1
PHỤ LỤC
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang
I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
02
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
02
1. Giải pháp cũ thường làm
02
2. Giải pháp mới cải tiến
04
2.1. Bản chất của giải pháp mới.
04
2.2. Tính mới, tính sáng tạo
04
2.2.1. Cải tiến từ khâu chuẩn bị
04
2.2.2. Cải tiến một số nguyên tắc khi kiểm tra bài cũ
06
2.2.3. Cải tiến các kỹ thuật khi kiểm tra bài cũ
06
3. Kết quả thực hiện
11
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
12
1. Hiệu quả kinh tế
2. Hiệu quả xã hội
12
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
12
1. Điều kiện áp dụng
12
2. Khả năng áp dụng
13
12
skkn
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học Lê Hồng Phong
Hội đồng sáng kiến Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Tam Điệp
Chúng tôi gồm:
STT
1
HỌ VÀ TÊN
Nguyễn Thị Hợi
2
Phạm Thị Hịa
3
Trần Thị Thu
Hiền
4
5
Vũ Thị Lê
Vũ Chí Thanh
TRÌNH
ĐỘ
CHUN
MƠN
NGÀY
THÁNG
NĂM SINH
NƠI CƠNG
TÁC
CHỨC
VỤ
TỶ LỆ ĐÓNG
GÓP VÀO
SÁNG KIẾN
29/08/1983
Trường TH
Lê Hồng
Phong
Giáo
viên
Đại học
40%
01/04/1982
Trường TH
Lê Hồng
Phong
Giáo
viên
Đại học
15%
15/01/1976
Trường TH
Lê Hồng
Phong
Giáo
viên
Đại học
15%
18/01/1975
Trường TH
Lê Hồng
Phong
Giáo
viên
Cao đẳng
15%
26/06/1976
Trường TH
Lê Hồng
Phong
Giáo
viên
Đại học
15%
I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG:
- Tên sáng kiến: “Đổi mới kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh theo định hướng phát
triển năng lực học sinh trong trường Tiểu học Lê Hồng Phong”
- Lĩnh vực áp dụng: Bộ môn Tiếng Anh tiểu học
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
1. Giải pháp cũ thường làm:
Giáo viên dạy theo phương pháp cũ khi vào bài học giáo viên thường kiểm tra
kiến thức đã học và thường chỉ kiểm tra theo một số hình thức như sau:
- Giáo viên cho một số học sinh hoặc cả lớp hát lại bài hát đã học ở tiết trước
hoặc biểu diễn lại bài chant đã học ở tiết trước;
skkn
3
- Giáo viên treo tranh hoặc giơ thẻ từ và gọi một số học sinh đọc từ theo tranh
hoặc thẻ từ;
- Giáo viên gọi một số cặp học sinh hoặc nhóm 3 lên đóng vai lại đoạn hội
thoại đã học ở tiết trước;
Ví dụ: Sau khi học xong Unit 13: Would you like some milk? – Lesson 1(1,2)
Dạy theo phương pháp cũ thì buổi học hơm sau Giáo viên sẽ kiểm tra lại nội
dung bài và sẽ thực hiện một số cách như sau:
+ Gọi một số cặp học sinh lên đóng vai đọc lại đoạn hội của phần 1:
Tom: What’s your favourite food?
Mai: It’s fish. How about you, Tom?
Tom: I like chicken. What’s your favourite drink, Mai?
Mai: It’s orange juice.
+ Giáo viên dán thẻ từ về đồ ăn và đồ uống lên bảng và yêu cầu một số học
sinh lên viết: Food, drink, beef, pork, orange juice, water…
+ Yêu cầu học sinh viết các từ trên của bài trước ra một mảnh giấy và nộp.
Phương pháp kiểm tra bài cũ theo truyền thống có ưu – nhược điểm như
sau:
* Ưu điểm:
- Giáo viên kiểm tra được hết nội dung của bài học trước.
