Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Skkn giải pháp loại bỏ những biểu hiện chia rẻ và phát huy tinh thần đoàn kết trong lớp 12a2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.37 KB, 10 trang )

GIẢI PHÁP:
“LOẠI BỎ NHỮNG BIỂU HIỆN CHIA RẺ
VÀ PHÁT HUY TINH THẦN ĐỒN KẾT TRONG LỚP 12A2”

I. Lí DO CHỌN GIẢI PHÁP:
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết
định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là
người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo
dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh (HS). GVCN lớp phải biết phối hợp với
các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Giáo
viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó
quan hệ nhiều ở cấp THPT là đồn trường, chi đồn GV, hội CMHS, để làm tốt cơng
tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, ban thân tôi đã nhận thấy, GVCN như
một người nhạc trưởng điều phối mọi kết nối các thành viên trong lớp để lớp chù nhiệm
tạo thành một thể thống nhất.Chính vì điều đó trong năm học 2018 – 2019 tôi mạnh dạn
nghiên cứu giải pháp “Loại bỏ những biểu hiện chia rẻ và phát huy tinh thần đồn kết
trong lớp 12A2”
II.TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP:
Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo
viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng kinh qua công tác này. Vì vậy, đối
với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một

skkn


số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội,
sự giao lưu văn hố, kinh tế,… rộng rãi như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng
tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không hề cũ. Kéo theo, những kinh
nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng
thêm nhằm mục đích làm tốt cơng tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân


dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em
trở thành những con người lao động “vừa hồng, vừa chuyên”, sống hồn thiện, có ích
trong tương lai.
Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho cơng tác
chủ nhiệm lớp mình.Tơi mạnh dạn trình bày giải pháp “Loại bỏ những biểu hiện chia rẻ
và phát huy tinh thần đoàn kết trong lớp 12A2” đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ
nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, tôi mong muốn các em sống
trong một môi trường đồng nhất, thân thiện như ngơi nhà của mình, để các em có một kỉ
niệm thật đẹp của thời học sinh năm cuối cấp.
III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TIẾP NHẬN CHỦ NHIỆM
LỚP 12A2
1.THUẬN LỢI
- Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của chi bộ Đảng, của
Ban Giám Hiệu, của Cơng đồn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban
ngành trong HĐSP nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo là người trực tiếp giảng
dạy môn Ngữ Văn nên thời gian tiếp xúc với lớp chủ nhiệm rất nhiều (4 tiết/ 1 tuần).

skkn


-Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn
vững vàng.GVBM nhiệt tình báo cáo tình hình học tập của từng thành viên lớp, GVCN
kịp thời nhắc nhở đôn đốc việc học của các em.
- Hầu hêt các phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học của các em.
- Đội ngũ cán sự lớp tập trung những thành viên khá tích cực, ham hoạt đợng.
- Nhìn chung mặt bằng học vấn các em khá đứng thứ 2 của khối 12, vì thế các em có ý
thức tương đối tốt về học tập và tự quản.
- Đặc biệt tất cả thành viên của lớp nhiệt tình và năng nổ trong các hoạt động của
trường của Đồn tổ chức.

- Nhìn chung hầu hết phần đông 45 thành viên của lớp chỉ tập trung địa bàn ba xã: Bình
Thạnh – Phước Chỉ - Phước Lưu.
2.KHÓ KHĂN
- Do thực tế các em đăng kí thi TNTHPT theo bài thi tự nhiên, vì thế có một số em từ
các lớp 12a3,12a4 chuyển lên.Điều này tạo ra một khó khăn rất lớn trong q trình chủ
nhiệm, các học sinh mới chuyển lên chỉ co cụm lại một nhóm, hầu như khơng giao lưu
tiếp xúc cùng với các thành viên khác, tạo sự chia rẻ, trong lớp cũng có những biểu hiện
chia phe.
- Các học “bản địa” chiếm đa số, các em học chung từ năm lớp 10 có một khoảng thời
gian dài bên nhau, hiểu ý, hiểu nết nhau, có một trình độ học vấn tương đối
chuẩn.Chính cái lợi thế ấy mà các em tỏ ra “chảnh” muốn khẳng định vị thế đàn anh,
đàn chị bất khả chiến bại với những người mới, tạo ra một ranh giới ngầm “giới quý tộc
và bình dân” trong lớp.

