NGUYỄN MINH TIẾN
biên soạn
BỆNH
TRẺ EM
SƠ CẤP CỨU - CHẨN ĐOÁN
- CHĂM SÓC - ĐIỀU TRỊ
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN
5
LỜI NÓI ĐẦU
T
rong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, tất
cả chúng ta đều có không ít lần phải tìm đến các
y bác só hay bệnh viện. Trong những lần như thế, cho
dù bệnh tình của trẻ nặng hay nhẹ, thông thường hay
nghiêm trọng, chúng ta cũng không sao tránh khỏi được
sự thấp thỏm lo sợ cho đến khi có được kết quả trả lời của
bác só điều trò. Trong khi chờ đợi, các bậc cha mẹ chúng
ta luôn muốn được biết thật nhiều về bệnh tình của trẻ,
nhưng thật không may là hầu hết các bác só thường không
có đủ thời gian để trả lời tất cả những câu hỏi của chúng
ta, hoặc thậm chí là để giải thích những gì ta không hiểu.
Sự thật là họ có quá nhiều bệnh nhân để chăm sóc, điều
trò, và chỉ có thể dành cho ta một phần thời gian tiếp xúc
rất hạn chế.
Hiểu được tâm lý chung của tất cả các bậc cha mẹ,
chúng tôi cố gắng biên soạn quyển sách này dựa vào các
thông tin y khoa đáng tin cậy đã qua so sánh, đối chiếu
và tổng hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu bệnh trẻ
em. Tuy chưa phải đã hoàn toàn đầy đủ, nhưng đối với
hầu hết các bệnh thông thường của trẻ em, các bậc cha
mẹ có thể xem đây như một người bạn dễ tính, có thể tìm
đến bất cứ lúc nào để hỏi han về bệnh tình của con cái
mình. Quyển sách có thể giúp chúng ta yên tâm phần nào
khi con trẻ bệnh, nhờ có được sự hiểu biết đúng đắn về
căn bệnh mà trẻ đang mắc phải.
Hầu hết các nguồn tham khảo đều là Anh ngữ, và đã
được lưu hành rộng rãi nhiều nơi trên thế giới thông qua
mạng Internet cũng như các tài liệu y khoa công cộng.
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố
gắng chọn lọc, sắp xếp và bổ sung cho phù hợp với điều
6 BỆNH TRẺ EM
kiện của độc giả Việt Nam. Ngoài ra, đối tượng hướng đến
của chúng tôi khi biên soạn sách này không phải là các
vò đã được đào tạo chuyên môn về y học, mà là số đông
những độc giả thông thường, hay nói chính xác hơn là
những bậc cha mẹ tất yếu phải có nhu cầu chăm sóc con
cái nhưng lại chưa từng được học hỏi nhiều về bệnh trẻ
em. Trên cơ sở đó, có một số vấn đề sẽ không được trình
bày từ góc độ chuyên môn, mà được đơn giản hóa phần
nào để được dễ hiểu hơn đối với số đông độc giả.
Nhưng điều cần phải nói ngay là, quyển sách không
nhắm đến việc giúp người sử dụng có thể tự mình chẩn
đoán và điều trò tất cả bệnh tật của trẻ em – điều này
chẳng những không thể thực hiện được mà đôi khi còn
là một ý tưởng rất nguy hiểm. Tuy nhiên, với mục đích
chính là giúp người đọc tìm hiểu về bệnh trẻ em, sách
này sẽ mang lại những thông tin tổng quát và có tính hệ
thống, giúp các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu được hầu hết
các trường hợp bất ổn về sức khỏe của con mình để hướng
đến một phương thức điều trò thích hợp. Mặc dù trong
phần lớn các trường hợp, sự can thiệp đúng lúc của bác só
vẫn luôn được nhắc đến, nhưng sự khác biệt lớn lao mà
quyển sách này có thể mang lại cho các bậc cha mẹ chính
là sự hiểu biết về những gì đang xảy ra cho con trẻ.