- Học sinh được rèn luyện rất kỹ về ngữ pháp và tiếp thu lượng từ vựng khá
lớn.
- Học sinh nắm được tương đối nhiều các cấu trúc câu cơ bản.
* Tồn tại:
- Phương pháp truyền thống – người dạy là trung tâm không giúp học sinh
“giao tiếp” được. Hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều – học sinh hồn tồn bị
động, khơng có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp; khả năng sáng tạo và đặc biệt kỹ
năng nói của người học bị hạn chế nhiều.
- Phương pháp cũ này đã không lấy học sinh làm trung tâm nên không bám sát
được thực trạng là:
+ Ở nước ta hiện nay, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường diễn ra trong
môi trường giao tiếp của thầy và trị cịn có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập
thể lớn, trình dộ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau…
+ Theo phân phối chương trình hiện nay, mơn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 04
tiết, mà hầu như tiết nào cũng có kiến thức mới trong bài học và kể cả trong bài tập.
Về sự phân bố tiết trong tuần, có khi một buổi các em phải học hai tiết tiếng Anh liên
skkn
4
tiếp, phải tải một số lượng kiến thức mới rất nhiều. Điều này chắc chắn sẽ gây tâm lý
quá tải cho một số học sinh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học sau.
+ Về phía học sinh, học sinh tiểu học rất hiếu động, dễ mất tập trung nên việc
bắt các em học thuộc lịng ngơn ngữ mới sẽ khiến cho các em gặp khơng ít khó khăn.
Khơng chỉ thế, có rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự
học ở nhà bởi vì với môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết.
+ Hình thức kiểm tra bài cũ theo truyền thống cũng gây ra tâm lí lo sợ khi đến
tiết học tiếng Anh và khiến nhiều học sinh đâm ra chán học, sợ học tiếng Anh.
+ Nhiều phụ huynh đặc biệt phụ huynh ở vùng nông thôn chưa thấy được tầm
quan trọng của việc học ngoại ngữ nên chưa quan tâm đến mơn học này.
Sau khi phân tích những ngun nhân làm cho học sinh sợ kiểm tra bài cũ bộ
môn tiếng Anh, thường xuyên không thuộc bài và việc dạy kiến thức chưa đạt hiệu
quả cao, tôi quyết định thử áp dụng một số biện pháp cải tiến trong kiểm tra bài cũ
mơn Tiếng Anh, từ đó nâng cao hiệu quả dạy và học của học sinh.
2. Giải pháp mới cải tiến:
2.1. Bản chất của giải pháp mới.
- “Đổi mới kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng
lực học sinh trong trường Tiểu học Lê Hồng Phong” dựa trên quan điểm người
học là trung tâm và người dạy là người hướng dẫn. Từ đó, giáo viên có những cải tiến
và đổi mới tồn diện khi kiểm tra bài cũ nói riêng và dạy Tiếng Anh cho nói chung.
- Cải tiến phương pháp kiểm tra bài cũ yêu cầu giáo viên phải thúc đẩy năng
lực của chính mình. Giáo viên phải khơng ngừng học hỏi, nghiên cứu để không chỉ là
người truyền đạt kiến thức mà còn là họa sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà tâm lí học, nhà sáng
tạo kĩ thuật dạy...
- Mục tiêu cuối cùng của cải tiến phương pháp kiểm tra bài cũ là học sinh sẽ
u thích bộ mơn Tiếng Anh từ đó hấp thụ được kiến thức đã học nói riêng và sử
dụng được kiến thức đã học để thực hành giao tiếp trong cuộc sống thực tế.