skkn


- Tâm lí của các em thay đổi, có một số học sinh bắt đầu bước vào ngưỡng cửa tình u,
các em có những biểu hiện thái hóa trong lớp.Đơi khi giận hờn, chia tay ....tâm lí vui
buồn thất thường.Cũng cố một số bạn cùng thích một đối tượng nên cũng dẫn đến xung
dột.
- Trong lớp cũng có một vài trường hợp học sinh có hồn cảnh gia đình cha và mẹ li di,
đang chuẩn bị li dị, điều này làm ảnh hướng đến tâm lí các các em, các em mặc cảm
ngại tiếp với bạn bè trong lớp.
- Có nhiều em lười học, ham chơi game, thường hay trốn học ảnh hưởng đến kết quả thi
đua của lớp.
IV. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GIẢI PHÁP.
1. LOẠI BỎ NHỮNG BIỂU HIỆN CHIA RẺ
*Trao đổi với phụ huynh học sinh qua lần họp phụ huynh học sinh đầu năm.
Nếu như ở trường các em là học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì ở nhà các em là

thành viên của một gia đình là con của cha mẹ. Cả giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ các
em đều là những người chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của học sinh. Tôi thiết
nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm phải đồng
cảm, hiểu nhau. Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắc nhở, dạy bảo động viên con em mình, ở
trường thầy cô tận tình chỉ dạy thì chắc chắn học sinh ấy sẽ tiến bộ, vâng lời.
Trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi yêu cầu toàn thể phụ huynh đều có mặt
bằng cách gửi thư mời trước một tuần. Nếu ngày đó phụ huynh nào không có đến được
thì sáng ngày hôm sau phải đến gặp giáo viên chủ nhiệm tại trường. Tôi yêu cầu như
thế bởi một lí do thật đơn giản. Phụ huynh không biết người chịu trách nhiệm dạy dỗ

skkn


con em mình là ai? Người đó như thế nào? Thì làm sao nắm được kết quả học tập của
con em mình?
*Biện pháp của GVCN đối với tập thể lớp.
Để lớp đi vào nề nếp, chăm chú học tập, tham gia hoạt động tốt tôi đã bám sát kế
hoạch giảng dạy từng học kì, kế hoạch Đoàn để đề ra kế hoạch hoạt động cho lớp chủ
nhiệm. Lớp tiến hành hoạt động theo sự quản lí và theo dõi của Ban Cán sự lớp có sự
kiểm tra đôn đốc của GVCN. Tôi đều có lời khen đúng lúc cũng như kịp thời uốn nắn
những hành vi sai trái.
Việc làm này tôi thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì không hề bỏ qua dù bất
cứ lí do nào. Tôi luôn luôn giữ uy tín đối với học sinh, nói và làm luôn đi đôi với nhau,
việc làm phải tới nơi tới chốn. Là giáo viên chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy bộ môn
Ngữ Văn ở lớp, tôi luôn theo dõ, những thay đổi của các em khi trực tiếp đứng lớp.
Ngoài ra, tôi còn sắp xếp thời gian để đọc nhiều tài liệu, thường xuyên theo dõi
thời sự, tin tức,… nhằm làm phong phú kiến thức cho bản thân từ đó giúp cho việc giáo
dục học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
Giáo viên chủ nhiệm phải là một người khéo léo, ứng xử và giao tiếp tốt. Nghĩa
là giáo viên phải có kĩ thuật sư phạm trong mọi tình huống, phải nhẹ nhàng, tế nhị, phải

tôn trọng danh dự của học sinh. Đến lớp giáo viên luôn tạo sự vui vẻ lạc quan nhiệt tình
không nên chán nản, buồn rầu nhất là những chuyện buồn của cá nhân .Khi vào lớp
phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho học sinh cũng
như phụ huynh học sinh vì muốn người khác tôn trọng ta thì trước hết ta phải tơn trọng
người, đặc biệt phải tơn trọng chính mình.

