Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk luận văn thạc sĩ chính sách công đắk lắk – năm 2021 đắk lắk, năm 2021 y tâm hra ngành chính s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Y TÂM HRA

Y TÂM HRA

NGÀNH CHÍNH SÁCH CƠNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BN ĐƠN, TỈNH ĐẮK LẮK

KHĨA X - NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

ĐẮK LẮK – NĂM 2021

Đắk Lắk, năm 2021

Luan van


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Y TÂM HRA

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK


Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8.34.04.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoa Hữu Cường

ĐẮK LẮK – NĂM 2021

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận văn với đề tài “Thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững tại huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk” là cơng trình
nghiên cứu độc lập do chính tơi thực hiện. Các số liệu sử dụng trong luận
văn là trung thực và chính xác. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử
dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.
Đắk Lắk, ngày 29 tháng 9 năm 2021
Học viên

Y Tâm Hra

Luan van


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô giáo, các đồng chí, đồng
nghiệp. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân

thành tới:
- Ban Giám đốc, các thầy cô giáo của Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập tại Học viện và hoàn
thành luận văn.
- Lãnh đạo và các đồng chí cơng tác tại Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện
Bn Đơn, phịng Lao động thương binh và xã hội, phòng Dân tộc đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi tiếp cận những tài liệu, số liệu cần thiết để phục vụ nghiên cứu luận
văn của mình.
- Đặc biệt xin cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Hoa Hữu Cường đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn này.
Dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng với thời gian và trình độ lý luận cũng
như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý q báu của quý thầy giáo, cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp và người thân để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày 29 tháng 9 năm 2021
Học viên

Y Tâm Hra

Luan van


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ .
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. .
MỤC LỤC ....................................................................................................... .
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... .
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................. .

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1 ........................................................................................................ 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH ................................. 7
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG .......................................................................... 7
1.1. Khái niệm và vai trò của giảm nghèo bền vững ....................................... 7
1.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo .......................................................... 10
1.3. Thực tiễn của một số địa phương trong thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững và bài học rút ra cho huyện Buôn Đôn .......................................... 21
Tiểu kết chương 1......................................................................................................24
Chương 2 ...................................................................................................... 26
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI
HUYỆN BN ĐƠN, TỈNH ĐẮK LẮK ...................................................... 26
2.1. Tổng quan về huyện Buôn Đôn .............................................................. 26
2.2. Thực trạng nghèo trên địa bàn huyện Bn Đơn .................................... 30
2.3. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Buôn Đôn giai đoạn
2016-2020 .................................................................................................... 32
Tiểu kết chương 2......................................................................................................63
Chương 3 ...................................................................................................... 63
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK ...................... 63
3.1. Định hướng và mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện Buôn Đôn cho
giai đoạn 2021-2025 ..................................................................................... 63

Luan van


3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững cho huyện Bn Đơn ........................................................................... 66
Tiểu kết chương 3......................................................................................................78
KẾT LUẬN .................................................................................................. 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 81

Luan van


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ, cụm từ

Từ viết tắt

1

Ban chỉ đạo

BCĐ

2

Bảo hiểm y tế

BHYT

3

Chính sách xóa đói giảm nghèo

CS XĐGN


4

Chính sách giảm nghèo

CSGN

5

Dân tộc thiểu số

DTTS

6

Đặc biệt khó khăn

ĐBKK

7

Giảm nghèo bền vững

GNBV

8

Hội đồng nhân dân

HĐND


9

Kinh tế-xã hội

KT-XH

10

Lao động thương binh và xã hội

LĐTB & XH

11

Trung ương

TW

12

Uỷ ban Mặt Trận Tổ Quốc

UBMTTQ

13

Ủy ban nhân dân

UBND


13

Xóa đói giảm nghèo

XĐGN

i

Luan van


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Số hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện Buôn Đôn giai đoạn
2016-2020 .................................................................................................................30
Bảng 2.2. Thực trạng đói nghèo ở huyện giai đoạn 2016-2020 ................................32
Bảng 2.3. Kết quả giảm nghèo của huyện Buôn Đôn giai đoạn 2016-2020 .............47
Bảng 2.4. Kết quả giảm nghèo của huyện Buôn Đôn giai đoạn 2016-2020 .............49
Bảng 2.5: Thực trạng các chính sách giảm nghèo bền vững ....................................51
Bảng 2.6. Chính sách hỗ trợ cấp thẻ BHXT giai đoạn 2016-2020 ...........................53
Bảng 2.7. Miễn, giảm học phí cho học sinh là con em hộ nghèo, hộ cận nghèo ......54
Bảng 2.8. Số nhà xây dựng từ vốn vận động cán bộ, đảng viên đóng góp ...............56

ii

Luan van


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề giảm nghèo bền vững có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của