2.2. Tính mới, tính sáng tạo của “Đổi mới kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh theo
định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường Tiểu học Lê Hồng Phong”
2.2.1. Cải tiến từ khâu chuẩn bị:
* Đối với giáo viên:
- Xác định trình độ tiếng Anh của học sinh. Cần thực tế về những việc giáo
viên trông đợi các em làm.
skkn
5
- Phân loại học sinh trong lớp thuộc loại hình thơng minh nào trong 9 loại hình
thơng minh: trí thơng minh Khơng gian và Thị giác, trí thơng minh Tự nhiên, trí
thơng minh Âm nhạc và Thính giác, trí thơng minh Tốn học và Logic, trí thơng
minh Triết học, trí thơng minh Tương tác và Giao tiếp, trí thơng minh Thể chất, trí
thơng minh Ngơn ngữ và trí thơng minh Nội tâm để cân nhắc các kĩ thuật kiểm tra bài
cũ phù hợp.
- Chuẩn bị bài thật kỹ, chi tiết trước khi đến lớp. Suy nghĩ cách thức thiết kế
nội dung bài học để học sinh có thể hiểu và sử dụng một cách đầy đủ, trọn vẹn kiến
thức đã được dạy.
- Thường xuyên làm đồ dùng giáo cụ trực quan đơn giản để gây hứng thú trong
các tiết học. Chuẩn bị các phương tiện trợ giúp giảng dạy như bản đồ, biểu đồ, tranh
ảnh và thẻ ghi chú trước khi bắt đầu giờ dạy và kiểm tra bài cũ.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đầu tư nghiên cứu
các phần mềm phục vụ cho việc dạy học, tích cực thiết kế trị chơi trên máy vi tính
nhằm làm tăng hình thức kiểm tra thân thiện, gần gũi và không gây áp lực với học
sinh.
* Đối với học sinh:
- Chuẩn bị bài kỹ trước khi đến lớp.
- Sưu tầm nhiều tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài giảng cùng giáo viên.
- Tích cực làm đồ dùng giáo cụ trực quan khi giáo viên yêu cầu.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực, tự
giác khi hoạt động nhóm, cặp để ghi nhớ kiến thức.
* Đối với cha mẹ học sinh:
- Trang bị Thẻ từ vựng theo chủ đề: Trong bộ mơn Tiếng Anh tiểu học thì
cơ bản từ vựng và những hội thoại giao tiếp ngắn. Để các em có thể tiếp thu kiến thức
hiệu quả và khơng nhàm chán thì phương pháp học qua hình ảnh (visualization) là
phương pháp có ưu điểm vượt trội:
skkn
6
- Bảng kế hoạch thời gian + lịch học: Cha mẹ nên lên một bảng kế hoạch về
thời gian để dạy các em - để tránh sự bỏ cuộc hay sao lãng giữ chừng khi bận.
Các em nên có lịch học để bàn hay dính tường - để bắt đầu học cách đặt mục
tiêu và thực hiện mục tiêu mỗi ngày.
2.2.2. Cải tiến một số nguyên tắc khi kiểm tra bài cũ:
Dạy trẻ em là cơng việc tương đối khó và phức tạp bởi trẻ chưa thực sự có ý
thức học tập như người lớn và hầu hết còn rất ham chơi. Để kiểm tra bài cũ với em
trẻ, giáo viên cần cải tiến các nguyên tắc kiểm tra bài cũ với trẻ:
- Ít nhưng thường xuyên: Kiểm tra kiến thức cũ không chỉ thực hiện đầu tiết
học mà thực hiện xen kẽ trong cả tiết học.
- Chơi hơn kiểm tra lý thuyết. Đây là phương pháp “Kiểm tra mà không kiểm
tra” khi giáo viên tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh,
hướng dẫn học sinh làm chủ sân chơi và từng bước vừa nắm được bài học trước vừa
được bổ sung vào các hoạt động khác.
- Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết. Hình ảnh, trị chơi, nhạc họa, diễn
kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh tham gia vào môi trường sử
dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép.
- Học cụ hơn giáo trình. Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng
lực sáng tạo của cả thầy lẫn trị. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động kiểm tra
bài cũ thì việc tăng cường học cụ là điều cần thiết.
