Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận 12, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.39 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_____________

HỒ MINH HỒNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI, 2021

Luan van


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_____________

HỒ MINH HỒNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ BÌNH

HÀ NỘI, 2021

Luan van


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đội ngũ cán bộ, cơng chức (CBCC) có vai trị rất quan trọng, đây là
nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH-HĐH) đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:“Cán bộ
là cái gốc của mọi công việc”,“Muôn việc thành công hay thất bại, đều do
cán bộ tốt hoặc kém” và đây được xem là kim chỉ nam cho các cấp, các
ngành thực hiện chính sách cán bộ của mình. Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân xã phường (cịn được gọi là chính quyền xã, phường) là nơi thực
hiện các quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách lãnh đạo của Đảng,
nơi thực thi pháp luật của nhà nước, là cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính
quyền cấp trên với nhân dân. Đội ngũ cán bộ, cơng chức xã, phường có vai
trị là cầu nối của chính quyền cấp cơ sở với nhân dân; thường xuyên tiếp
xúc trực tiếp với nhân dân, đại diện cho chính quyền địa phương trực tiếp
giải quyết các vấn đề hoặc có kiến nghị lên cấp có thẩm quyền nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân; đồng thời hướng dẫn,
tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, chất lượng của đội ngũ
cán bộ, cơng chức cấp xã, phường ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt
động hệ thống chính trị ở cơ sở.
Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yếu

tố con người có vai trị rất quan trọng quyết định sự thành bại của công
cuộc đổi mới từ trung ương đến địa phương. Do đó, đội ngũ CBCC đóng
vai trị vị trí trung tâm, là lực lượng nịng cốt của bộ máy tổ chức chính
quyền ở cấp xã/phường. Cho nên, việc hồn thiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
cơng việc của đội ngũ CBCC.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nói chung và Quận 12 nói riêng
đang trong giai đoạn phát triển, hội nhập kinh tế, đẩy mạnh q trình cơng
1

Luan van


nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó để đáp ứng u cầu của tình hình mới địi
hỏi phải từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã, phường. Điều này cho thấy việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã, phường đang là một yêu cầu rất cần thiết và quan trọng. Trong giai
đoạn 2015 đến 2020, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã ở quận 12 được quan tâm, triển khai thực hiện và bước đầu đạt những
kết quả quan trọng. Qua đó, chương trình ĐTBD của quận 12 đã giải quyết
được các vấn đề liên quan đến củng cố, kiện tồn bộ máy, góp phần nâng
cao hiệu quả của chính quyền 11 phường trên địa bàn quận 12.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, đội
ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã ở Quận 12 vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi
ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận, phường thể
hiện trong nhiều vấn đề như cịn yếu về chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ,
cũng như năng lực thực hiện nhiệm vụ đôi lúc còn chưa theo kịp để đáp ứng
được nhu cầu phát triển của xã hội.
Mặt khác, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
trong thời gian qua đạt hiệu quả chưa cao, chưa thực sự khoa học và phù

hợp với thực tế địa phương; công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cịn nhiều
hạn chế, bất cập.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng chính
sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã để có những giải pháp nhằm tìm ra
các giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của
Quận 12 trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Với những lý do đó nên tác giả chọn
đề tài “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
trên địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dung nghiên cứu
trong luận văn thạc sĩ chính sách cơng của mình.

2

Luan van


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã, phường đã được nhiều nhà
khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn quan
tâm nghiên cứu, tìm tịi, khảo sát. Đã có nhiều cơng trình, nghiên cứu được
cơng bố tiêu biểu của các tác giả:
PGS. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003) trong “Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa” đã nêu lên các cơ sở lý luận về
tiêu chuẩn cán bộ của Đảng tương ứng với từng giai đoạn cách mạng, phân
tích các quan điểm và phương hướng trong việc nâng cao chất lượng công
tác cán bộ.
TS. Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương (2004) trong tác
phẩm “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức đáp ứng địi hỏi của nhà nước
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” đã dựa trên cơ

sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
của Đảng Cộng sản Việt Nam để phân tích vai trị, vị trí, u cầu của người
cán bộ cách mạng. Qua đó, tác giả đã phân tích tầm quan trọng, yêu cầu của
hoạt động đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Mặt khác, tác giả
cịn trình bày những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng
nhân tài trong suốt quá trình lịch sử, cũng như kinh nghiệm xây dựng nền
công vụ chính quy hiện đại của đất nước trong khu vực và trên thế giới.
Tác giả Vũ Văn Khoan (2009) trong “Nghiên cứu xây dựng quy
hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2007 - 2015” đã làm rõ
những vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
đây được xem là kim chỉ nam cho quá trình thực hiện các chính sách liên
quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của một địa phương cụ thể.
Nghiên cứu của Ngơ Thành Can (2009) về “Cải cách quy trình đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công
3

Luan van


vụ” đã tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến hoạt động ĐTBD
CBCC; phân tích quy trình ĐTBD và đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện
q trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC.
Cuốn sách “Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý – Kinh nghiệm từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của TS.Tần Xuân Bảo (2012) đã
khái quát nội dung, đánh giá thực trạng của công tác đào tạo, bồi
dưỡng đối với cán bộ lãnh đạo quản lý, đây được xem như là tài liệu
tham khảo, căn cứ để đổi mới công tác ĐTBD đối với lãnh đạo quản lý
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố hiện nay.
Một số luận án, luận văn như: Luận văn thạc sĩ “Chính sách đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà
Nẵng” của Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Học viện Khoa học xã hội, năm 2018;
Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng
chức từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai” của Phạm Chí Thịnh,
Học viện Khoa học xã hội, năm 2018; “Thực hiện chính sách đào tạo, Bồi
dưỡng cơng chức cấp xã từ thực tiễn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”
của Phan Văn Phờ, Học viện Khoa học xã hội, năm 2018; Luận văn thạc sĩ
về “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên
địa bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng” của Nguyễn Minh Tuấn,
Học viện Khoa học xã hội, năm 2019; Trần Thanh Sang (2018) “Công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn
hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu trên đều có giá trị lớn về
mặt lý luận và thực tiễn trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
CBCC. Các tác giả đã nêu ra những lý luận cơ bản nhất về chính sách đào
tạo, bồi dưỡng CBCC, đánh giá thực trạng tình hình chính sách đào tạo, bồi
dưỡng CBCC ở nước ta ở từng địa phương cụ thể trong thời gian qua. Từ
đó, các tác giả đã đề xuất những giải pháp, kiến nghị rất quan trọng nhằm
4

Luan van


nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi
dưỡng CBCC trong những năm tới. Các cơng trình trên có phạm nghien5
cứu khá đa dạng, đa phần thực hiện ở một tỉnh hoặc một số cơ quan nhà
nước trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, ở quận 12 chưa có cơng trình nghiên cứu nào cụ thể và
chuyên sâu về vấn đề “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp

xã trên địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh” từ góc độ khoa học
chính sách cơng nhằm giúp các nhà quản lý xây dựng và thực thi hệ thống
chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với thực
tiễn địa phương góp phần làm sinh động thực tiễn trong việc nâng cao chất
lượng đội ngũ CBCC phục vụ sự nghiệp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội và hội nhập quốc tế của địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thực
hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã tại
quận 12, TPHCM để từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực, hiệu
quả.
Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hố và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản
về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Việt
Nam.
+ Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận 12, thành phố
Hồ Chí Minh. Qua đó nêu lên những kết quả đạt được, phân tích nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, để làm căn cứ cho việc
hồn thiện chính sách ĐTBD CBCC cấp xã trên địa bàn quận 12.
+ Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã trên địa bàn
quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
5