một quốc gia. Trong các chính sách phát triển quốc gia, chính sách giảm nghèo bền
vững (GNBV) giữ vai trị là một chính sách xã hội với mục tiêu hướng vào nhóm
người nghèo để cho họ có cơ hội tham gia và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh
tế cũng như xã hội của quốc gia ở các khía cạnh như: tăng thu nhập qua việc phát
triển kinh tế cũng như có cơ hội được hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế,
giáo dục, văn hóa, để từ đó cải thiện đời sống về mặt tinh thần cũng vật chất.
Thành tựu GNBV của Việt Nam trong 35 năm đổi mới đã góp phần tăng
trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được Liên hiệp quốc tuyên
dương là một trong những quốc gia về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, cơng tác GNBV vẫn cịn bộc lộ
một số hạn chế nhất định như: chính sách cịn chồng chéo thiếu thống nhất, đồng bộ;
kết quả GNBV chưa bền vững; tốc độ giảm nghèo không đồng đều; nhận thức và tổ
chức thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương, cơ sở chưa có sự thống nhất
cao; sự phối hợp giữa các chương trình, dự án liên quan đến đói, nghèo chưa chặt
chẽ... Nguyên nhân của thực trạng này là do cơng tác hoạch định và cụ thể hóa chính
sách cịn hạn chế; phương thức thực hiện GNBV chưa mang tính bền vững; người
dân chưa thực sự nỗ lực giảm nghèo, cịn trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước;
công tác đánh giá và giám. sát việc thực thi chính sách cịn yếu...
Đắk Lắk là tỉnh đóng vị trí trung tâm tại Tây Ngun có nhiều tiềm năng và
lọi thế phát triển kinh tế như: rừng, đồi núi…Tuy vậy, nhiều vùng, địa phương trong
tỉnh cũng còn khó khăn nên cơng tác GNBV ln được coi trọng cùng với q trình
phát triển KTXH của tỉnh. Bn Đơn là một trong 15 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh
Đắk Lắk, được thành lập vào năm 1995. Là một huyện có nền kinh tế cịn chậm phát
triển với quy mơ mơ nhỏ và là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh. Nhận
thức được những thách thức này với sự đồng lòng và quyết tâm cũng như nhận sự
quan tâm của tỉnh mà trong những năm qua huyện Buôn Đôn đã đạt được những kết

1

Luan van



quả đáng ghi nhận trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, như: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế tăng, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo đang có xu hướng giảm dần theo từng năm,
đời sống của nhân dân trong huyện có sự cải thiện rõ nét…
Tuy vậy, Bn Đơn vẫn là huyện khó khăn của tỉnh Đắk Lắk, là một trong
những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của tỉnh với 4.471 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
26,27% tổng số hộ toàn huyện và số hộ cận nghèo toàn huyện là 2.318 hộ, chiếm
13,62%, tính đến tháng 1 năm 2021[2]; hộ nghèo hàng năm tuy có giảm nhưng thiếu
bền vững, tái nghèo và phát sinh nghèo còn nhiều; đời sống nhân dân gặp rất nhiều
khó khăn, thiếu điều kiện phát triển KTXH. Hiện nay, huyện Buôn Đôn phải đối mặt
với khó khăn và thách thức mới trong cơng tác giảm nghèo bền vững, đó là biến đổi
khí hậu ngày càng tác động rõ rệt hơn với mùa khô kéo dài gây ra tình trạng thiếu
nước trầm trọng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp của huyện và hậu
quả là đời sống người dân sẽ khó khăn hơn, làm gia tăng tỷ lệ tái nghèo và điều này
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ giảm nghèo của huyện trong thời gian sắp tới nếu
huyện không có những chính sách phù hợp đê thích ứng với những thách thức và trở
ngại kể trên.
Ngoài ra, trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, huyện Bn
Đơn còn tồn tại những hạn chế và bất cập như: Các chính sách và chương trình đang
được triển khai cịn thiếu sự thống nhất và đồng bộ dẫn đến cách thức triển khai trong
thực tế cịn nhiều vướng mắc; cơng tác kiểm tra, giám sát việc triển khai các chính
sách và chương trình cịn mang tính hình thức, chưa sâu sát ở huyện Bn Đơn vẫn
cịn một số bất cập. Nhìn chung, hệ thống chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay
tại huyện còn chưa thực sự tạo động lực nhiều cho người dân, đặc biệt các hộ vùng
đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng xa trong việc thoát nghèo cũng như giảm nghèo
cũng như chưa phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội thực tế tại địa phương. Từ những
yếu kém, hạn chế ở trên cho thấy công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Bn Đơn
hiện nay cịn chưa bền vững, chính vì vậy việc đề xuất những giải pháp để giải quyết
những tồn tại, hạn chế trong công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Buôn Đôn trong

thời gian tới là hết sức cần thiết cả về thực tiễn lẫn về mặt lý luận. Trước nhu cầu đó,

