Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Skkn giải pháp giúp học sinh hứng thú và học tốt dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 14 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠNG LƠ
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THẠCH
====***=====

Mã lĩnh vực: 07 /2021.

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VÀ HỌC TỐT DẠNG
TỐN TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ.
Tác giả sáng kiến: PHÓ THỊ MINH PHƯỢNG . Chức vụ: Giáo viên
Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Địa chỉ: Trường Tiểu học Yên Thạch - Sông Lô - Vĩnh Phúc.

Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị.
2. Bản cam kết,Tóm tắt SKKN
3. Biên bản đánh giá SKKN cấp trường.
4. Báo cáo SKKN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Yên Thạch, năm 2021
fr1



skkn


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học” – Albert Einsein. Thật vậy,
toán học luôn là lĩnh vực có sức hấp dẫn để con người khám phá. Ở bậc học
Tiểu học, mơn Tốn là mơn học giữ vị trí hết sức quan trọng. Các kiến thức, kĩ
năng của mơn Tốn ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần
thiết cho người lao động, cần thiết để học sinh học tốt các môn học khác ở Tiểu
học và chuẩn bị cho việc học tốt mơn Tốn ở bậc Trung học. Mơn Tốn giúp
học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng khơng gian của
thế giới hiện thực, góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp
suy luận, những thao tác tư duy và các phẩm chất trí tuệ.
Theo tinh thần đổi mới giáo dục ở Tiểu học hiện nay, với quan điểm “lấy
người học làm trung tâm”, dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng
lực người học, giáo viên giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc tìm ra các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy được tính tích cực, chủ động
của học sinh. Vậy yêu cầu giáo dục đặt ra hiện nay là giáo viên phải tìm ra được
các phương pháp, cách thức dạy học mới để đem lại những giờ học sơi đợng, vui
vẻ, lí thú mà vẫn đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.
Trong dạy học toán ở Tiểu học, có thể nói dạng tốn “ Tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó” chiếm vị trí quan trọng và là mợt trong những nợi
dung khó. Khi giải dạng tốn này, học sinh cần tư duy một cách tích cực và linh
hoạt, huy động các kiến thức và khả năng đã có vào các tình huống khác nhau.
Trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa
được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó phải suy nghĩ
năng động, sáng tạo. Chính vì thế phần lớn học sinh học chưa tốt nợi dung này.

Dựa trên thực trạng dạy học mơn Tốn lớp 4 nói chung tơi muốn đưa ra một số ý
kiến đổi mới cách dạy học để giúp các em hứng thú trong học tập, tìm tòi, khám
phá cách giải, tránh bị nhầm lẫn, giúp các em nắm chắc bài và u thích mơn
tốn hơn.
Nhận thấy tầm quan trọng của dạng tốn này cũng như những khó khăn mà
học sinh gặp phải khi học bản thân tôi nghĩ cần phải có một giải pháp cụ thể
giúp học sinh nắm - hiểu và giải được các bài toán về dạng toán “ Tìm hai số khi
biết tổng và hiệu của hai số đó” một cách chắc chắn hơn. Vì vậy tơi đã tập trung
nghiên cứu “ Giải pháp giúp học sinh hứng thú và học tốt dạng tốn tìm hai số khi
biết tổng và hiệu của hai số đó” với mong muốn được góp phần vào quá trình đổi
mới phương pháp dạy học môn Toán giai đoạn hiện nay.
2. Tên sáng kiến.
“Giải pháp giúp học sinh hứng thú và học tốt dạng tốn tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó”
3. Tác giả sáng kiến.
- Họ và tên: Phó Thị Minh Phượng
13

skkn


- Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Hương
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Yên Thạch, xã Yên Thạch, huyện
Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0972775284 - 0398854259
- Email:
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
Phó Thị Minh Phượng - Giáo viên trường Tiểu học Yên Thạch - Huyện Sông Lô
- Tỉnh Vĩnh Phúc.

Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Yên Thạch - Huyện
Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
+ Sáng kiến được áp dụng trong việc thực hiện giảng dạy học sinh học
mơn Tốn tại trường Tiểu học n Thạch nhằm trang bị những kiến thức thực
tiễn trong cuộc sống cho học sinh và tiếp tục học ở các lớp trên.
+ Hình thành khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề. Góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Ngày sáng kiến được áp dụng thử: 05/09/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.
7.1. Cơ sở lí ḷn
Trong hoạt động dạy và học thì khơng thể khơng thể khơng nói đến phương
pháp dạy và phương pháp học, hai hoạt động này diễn ra song song với nhau.
Nếu chỉ chú ý đến việc truyền kiến thức cho học sinh mà khơng chú ý đến việc
tiếp thu và hình thành kĩ năng, kĩ xảo như thế nào thì giá trị dạy học sẽ không
mang lại kết quả cao.
Đối với mơn tốn là mơn học tự nhiên nhưng rất trừu tượng, đa dạng và
logic, hoàn toàn gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy nếu học sinh
khơng có phương pháp học đúng sẽ không nắm được kiến thức cơ bản của Tốn
học và đối với các mơn học khác sẽ gặp nhiều khó khăn.
Mơn Tốn là mơn học quan trọng trong tất cả các mơn học, nó là chìa khóa
để mở ra các mơn học khác, đồng thời nó có khả năng phát huy tư duy logic,
phát triển trí tuệ cần thiết giúp con người vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Trong giờ tốn bên cạnh việc tìm tòi, sáng tạo phương pháp giảng dạy phù
hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh, mỗi giáo viên phải giúp học sinh
có phương pháp lĩnh hội tri thức tốn học, học sinh có phương pháp học tốn
phù hợp với từng dạng tốn thì việc học mới đạt kết quả cao, từ đó khuyến khích
tinh thần học tập ở các em.
13


skkn


7.2. Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi
Về giáo viên: Đa số giáo viên đều nắm vững nội dung chương trình và
phương pháp giảng dạy. Đồng thời nội dung kiến thức giải bài tốn “ Tìm hai số
khi biết tổng và hiệu của hai số đó” trong sácg giáo khoa theo chuẩn cịn rất đơn
giản. Nên việc giảng dạy khơng mấy khó khăn.
Về học sinh: Nhìn chung học sinh ngoan ngoãn, lễ phép. Nhận thức của
học sinh 4 đã phát triển. Phần lớn học sinh thích học môn Toán, những con số,
hình dạng luôn là những thứ mà các em thích khám phá.
Về cơ sở vật chất: Trường đủ số phòng học cho các lớp với đủ bàn ghế phù
hợp với lứa tuổi học sinh, khuôn viên trường rộng đảm bảo cho học sinh tham
gia các hoạt động ngoại khóa…
b. Khó khăn
Đa số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhưng cịn ít
giáo viên cịn làm việc một cách rập khn máy móc chưa linh hoạt khi ra đề bài
với nhiều dạng khác nhau, chỉ xoay quanh giải các bài toán trong sách giáo khoa
nên học sinh chỉ giải được các bài tốn theo các bước khn mẫu mà chưa phát
huy được tư duy sáng tạo của học sinh hoặc nếu học sinh gặp các bài toán mà đề
bài ra các yếu tố tổng hoặc hiệu không tường minh thì học sinh gặp lúng túng
trong cách giải cũng như cách trình bày bước giải.
Trình độ nhận thức của học sinh chưa đồng đều, một số em chưa thực sự
chăm học, kĩ năng giải toán có lời văn chưa tốt.
7.3. Các giải pháp thực hiện.
Giải pháp 1: Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua hoạt động khởi
động.
Tôi nhận thấy rằng hầu hết giáo viên khi dạy học đều giới thiệu bài mới

một cách rất qua loa nhưng thực tế dù phần giới thiệu bài chỉ chiếm 1 khoảng
thời gian rất ngắn nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự
tích cực của người học. Một tiết học Toán sẽ tạo được sự hứng thú với học sinh
nếu ngay từ những giây phút đầu tiên giáo viên biết khơi gợi ở các em hứng thú
đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp
tình yêu lâu bền đối với mơn học.
Trong mơn Tốn một số hoạt động khởi động có thể khơi gợi hứng thú học
tập cho học sinh đồng thời cũng phát huy tính tích cực của người học như:
+) Tổ chức khởi động tiết học dưới dạng trò chơi: Alibaba, Truyền điện.
+) Khởi động bằng các bài tập hay câu hỏi tình huống.
+) Khởi đợng qua bài hát, câu chụn...
Ví dụ khi tơi dạy bài “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó “ tơi
sẽ giới thiệu bài như sau:
13

