Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Skkn đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng môi trường học tập tại trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 38 trang )

1. Tên sáng kiến
“ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC,
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC GÓC HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng môi
trường học tập tại Trường Tiểu học
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 01 tháng 09 năm 2017 đến ngày 01 tháng 01 năm 2018
4. Tác giả: Ngô Thị Thu Hương
Sinh năm: 1975
Nơi thường trú: Nghĩa Bình- Nghĩa Hưng- Nam Định
Trình độ chun mơn: Cao đẳng Sư phạm
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp 4
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nghĩa Bình
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả: Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nghĩa Bình
Địa chỉ: Nghĩa Bình- Nghĩa Hưng- Nam Định

1

Người thực hiện: Ngơ Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


BÁO CÁO SÁNG KIẾN


I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Trong quá trình dạy học, đồ dùng dạy học phát huy sự sáng tạo của giáo viên và
giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các đồ dùng thích
hợp, người giáo viên sẽ phát huy năng lực sáng tạo của mình trong cơng tác giảng
dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn,
tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với mơn học.
Đồ dùng dạy học tự làm đóng vai trị quan trọng góp phần cho sự thành cơng của
việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy và học. Muốn học sinh nhớ bài
lâu, hiểu bài sâu thì trước tiên người giáo viên phải biết phát huy hiệu quả đồ dùng
dạy học tự làm, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, khéo léo trong từng tiết dạy
để học sinh tiếp thu bài học từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đồng thời
còn giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, say mê trong giờ
học.
Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh
tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe - thấy - làm được (những gì nghe được
khơng bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì khơng bằng những gì tự
tay làm).
Làm thế nào để việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả nhất trong các
giờ lên lớp phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng? Đó là câu
hỏi mà người giáo viên như tôi luôn trăn trở và thực sự lưu tâm chú trọng.
Chính vì vậy tơi đã mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức làm và sử dụng
đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh áp dụng tại lớp 4A Trường Tiểu học
Nghĩa Bình- huyện Nghĩa Hưng- tỉnh Nam Định trong năm học 2017-2018.
Hưởng ứng phong trào tự làm đồ dùng dạy học do nhà trường phát động, tôi đã tổ
chức kết hợp với học sinh và phụ huynh học sinh làm đồ dùng dạy học khối lớp 4
mà tôi đang trực tiếp giảng dạy và sử dụng hiệu quả trong các giờ lên lớp. Khi thực
hiện tôi đã đạt được những kết quả nhất định, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đồng
nghiệp với đề tài: “Tổ chức các hoạt động tự làm đồ dùng dạy học góp phần nâng
cao hiệu quả các góc hỗ trợ giáo dục”.
II. Mơ tả giải pháp:

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
2

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


Thuận lợi:
- Trong những năm học trước, Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định, Phòng
giáo dục và đạo tạo huyện Nghĩa Hưng cũng như trường Tiểu học Nghĩa Bình
thường xuyên chỉ đạo, coi trọng, tăng cường tổ chức các hoạt động tự làm đồ dùng
dạy học. Đồ dùng dạy học tự làm có một vai trị quan trọng, tạo một môi trường học
tập hấp dẫn, thân thiện, bền vững, góp phần đổi mới phương pháp đáp ứng yêu cầu
phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
- Bản thân tôi và đồng nghiệp trong trường đều ý thức được nhiệm vụ và ý
nghĩa, tác dụng của đồ dùng dạy học tự làm trong việc nâng cao hiệu quả các góc hỗ
trợ hoạt động giáo dục của giáo vỉên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
- Các em học sinh rất hứng thú với hoạt động trải nghiệm sưu tầm và làm đồ
dùng học tập. Phụ huynh học sinh quan tâm và luôn hợp tác cùng giáo viên trong các
hoạt động chăm lo cho con em... Đó thực sự là những điều kiện thuận lợi để tôi thực
hiện đề tài “Tổ chức các hoạt động tự làm đồ dùng dạy học góp phần nâng cao hiệu
quả các góc hỗ trợ giáo dục”.
Khó khăn:

