Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhà thơ hoàng minh châu nguyễn hoàng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.05 KB, 6 trang )

nhà thơ Hoàng Minh Châu
Nguyễn Hoàng Sơn
Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động
Nguồn:
Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.


Mục lục
nhà thơ Hoàng Minh Châu


Nguyễn Hoàng Sơn
nhà thơ Hoàng Minh Châu
Tác Giả - Tác Phẩm

( Nhân đọc phần Thơ trong Tuyển tập Hoàng Minh Châu, Nxb Hội Nhà văn)
Nhà thơ Hoàng Minh Châu, tên khai sinh là Nguyễn Thanh Trì, sinh ngày 6-6-1930
tại làng Xuân Hoà, tổng Phù Long- nay là xã Hưng Long, huyện Hưng Nguyên, Nghệ
An, nhiều năm sống tại thành phố Vinh. Từ năm 1957 định cư tại Hà Nội. Hội viên
Hội Nhà văn Việt Nam (từ 1960), nhiều năm làm biên tập tại nhà xuất bản Văn học,
báo Văn nghệ... Tác giả các tập thơ: Mở đường (1962), Hoa mười giờ (1966), Anh có
về thăm (1966), Người trong trận (1971), Mai này năm ấy (1977), Xôn xao (1983),
Thơ và em (1990), Mơ hay tỉnh (1991), ở đời (1997), Thơ Trung Hoa du ký (1998),
Tuyển tập thơ văn (2001)...Ơng cịn là tác giả nhiều tập văn xi, hai tập phê bình
tiểu luận.
Tơi cịn nhớ lần đầu được gặp nhà thơ Hồng Minh Châu tại phịng sáng tác Ty Văn
hố Hồ Bình, vào khoảng năm 1972- 1973 gì đó. Hồi ấy, cái tỉnh miền núi nghèo
nàn và hiu hắt mà chúng tôi là cán bộ, mỗi năm một lần lại mở “ Trại sáng tác” để
an ủi mấy người có “ máu viết lách”. Đại khái người ta tập hợp chúng tôi lại, cho
một bữa “ăn tươi” dư dật thịt mỡ, rau sống, một vị cán bộ tuyên huấn đến phổ biến
về tình hình nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh, sau đó ai về nhà nấy. Cuối “Trại”, lại


một bữa “ăn tươi” nữa, đơi khi có một buổi xem phim khơng mất tiền, trại viên nộp
tác phẩm, được nghe góp ý nhận xét và chờ đợi. Vài tháng sau, có khi là nửa năm, tờ
tạp chí Văn nghệ của tỉnh mới in ra. Ngày lĩnh nhuận bút, thể nào cũng có vài chầu
“tửu- lạc” đãi đằng bạn bè và các biên tập viên đã có “mắt xanh” với “tác phẩm” của
mình, thường là khoản tiền cịm cũng bay theo vỏ lạc... Năm ấy, Trại viết muốn cải
tiến phương thức hoạt động bèn mời hai “nhà thơ Trung ương” từ Hà Nội về gặp gỡ
trại viên. Đó là nhà thơ Bàng Sĩ Nguyên và nhà thơ Hoàng Minh Châu, hai biên tập
viên của nhà xuất bản Văn học. Hoàng Minh Châu đã gây ấn tượng cho những kẻ
đang ngấp nghé đền Thơ vì vẻ say đắm thi ca của ơng. Ơng nói thật tha thiết “Các
đồng chí ơi, chỉ nên đến với thơ nếu thơ làm cho người ta hạnh phúc!” Rồi ông đọc
Xuân Diệu thời trẻ cho chúng tôi nghe, giọng xứ Nghệ không ngờ đọc thơ lại hay thế


“Khơng gian như có dây tơ/ Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu/ Em em chiều ngẩn ngơ
chiều/ Lòng khơng sao cả hiu hiu khẽ buồn”...
Có lẽ say đắm là phẩm chất đã giữ Hoàng Minh Châu lại với thơ suốt nửa thế kỉ nay?
Lạ một điều là mê thơ Xn Diệu như vậy nhưng Hồng Minh Châu khơng bị cái
buồn ngơ ngẩn của nhà thi sĩ này “ bắt vía”. Mấy câu viết tháng 2/1945 chứng tỏ anh
là một hồn thơ sớm gắn với đồng loại, với cuộc đời mà ít băn khoăn với những suy
tưởng siêu hình “ Trở lại trường xưa ấy/ Ta như kẻ mất hồn/ Thấy ăn mày bị gậy/
Lê khắp phố hồng hơn...”. Với bút pháp hiện thực , Hoàng Minh Châu hoà nhập
vào dòng thơ kháng chiến thật dễ dàng, tự nhiên, không vật vã như lớp đàn anh Lưu
Trọng Lư, Tế Hanh, Xuân Diệu... Bài Mẹ Thuận (1950) có thể xếp bên cạnh những
Ngò cải đơm hoa, Tiếng hát thanh niên (Lưu Trọng Lư), Người đàn bà Ninh Thuận
( Tế Hanh), thậm chí cả Bài ca vỡ đất (Hồng Trung Thơng), Thăm lúa (Trần Hữu
Thung)- có điều Hồng Minh Châu ít may mắn hơn? Đặc điểm chung của những bài
thơ này là nhiệt tâm gắn bó với quần chúng, với kháng chiến, gần với lối nói dân
gian, chi tiết sống động. Đang dùng thể thơ bốn chữ kiểu “nói lối” trong chèo, Hoàng
Minh Châu chuyển rất tự nhiên sang lục bát rồi song thất lục bát “Ai qua Hùng Nhẫn/
Ghé nhà mẹ Thuận/ ở dưới chân đồi/ Ai về Hùng Nhẫn xa xơi/ Nhớ cho tơi gửi mấy