skkn


“ Cả lớp có muốn chơi trị chơi khơng nào? Sau đấy cơ sẽ cho lớp mình
chơi một trị chơi có tên gọi là: Chiếc hộp bí mật. Cả lớp lắng nghe cô phổ biến luật
chơi nhé:
Các con sẽ vừa hát một bài hát và vừa truyền tay nhau một chiếc hộp, khi
lời bài hát kết thúc trên tay bạn nào đang cầm chiếc hộp bạn đấy đứng dậy trả lời
câu hỏi của cơ. Trả lời đúng bạn đó sẽ mở hộp ra bốc phần thưởng. Các con đã
hiểu rõ luật chơi chưa nào? Các con đã sẵn sàng chơi chưa?

Qua phần khởi động vừa rồi các con thấy thế nào? Các con đã sẵn sáng
bước vào bài học của mình chưa? Cịn cơ cảm thấy rất vui vì tiết học trước các
con đã nắm kiến thức bài rất tốt và cô cũng đã sẵn sàng để bước vào bài dạy của
mình rồi đấy! Hơm nay chúng mình sẽ bước vào mảng kiến thức mới về phần

giải tốn. Vậy đó là kiến thức nào? Để trả lời cho câu hỏi đó cơ và các em cùng
nhau bước vào tiết “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”
Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động dạy học trong lớp theo hướng phát triển
năng lực.
Tôi nhận thấy thông thường khi giáo viên dạy hoạt động hình thành kiến
thức mới cho học sinh về dạng tốn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
đo” thì giáo viên thường chỉ lấy 1 ví dụ như trong sách giáo khoa rồi từ đó giúp
các em nắm được công thức:
Số lớn = ( Tổng + Hiệu) : 2
Số bé = ( Tổng – Hiệu): 2
Sau đó sẽ cho học sinh chuyển sang phần luyện tập nhưng tôi thấy như vậy
thì học sinh vẫn chưa thể nắm chắc được bản chất của dạng tốn “ Tìm hai số
khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Vì vậy khi tơi dạy dạng tốn này để giúp
học sinh nắm vững kiến thức tơi đưa ra 2 ví dụ. Một ví dụ tơi lấy trong sách để
học giúp học sinh hình thành được cơng thức rồi sau đó tơi đưa ra 1 bài tốn nữa
khơng nằm trong sách giáo khoa để giúp học sinh vận dụng tốt công thức.
Chẳng hạn: Hai kho chứa 48 tấn thóc, kho thứ nhất chứa nhiều hơn kho thứ
hai 8 tấn. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc.
Lúc này học sinh sẽ nhận thấy rằng dữ liệu đề bài không chỉ rõ ràng hai
chữ “ tổng” và “ hiệu” như ví dụ trong sách nữa mà lúc này học sinh phải tư duy
để tìm ra đâu là tổng và đâu là hiệu. Sau khi xác định được tổng và hiệu thì một
số học sinh sẽ chưa biết gắn tên gọi của đại lượng trong bài với tên gọi “ Số
lớn”, “Số bé” nên lẽ ra phải trả lời là:
13

skkn


Số thóc trong kho thứ nhất là:
( Hoặc: Kho thứ nhất chứa số thóc là:......)

Số thóc trong kho thứ hai là:
( Hoặc: Kho thứ hai chứa số thóc là:.....)
Thì một số em sẽ chỉ viết rằng: “ Kho lớn là”, “ Kho bé là”
Khi tiến hành hoạt động này tôi áp dụng kĩ thuật “ Khăn trải bàn” để tiến
hành tổ chức hoạt động cho học sinh
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành nhóm 4, phát phiếu cho các nhóm

Bước 2: Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh quản lí một góc phiếu, làm cá
nhân vào góc phiếu của mình. Sau đó nhóm trưởng sẽ tổng hợp, đưa ra kết quả
cuối cùng vào giữa phiếu.