- Chưa biết cách huy động sự tham gia của phụ huynh và học sinh nên số lượng
đồ dùng tự làm chưa nhiều, đồ dùng cho học sinh sử dụng cá nhân, sử dụng theo
nhóm chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao.
- Tổ chức các hoạt động tự làm đồ dùng dạy học cần nhiều thời gian, cơng sức,
trí tuệ của giáo viên trong q trình nghiên cứu và hình thành ý tưởng tạo ra sản
phẩm phù hợp.
- Tổ chức các hoạt động tự làm đồ dùng dạy học chưa thường xuyên nên chưa
tạo thành phong trào thực hiện xuyên suốt năm học.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Đồ dùng dạy học tự làm có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc của học sinh vào
lời giảng của giáo viên do đó góp phần đổi mới phương pháp học một cách có hiệu
quả.
Làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học là một nghệ thuật, là cần thiết,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học, gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học
3

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những sự kiện, kiến thức bài học, tạo ra một
môi trường giáo dục hấp dẫn, thân thiện, phù hợp với tâm lý học sinh tiểu học
khuyến khích học sinh tự giác học tập.
Hiểu được sự cần thiết cũng như ý nghĩa, tác dụng của đồ dùng dạy học tự
làm, tôi nhận thức đây là một nhiệm vụ cần thiết, quan trọng của một giáo viên trong

việc nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên và học tập
cho học sinh.
Với nhận thức đó, thực hiện nhiệm vụ năm học 2017- 2018, hưởng ứng
phong trào tự làm đồ dùng dạy học, được sự chỉ đạo của nhà trường, chúng tôi đã
tuyên truyền huy động sự tham gia của các em học sinh, phụ huynh học sinh trong
lớp xây dựng kế hoạch, lập ra danh mục các đồ dùng dạy học cần làm, lựa chọn vật
liệu, tổ chức thực hiện thành công buổi trải nghiệm: “ Em làm đồ dùng học tập cùng
bố mẹ và thầy cơ”. Từ đó khuyến khích được học sinh và phụ huynh tích cực hưởng
ứng và tham gia trong suốt năm học, thúc đẩy phong trào tự làm đồ dùng dạy học,
tạo môi trường học tập hấp dẫn, thân thiện, bền vững, góp phần đổi mới phương
pháp đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, xây dựng góc hỗ
trợ các hoạt động giáo dục thể hiện riêng cho lớp mình. Cụ thể như sau:
Làm tốt công tác tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh học sinh về ý nghĩa,
tác dụng của đồ dùng dạy học tự làm.
Nghiên cứu bài dạy và lập danh mục các đồ dùng dạy học tự làm phục vụ từng
tiết học.
Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học trong suốt năm học bao gồm:
Vật liệu: Sưu tầm các phế liệu, các vật liệu đơn giản, dễ kiếm dễ tìm.
Nhân lực: Giáo viên, học sinh và phụ huynh toàn lớp.
Thời gian: Phát động và thực hiện tập trung 1 buổi. Còn lại bổ sung trong năm
học.
Bản thân tôi đã lựa chọn và thực hiện làm mẫu một số đồ dùng, sau đó phổ biến để
học sinh và phụ huynh nhân rộng.
Huy động học sinh và phụ huynh sưu tầm tranh ảnh có ở các loại báo, tạp chí, bìa
lịch… Sưu tầm các vật dụng như : Vỏ thùng, vỏ chai, dây kẽm… Chọn các loại vật
liệu sẵn có ở địa phương như : Trái cây, hoa, gỗ, giấy xốp màu, đất sét; sưu tầm các
loại tranh ảnh theo các chủ đề về quê hương đất nước, rừng, núi, biển, con người,
4

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương


-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


con vật … Tổ chức cho các nhóm, tổ trong lớp thi đua trưng bày sản phẩm, tập hợp
thành sản phẩm chung của cả lớp để sử dụng dạy học theo các chủ đề thích hợp, làm
phong phú thêm nguồn thiết bị dạy học. Sau đây tôi xin giới thiệu một số đồ dùng
dạy học tự làm của lớp tôi:
3. Một số biên pháp thực hiện
- Xuất phát từ thực tế khi nghiên cứu kỹ các bộ đồ dùng , thấy được một số hạn chế
và những bất hợp lý còn tồn tại.
- Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm thường sát với nội dung bài học. Hình thành
được thói quen tiết kiệm cho giáo viên và học sinh, góp phần làm phong phú thiết bị
dạy học. Vì thế tôi đã xây dựng kế hoạch huy động, cụ thể như sau:
- Làm tốt công tác tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh về ý nghĩa, tác dụng
của đồ dùng dạy học tự làm.
- Nghiên cứu bài dạy và lập danh mục các đồ dùng dạy học tự làm để phục vụ từng
tiết học.
- Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học trong suốt năm học bao gồm: Sưu tầm
nguyên liệu là các phế liệu đã qua sử dụng, đơn giản, dễ tìm kiếm.
- Nhân lực: Giáo viên, học sinh, phụ huynh cả lớp.
- Thời gian phát động và thực hiện tập trung: 1 buổi. Những đồ dùng còn lại bổ sung
trong suốt năm học, phù hợp với từng thời điểm.
Bản thân lựa chọn và thực hiện trước một số đồ dùng rồi phổ biến và nhân rộng tới
từng phụ huynh.
Tôi huy động học sinh và phụ huynh sưu tầm tranh ảnh có ở các loại báo, tạp chí,