Luan van


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chính sách đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã và quy trình thực hiện chính sách đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã trên địa bàn Quận 12.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện
các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn
Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2020
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã trong sạch, vững mạnh.
Ngồi ra luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp thống kê - phân tích; Phương pháp tổng hợp - so
sánh; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp diễn dịch, lịch sử và
một số phương pháp khác…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Qua kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần khái quát
và làm rõ thêm cơ sở lý luận chun ngành chính sách cơng gắn với một
chính sách cụ thể đó là chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, góp
phần làm phong phú thêm lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức
hành chính cấp xã.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là cơ sở thực tiễn quan trọng cho các cơ
quan, ban, ngành cấp huyện, cấp xã trong q trình hoạch định và thực thi
chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quận 12, thành
phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, luận văn được xem như là một tài liệu tham
6

Luan van



khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập về chính trị tại các trường và các
trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi nội dung của phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết
tắt, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 3
chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
cấp xã.
Chương 2: Quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, cơng chức cấp xã trên địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã trên địa bàn Quận 12, thành phố
Hồ Chí Minh.

7

Luan van


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ, công chức
cấp xã
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã
Theo cách hiểu thông thường, ở nước ta cán bộ được coi là tất cả những
người làm việc trong bộ máy chính quyền, Đảng, đồn thể, lực lượng vũ
trang. Trong quan niệm hành chính, cán bộ được coi như những người có mức
lương từ cán sự (cũ) trở lên, để phân biệt với nhân viên có mức lương thấp

hơn cán sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức
khái quát, giản dị và dễ hiểu. Theo Người: Cán bộ là người đem chính sách
của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời
đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính
sách cho đúng.
Theo khoản 1, Điều 4, Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước”.
Như vậy, có thể khái quát rằng cán bộ là những người có chức vụ do
bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa
phương, thuộc biên chế Nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; giữ
vai trò và cương vị nòng cốt trong cơ quan (có thể là người lãnh đạo, người
quản lý), có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của đơn vị và
địa phương.
8

Luan van


Khái niệm cơng chức được hình thành và thường gắn liền với sự hình
thành và phát triển của nền hành chính nhà nước. Khái niệm cơng chức lần
đầu tiên được nêu ra trong Sắc lệnh 76/SL ngày 20-5-1950 của Chủ tịch nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Quy chế công chức như sau: “Những
công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển dụng, giao giữ một
chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngồi

nước, đều là cơng chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do
Chính phủ định” [23,02]. Cùng với sự phát triển của đất nước và nền hành
chính nước nhà, khái niệm cơng chức đã dần được quy định cụ thể hơn, chi
tiết hơn. Tuy nhiên, các khái niệm này vẫn chưa phân định rõ ràng ai là cán
bộ, ai là công chức. Năm 2008, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và sửa đổi
bổ sung năm 2019. Đây là bước tiến mới quan trọng về cải cách chế độ công
vụ, công chức, thể chế hoá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về
công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Theo Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật cán bộ, công chức và luật viên chức năm 2019: “Công
chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo
chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước”.
Như vậy, công chức được hiểu là những người được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong tổ chức và trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,

9

Luan van


Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, trong biên chế và được hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.

Theo Luật cán bộ công chức năm 2008: “Cán bộ xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ
theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí
thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; cơng
chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Theo Điều 3, Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định cụ thể chức vụ, chức
danh cán bộ, công chức cấp xã gồm:
Bảng 1.1. Chức vụ cán bộ, công chức cấp xã
Chức vụ cán bộ cấp xã

STT
1

Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

2

Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;

3

Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;

4

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

5


Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

6

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

7

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn
có hoạt động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân
Việt Nam);

8

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Chức vụ công chức cấp xã

1

Trưởng Công an;

2

Chỉ huy trưởng Quân sự;

10

Luan van



Chức vụ cán bộ cấp xã

STT
3

Văn phòng - thống kê;

4

Địa chính - xây dựng - đơ thị và mơi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã);

5

Tài chính - kế tốn;

6

Tư pháp - hộ tịch;