Sự hiểu biết sẽ xua tan đi những lo lắng không cần
thiết – điều rất thường gặp ở bất cứ bậc cha mẹ nào, nhất
là với những ai mới có con lần đầu. Sự hiểu biết cũng giúp
các bậc cha mẹ thực hiện đúng lúc những gì cần thiết để
bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. Trong rất nhiều trường hợp,
ngay cả hiểu biết được sự giới hạn của mình trong việc
đối phó với một căn bệnh nào đó cũng là một điều hết
sức cần thiết, để có thể kòp thời nhờ đến sự can thiệp
chuyên môn. Và trong một số trường hợp khác, sự hiểu
biết giúp cha mẹ có thể mạnh dạn thực hiện những biện
LỜI NÓI ĐẦU 7
pháp chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ tức thì những bất ổn
mà trẻ đang gánh chòu.
Sách được chia làm 5 phần. Hai phần đầu tiên là những
kiến thức tổng quát về cơ thể và sự phát triển của trẻ, tất
nhiên là chỉ trình bày ở mức độ giúp người đọc có được
những kiến thức cơ bản nhất để có thể hiểu được những
gì sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo sau. Phần
này cũng cung cấp những thông tin quan trọng giúp các
bậc cha mẹ có thể biết được sự phát triển của con mình
có bình thường hay không.
Phần thứ ba trình bày chi tiết hầu hết các bệnh ở trẻ
em, ngay cả một số bệnh ít gặp nhưng nguy hiểm cũng
được nêu ra ở đây. Những thông tin trong phần này rất
cần thiết cho bất cứ ai muốn quan tâm tìm hiểu bệnh trẻ
em. Nhưng cho dù một số các bậc cha mẹ không có nhu
cầu này, thì khi con cái họ mắc phải một căn bệnh nào
đó, đây cũng sẽ là nguồn tham khảo quý giá cần tìm đến.
Vì thế, trong phần chẩn đoán bệnh sẽ luôn có những chỉ
dẫn tham chiếu đến bệnh liên quan trong phần này.
Phần thứ tư là phần chẩn đoán bệnh, trình bày hầu
hết các triệu chứng bệnh ở trẻ em, chia thành 41 nhóm
chủ đề, giúp các bậc cha mẹ có thể chẩn đoán sơ bộ về
căn bệnh mà con mình có thể mắc phải. Bằng cách tổng
hợp các triệu chứng thường gặp trong từng căn bệnh,
người dùng sách có thể xác đònh được những triệu chứng
nào có thể sẽ thuộc về những căn bệnh nào. Mặc dù điều
này không nhắm đến giải quyết ngay căn bệnh, nhưng
nó giúp đưa ra một đánh giá, suy đoán bước đầu để có thể
kòp thời xử lý ngay những trường hợp khẩn cấp, hoặc có
những biện pháp can thiệp, hỗ trợ thích đáng. Trong mỗi
nhóm chủ đề, người sử dụng sẽ có được một số các thông
tin tương tự, chẳng hạn như cách xác đònh bệnh, các dấu
hiệu nguy hiểm cần chú ý, cần xử lý bệnh tại nhà hoặc
8 BỆNH TRẺ EM
đưa trẻ đến bác só Mức độ khẩn cấp của từng trường hợp
cũng được gợi ý qua các lời khuyên, chẳng hạn như khi
nào cần gọi xe cấp cứu, hoặc cần đến bác só trong vòng 24
giờ, hoặc 48 giờ Ngoài ra còn có những chỉ dẫn về các
biện pháp thiết thực, dễ thực hiện để có thể can thiệp
ngay trong một số trường hợp nhằm giảm nhẹ bệnh tình
của trẻ, chẳng hạn như cách làm giảm bớt thân nhiệt khi
trẻ sốt, cách làm dòu bớt cơn ho của trẻ, hoặc cách làm
cho trẻ dễ chòu hơn khi bò nôn mửa Trong một số trường
hợp, những biện pháp xử lý chăm sóc tại nhà cũng có thể
là tất cả những gì cần làm, không nhất thiết bao giờ cũng
phải tìm đến bác só.
Phần cuối cùng là những kiến thức thực tế quan trọng
mà tất cả các bậc cha mẹ đều cần phải nắm vững: những
phương pháp sơ cấp cứu trẻ em trong các trường hợp
khẩn cấp, cần được thực hiện tức thời ngay khi xảy ra tai
biến, trong khi chờ đợi các nhân viên y tế hay bác só kòp
đến với trẻ, hoặc trước khi đưa trẻ đến bệnh viện.