2

Luan van


học viên lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là một chủ đề nhận được nhiều sự quan
tâm của các học giả cũng như các nhà quản lý, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu
biểu sau:
Cuốn sách “Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số”, của tác giả Hà Quế
Lâm (2001) đã phân tích thực trạng về nghèo đói ở Việt Nam đặc biệt là đối với vùng
đồng bào dân tộc cịn nhiều khó khăn về thiếu các điều kiện và phương tiện sản xuất
dẫn đến nghèo và chiến lược để nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo đối với vùng
đồng bào dân tộc thiểu số [29].
Nguyễn Ngọc Sơn (2012), chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay thực
trạng và định hướng hoàn thiện. Nghiên cứu này đã nêu lên thực trạng nghèo ở Việt
Nam là một nước nghèo đói nhất thế giới và các chính sách giảm nghèo ở nước ta,
định hướng giảm nghèo và việc triển khai các chính sách giảm nghèo một cách đồng
bộ, hiệu quả do đó tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nước ta được xếp vào nước có thu nhập
mức trung bình [43].
Vấn đề này cũng là chủ đề nghiên cứu của một số luận văn thạc sĩ, có thể kể
đến một số luận văn tiêu biểu sau:
Dương Mạnh Huy (2013), “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai”. Luận văn đã hệ thống được những vấn đề lý luận cơ
bản công tác giảm nghèo, đánh giá thục trạng và thách thức trong thực hiện chính sách
giảm nghèo và đưa ra một số giải pháp góp phần thực hiện tốt công cuộc giảm nghèo

nhanh và bền vững tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Chư Sê nói riêng [27].
Phạm Hồng Nghĩa (2013), Quản lý nhà nước về giảm nghèo ở tỉnh Đăk Lăk
hiện nay, Luận văn có những phân tích khá sâu sắc về thực trạng quản lý nhà nước
về giảm nghèo tại Đắk Lắk, qua đó luận văn đã đưa ra những đánh giá những kết quả
đã đạt được, nêu những nội dung của giảm nghèo và nguyên nhân dẫn đến nghèo và
sự cần thiết phải giảm nghèo, những tồn tại, hạn chế tìm ra các nguyên nhân cơ bản

3

Luan van


của những kết quả, hạn chế từ đó rút ra được một số nội dung cần lưu ý nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo [39] .
Ngồi ra cịn phải kể đến một số luận văn như: Nguyễn Út Ngọc Mai “Quản
lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”
[37]; Nguyễn Thị Minh Nguyệt “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng” [38]; Võ Văn Quân “Giảm nghèo bền vững ở huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp” [41]; Vũ Thị Hồng Điệp “Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay” [31].
Qua tổng hợp các nghiên cứu trên, có thể thấy hầu hết đã đề cập đến những
vấn lý luận cũng như thực tiễn về giảm nghèo bền vững nói chung và thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững nói riêng tại Việt Nam. Đây là nguồn tham khảo cần thiết
cho huyện Buôn Đôn trong việc thực hiện GNBV. Tuy nhiên, hiện chưa có cơng trình
nào nghiên cứu sâu sắc và tồn diện về vấn đề thực hiện chính sách giảm nghèo trên
địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của
khoa học hành chính công.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại

huyện Buôn Đôn trong giai đoạn 2016-2020. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả về thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk trong
giai đoạn 2021-2025.
3.2. Nhiệm vụ
- Tổng hợp và hệ thống lại các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giảm
nghèo và giảm nghèo bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thực thi chính sách GNBV trên địa
bàn huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi chính sách
GNBV trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

Luan van


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn
huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
- Không gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động thực thi chính sách GNBV trên
địa bàn tồn huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk
- Thời gian:
+ Mốc thời gian đánh giá thực trạng: Tập trung nghiên cứu hoạt động thực thi
chính sách GNBV và những thống kê mới nhất về GNBV giai đoạn 2016 – 2020.
+ Mốc thời gian đề xuất giải pháp: Đề xuất giải pháp thực thi chính sách
GNBV giai đoạn 2020-2025.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp hệ thống: Được tác giả sử dụng nhằm hệ thống hóa lại các vấn
đề nghiên cứu cũng như thực tiễn triển khai tại các địa phương trong cả nước cũng
như tại huyện Bn Đơn.
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích các tài liệu có liên quan đến lý
luận chung về giảm nghèo, tình trạng nghèo đói trên thế giới cũng như Việt Nam.
Phân tích chính sách về xóa đói giảm nghèo, vai trị của hệ thống chính sách đó. Sử
dụng các số liệu để đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hiện
đang được triển khai tại các địa phương trong cả nước nói chung và tại huyện Bn
Đơn nói riêng.
+ Phương pháp so sánh: So sánh và đối chiếu các nghiên cứu trên thế giới cũng
các cơng cụ và chính sách đã được thực hiện tại Việt Nam về giảm nghèo nói chung
và giảm nghèo bền vững nói riêng trên các khía cạnh về: tiêu chí giảm nghèo, chuẩn
nghèo…để tìm ra sự tương đồng và khác biệt nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm
cho huyện Buôn Đôn trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách giảm