7

Văn hóa - xã hội.
Nguồn: Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP
Như vậy, có thể xác định chức danh cán bộ cấp xã có 08 chức danh,

cơng chức cấp xã có 07 chức danh cơng chức như Nghị định 92/2009- NĐ/CP
đã đề cập ở Bảng 1.1. Cán bộ cấp xã có đặc thù là cán bộ chuyên trách giữ
chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ có nghĩa vụ thực hiện các quy định của Luật tổ

chức chính quyền địa phương, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, điều
lệ của tổ chức mà mình là thành viên và các quy định khác của pháp luật và
của cơ quan có thẩm quyền. Cơng chức là những người làm cơng tác chun
mơn, có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà
nước trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Tóm lại, cán bộ, cơng chức cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán
bộ, công chức cấp xã) bao gồm: (1) cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử
theo nhiệm kỳ ở cấp xã và (2) công chức cấp xã là công dân Việt Nam được
tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã
Theo quy định của Luật cán bộ cơng chức năm 2008 thì cán bộ, cơng
chức cấp xã phải là công dân Việt Nam. CBCC cấp xã mang tính Đảng, tính
giai cấp, là những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và thực thi công
vụ. Đội ngũ CBCC mang tính ổn định, ít biến động và được bảo hộ bằng biên
chế Nhà nước.
11

Luan van


Cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ hoặc được tuyển dụng giữ chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ trực tiếp tham gia vào bộ máy cơng quyền của
nền hành chính quốc gia, với tư cách là một cơng dân, một cơng chức hành
chính. Cán bộ cấp xã đảm nhiệm công tác từ khi được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm cho tới khi hết nhiệm kì hoặc xin thôi việc, từ chức hay bị bãi nhiệm.
Công chức cấp xã được đảm nhiệm công tác từ khi được bổ nhiệm chức danh
cho đến khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc xin thơi việc. Trong q trình hoạt động, tùy
thuộc vào năng lực, CBCC cấp xã sẽ được điều động, luân chuyển sang các vị

trí phù hợp theo quy định của pháp luật.
CBCC cấp xã là những người phải có đủ tư cách đạo đức, phẩm chất
chính trị, trình độ chuyên môn phù hợp với chức danh, chức vụ được bầu cử,
phê chuẩn, bổ nhiệm, trực tiếp tham gia vào bộ máy cơng quyền của nền hành
chính tại địa phương, như vậy họ là những người tự làm chủ được hành vi,
thái độ của mình và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là
một công dân, một cơng chức hành chính. Bên cạnh đó, CBCC cấp xã phải là
người có lối sống giản dị, gần gũi, trong sạch lành mạnh, trung thành với mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, biết hy sinh, gương mẫu, tiên phong để lơi cuốn quần
chúng nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất thực hiện tốt các chương
trình, phong trào phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
CBCC cấp xã là những người hoạt động trong các cơ quan của Đảng,
Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp xã, trực tiếp giải quyết tất cả các
công việc trong đời sống xã hội ở địa phương, cơ sở mang tính thường xuyên
để đảm bảo quyền và lợi ích, nguyện vọng chính đáng của người dân và
doanh nghiệp. Có thể nói, CBCC cấp xã là đội ngũ gần dân, sát dân nhất, trực
tiếp triển khai các chủ trương, đường của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà
nước đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân. Chính vì vậy, đội ngũ
CBCC cấp xã được xem là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân, nắm bắt
được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và có những điều kiện thuận lợi để
12