Với những thông tin thiết thực được trình bày một
cách hệ thống và dễ hiểu, hy vọng sách này sẽ là một
cẩm nang hữu ích cho hầu hết các bậc cha mẹ. Khi biên
soạn và giới thiệu quyển sách, chúng tôi mong muốn được
chia sẻ những thông tin này cùng tất cả những ai quan
tâm đến việc chăm sóc sức khỏe trẻ thơ, và hy vọng sẽ
làm giảm nhẹ đi phần nào gánh nặng của các bậc cha mẹ
trong suốt quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Tuy
nhiên, do những hạn chế nhất đònh về trình độ của người
biên soạn, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi ít nhiều
sai sót. Chúng tôi chân thành mong mỏi được đón nhận
và rất biết ơn những ý kiến đóng góp xây dựng để những
lần tái bản của sách sẽ được hoàn thiện hơn.
NGUYỄN MINH TIẾN
9
PHẦN I
NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN VỀ CƠ
THỂ CON NGƯỜI
K
hi có được một kiến thức cơ bản về cấu trúc cơ thể
con người cũng như hiểu được sự phát triển bình
thường về tinh thần, tình cảm, thể lực của trẻ, các bậc
cha mẹ có thể sẽ hiểu rõ hơn những chứng bệnh thường
gặp. Vì thế, trong phần này chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu
sơ lược về sự phát triển của trẻ em từ sơ sinh cho đến
tuổi thiếu niên. Chúng ta cũng sẽ cùng nhau tìm hiểu về
những hiểu biết cần thiết trong việc cho trẻ bú, cho trẻ ăn
dặm, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi đang
phát triển. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đề cập đến một số
vấn đề quan trọng như tiêm phòng cho trẻ, các biện pháp
phòng ngừa tai nạn, và cách chăm sóc trẻ nói chung. Tất
cả những kiến thức cơ bản này là điều kiện tất yếu để có
thể đảm bảo cho trẻ một cuộc sống an toàn, khỏe mạnh
và phát triển hoàn toàn bình thường.
Có rất nhiều khó khăn khác nhau trong việc chăm
sóc trẻ em, ngay từ khi trẻ sinh ra cho đến khi trẻ chập
chững biết đi, kéo dài cho đến lúc trẻ lớn lên và hoàn
toàn trưởng thành. Những khó khăn thường gặp nhất sẽ
được tìm hiểu ở cuối phần này, chẳng hạn như những bất
ổn trong việc ăn ngủ của trẻ, những dấu hiệu phát triển
bất bình thường
10 BỆNH TRẺ EM
I. CÁC HỆ THỐNG CỦA CƠ THỂ
Để xác đònh được những gì bất ổn xảy ra cho trẻ em,
chúng ta cần phải hiểu được sự cấu tạo và phát triển bình
thường của cơ thể. Phần sau đây trình bày một cái nhìn
tổng quát về cơ thể và cơ chế hoạt động của nó, về sự
phát triển của bộ xương, về các giác quan và cơ chế hoạt
động, phát triển của chúng, cùng với những mốc quan
trọng trong sự phát triển ở các độ tuổi sơ sinh, nhi đồng
và thiếu niên.
Toàn bộ các hệ thống của cơ thể hoạt động hài hòa với
nhau để thực hiện nhiều chức năng khác nhau cần thiết
cho sự sống, bao gồm việc hô hấp, tiêu hóa, vận động,
cung cấp oxygen cũng như các chất dinh dưỡng, và thải bỏ
các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Mỗi một hệ thống trong
số các hệ thống này đều bao gồm một số các cơ quan, cơ
bắp và tế bào đặc biệt cùng phối hợp với nhau để thực
hiện được những chức năng quan trọng thiết yếu cho sự
sống. Một số bộ phận không chỉ tham gia trong một hệ
thống duy nhất mà là nhiều hệ thống khác nhau, chẳng
hạn như các mạch máu ở phổi.
NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN 11
1. Hệ hô hấp
Hệ hô hấp gồm có hai buồng phổi, các đường dẫn để
không khí đi qua (chẳng hạn như mũi, khí quản ) và các
cơ hô hấp (bao gồm cả cơ hoành), kết hợp với các mạch
máu để cung cấp dưỡng khí (oxygen) cho các mô của cơ
thể và mang thán khí (dioxidcarbon) về phổi để thở ra.