bìa lịch… Sưu tầm các vật dụng như : Vỏ thùng, vỏ chai, dây kẽm… Chọn các loại
vật liệu sẵn có ở địa phương như : Trái cây, hoa, gỗ, giấy xốp màu, đất sét, sưu tầm
các loại tranh ảnh theo chủ đề quê hương đất nước. Tổ chức cho các nhóm, tổ trong
lớp thi đua trưng bày sản phẩm, tập hợp thành sản phẩm chung của cả lớp để sử
dụng dạy học theo các chủ đề thích hợp, làm phong phú thêm nguồn thiết bị dạy học
4. Một số đồ dùng tự làm tiêu biểu
4.1. TRỊ CHƠI CỜ ĐƠ – MI – NÔ
* Cách làm: Dùng tấm xốp để làm bàn cờ và các tấm thẻ bằng giấy bìa cứng để
làm quân cờ. Những tấm thẻ đó được chia thành hai phần bằng nhau, trên đó có ghi
các số tự nhiên, phép tính hoặc phân số ở một nửa, nửa còn lại ghi số sao cho bằng
5

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


với các phép tính hoặc phân số, số tự nhiên ở một thẻ khác(để chơi củng cố mơn
Tốn).
* Cách sử dụng: Học sinh sẽ sử dụng sau tiết học (tiết học còn 10 phút) hoặc vào
giờ chơi. Mỗi lần sẽ có 2 em tham gia chơi, các bạn xung quanh sẽ cổ vũ. Mỗi người
chơi được nhận một số thẻ như nhau. Bắt thăm chọn người chơi trước: Người chơi
thứ nhất đưa ra một tấm thẻ, lập tức người chơi thứ hai sẽ đưa ra tấm thẻ của mình
sao cho có kết quả ở nửa tấm thẻ bên trái trùng khớp với thẻ của người thứ nhất…
cứ làm như thế cho đến khi người nào hết thẻ trước là người chiến thắng.


6

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


4.2 Bộ chữ số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
- Nguyên liệu làm từ nắp chai nước ép trái cây hình trịn, đường kính 3cm
- Cách làm: Cắt số nằm trong hình trịn có đường kính 3cm, dán những số đó lên mặt
phẳng của nút chai.
- Cách sử dụng: Mỗi nhóm 4 học sinh được nhận 6 đến 7 đồ dùng, các em tự sắp
xếp thành số có nhiều chữ số rồi làm theo yêu cầu của giáo viên. VD: Xếp rồi đọc
số, phân biệt hàng và lớp, giá trị của các chữ số, xếp theo các số của mỗi nhóm theo
thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn

7

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình



8

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


4.3. CỐC PHÂN SỐ
- Nguyên liệu: Lấy từ những chiếc cốc trà sữa đã qua sử dụng, rửa sạch và phơi khô,
mỗi cốc được gắn lên 3 phân số khác nhau.
- Cách sử dụng: mỗi học sinh trong nhóm có một đồ dùng, làm theo yêu cầu của
phiếu học tập giáo viên quy định. Vd: Tìm các phân số lớn hơn 1, phân số bé hơn 1,
phân số bằng 1, sắp xếp các phân số theo thứ tự lớn dần, bé dần….
- Đối tượng sử dụng: Học sinh
- Lưu ý khi sử dụng: Nhẹ tay, dùng xong được thu lại và bảo quản ở góc học tập
chung của cả lớp.