Luan van


vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các
chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
CBCC cấp xã là nhân tố chủ yếu, hàng đầu đóng góp vào sự tồn tại,
phát triển của cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương. Thực tiễn cho

thấy CBCC cấp xã có vai trị quyết định đến q trình phát triển kinh tế – xã
hội ở địa phương. Ở xã nào có đội ngũ CBCC tốt thì ở xã đó các phong trào
đều sôi nổi, kinh tế – xã hội phát triển, tình hình an ninh chính trị, trật tự an
tồn xã hội được ổn định.
Với những đặc điểm nêu trên, địi hỏi các chính sách liên quan đến
cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã cần có những cách thức, phương
pháp, nội dung và chương trình phù hợp với từng đơn vị, từng đối tượng đặc
thù để đảm bảo tính hiệu quả lâu dài, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào
tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ sau khi được cử tham gia đào tạo, bồi
dưỡng trong bối cảnh hiện nay, qua đó góp phần xây dựng lực lượng CBCC
cấp xã ngày càng có chất lượng.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã
1.1.3.1. Chức năng của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ cấp xã là cán bộ chuyên trách công tác Đảng, cán bộ chuyên
trách đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị xã hội, cán bộ chuyên trách lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi
bộ, cùng tập thể đảng Ủy, lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ
sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng,
nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoàn thể, đường lối, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tổ chức thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.
13

Luan van


Công chức cấp xã là những người làm công tác chuyên môn thuộc biên
chế của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân

dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực cơng tác được
phân cơng (Tài chính, Tư pháp, Địa chính, Văn phịng, Văn hố -Xã hội,
Cơng an, Quân sự) và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã giao.
Công chức xã là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND cấp xã
trong việc điều hành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, phục vụ
nhân dân, thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo đúng chính sách và
thẩm quyền được UBND cấp xã giao.
1.1.3.2. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã
Nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Quyết định
số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban
hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn.
Bí thư Đảng ủy xã có nhiệm vụ nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng
và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị
quyết và chỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp
mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả cơng việc đột
xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân
dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ;
chỉ đạo, lãnh đạo việc xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành,
Ban Thường vụ, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các nghị
quyết đó. Bên cạnh đó, Bí thư Đảng ủy cấp xã phải thực hiện tốt nguyên tắc
tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động và giữ vai trị trung tâm
đồn kết giữ vững vai trị lãnh đạo tồn diện đối với các tổ chức trong hệ
thống chính trị tại cơ sở.

14

Luan van



Phó Bí thư, Thường trực Đảng ủy có nhiệm vụ giúp Bí thư đảng bộ
chuẩn bị nội dung các cuộc họp và dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành,
Ban Thường vụ về các mặt công tác của Đảng bộ; Tổ chức việc thơng tin tình
hình và chủ trương của Ban chấp hành, Ban thường vụ cho các Ủy viên Ban
chấp hành và tổ chức đảng trực thuộc; Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị
quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đồn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông
dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã có nhiệm vụ chuẩn bị nội dung, triệu
tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình, đồng thời cùng với tập thể Ban
Thường trực (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc), Thường trực (4 tổ chức đồn thể)
xây dựng chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với Ban
Cơng tác Mặt trận, các chi hội đồn thể ở khu phố, ấp, tổ dân phố; phối hợp
với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đồn
viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia học tập chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, các chủ
trương, nghị quyết đối với đoàn viên, hội viên của tổ chức mình và thực hiện
các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hiệp thương bầu cử
xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và
các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ
chức chính trị - xã hội cấp trên tương ứng đề ra.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có nhiệm vụ triệu tập, chủ toạ các
kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc
chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân; giữ mối quan hệ với đại biểu Hội đồng
nhân dân; phối hợp công tác với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng
cấp, thông báo hoạt động của Hội đồng nhân dân với Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam; chủ trì trong việc tham gia xây dựng, giám sát, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, Chủ tịch


15

Luan van


Hội đồng Nhân dân cấp xã cịn chủ trì việc tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra
việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công cụ thể và thay mặt
Chủ tịch Hội đồng nhân dân giải quyết công việc khi Chủ tịch Hội đồng nhân
dân vắng mặt.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, đôn đốc,
kiểm tra đối với công tác chuyên mơn thuộc Ủy ban nhân dân trong việc thực
hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội
đồng nhân dân và các quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể Ủy ban
nhân dân; Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành
bộ máy hành chính ở xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả…; Ngăn
ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trong cán bộ cơng chức Nhà nước và
trong bộ máy chính quyền địa phương cấp xã; tiếp dân, xét và giải quyết kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; giải quyết
và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
cấp xã cịn có nhiệm vụ tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng, phó
khu phố, ấp, tổ dân phố theo quy định của pháp luật, thực hiện việc bố trí sử
dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, cơng chức cơ sở theo sự phân cấp quản lý.
Định kỳ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo công tác
trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ tổ chức quản lý, chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khối kinh tế - đơ thị, khối văn
hố - xã hội...) của Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công
và những công việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đi vắng.
16