5

Luan van


nghèo bền vững trong tương lai.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở khoa học của công tác thực hiện
về giảm nghèo bền vững. Vận dụng vào công tác thực hiện về giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đánh giá thực trạng cơng tác
thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững của huyện, từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện về giảm nghèo bền

vững của huyện Buôn Đôn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp một tài liệu thiết thực, ý nghĩa cho cơ quan quản lý
hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo nói chung và các nhà hoạch định chính
sách giảm nghèo bền vững của huyện Bn Đơn nói riêng, từ đó có thể góp
phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện.
- Luận văn cũng có thể là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan
tâm nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách giảm nghèo bền vững
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững ở huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk

6

Luan van


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm và vai trò của giảm nghèo bền vững
1.1.1. Khái niệm
Để đưa ra được định nghĩa về giảm nghèo bền vững, trước hết cần phải tìm
hiểu các khái niệm liên quan.
1.1.1.1. Nghèo

Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về nghèo và mỗi nơi sẽ
có cách nhìn nhận và quan điểm riêng của mình. Tuy nhiên, có một điểm tựu chung
lại là căn cứ xác định nghèo phải dựa vào tiêu chí về thu nhập hoặc thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản của người dân.
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã thống nhất và đưa ra quan điểm về nghèo là "tình trạng mà một
bộ phận người dân mà những nhu cầu cơ bản khơng có khả năng được thỏa mãn,
trong khi những nhu cầu đó lại phụ thuộc vào mức độ triển KT-XH, tập quán của
từng vùng địa lý khác nhau " [71, tr.13]
WB đưa ra quan điểm “Nghèo là một khái niệm nhiều chiều cho nên khơng thể
căn cứ vào mỗi tiêu chí về sự thiếu thốn vật chất mà cần phải căn cứ vào các chỉ số
khác như: Dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, tính dễ bị tổn thương, quyền phát ngơn
và quyền đàm phán” [72]
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định
chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, với chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều năm 2021, từ ngày 1-1-2021 tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều
giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19-11-2015 của
Thủ tướng Chính phủ. Về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, các tiêu chí
đo lường nghèo đa chiều gồm tiêu chí thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt DVXH
cơ bản. Cụ thể, tiêu chí thu nhập với khu vực nông thôn 1,5 triệu đồng/người/tháng,
khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng. Tiêu chí mức độ thiếu hụt DVXH cơ bản

7

Luan van


gồm các DVXH cơ bản (sáu dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh
hoạt và vệ sinh; thơng tin. Cùng với đó là các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt DVXH
cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng;
bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất

lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu
hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
DVXH cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt DVXH cơ bản và ngưỡng
thiếu hụt được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định này.
Nghị định cũng quy định chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung
bình giai đoạn 2022 - 2025. Cụ thể, về chuẩn hộ nghèo, ở khu vực nơng thơn là hộ
gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu
hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt DVXH cơ bản trở lên. Ở khu vực thành
thị, là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống
và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt DVXH cơ bản trở lên. Về chuẩn
hộ cận nghèo, ở khu vực nơng thơn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt DVXH cơ bản. Ở khu vực thành thị, là hộ gia đình có thu nhập bình qn
đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt DVXH cơ bản. Về chuẩn hộ có mức số trung bình, với khu vực nơng
thơn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng hơn 1,5 triệu đồng đến
2,25 triệu đồng. Với khu vực thành thị, là hộ gia đình có thu nhập bình qn đầu
người/tháng hơn 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có
mức sống trung bình là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập
và DVXH cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện chính sách
giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai
đoạn 2022 - 2025.
Kế thừa quan điểm về nghèo trên, quan điểm của tác giả cho rằng: Nghèo là
khái niệm đa chiều bao gồm các chỉ số đánh giá dựa trên thu nhập và các vấn đề liên
quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương,