4.4. QUẢ THỊ CÔ TẤM
- Nguyên liệu: Bảng tay cũ của học sinh từ những năm học trước.
- Cách làm: Cắt thành hình quả cách điệu xinh xắn.
- Cách sử dụng: Dùng cả lớp, trong các tiết ôn tập, thực hiện các u cầu trắc
nghiệm, trị chơi.
9

Người thực hiện: Ngơ Thị Thu Hương


-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


- Lưu ý khi sử dụng: Dùng kèm theo phấn trắng và giẻ lau. Dùng xong bảo quản
trong ngăn bàn của học sinh.

4.5. ĐÈN CÂY
- Nguyên liệu: Vỏ chai nhựa
- Cách làm: Dùng chai coca loại 1,5l chia thành hai phần, nắp chai được làm thủng
và luồn dây vải vào như chiếc bấc đèn, sau đó nắp chai lại, lấy đất trộn phân cho vào
phần này, đáy chai cho nước.
- Cách sử dụng: Dùng để trồng cây nhỏ, ươm hạt mà không cần tưới thường xuyên,
tránh rửa trôi chất mùn trong đất.

10

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình



11

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


12

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


4. 6. CÂY ĐÔ- RA- Ê- MON
- Nguyên liệu từ chất liệu CNC cắt thành hình cây, trang trí thêm bằng giấy màu,
trên cây có quả màu sặc sỡ, mỗi quả chứa những câu hỏi ôn tập.
- Cách dùng: Trong tiết ơn tập, thi giữa các nhóm về việc trả lời câu hỏi

Cách sử dụng: Dùng để trao thưởng hoặc ghi nhận thành quả của cá nhân học
sinh hoặc một nhóm học sinh khi cá nhân HS hoặc nhóm HS trả lời đúng yêu
cầu, tìm ra được kết quả của một bài tập, tìm tịi phát hiện ra một vấn đề hay

mà giáo viên hoặc các nhóm trưởng đưa ra.
13

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


- Thời điểm sử dụng: Khi chơi trò chơi trong các tiết học, khi ôn tập các kiến thức,
khi thi đua làm theo yêu cầu mà lớp hoặc GV đưa ra.
- Đối tượng sử dụng: Giáo viên, học sinh, các nhóm trưởng.
4.7. THẺ MÂY
- Nguyên liệu: Bảng phụ đã cũ, cắt thành hình các đám mây, mỗi đám mây được gắn
với một ống hút để cầm.
- Cách sử dụng: Học sinh ghi kết quả của các phép tính, đáp án cho các bài tập trắc
nghiệm theo yêu cầu của giáo viên hoặc nhóm trưởng.

14

Người thực hiện: Ngơ Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình



4.8. CHIA PHẦN
- Nguyên liệu: Những miếng nhựa, giấy đề can, số được cắt bằng máy tính.
- Cách dùng: Giáo viên giới thiệu các cách chia khác nhau trong bài phân số và
phaeps chia số tự nhiên.

15

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


4.9. HOA NHĨM
- Ngun liệu: Bằng chất dẻo có độ bền cao, viết bằng bút lơng có thể xóa được.
- Cách sử dụng: Dùng để viết các câu văn ( mơn Tập làm văn), các phép tính( mơn
Tốn),các kết luận (mơn ít giờ) cho học sinh chơi trị chơi tiếp sức hoặc ghi kết luận
cuối mỗi phần, kiến thức cần ghi nhớ.
- Thời điểm sử dụng: Bài 4 tiết 7, bài 3,4 tiết 11, bài 5 tiết 8, bài 4 tiết 27 ( môn
luyện từ và câu).
- Đối tượng sử dụng: Học sinh

16

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương


-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


Đồ dùng cá nhân

Đồ dùng nhóm 6-8 học sinh
17

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


4.10. HOA DÂN CHỦ
- Nguyên liệu: Giấy thủ công, giấy đề can.
- Cách sử dụng: Dùng trong bài ôn tập phân môn tập đọc. Học sinh hái một bông hoa
hoặc lá cây, quả có tên của bài tập đọc, học sinh đó đọc bài và trình bày nội dung
chính của bài.
- Đối tượng sử dụng: Học sinh.

18


Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


4.11. THẺ ĐƠN
- Ngun liệu:Bìa cát tơng, giấy đề can in hoa, lá, mây, quả, cá.
- Cách sử dụng: Để học sinh viết từ trong phân môn luyện từ và câu, kết quả các
phép toán.
- Thời điểm sử dụng: Trong cả năm học.
- Đối tượng sử dụng: Học sinh.