- Nghe - nói nhiều hơn đọc - viết. Thực tế cho thấy kỹ năng nghe nói rất quan
trọng, dễ học và bắt chước hơn trong học ngoại ngữ. Và khi nghe nói được, học sinh
đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh và ghi nhớ được
kiến thức đã học.
- Vui hơn cho điểm. Tạo khơng khí lớp học sinh động, lí thú, khuyến khích
học sinh có động cơ học tâp tốt hơn là điểm số.
2.2.3. Cải tiến các kỹ thuật khi kiểm tra bài cũ:
2.2.3.1. Sử dụng các bài hát tiếng Anh để kiểm tra bài cũ, củng cố từ vựng mới
và tạo hứng thú.
- Trước, trong và sau giờ học, giáo viên có thể cho học sinh hát các bài hát theo
sách giáo khoa, các bài hát vui nhộn theo chủ điểm học (rất đa dạng và phong phú
trên băng đĩa video, trên Youtube), hoặc các bài hát giáo viên sáng tác hoặc cùng học
sinh sáng tác dựa vào các giai điệu của các bài hát tiếng Việt quen thuộc. Khi các em
skkn
7
hát thuộc các bài hát là các em đã nhớ kiến thức đã học. Các bài hát còn giúp các em
phấn khích, năng động, thêm tự tin.
Ví dụ:
+ Để học chữ cái có các bài: ABC song, BINGO, Letter train...
+ Để học số đếm có các bài: Numbers from 1-10, Numbers from 10-20, Five
little monkeys, Ten in the bed...
+ Để học về hoạt động: What can you do?, What are you doing?...
- Giáo viên có thể sáng tác các bài hát dựa trên các giai điệu quen thuộc: Ví dụ:
Sau khi học xong Unit 7: How do you learn English? Của Tiếng Anh 5
chúng tôi đã sáng tác bài hát: “How and Why do you learn English?” dựa trên giai
điệu bài “Đếm sao”
How often do you learn English?
Why do you learn English, my friend?
I learn English four times a week.
Because I want to sing English songs,
How do you practise speaking English?
I want to read English comic books,
Oh, I speak Engish every day.
I want to talk with foreign friends.
2.2.3.2. Sử dụng các trò chơi (Games) để kiểm tra, củng cố kiến thức và tạo hứng
thú.
Khi giáo viên cho học sinh chơi các trị chơi thì khi đó giáo viên kết hợp được
rất nhiều hoạt động như kiểm tra kiến thức đã học, kiểm tra kiến thức tự học của học
sinh, dạy kiến thức mới, giảm sự căng thẳng lo sợ của học sinh, tạo hứng thú học tập
cho học sinh… Có rất nhiều trị chơi mà khi áp dụng tơi thấy học sinh rất yêu thích.
Như:
* Guessing:
- Giáo viên đưa ra một số dữ liệu để học sinh đoán nội dung. Điểm thưởng sẽ
giảm dần sau mỗi lần dữ liệu được đưa ra.
Ví dụ: Để kiểm tra tên truyện: The Story of Mai An Tiem, giáo viên có thể đưa
ra các gợi ý lần lượt như sau:
+ This is a Vietnamese story.
+ This story is about a prince.
+ He is hard-working.
+ He grows one kind of fruit.
+ He grows watermelons.
* Role-play:
skkn
8
Qua các tình huống ngắn đưa ra để học sinh đóng vai nhân vật giáo viên khơng
chỉ kiểm tra được kiến thức đã học mà còn giúp các em vận dụng linh hoạt và tự
nhiên kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp.
Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 12 của Tiếng Anh 5: Don’t ride your bike too
fast! tơi đã đưa ra một số tình huống cho các nhóm học sinh đóng vai:
Tình huống 1: Một học sinh đang trèo cây và các bạn nhìn thấy
Tình huống 2: Một bạn học sinh không ra chơi mà ngồi nghịch bật lửa.
Tình huống 3: Một bạn học sinh mang dao lên lớp và các bạn nhìn thấy.
