thể bổ sung tại phiên tịa
được;
b) Có căn cứ cho rằng ngồi hành vi mà Viện Kiểm sát đã truy tố, bị
can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;
c) Có căn cứ cho rằng cịn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực
hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án

nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố
tụng.
2. Trường hợp Viện Kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra
bổ sung thì Viện Kiểm sát có văn bản đề nghị Tịa án trả hồ sơ.
3. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ những vấn đề
cần điều tra bổ sung và gửi cho Viện Kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong
thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện Kiểm
sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thơng báo cho Tịa án biết trong thời hạn
03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì
Viện Kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó.
Trường hợp Viện Kiểm sát khơng bổ sung được những vấn đề mà Tòa
án yêu cầu và vẫn giữ ngun quyết định truy tố thì Tịa án tiến hành xét xử
vụ án.

16

Luan van



×