skkn


2. PHÁT HUY TINH THẦN ĐOÀN KẾT TRONG LỚP 12A2
* Xây dựng mối quan hệ cơ trị:
- Xây dựng mối quan hệ cơ trị gần gũi, thân thiện. Tạo cơ hội cho các em tâm sự về
những khó khăn, vướng mắc mà các em đang gặp phải, thường xuyên lắng nghe ý kiến
của học sinh. Thơng qua hình thức này, tôi đã thu thập được rất nhiều thông tin mà trị
khó nói nhất, thậm chí chưa dám nói với ai mà ngay cả khi trao đổi với phụ huynh, họ
cũng rất bất ngờ.
- Trong những giờ cắm túc cơ trị tranh thủ sau giờ giải lao, hỏi thăm hoàn cảnh gia
đình, hỏi thăm cơng việc học tập của các em:
+ Triệu có hồn cảnh tưng đối éo le, cha và mẹ đang mâu thuẫn và chuẩn bị hoàn tất hồ
sơ li hơn.Có đơi lúc tâm lí em khơng ổn định,ảnh hưởng tới việc học.Chính vì thế mà
em sống hay khép kín, ít tâm sự cùng ai.Trong tư cách là cơ chủ nhiệm, là người từng
trải có những lời động viên, trao đổi làm cho bản thân Triệu cởi mở có thể nói những
ấm ưc trong lịng, cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Phát là một học sinh có thiên bẩm học tương đối tốt các môn Tự nhiên, nhưng lại rất
ham chơi game.Nguyên nhân của việc chơi game lại xuất phát từ một câu nói thiếu
trách nhiệm và thiếu sự quan tâm của phụ huynh.
Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tơi ln cố gắng kiềm chế và tơn trọng học
sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa;
khơng nên có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở lứa tuổi này, lòng tự trọng của
các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm các em chán nản, nhụt chí phấn đấu.


skkn


Hàng ngày, tơi ln khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợi những ưu
điểm của các em nhiều hơn là phê bình. Tơi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen
ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu
sót để các em khắc phục và ngày càng hồn thiện hơn.
Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học
sinh, giáo viên cần thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy
đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy cơ trước sau cũng
sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người
thầy ln có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ
có được khi người thầy có tấm lịng nhân hậu, bao dung, hết lịng vì học sinh thân u
của mình.
*Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngồi những người thân trong gia đình ra, ai
cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có nhiều bạn
bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng
nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà khơng phải e ngại, xấu hổ.
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đồn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ
nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề địi hỏi sự hợp tác của
nhiều học sinh.Tơi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc
làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ khơng
nói xấu, khơng xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều

skkn



tốt thì tơi đọc cho cả lớp nghe rồi tun dương ngay trước lớp. Cịn những điều các em
phê bình thì tơi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những
học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.
Các em đang ở ngưỡng cửa của tuổi mười tám đầy mơ mộng, vì thế trong lớp vẫn
có những hiện tượng tình u.bản thân là một GVCN nhiều năm tơi thấy rằng khơng
cấm cản, nhưng có những nhắc nhở kịp thời, khuyên các em nên yêu trong khuôn khổ
cho phép, yêu nhưng không quên nhiệm vụ học tập.
V.NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.
Mặc dù trong lớp vẫn ngầm cịn những nhóm nhỏ, riêng rẻ.Nhưng nhìn chung
100% học sinh trong lớp 12A2 là một thể thống nhất,đoàn kết cùng nhau tiến bộ:
Minh chứng 1:
Cuối học kì 1, một lần cả lớp cùng đồng giới tuyến trong giờ Sử.Do một số
giáo viên tập huấn dẫn đên việc vắng tiết nhiều, trong khi dó tiết Sử lại cuối
buổi.Lớp trưởng Chế Thị Anh Thy cùng Trà Ngọc Phú lên xin cô Hạnh – Giáo
viên dạy môn Sử để lớp được nghỉ.Trong quá trình trao đổi giũa GVBM và học
sinh có sự khơng thống nhất, dẫn đến việc lớp thì về mà giáo viên vào khơng có
học sinh để dạy.Mặc dù cùng mang chung tội danh bỏ tiết tập thể, nhưng cả lớp
cùng đoàn kết thuyết phục GVCN và BGH để vượt qua khó khăn và đã thành
công.
Minh chứng 2:
Vào chiều ngày thứ 2 (11/3/2019) trong tiết học thể dục, khi GVBM cho
lớp chia thành từng nhóm nhỏ để tập đẩy tạ.Sự việc đã xảy ra, một nhóm học sinh