Khi đó với tình huống 1 học sinh sẽ đóng vai như sau:
HS1: (Làm động tác trèo cây và nói) Climbing is great! Let’s race!
HS2 + HS3: (Hoảng hốt) Don’t climb the tree!
HS1: Why shouldn’t I do that?
HS2: You may fall down and break your arm.
HS3: We shouldn’t climb the trees. Let’s play chess.
HS1: OK.
* Jumbled letters/ words:
- Giáo viên dán các thẻ từ với các chữ cái đảo lộn trật tự và yêu cầu học sinh
viết lại các từ theo đúng trật tự các chữ cái.
1.
cnhicke
= Chicken
2.
geg
= Egg
papel = Apple
4.
emlon
5.
= Lemon
tawer
ranoge
3.
= Water
6.
= Orange
- Giáo viên dán các câu mà các từ đã bị đảo lộn trật tự và yêu cầu học sinh viết
lại các từ theo đúng trật tự để tạo thành câu có nghĩa.
ar
a.
e
trousers
?
muc
h
thes
e
How
_________________________________________________
see
?b
want
you
to
anima
l
Wha
t
do
_________________________________________________
picni
c.
lik
e
I
g
o
t
o
for
woul
d
a
_________________________________________________
skkn
9
* Slap the board:
- Viết một số từ trên bảng.
- Chia lớp thành các đội chơi.
- Đọc một từ bất kì, các đại diện của các nhóm lên bảng chạm tay vào từ mình
nghe được.
Tree
lamp chair TV window door
table
* Crossword:
Để kiểm tra kiến thức cũ của các em, tôi cũng thường xun cho các em chơi trị
chơi ơ chữ: thơng qua hình ảnh gợi ý, các em tìm được các chữ cần tìm trong ơ chữ, trong
thời gian cho phép nếu đội nào tìm được nhiều ơ chữ đúng sẽ thắng cuộc.
* Word snake:
+ Chia lớp làm hai nhóm
+ Các em tuần tự viết lên bảng các từ thành hình bậc thang, từ sau được bắt
đầu bằng chữ cái cuối cùng của từ đứng trước.
+ Nhóm nào khơng tìm ra từ tiếp theo trước là nhóm thua cuộc. Nhóm kia giải
đáp đúng từ sẽ được thưởng.
Ví dụ: MONKEY → YELLOW → WINDOW → WINDY → YOYO → ORANGE → E…
* Rub out and Remember:
- Sau khi viết một số từ và nghĩa cuả chúng lên bảng giáo viên cho học sinh
đọc lại và xoá dần các từ, chi để lại nghĩa tiếng Việt.
- Giáo viên chỉ vào nghĩa tiếng Việt và yêu cầu học sinh đọc từ tiếng Anh.
- Cho học sinh viết lại từ tiếng Anh bên cạnh nghiã tiếng Việt của chúng.
* Bingo:
skkn
10
- Giáo viên vẽ một bảng gồm 9 ô lên bảng và yêu cầu học sinh copy lại:
bird
rabbit
cat
dog
Parrot
tortoise
snake
fish
goldfish
- Giáo viên đọc một từ bất kì, học sinh gạch chéo từ mình nghe được.
- Khi gạch hết 9 từ học sinh kêu to: BINGO. Học sinh nào kêu trước tiên sẽ là
người chiến thắng.
2.2.3.3. Kiểm tra bài cũ qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp:
* Sử dụng các trị chơi ngồi trời: Có rất nhiều trị chơi thú vị như:
- What time is it, Mr Wolf? để thực hành hỏi và trả lời thời gian: Một học sinh đóng
vai Mr Wolf, các học sinh khác sẽ hỏi “What time is it, Mr Wolf?”. Mỗi lần được hỏi
Mr Wolf sẽ trả lời mấy giờ và các học sinh khác sẽ tiến lên số bước như thế. Khi cảm
thấy đã đủ gần Mr Wolf sẽ trả lời “It’s time for dinner.” và bắt 1 bạn. Nếu bắt được
bạn đó sẽ phải đóng vai Mr Wolf và tiếp tục trò chơi.