8

Luan van



khơng có quyền phát ngơn và quyền lực.
1.1.1.2. Giảm nghèo
Giảm nghèo là việc nâng cao mức sông cho một bộ phận dân cư nghèo trong
xã hội để họ dần dần thốt nghèo thơng qua chỉ số về số lượng và tỷ lệ giảm nghèo.
Điều này có thể hiểu là quá trình một bộ phận người dân nghèo được cải thiện thu
nhập và nâng cao mức sống của mình [73].
1.1.1.3. Giảm nghèo bền vững
Hiểu theo nghĩa của từ thì giảm nghèo bền vững là phải thực hiện được việc
giảm nghèo và tiến tới thốt nghèo nhưng tình trạng đó phải ổn định, nghĩa là khơng
có nguy cơ tái nghèo trong thời gian dài.
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thì cũng hình
thành cụm từ giảm nghèo bền vững và hệ thống chính sách về GNBV.
Quan điểm của học viên cho rằng: giảm nghèo bền vững là việc bộ phận
dân cư nghèo trong xã hội đã được nâng cao mức sống cũng thỏa mãn những nhu
cầu cơ bản và duy trì được vị thế đó khi xuất hiện những rủi ro hoặc những thách
thức và trở ngại mới, để làm được điều đó các cấp chính quyền tại địa phương phải
ban hành các chính sách và thực hiện các chương trình để hỗ trợ sản xuất và kinh
doanh cho các hộ nghèo cũng tập huấn, nâng cao nhận thức và kiến thức để họ phá
triển sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao mức sống cũng phải tạo điều kiện cho
bộ phận dân cư nghèo tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, nước
sách, điện, giáo dục…
1.1.2. Vai trò của giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững có vai trò rất quan trọng cũng như tác động rất lớn đến
phát triển KT-XH của một quốc gia trên các khía cạnh về: Tốc độ phát triển kinh tế,
bình đẳng xã hội hay chính trị ổn định và xã hội ổn định. Cụ thể:
- Giảm nghèo bền vững sẽ tạo động cho sản xuất, khuyến khích người dân tích
cực tham gia hoạt động phát triển kinh tế và như vậy thu nhập của người dân tăng
lên, kinh tế quốc gia được hưởng lợi


9

Luan van


- Giảm nghèo bền vững sẽ tạo sự đoàn kết trong các nhóm dân cư và khơng có
sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư khi tất cả đều được tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản. Chính điều này sẽ tạo sự đoàn kết cũng như tạo ra sự ổn định về mặt xã
hội cho quốc gia.
- Giảm nghèo bền vững giúp cho vấn đề chính và an ninh của quốc gia được
ổn định khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ có thêm nhiều nguồn lực cho việc củng cổ
quốc phòng và an ninh quốc gia. Bên cạnh đó khi kinh tế phát triển, nhà nước sẽ triển
khai nhiều chương trình an sinh-xã hội để tầng lớp dân cư và nhóm dân cư trong xã
hội được tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Ngoài ra, khi quốc gia vững mạnh về kinh tế sẽ
hỗ trợ nhiều tài chính hơn cho các chương trình giảm nghèo và khi đó sự chênh lệch
mức sống giữa các vùng miền, các địa phương cũng như các nhóm dân cư sẽ được
thu hẹp lại và việc giảm nghèo trở nên bền vững hơn và sẽ khơng có những mẫu thuẫn
trong xã hội giúp tình chính trị trong nước ổn định.
- Đối với Việt Nam, vấn đề giảm nghèo bền vững luôn được Đảng và nhà
chính phủ coi là động lực cho quá trình phát triển quốc gia cả về mặt kinh tế cũng
như ổn định chính trị và xã hội. Mặc dù Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế chưa
cao mới mức trung bình thấp của thế giới, nguồn lực của nhà nước và xã hội còn chưa
nhiều cũng ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, với
sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của nhà nước, trong giai đoạn vừa qua, công tác giảm
nghèo của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, khi tỷ lệ hộ nghèo giảm theo
từng năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, chênh lệch vùng miền ngày
càng giảm. Những điều này góp phần rất lớn vào sự ổn định và phát triển của Việt
Nam hiện nay.
1.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo

1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Để hiểu đúng về nội hàm của việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững,
cần phải hiểu rõ bản chất của từng khái niệm liên quan như:
1.2.1.1. Chính sách
Thuật ngữ chính sách được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống

10

Luan van


kinh-xã hội và trong các tài liệu cũng như văn bản.
Chính sách được từ điển tiếng anh dịch là “một đường lối mà chính quyền, các
đảng chính trị, các chính trị gia sẽ sử dụng trong hành động …”.
Theo quan điểm của học giả trên thế giới như: Hugh Heclo cho rằng “chính
sách khơng phải là những quyết định và hành động cụ thể mà được xem là đường lối
hành động hoặc không hành động ….”. Theo quan điểm của David Easton “chính
sách là một tập hợp các quyết định cũng như hành động để phân phối các giá trị cho
các chủ thể tham gia”. Còn theo quan điểm của Smith “chính sách được hiệu việc
lựa chọn hành động hoặc khơng hành động có chủ đích của các lực lượng có quan hệ
với nhau” [19, tr45].
Chính sách được Từ điển tiếng Việt định nghĩa là “sách lược và kế hoạch cụ
thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình
thực tế mà đề ra chính sách…” [40].
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng cách hiểu chính sách chung nhất
hiện này là “những hành động ứng xử về phương diện nào đó của chủ thể với các
hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt được mục tiêu nhất
định” [19, tr.14].
1.2.1.2. Chính sách cơng
Chính sách cơng được tiếp cận nghiên cứu từ những giác độ khoa học khác nhau,