skkn


trong lớp chơi trò chơi “Xoay đầu voi để nhặt đồ vật”.Cuộc chơi rất vui vẻ và
nhộn nhịp, Phúc mới có ý định lấy điện thoại ra quay lại khoảng khắc đáng yêu
ấy.Hành động của Phúc làm GVBM thể dụ tức giận và tịch thu điện thoại.Trong
tiết SHCN cả GVCN và học sinh cùng phân tích cái đúng và cái sai của các

em.Cuối cùng Phúc cũng nhận sai và xin lỗi thầy Thanh giáo viên thể dục.Thế
nhưng cái giá trị thu được của người GVCN qua sự việc ấy là bản tường trình của
lớp trưởng Chế Thị Anh Thy về sự việc xảy ra và có 41/45 bạn trong lớp đồng kí
tên để xin giảm tội cho bạn Phúc mong GVCN và Bí thư Đồn trường trả lại điện
thoại cho Phúc.Đó chính là sự đồng nhất, là một tập thể đoàn kết, cùng trên một
chuyến tuyến cùng tiến cùng lui.
*Minh chứng 3:
Trong hai buổi sinh hoạt 20/10 và 8/3 là kết tinh của tinh thần đồn kết nhất trí
của lớp 12A2.Tuy học rất bận rộn, nhưng tất cả các bạn điều dành thời gian để chuẩn bị
hai hoạt động của hai ngày phụ nữ thật ý nghĩa và xúc động.Trong hoạt động 8/3 các
em xóa tan tranh giới cùng nhau chuẩn bị một buổi sinh hoạt xúc động đầy đủ nghi
thức, ấm cúng và tràn đầy tình thương u.Đó là niềm vui là hạnh phúc nhất của một
GVCN.Niềm vui và hạnh phúc ấy ghi lại bằng những tấm ảnh đáng yêu và đáng nhớ.
VI.KẾT LUẬN
Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của BGH, hội đồng
Đồn và tất cả các thầy cơ trong nhà trường cũng như sự cộng tác nhịp nhàng ăn ý của
PHHS. Tôi đã đạt được kết quả khả quan, học sinh biết vâng lời và yêu quý thầy cô
giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết

skkn


và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt sau gần một năm học lớp 12A2 được sự tin
tưởng thương yêu của tất cả giáo viên, tuy bên cạnh đó cịn một số em chưa ngoan chưa
tự giác học tâp. Nhưng điều tơi nhận thấy đó là một tập thể thống nhất và toàn vẹn,đoàn
kết trong học tập và trong các hoạt động tập thể.
Giáo viên chủ nhiệm cần có lịng nhiệt tình, năng động sáng tạo nhất là thực sự
yêu mến quan tâm đến học sinh như chính con em mình. Đúng như ơng cha ta đã nói:
“Trồng cây gì thu được quả đó.” Người giáo viên cần phải nắm và am hiểu sự phát triển
tâm sinh lí của học sinh để có biện pháp giáo dục khơng phải là khn mẫu, mỗi con

người đều có hồn cảnh, có tâm sự, có tình cảm, tính tình khác nhau cho nên việc am
hiểu các em và tìm biện pháp giáo dục thích hợp quả là khơng đơn giản.
Giáo viên cần phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn. Đây chính là yếu
tố quyết định sự thành cơng của cơng tác chủ nhiệm vì: “Để cung cấp cho người học
một hạt nhỏ hào quang kiến thức thì người thầy giáo phải cố gắng một biển cả ánh
sáng.”
Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không
chỉ là một giáo viên dạy tốt mơn học văn hố, phải quan tâm đến chất lượng hai mặt
giáo dục là học lực và đạo đức của học sinh mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở
học sinh về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thể chất,…

skkn



×