Hình 1
Hệ hô hấp
khoang mũi
khoang miệng
thanh quản
khí quản
phổi
cơ hoành
phế quản
họng
12 BỆNH TRẺ EM
Hai buồng phổi của chúng ta chiếm một thể tích lớn
trong khoang ngực, trải dài từ xương đòn xuống tới cơ
hoành. Buồng phổi bên phải chia làm 3 phần, còn gọi là
3 thùy. Buồng phổi bên trái có một phần bò choáng chỗ
bởi trái tim nên chỉ có 2 thùy. Hai nhánh của khí quản
hay cuống phổi phân ra ngày càng nhỏ hơn đi vào các
thùy. Các phần của cuống phổi tận cùng bằng các túi
phổi, là những túi không khí rất nhỏ bao quanh bởi các
mao mạch.
Hình 2
Cấu trúc của phổi
2. Hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa là một đường ống chạy dài từ miệng xuống
đến hậu môn. Thức ăn đi qua đường ống này được phân
hóa ra thành những phân tử rất nhỏ có thể hấp thụ được
vào máu, kết hợp với những cơ quan tiết ra các chất hóa
học (men tiêu hóa) giúp vào tiến trình tiêu hóa.
động mạch chủ
PHỔI
khí quản
tónh mạch
chủ trên
tim
tiểu phế quản
động mạch phổi
phế
nang
lưới mao mạch
phế nang
thán khí ra khỏi tónh mạch
dưỡng khí đi vào phế nang
NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN 13
Hình 3
Hệ tiêu hóa
3. Bộ xương
Bộ xương người là một bộ khung vững chắc bên trong
để chòu đựng trọng lượng cả cơ thể. Ngoài việc chống chòu
cho các mô mềm, bộ xương cũng giúp bảo vệ cho các cơ
quan nội tạng và là nơi bám vào của các cơ bắp. Trong
suốt giai đoạn trẻ lớn lên, bộ xương liên tục phát triển và
thay đổi hình dạng.
miệng
tuyến nước bọt
dạ dày
tụy
ruột non
họng
thực quản
gan
túi mật
ruột già
ruột thừa
hậu môn
trực tràng
14 BỆNH TRẺ EM
Hình 4
Bộ xương người
hộp sọ
xương hàm dưới
xương hàm trên
các xương sọ
xương đỉnh
xương trán
xương thái dương
xương chẩm
xương đòn
xương vai
cột sống
xương trụ
xương
qua
xương ức
các xương sườn
xương cánh tay
đệm đốt sống
đai chậu
xương chậu
xương mu
xương ụ
xương cổ tay
xương bàn tay
xương đốt
ngón tay
xương cùng
xương đùi
xương bánh chè
xương chày
xương mác
xương cổ chân
xương bàn chân
xương đốt
ngón chân
NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN 15
Cấu trúc xương người vừa chắc chắn vừa mang tính
dẻo dai, chòu lực cao. Người trưởng thành có cả thảy 206
xương lớn nhỏ, vừa giữ chức năng chống chòu toàn bộ
trọng lượng cơ thể, vừa bảo vệ các cơ quan nội tạng bên
trong. Các xương nối với nhau bằng khớp xương, được cấu
tạo thích hợp để có thể chuyển động nhẹ nhàng, đáp ứng
nhu cầu vận động của cơ thể.
Mỗi một xương trong bộ xương có kích thước và hình
dáng khác nhau, phù hợp với từng chức năng khác biệt.
Chẳng hạn, xương ức (ngực) rộng và phẳng để bảo vệ
tim, phổi bên trong lồng ngực trong khi hộp xương sọ
lại thích hợp để bảo vệ bộ não. Các xương ở bàn tay nhỏ
và ngắn thích hợp với những cử động linh hoạt và chính
xác, trong khi xương cẳng chân lớn và dài để thích hợp
với sự di chuyển của toàn bộ cơ thể trong hoạt động đi lại.
Lồng ngực là một khoang được tạo thành bởi xương ức và
12 cặp xương sườn, ngoài việc bảo vệ chắc chắn cho tim
và phổi, các xương này còn tạo thành một cấu trúc thích
hợp hỗ trợ cho hoạt động hô hấp, khi không khí được hít
vào và thở ra. Xương sống được hình thành từ 26 đốt sống
nối nhau một cách chắc chắn, vừa đủ sức chống chòu trọng
lượng cơ thể, vừa đủ linh hoạt để cho phép các cử động
phức tạp như khom, cúi, vặn vẹo
Bộ xương còn là kho dự trữ calci, một khoáng chất
thiết yếu cho hoạt động của các tế bào thần kinh và cơ
bắp của cơ thể. Tủy xương là nơi hình thành các tế bào
hồng cầu.