theo đó có những cách hiểu, xác định khơng hoàn toàn giống nhau về khái niệm:
Thomas Dye (năm 1972) cho rằng: “Chính sách cơng là việc nhà nước lựa
chọn bất cứ thứ gì để làm hoặc khơng làm trong việc quản lý quốc gia” [19].
William Jenkins (năm 1978) cho rằng “ Chính sách cơng là những quyết định
được một hoặc một nhóm các nhà chính trị đưa ra có liên qua đến nhau để lựa chọn
mục tiêu và những phương thức đạt mục tiêu cho một vấn đề cụ thể hay một tình
huống nhất định trong phạm vi thẩm quyền của mình” [15].
James Anderson (năm 1984) cho rằng “Chính sách cơng là việc một hoặc một
nhóm các nhà chính ban hành đường lối hành động có chủ đích để xử lý các vấn đề
mà mình quan tâm cũng những tình huống phát sinh thêm trong thực tế” [15].

11

Luan van


Qua các quan điểm trên cho thấy mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng
chính sách cơng có một đặc trưng chung là việc chủ động trong xây dựng và ban hành
thuộc về nhà nước và các chính sách này sẽ tác động một cách tương đối ổn định lên
các đối tượng bị nhà nước quản lý và do vậy chính sách cơng đóng vai trị là một cơng
cụ đẻ nhà nước thể hiện quan điểm chính trị nhằm định hướng hành vi của các cá
nhân và tổ cổ chức phù hợp với quan điểm của mình trong việc xử lý các vấn đề của
xã hội.
Từ nghiên cứu những cách tiếp cận trên đây về chính sách cơng của các tác
giả, có thể đưa ra khái niệm về chính sách cơng như sau “Chính sách cơng là thuật
ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết
một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống theo mục tiêu xác định”
1.2.1.3. Chính sách giảm nghèo
Chúng ta có thể khẳng định Chính sách giảm nghèo (CSGN) là chính sách
cơng do Nhà nước ban hành để tác động vào đối tượng thụ hưởng của chính sách là

người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, vùng nghèo nhằm tạo điều kiện, tiền đề và cơ hội
cho họ vươn lên thốt nghèo, tiến đến giảm nghèo bền vững.
Có nhiều tiêu chí để phân loại chính sách giảm nghèo như:
- Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của chính sách có thể phân chia thành: Chính
sách tác động trực tiếp và chính sách tác động gián tiếp đến GNBV.
- Căn cứ vào giảm nghèo đa chiều, chính sách giảm nghèo phân ra thành:
Chính sách cải thiện và gia tăng thu nhập cho nhóm dân cư nghèo, chính sách tăng
khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho nhóm dân cư nghèo, chính sách giảm
nguy cơ và rủi ro dễ bị tổn thương của nhóm dân cư nghèo và cuối cùng là chính tăng
cường vị thế của nhóm dân cư nghèo trong xã hội.
Mỗi một nhóm chính sách cụ thể đều có những mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn
chung các chính sách giảm nghèo đều hướng tới mục tiêu là nâng cao phúc lợi cho người
nghèo và tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo.
Như vậy, Chính sách giảm nghèo là những quyết định, quy định do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm tác động vào các đối tượng nghèo như

12

Luan van


người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo hay vùng nghèo theo tiêu chí Nhà nước đã xác định
phù hợp với từng giai đoạn phát triển để tạo điều kiện, cơ hội cho các đối tượng
nghèo thoát nghèo, nâng cao dần đời sống vật chất và tinh thần của họ, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội bền vững và hội nhập.
1.2.1.4. Chính sách giảm nghèo bền vững
Từ những khái niệm có liên quan kể trên, theo quan điểm tác giả “Chính sách
giảm nghèo bền vững là một hệ thống các quyết định mà nhà nước ban hành và triển
khai có liên quan đến nhau để xác định và lựa chọn mục tiêu giảm nghèo bền, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần, thu hẹp khoảng cách và chênh lệch mức sống

giữa các vùng miền mang tính bền vững cũng xây dựng, ban hành và triển khai các
công cụ cũng như các giải pháp để thực hiện mục tiêu đã xác định”. Theo cách hiểu
này, chính sách giảm nghèo bền vững phải có những đặc điểm như:
- Thứ nhất, mục đích ban hành chính sách: Thúc đẩy việc thực hiện giảm nghèo
nhanh và bền vững.
- Thứ hai, Chính sách GNBV được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp
luật của nhà nước, các chương trình, dự án về GNBV.
- Thứ ba, những nội dung được đề cập trong chính sách giảm nghèo có liên
quan đến các lĩnh vực; kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế...
- Cuối cùng, đối tượng thụ hưởng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, xã nghèo,
huyện nghèo...
Như vậy, thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là tồn bộ q trình đưa
chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất,
giúp cho người dân thoát nghèo và tiến tới nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho họ.
1.2.1.5. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
* Thực hiện chính sách cơng
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ thực hiện chính sách cơng,
qua q trình tổng hợp và phân tích các tài liệu, tác giả nhận thấy có một số quan
điểm chính sau:

13

Luan van


- Theo quan điểm của Mazmanian và Sabatier: “Thực hiện chính sách cơng là
việc triển khai thực hiện một quyết định đã xác định được vấn đề cũng như các mục
tiêu và cách thức theo đuổi. Những quyết định này có thể do một đạo luật đề cập cũng
có thể được đề cập dưới hình thức của các quyết định của các cơ quan lập pháp (quốc

hội) hay cơ quan tư pháp (tòa án)” [35].
- Theo quan điểm của Amy DeGroff, Margaret Cargo, “thực hiện chính sách
cơng là một q trình phản ảnh sự thay đổi phức tạp của các quyết định do nhà nước
ban hành để biến chuyển thành các chương trình, quy định, thủ tục cũng như các hoạt
động triển khai để quản lý và cải thiện xã hội” [35].
- Theo quan điểm của Thomas Dye, “các chính sách công khi đã được các cơ
quan lập pháp thông qua thì việc thực hiện các chính sách này là việc triển khai tập
hợp các hoạt động đã thiết kế trong các chính sách đó nhằm thực hiện các chương
trình và các dự án nhằm đạt được mục tiêu đề ra” [35].
Qua việc tổng hợp các quan điểm trên cho thấy việc thực thi chính sách cơng
khơng chỉ đơn thuần là triển khai các giải pháp được đề cập trong chính sách mà cịn
là thực hiện đồng bộ nhiều hoạt động khác như: ban hành văn bản chi tiết hay đưa ra
các thủ tục cũng thiết lập các chương trình, dự án để thực hiện và tổ chức thực hiện
chính sách cơng. Điều này có nghĩa là việc thơng qua các văn bản, chương trình hoặc
dự án để triển khai các chính sách cơng vào trong thực tiễn cuộc sống.
Như phân tích ở trên, có thể hiểu việc thực hiện chính giảm nghèo là triển khai
đồng bộ các hoạt động như: Xây dựng và lập kế hoạch; huy động nguồn lực thông
qua triển khai các phương án; tổ chức phân công, phối hợp và phân bổ các nguồn
lực đã huy động được theo một quy trình thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm triển
khai chính sách phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
* Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Trên cơ sở phân tích các khái niệm có liên quan kể trên, có thể hiệu Thực thi
chính sách giảm nghèo bền vững là việc thực hiện các chương trình, dự án được cụ
thể hóa trong các chính sách giảm nghèo bền vững của nhà nước nhằm tác động lên
các đối tượng của chính sách giảm nghèo bền vững đó là người nghèo, hộ nghèo,

14

Luan van



thôn nghèo, xã nghèo để các đối tượng này cải thiện được cuộc sống, tiếp cận được
các dịch vụ cơ bản của xã hội và vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.
1.2.2. Nội dung các chính sách giảm nghèo bền vững
Các chính sách nhằm giảm nghèo đã được Nhà nước xây dựng, điều chỉnh,
bổ sung và hoàn thiện qua từng giai đoạn để vận dụng vào tình hình thực tế của
Việt Nam bao gồm nhiều chính sách với nhiều nội dung khác nhau tác động đến
mọi mặt của cuộc sống của các đối tượng nghèo như điều kiện lao động, sinh hoạt,
các dịch vụ xã hội cơ bản, văn hóa, đạo đức, chính trị, kinh tế của đối tượng nghèo,
hộ nghèo, vùng nghèo, xã nghèo. Nội dung cụ thể của các chính sách đó:
- Chính sách ưu đãi hộ nghèo: Tạo điều kiện cho người nghèo và đồng bào
DTTS tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước nhằm vay vốn sản xuất
kinh doanh với lãi xuất thấp để phát triển sản xuất kinh doanh mà không phải thế
chấp cho ngân hàng.
- Chính sách để hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số: Giải quyết
những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống sản xuất từng bước cải thiện và
nâng cao điều kiện sống cho những hộ nghèo và đồng bào DTTS, vùng ĐBKK,
góp phần giảm nghèo bền vững.
- Chính sách Hỗ trợ đất sản xuất để người nghèo tự vươn lên sản xuất ra của
cải vật chất phục vụ cơ bản cho gia đình để thốt khỏi nghèo đói.
- Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo: Là một trong những chính sách
xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách trợ giúp người
nghèo, trong đó có việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong đó, chính sách
BHYT quy định cung cấp thẻ BHYT miến phí cho hộ nghèo và ngân sách nhà
nước sẽ hỗ trợ 70% kinh phí mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo. Chính sách này đã
giúp cho người nghèo được sử dụng dịch vụ y tế miễn phí tại các cơ sở y tế công
từ TW đến địa phương.
- Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo: Tạo cơ hội cho tất cả trẻ
em nghèo tiếp cận dịch vụ giáo dục giảm sự chênh lệch về môi trường học tập và
sinh hoạt trong các nhà trường, như chính sách miễn học phí cho học sinh nghèo,