- Blind man’s bluff để thực hành các câu hỏi và trả lời đã học: Một học sinh bị bịt
mắt để các học sinh khác trốn. Học sinh bắt đầu hỏi các câu hỏi bất kì như: Hello!,
How are you today?, What did you do yesterday?, … và tất cả các học sinh trốn đều
phải trả lời mà không được di chuyển. Dựa vào các câu trả lời học sinh bị bịt mắt sẽ
tìm ra một bạn bất kì đang trốn. Học sinh nào bị bạn tìm được sẽ tiếp tục bị bịt mắt và
trò chơi tiếp tục.
* Sử dụng các mẩu truyện ngắn và các vở kịch ngắn để ôn lại kiến thức, mở
rộng từ vựng, luyện nghe nói và tạo hứng thú.
+ Sử dụng các mẩu truyện ngắn:
Sưu tầm các mẩu truyện ngắn dễ đọc dễ nhớ theo chủ điểm học để kể cho học
sinh nghe và để học sinh thực hành kể chuyện. Có rất nhiều truyện hay tiếng Anh
hoặc song ngữ Anh-Việt cho học sinh tiểu học có thể sưu tầm ở hiệu sách hoặc trên
mạng Internet như: The Fox and the Crow, The Sherpherd Boy, Little Red Riding
Hood, Snow White and the Seven Dwarfs...
+ Dựng các vở kịch ngắn:
Giáo viên có thể dựa vào từ vựng đã học để dựng các vở kịch tình huống ngắn
hoặc dựa theo truyện dân gian, cổ tích. Các vở kịch mang tính giáo dục cao vừa giúp
học sinh được thực hành từ vựng một cách tự nhiên vừa mở rộng lượng từ cho các
skkn
11
em và cịn tạo hứng thú sáng tạo. Tơi đã dựng được một số vở kịch ngắn cho các em
trong q trình giảng dạy của mình, như: Tích Chu, Cây khế, kịch tình huống Dẫn cụ
già qua đường, Trận bóng dưới lòng đường, Mẹ ốm...
* Học sinh thực hiện các project (dự án) ở nhà và trưng bày sản phẩm vào đầu
tiết học hơm sau.
Có rất nhiều project thú vị mà học sinh rất thích thực hiện sau khi học như: vẽ
ngôi trường mơ ước sau khi học xong Unit 7, Tiếng Anh 3; thiết kế quần áo sau khi
học xong Unit 17, Tiếng Anh 4; Vẽ tranh về đồ ăn và đồ uống yêu thích sau khi học
xong Unit 13, Tiếng Anh 4, Vẽ một bức tranh phong cảnh sau khi học xong Unit 5,
Tiếng Anh 5…
(Một số hoạt động project của các bạn Trường Tiểu học Lê Hồng Phong)
3. Kết quả thực hiện:
“Đổi mới kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng
lực học sinh trong trường Tiểu học Lê Hồng Phong” khi áp dụng đã có kết quả
thực hiện rất tích cực:
- Giáo viên có thể kiểm tra chính xác được kiến thức của học sinh.
- Tính chuyên cần và siêng năng trong học tiếng Anh của các em cũng tăng
đáng kể. Kiến thức của các em tăng lên rõ rệt.
- Các tiết học trở nên sôi nổi, sinh động hơn, học sinh học chủ động và tích cực
hơn. Phần lớn các em khơng cịn sợ Tiếng Anh và đã trở nên thích học tiếng Anh.
- Học sinh tự tin và linh động hơn khi sử dụng các kiến thức đã học để thực
hành giao tiếp bằng tiếng Anh.
skkn
12
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế:
- “Đổi mới kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh theo định hướng phát triển
năng lực học sinh trong trường Tiểu học Lê Hồng Phong” có thể áp dụng rộng rãi,
có tính khả thi cao vì khi áp dụng những kỹ thuật này khơng tốn kém về kinh tế mà
giáo viên chỉ cần linh động trong q trình dạy học.