4. Hệ cơ bắp
Có ba loại cơ là: cơ tự ý (chòu sự kiểm soát của ý thức),
cơ không tự ý (không chòu sự kiểm soát của ý thức) và
16 BỆNH TRẺ EM
cơ tim. Cơ tự ý là các cơ được minh họa trong hình, hoạt
động kết hợp với bộ xương để giúp cho cơ thể có thể vận
Hình 5
Hệ cơ bắp, nhìn phía trước
cơ trán
cơ thái dương
cơ vòng mi
cơ nhai
cơ vòng môi
cơ ức đòn chũm
cơ ngực lớn
cơ tam giác vai
cơ răng lớn
cơ chéo ngoài
cơ ngực nhỏ
cơ gian sườn
cơ hai đầu
cơ chéo trong
cơ quay
cơ gấp chung ngón tay
cơ gấp ngón cái
cơ thẳng
bụng
cơ may
cơ căng cân đùi
cơ khép
cơ rộng ngoài
cơ rộng trong
cơ sinh đôi ngoài
cơ duỗi ngón chân
cơ duỗi ngón cái
cơ bốn đầu đùi
NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN 17
Hình 6
Hệ cơ bắp, nhìn phía sau
cơ dép
gân gót chân
cơ mác
cơ hai đầu đùi
cơ rộng ngoài
cơ bán mạc
cơ khoeo
cơ mông
lớn
cơ mông
lỡ
cơ gai sống
cơ ba đầu
cơ tam giác vai
cơ thang
cơ gối đầu
cơ dưới sống
cơ lưng lớn
cơ duỗi cánh tay
cơ gấp cánh tay
cơ quay
18 BỆNH TRẺ EM
động được. Cơ không tự ý là cơ bao quanh các cơ quan nội
tạng, chẳng hạn như ruột, dạ dày Cơ tim là cơ cấu tạo
thành quả tim.
Cơ tự ý là những cơ gắn với xương để giúp cơ thể có
khả năng vận động, cử động. Tự thân bộ xương không
thể cử động, mà tất cả mọi cử động đều là nhờ có các cơ
gắn chặt vào xương. Cơ không tự ý cũng gọi là cơ trơn,
vì chúng không gắn vào các xương mà được phân bố ở dạ
dày, bàng quang cũng như các cơ quan nội tạng khác, để
giúp tạo ra các hoạt động co bóp tự nhiên, không do ý
thức kiểm soát. Cơ tim là loại cơ duy nhất chỉ có ở tim,
giữ chức năng như một bơm áp lực liên tục đẩy máu đi
khắp cơ thể.
5. Hệ tuần hoàn
Hình 7
Hệ tuần hoàn - tổng quát
quả tim
van tim
các mạch máu
NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN 19
Quả tim bơm máu qua các động mạch, tónh mạch và
mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được máu đưa
đến phân phối cho tất cả các phần của cơ thể, đồng thời
các chất thải được mang đi. Sau đó, máu được đưa trở về
phổi để nhận oxygen và thải thán khí theo hơi thở ra bên
ngoài. Dòng chảy của máu được kiểm soát bằng các van
theo cơ chế đóng mở tùy thuộc vào sự co bóp của tim.
Hình 8: Cơ chế đóng mở van động mạch phổi
KHI TIM CO BÓP
KHI TIM GIÃN RA
van động mạch
phổi đóng lại
van động mạch
phổi mở ra
dòng chảy
của máu
động mạch phổi
Tim là một cái bơm cực mạnh và cực bền, hoạt động
liên tục không ngừng nghỉ. Nhờ có hoạt động của tim
mà máu có thể theo các tónh mạch để mang dưỡng khí,
dưỡng chất đến nuôi tất cả các tế bào của cơ thể, đồng
thời máu cũng theo các động mạch để mang đi thán khí
và chất thải từ các tế bào. Trong một năm, trái tim của
chúng ta co bóp khoảng 3 triệu lần, chuyển đi một lượng
máu khoảng 2.900.000 lít! Để đảm bảo phân luồng chính
20 BỆNH TRẺ EM
xác lượng máu vào và ra, tim có 4 van tim để kiểm soát,
mỗi van chỉ cho phép máu đi qua theo chiều nhất đònh.