15

Luan van


cấp học bổng và học phẩm cho người học, hỗ trợ bữa trưa cho học sinh học cả
ngày và khuyến khích học sinh nghèo học khá, giỏi bằng các giải thưởng, học bổng
và cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp cho học sinh học các trường nghề; đầu tư
kinh phí xây dựng trường lớp, nhà bán trú cho học sinh dân tộc, học sinh nghèo, và
nhà công vụ cho giáo viên các trường ở vùng khó khăn.
- Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt: Đảm bảo mỗi hộ
nghèo và đồng bào DTTS có đất để sản xuất nơng nghiệp. Trợ cấp cho các hộ nghèo
và đồng bào dân tộc thiểu số chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà. Xây
dựng các cơng trình cấp nước sinh hoạt cho các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ nghèo
dân tộc thiểu số ở khu vực vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.
- Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo: Người nghèo và đồng bào
dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý như tham gia tố tụng, đặc biệt là
trong lĩnh vực tố tụng hình sự, hơn nhân và gia đình, đại diện người tố tụng, tư vấn
pháp luật tại trụ sở, tư vấn pháp luật tiền tố tụng. Nâng cao nhận thức cũng như bổ
sung các kiến thức cơ bản về pháp luật cho các hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo là
đồng bào dân tộc thiểu số để họ nhận thức được đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi
của mình trong xã hội.
Chính sách tư vấn, dịch vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật: Giúp cho người
nghèo tiếp cận với các cứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nơng nghiệp
góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm làm ra. Tăng thu nhập trên diện
tích để năng cao đời sống góp phần vào cơng cuộc XĐGN.
Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đây là nhóm chính sách nhằm hỗ trợ
phát triển sản xuất cho các hộ nghèo thông việc xây dựng và chuyển giao các mơ
hình sản xuất, phát triển các ngành nghề và nơng thôn, nâng cao hiệu quả canh tác

để không những cải thiện cuộc sống vật chất của người nông dân đặc biệt đối với
hộ nghèo và đồng bào DTTS.
1.2.3. Quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Quy trình thực hiện chính sách cơng nói chung và chính sách giảm nghèo bền
vững nói riêng thường bao gồm các bước cơ bản sau đây:

16

Luan van


1.2.3.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách.
Khi tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, các cơ quan chịu trách
nhiệm cần phải căn cứ và chức năng và nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng các
kế hoạch triển khai thực hiện. Nội dung của kế hoạch phải bao gồm các vấn đề sau:
tổ chức, điều hành; quy trình thực hiện, các phương án huy động và cung cấp nguồn
lực, thời gian triển khai, kế hoạch kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện.... Khi
chính sách giảm nghèo bền vững được các cấp có thẩm quyền thơng qua, kế hoạch
thực hiện chính sách được pháp luật bảo hộ và điều này có nghĩa là các tổ chức và cá
nhân triển khai chính sách cũng như các đối tượng được hưởng thụ từ chính sách phải
thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
1.2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến về chính sách
Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là, tuyên truyền vận động nhân dân
tham gia thực hiện chính sách GNBV như : Ngày quốc tế chống đói nghèo, tháng cao
điểm vì người nghèo, ngày vì người nghèo Việt nam với phương châm: “Cả nước
chung tay vì người nghèo - khơng để ai bị bỏ lại phía sau”. Việc phổ biến và tuyên
truyền về chính sách giảm nghèo bền vững được thực hiện đúng cách sẽ giúp cho các
đối tượng được hưởng thụ bởi chính sách cũng như người dân nắm được, hiểu được
mục tiêu, yêu cầu cũng như khả năng thực thi của chính sách ban hành ra. Bên cạnh
đó, nội dung này sẽ giúp cho những cá nhân có nhiệm vụ triển khai chính sách giảm

nghèo bền vững sẽ có trách nhiệm hơn khi triển khai chính sách và thúc đẩy họ nỗ
lực hơn trong việc đưa ra giải pháp phù hơn với thực tiễn khi triển khai chính sách.
Bằng nhiều hình thức Phổ biến, tuyên truyền như trao đổi hay tiếp xúc trực tiếp với
các hộ nghèo, cận nghèo qua các phương tiện thơng tin đại chúng, đồng thời chính
sách phải được phổ biến, tuyên truyền thực hiện thường xuyên, liên tục, ngay cả khi
chính sách đang được thực hiện, để mọi người dân thuộc diện nghèo, cận nghèo luôn
được củng cố lịng tin vào chính sách và tích cực tham gia vào thực hiện chính sách.
1.2.3.3. Phân cơng, phối hợp thực hiện
Để triển khai chính sách giảm nghèo bền vững vào trong thực tiễn cuộc sống
một cách có hiệu quả thì giữa các cơ quan chịu trách nhiệm triển khai phải tiến hành

17

Luan van


×