19

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


4.12. HỘP ĐỐI LƯU
- Nguyên liệu: Hộp nhựa trong suốt dạng hình hộp chữ nhật có 5 mặt, hình vẽ trang

trí, 2 chiếc cổ chai nhựa, nến và một vài que hương.
20

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


- Cách làm: Tạo ra hai lỗ thủng ở một mặt đáy của hộp nhựa, gắn hai cổ chai bằng
keo nến vào đó, trang trí ba mặt xung quanh liền nhau của hộp bằng các hình vẽ
khác nhau như: người chơi chong chóng, chơi diều và hình cây đang bị gió thổi
mạnh làm cho rụng lá.

21

Người thực hiện: Ngơ Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


4.13. THẺ QUẠT
- Nguyên liệu: Từ dụng cụ đồng diễn của học sinh: Quạt nhựa, giấy đề can.

- Cách sử dụng: Dùng để viết các câu văn trong môn ( Tập làm văn, Luyện từ và
câu), các từ ( môn luyện từ và câu), ghi kiến thức cần ghi nhớ, chơi trị chơi các mơn
học, cơng thức trong mơn Tốn.
- Thời điểm sử dụng: Cả năm học.
- Đối tượng sử dụng: Học sinh.

22

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


4.14. BIỂU CẢM
(Mặt mếu thể hiện sự không đồng ý, mặt cười thể hiện sự đồng ý).
- Nguyên liệu: Bìa cứng, giấy đè can có in mặt mếu, mặt cười.
- Cách sử dụng: Dùng để thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối với phương án đưa ra.
- Thời điểm sử dụng: Cả năm học.
- Đối tượng sử dụng: Học sinh.

23

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-


skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


4.15 . THẺ CHỮ A,B,C,D:
- Nguyên liệu để làm đồ dùng: Bìa cứng, giấy đề can in chữ A,B,C,D.
- Cách sử dụng: Dùng để lựa chọn phương án đúng trong các phương án đã cho của
mỗi bài tập ở tất cả các môn.
- Thời điểm sử dụng: Trong các bài luyện và ôn tập, bài Mở rộng vốn từ trong
phân môn Luyện từ và câu, sau khi học kiến thức mới.
- Đối tượng sử dụng: Học sinh.

24

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


Việc sử dụng các đồ dùng do chính các em sưu tầm và tự làm có tác dụng
giáo dục rất lớn. Các em học sinh hứng thú với bài học, tích cực tham gia các hoạt
động tập thể. Từ đó cịn giáo dục học sinh ý thức bảo vệ mơi trường. phân loại rác
thải và tái chế thành các vật dụng cần thiết trong học tập và cuộc sống. Các tài liệu
trong góc học tập thường xuyên thay đổi và bổ sung phù hợp với chương trình, chủ
đề, chủ điểm từng mơn học.

4.16 KHU VƯỜN CỔ TÍCH
- Ngun liệu: Lõi cuộn giấy đề can
- Cách làm: Trang trí bên ngồi bằng giấy xốp màu và những hình ảnh ngộ
nghĩnh bắt mắt. Phần cuối của cây có khe hở để vừa một đĩa CD có thể kéo ra đẩy
vào như chiếc van đóng mở thuận tiện. Khi học sinh muốn tìm hiểu về những điều
hấp dẫn trong thân cây chỉ cần kéo nhẹ chiếc van thì lập tức một yêu cầu sẽ hiện ra.
- Trong các ống cây được làm từ lõi của cuộn băng keo là những câu hỏi ôn tập,
bài tập nâng cao, câu đó liên quan đến nội dung các bài đã học. Sau khi học sinh
hoàn thành nội dung tiết học, các em tự đến với vườn cổ tích của mình để chọn bất
kì một nội dung và thực hiện nội dung đó, kết quả đúng sẽ được giáo viên hoặc ban
học tập ghi nhận và tặng thưởng theo mức độ của yêu cầu trong phiếu.
- Tác dụng làm phân hóa các đối tượng học sinh, góp phần bồi dưỡng học sinh
có năng khiếu ở các mơn học. Học sinh có thời gian thử thách và vượt lên chính
mình, gây hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học.
25

Người thực hiện: Ngô Thị Thu Hương

-

skkn

Gv khối 4 - Trường Tiểu học Nghĩa Bình


×