Hoạt động của tim cũng thường xuyên được điều chỉnh để
thích hợp với nhu cầu cơ thể, chẳng hạn như gia tăng khi
cơ thể hoạt động mạnh và giảm mạnh khi cơ thể hoàn
toàn nghỉ ngơi.
Hình 9
Trái tim
động mạch chủ
động mạch phổi
tâm nhó trái
van động mạch chủ
van hai lá
tâm thất trái
vách ngăn
cơ tim
tónh mạch chủ trên
tónh mạch chủ dưới
van động mạch phổi
tâm nhó phải
van ba lá
tâm thất phải
NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN 21
Hình 10
Hệ tuần hoàn - chi tiết
động mạch thái dương ngoài
động mạch cột sống
động mạch dưới đòn
động mạch cảnh chung bên trái
động mạch cảnh chung bên phải
vòm động mạch chủ
động mạch chủ xuống
động mạch nách
động mạch vành
động mạch cánh tay
động mạch chủ ngực
động mạch thận
động mạch chủ bụng
động mạch chậu chung
động mạch quay
động mạch trụ
động mạch đùi
động mạch trước
xương chày
tónh mạch trước
xương chày
động mạch
hình cung
tónh mạch
xương mác
tónh mạch đùi
tónh mạch chủ dưới
tónh mạch quay
tónh mạch trụ
tónh mạch thận
tim
tónh mạch nách
tónh mạch dưới đòn
tónh mạch cánh tay
tónh mạch chủ trên
tónh mạch cổ
tónh mạch cột sống
tónh mạch chậu chung
22 BỆNH TRẺ EM
Hình 11
Các mạch máu
lòng mạch
lớp bọc trong
lớp bọc giữa
lớp bọc ngoài
ĐỘNG MẠCH TĨNH MẠCH
MAO MẠCH
Các động mạch mang máu từ tim đi khắp cơ thể, trong
khi các tónh mạch mang máu từ khắp nơi trở về tim. Động
mạch và tónh mạch được nối nhau bởi các mao mạch là
những mạch máu rất nhỏ. Nhờ có các mao mạch mà oxy
và các chất dinh dưỡng trong động mạch mới đến được
với các tế bào, và cũng thông qua các mao mạch mà chất
thải của tế bào được đưa vào các tónh mạch.
Cấu trúc của động mạch và tónh mạch đều tương tự như
nhau, đều gồm có ba lớp bọc quanh một ống rỗng là lòng
mạch. Lớp bọc trong cùng được hình thành bởi một loại
tế bào đặc biệt cho phép giảm nhẹ tối đa ma sát trong
lòng mạch khi máu chảy qua. Lớp bọc giữa gồm những
tế bào cơ trơn và có độ đàn hồi cao, cho phép lòng mạch
có thể giãn ra hoặc co lại tùy theo lượng máu chảy bên
trong. Lớp bọc ngoài cùng có tác dụng bảo vệ và đồng thời
gắn chặt mạch máu với các bộ phận bao quanh nó.
NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN 23
6. Hệ bạch huyết
Hệ bạch huyết là một phần chính yếu trong hệ thống
miễn nhiễm của cơ thể, được hình thành bởi một mạng
Hình 12
Hệ bạch huyết
hạch amidan
tuyến ức
lách
mạch bạch huyết
tủy xương
hạch bạch huyết
hạch cổ
hạch nách
hạch trên ròng rọc
hạch ngoài
xương chậu
hạch bẹn sâu
mao mạch bạch huyết
hạch bên động
mạch chủ
ống ngực
24 BỆNH TRẺ EM
lưới các mạch bạch huyết chạy khắp cơ thể và các hạch
bạch huyết được bố trí như những nốt chặn.
Bạch huyết là một dạng chất lỏng với các tế bào màu
trắng (bạch cầu), chảy trong các mạch bạch huyết và có
chức năng tiêu diệt các vi sinh vật bò giữ lại nơi các hạch
bạch huyết. Tế bào bạch cầu được tạo ra trong các tủy
xương, khi trưởng thành sản xuất ra một số loại protein
đặc biệt gọi là kháng thể, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn
xâm nhập cơ thể. Tế bào bạch cầu có khả năng ghi nhớ
các loại vi khuẩn đã từng xâm nhập cơ thể, vì thế có thể
nhanh chóng tiêu diệt những vi khuẩn này nếu chúng lại
xâm nhập cơ thể một lần nữa.