Luan van


Cơng chức Tài chính Kế tốn cấp xã có nhiệm vụ xây dựng dự tốn thu
chi ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, giúp Ủy ban nhân dân trong
việc tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, quyết tốn ngân sách, kiểm
tra hoạt động tài chính khác của xã; thực hiện tham mưu cho Ủy ban nhân dân
trong khai thác nguồn thu,thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách đúng
quy định của pháp luật. Ngồi ra, cơng chức Tài chính kế tốn cấp xã cịn
tham gia vào việc kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách tại cơ sở; thực
hiện quản lý quỹ tiền mặt và giao dịch đối với Kho bạc Nhà nước về xuất
nhập quỹ theo quy định.
Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân
dân cấp xã soạn thảo, ban hành các văn bản quản lý theo quy định của pháp
luật; giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự án
luật, pháp lệnh theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn của
cơ quan chuyên môn cấp trên; giúp Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến, giáo
dục pháp luật trong nhân dân xã, phường, thị trấn; giúp UBND cấp xã chỉ đạo
cộng đồng dân cư tự quản xây dựng hương ước, quy ước, kiểm tra việc thực
hiện hương ước, quy ước; thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cơng chức tư
pháp hộ tịch cịn giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện một số công việc về
quốc tịch theo quy định của pháp luật; quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư

pháp ở xã, phường, thị trấn; công tác thi hành án theo nhiệm vụ cụ thể được
phân cấp.
Cơng chức Địa chính - Xây dựng cấp xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân
dân cấp xã hướng dẫn thủ tục, thẩm tra để xác nhận việc tổ chức, hộ gia đình
đăng ký đất ban đầu, thực hiện các quyền công dân liên quan tới đất trên địa
bàn xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; lập sổ
địa chính đối với chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của xã,
17

Luan van


phường, thị trấn; bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới địa
chính, bản đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, kiểm kê,
quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, các mốc
địa giới...; tuyên truyền, phổ biến về chính sách pháp luật đất đai và giải thích,
hồ giải tranh chấp về đất đai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân về
đất đai, để giúp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết, thường xuyên
kiểm tra nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm đất đai để kiến nghị Ủy ban
nhân dân cấp xã xử lý.
Cơng chức Văn phịng - Thống kê cấp xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban
nhân dân cấp xã xây dựng chương trình cơng tác, lịch làm việc và theo dõi
thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế xã hội, tham mưu giúp UBND trong việc chỉ đạo thực hiện; dự thảo văn bản
trình cấp có thẩm quyền; làm báo cáo gửi lên cấp trên; quản lý công văn, sổ
sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ, biểu báo cáo thống kê; theo dõi
biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã; công tác thi đua
khen thưởng ở xã, phường, thị trấn; nhận và trả kết quả trong giao dịch công

việc giữa Ủy ban nhân dân với cơ quan, tổ chức và công dân theo cơ chế “một
cửa”.
Cơng chức Văn hố - Xã hội cấp xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân
cấp xã trong việc thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - chính trị ở địa phương và
đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền phá hoại của địch; lập chương trình, kế
hoạch và tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ quần
chúng, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hố,
danh lam thắng cảnh ở địa phương, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp
sống văn minh, gia đình văn hố, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản
động, đồi truỵ dưới hình thức văn hoá, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở
địa phương; tổ chức vận động để xã hội hoá các nguồn lực nhằm xây dựng,
18

Luan van



×