lời thân thương”... Hồ bình lập lại, bút pháp hiện thực của Hồng Minh Châu càng
đắc dụng. Ơng làm thơ ca ngợi cơ gái Thủ đô lên Mộc Châu chăn cừu, làm thơ về
những tấm gương Bế Văn Đàn, Nguyễn Văn Trỗi, ca ngợi Bác Hồ... Nghiêm ngắn,
chỉn chu, như một giọng ca khiêm tốn trong một dàn đồng ca lớn. Chỉ khi tách ra khỏi
những đề tài có tính thơng tấn, người đọc mới nghe được tiếng đập khẽ của một trái
tim đương hoài nhớ về tuổi thơ. Bài Trưa phố nhỏ như một ngoại lệ may mắn “Có
gì đâu, một cành me/ Đan thưa cái nắng cho hè phố êm/ Ríu ran đàn sẻ đàn khuyên/
Lao xao guốc dép đàn em đến trường/ Có gì đâu thực bình thường/ Giữa nơi đơ hội
phố phường ở đây/ Cửa nhà chẳng cản trời mây/ Cho trưa thành thị ủ đầy hương quê/
Vâng dù chỉ một cành me/ Xanh êm che mát ngõ hè Thủ đô/ Mà làm tôi mãi ngẩn
ngơ/ Cứ men theo dọc tuổi thơ đường làng...”. Hoàng Minh Châu là người làm thơ
có nghề, đau đáu với nghề. Rất khó bắt bẻ một bài thơ nào là quá non yếu. Nhưng để
thích, để yêu được lại là chuyện khác. Tôi cố gắng đi tìm những tiếng thầm, những
rung động nhỏ đã khu biệt giọng thơ ông với những người viết cùng thời. Chẳng hạn
cái tiếng xích xe đạp tầm thường mà quý báu này “Có tuần em cơng tác/ Anh ăn cái
mơ màng/ Tiếng xích xe cọc cạch/ Tiếng dép động cầu thang...” (Với em). Trong rất
nhiều bài thơ anh viết về đất nước- Hoàng Minh Châu là người chịu đi- thật mừng khi
lọc được những câu rất riêng thế này “Cho tơi lại về thăm thơn xóm/Lợn ni rong
bụng là cát phẳng lì/ Cá phơi dọc chiến hào, nước mắm/ Thơm lại từ trảng cát thơm
đi...”. ( Biển gọi). Có gì đáng chú ý trong cái câu tưởng như rất văn xuôi ấy “ Lợn


ni rong bụng là cát phẳng lì”? Vâng, nó tầm thường vậy thôi, nhưng đã ghi dấu
ấn tâm hồn nhà thơ những năm thành thị và nông thôn, người cầm bút và người kéo
lưới gần gũi, chan hoà với nhau. Cái vệt cát bờ biển do cái bụng con lợn “là” phẳng
ấy, có lẽ cũng chỉ một lần trong đời nhà thơ nhìn thấy. Tạng thơ Hồng Minh Châu
thủ thỉ, nhẹ nhàng, gần gũi với những phát hiện “ bé xíu” ấy. Nhưng hình như ơng
khơng bằng lịng với nó, hoặc thời cuộc khơng cho ơng loay hoay với “nó”? Chỉ khi
về già, ông mới trở lại giọng điệu “trời sinh” của mình? Trung Hoa du kí như một ghi
chép thơ nho nhỏ, có những câu thú vị. Bài tứ tuyệt dưới đây như nụ cười hiền lành,

nhân hậu của thi sĩ “Tư nhân phạn điếm, chủ nhân xinh/ Vàng ngọc đầy tay tiếng
Việt sành/ Chuyện vui” đời cụ nhà em trước/ Chuyên nghề tẩm quất tận bên Vinh”!
Con ngươì Hồng Minh Châu hiền lành, “ chính thống” vậy mà sao lại “dám” biên
tập, góp phần cho tập Cửa mở của Việt Phương ra đời (1974)? Tơi chưa có dịp hỏi kĩ
Hồng Minh Châu chuyện này. Nhưng tơi đốn: Hồng Minh Châu biết tiếng Pháp,
tiếng Nga, nghiền ngẫm nhiều thơ nước ngoài, khi bắt gặp giọng thơ “ phá cách” của
Việt Phương liền cảm thấy tâm đắc? Mỗi hành động đều do tính cách quy định. Trong
một hồn cảnh “ thắt ngặt” mà “dám” hết mình với thơ như vậy, hẳn niềm đam mê
nghề nghiệp của Hoàng Minh Châu phải lớn lắm, làng thơ ta cũng cần ghi nhận.
(Báo Văn nghệ)


Lời cuối: Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.
Nguồn:
Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.

Nguồn:
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 30 tháng 4 năm 2005



×