- Về phía phụ huynh học sinh: khi học sinh học tốt hơn thì phụ huynh sẽ bớt lo
lắng và giảm được chi phí kinh tế cho con em mình đi học thêm.
2. Hiệu quả xã hội:
- “Đổi mới kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh theo định hướng phát triển
năng lực học sinh trong trường Tiểu học Lê Hồng Phong” góp phần giúp học sinh
năng động, sáng tạo và có hứng thú hơn vào bài học và môn học. Cụ thể là số lượng
học sinh tham gia các cuộc thi như Violympic Tiếng Anh IOE, giải Toán bằng tiếng
Anh, Tài năng Tiếng Anh, Trạng nguyên Tiếng Anh... khơng những tăng rõ rệt mà
các em cịn đạt được nhiều giải cao từ cấp Thành phố đến cấp Tỉnh và cấp Quốc gia.
- Phụ huynh tin tưởng hơn vào việc dạy học của giáo viên và phấn khởi vì con
em mình tiến bộ.
- Giáo viên dạy thấy nhẹ nhàng hơn, giảm bớt mệt mỏi khi truyền thụ kiến thức
vì học sinh tiếp thu một cách chủ động, tích cực và ghi nhớ kiến thức lâu.
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
1. Điều kiện áp dụng:
Trong các tiết học vận dụng cải tiến cách kiểm tra bài cũ chúng tôi nhận thấy
rằng để kiểm tra bài cũ đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần phải:
- Chuẩn bị bài giảng chu đáo và kỹ càng phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Luôn chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, sưu tầm nhiều tranh ảnh từ báo, tạp
chí hoặc cũng có thể vẽ tranh đơn giản để gây ấn tượng sâu sắc cho học sinh, giúp
học sinh không bị áp lực và thoải mái khi bị kiểm tra kiến thức.
- Hướng dẫn cho các em tự chơi một số trò chơi trong các giờ ra chơi nhằm
giúp các em ôn luyện lại kiến thức đã học.
- Luôn luôn gần gũi cởi mở với học sinh để tạo tình cảm thầy trị thơng qua
hoạt động dạy và học, từ đó lơi cuốn học trị u thích mơn tiếng Anh hơn.
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để hướng dẫn học sinh, kiểm tra học
sinh, phát triển năng lực cho học sinh.
skkn
13
- Nghiêm túc thực hiện việc sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề tiếng Anh
của trường hay của cụm, thống nhất nội dung trọng tâm giảng dạy và kiểm tra sao
cho sát với chương trình và đối tượng học sinh. Giáo viên phải thường xuyên trao đổi
các vấn đề như thành công trong giảng dạy hay những khúc mắc trong mỗi giờ dạy để
cùng nhau thống nhất ý kiến trong nhóm, trong tổ của mình.
- Ln ln tự học để nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ qua sách
báo, Internet và từ các bạn đồng nghiệp.
2. Khả năng áp dụng:
“Đổi mới kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng
lực học sinh trong trường Tiểu học Lê Hồng Phong” có thể áp dụng rộng rãi trong
các trường tiểu học và có tính khả thi cao. Chúng tôi tin rằng nếu tiếp tục thực hiện
những kinh nghiệm này một cách nghiêm túc, xuyên suốt quá trình giảng dạy thì chất
lượng học tập bộ mơn Tiếng Anh trong trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng và
trong cả thành phố sẽ có được những kết quả tốt hơn nữa.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân chúng tôi đã đúc rút được
qua quá trình giảng dạy, chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự quan
tâm, góp ý và bổ sung của Ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./
Trung Sơn, ngày 20 tháng 04 năm 2021
NGƯỜI NỘP ĐƠN
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ CƠ SỞ
(Kí và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hợi
Phạm Thị Hịa
Trần Thị Thu Hiền
Vũ Thị Lê
Vũ Chí Thanh
skkn