Như được thấy trong hình vẽ, hệ thống bạch huyết
phân bố khắp cơ thể nhưng đặc biệt không có trên bộ
não.
7. Hệ thần kinh
Hệ thần kinh được cấu thành bởi bộ não, tủy sống và
hàng triệu các tế bào thần kinh. Đây là trung tâm kiểm
soát toàn bộ các hoạt động có ý thức và các chức năng
tự nhiên của cơ thể. Những dây thần kinh tiếp nhận các
cảm giác, chẳng hạn như khi sờ mó, nếm, ngửi, nhìn và
nghe.
Một cách khái quát, hệ thần kinh chia thành hai phần
là hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.
Hệ thần kinh trung ương bao gồm bộ não nằm trong hộp
sọ và tủy sống nằm trong cột sống. Toàn bộ mạng lưới các
dây thần kinh nối liền não và tủy sống với các phần còn
lại của cơ thể được gọi là thần kinh ngoại biên.
NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN 25
Hình 13
Hệ thần kinh
bộ não
thùy trán
thùy đỉnh
thùy thái
dương
thùy chẩm
tiểu não
cuống não
dây thần kinh phế vò
dây thần kinh
cánh tay
dây thần kinh
xương trụ
dây thần kinh giữa
dây thần kinh quay
dây thần kinh đùi
dây thần
kinh hông
dây thần
kinh ngón tay
dây thần kinh chày sau
dây thần kinh
xương mác
dây thần kinh tónh mạch hiển
tủy sống
dây thần kinh gian sườn
dây thần kinh nách
hạch tủy sống
26 BỆNH TRẺ EM
8. Hệ sinh dục - tiết niệu
a. Hệ sinh dục nữ
Hệ sinh dục nữ gồm có 2 buồng trứng, tử cung và các
ống dẫn khác nhau, tạo ra các hormone, và đến tuổi dậy
thì hằng tháng sẽ tạo ra trứng.
Hình 14
Hệ sinh dục nữ
mô mỡ
quầng vú
thùy
núm vú
bầu vú
tai vòi
buồng trứng
vòi trứng
thân tử cung
cổ tử cung
âm đạo
Khác với hệ sinh dục nam, hệ sinh dục nữ có phần
phức tạp hơn vì ngoài chức năng tạo ra bào thai, cơ thể
người phụ nữ còn phải bảo vệ và nuôi dưỡng bào thai cho
đến khi phát triển đủ để có thể tồn tại trong môi trường
bên ngoài. Ngoài ra, sau khi sinh con, người phụ nữ còn
tiếp tục nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ nên hai bầu vú phát
triển lớn với các tuyến sữa.
NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN 27
Hình 15
Cơ quan sinh dục nữ
vòi trứng
tử cung
nội mạc tử cung
cổ tử cung
âm đạo
buồng trứng
Hai buồng trứng là cơ quan sinh sản chính của phụ nữ,
có kích thước dài khoảng 3cm, rộng 2cm. Khi mới sinh
ra, buồng trứng có đến khoảng 1 triệu trứng non, đến tuổi
dậy thì có khoảng 400.000 trứng, nhưng suốt thời gian
sinh sản chỉ có khoảng 200 trứng chín rụng mà thôi.
Khi trứng rụng gặp đúng thời điểm có giao hợp và
tiếp xúc được với tinh trùng của người đàn ông, sự thụ
tinh có thể xảy ra. Trứng thụ tinh sẽ đi vào tử cung, bám
vào vách tử cung và phát triển thành bào thai ở đó. Nếu
không thụ tinh, trứng sẽ bò đưa ra ngoài vào chu kỳ kinh
nguyệt kế tiếp.
b. Hệ sinh dục nam
Chức năng chính của hệ sinh dục nam là tạo ra tinh
trùng và đưa vào cơ thể người phụ nữ để đảm bảo việc
sinh sản, duy trì nòi giống. Trong khi hệ sinh dục nữ nằm
trọn vẹn bên trong cơ thể, thì các bộ phận của hệ sinh