Bước 3: Giáo viên yêu cầu các nhóm gắn phiếu lên bảng và một số nhóm
trình bày và nhận xét.
Bước 4: Sau thảo luận học sinh rút ra kết luận: Khi thực hiện giải toán cần
phải gắn tên đại lượng phù hợp với “ Số lớn” , “Số bé” và áp dụng đúng công
thức để làm bài.
Sau khi học sinh tiến hành xong 2 hoạt động tôi đặt câu hỏi với học sinh:
Vậy khi giải dạng toán “tổng - hiệu” ta làm theo những bước nào?Sau đó tơi kết
luận về các bước giải dạng tốn này.
Bước 1: Xác định: Tổng? Hiệu?
( Tên gọi số lớn? Tên gọi số bé?)
13

skkn


Bước 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt
Bước 3: Trình bày lời giải phù hợp với sơ đồ tóm tắt
Bước 4: Thử lại
( Lấy số bé cộng hiệu so sánh với số lớn, lấy số bé cộng với số lớn so

sánh với tổng)
Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động dạy học trong lớp theo hướng trải
nghiệm.
Dạy học thông qua trải nghiệm là cách thức tổ chức q trình dạy học
thơng qua một chuỗi các hoạt động trải nghiệm của người học. Dạy học thơng
qua trải nghiệm khuyến khích tổ chức các hoạt động độc lập, tự học hoặc nhóm
hợp tác của học sinh, đòi hỏi giáo viên thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập
giúp học sinh tự phát hiện, phân tích và vận dụng kiến thức thơng qua quy trình
gồm 5 bước: (1) Gợi động cơ, tạo hứng thú → (2) Trải nghiệm → (3) Phân tích,
khám phá, rút ra bài học → (4) Thực hành → (5) Vận dụng.
Thông thường sau khi học xong bài học giáo viên thường củng cố dạng
toán “ tổng - hiệu” bằng cách u cầu học sinh nhắc lại cơng thức: Muốn tìm số
lớn ta làm như thế nào? Muốn tìm số bé ta làm như thế nào? nhưng như vậy học
sinh vẫn chưa có thể vận dụng được tốt vào các bài tập ở các dạng khác nhau vì
tất cả những bài tập trong sách giáo khoa mức độ rất đơn giản và yếu tố tổng hiệu trong bài đã rất tường minh nên học sinh chỉ cần áp dụng công thức làm
bài. Chính vì vậy khi tơi dạy dạng tốn này ở phần củng cố và dặn dị tơi tiến
hành tổ chức hoạt động cho học sinh theo hướng trải nghiệm như sau:
Hoạt động 1: Gợi động cơ, tạo hứng thú:
Tôi đưa ra một bài tốn như sau: Trung bình cộng của hai số bằng 25. Số
thứ nhất hơn số thứ hai 12 đơn vị. Tìm hai số đó?
Hoạt đợng 2: Trải nghiệm – Khám phá – Rút ra cách làm:
- Học sinh thảo luận nhóm để tìm ra cách giải quyết:
+ Học sinh nhận thấy dữ liệu bài toán chỉ cho biết hiệu mà chưa cho biết
tổng vì vậy học sinh thảo luận cách làm để tìm ra tổng.
- Học sinh thảo luận tìm ra cách tổng : Muốn tìm tổng ta lấy trung bình
cộng nhân với số số hạng.

13

skkn



Hoạt đợng 3: Thực hành:
- Học sinh trình bày lời giải
Bài giải
Tổng của hai số là:
25 x 2 = 50
Ta có sơ đồ:
?

Số thứ nhất
12

50

Số thứ hai
?

Số thứ nhất là:
(50 + 12) : 2 = 31
Số thứ hai là:
(50 – 12) :2 = 19
Đáp số: Số thứ nhất:31
Số thứ hai: 19


Hoạt động 4: Vận dụng:
- Học sinh sưa tầm những bài tốn thuộc dạng tốn “ Tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó” mà tổng hoặc hiệu không tường minh.
Như vậy sau hoạt động này học sinh nhận thấy rằng dạng tốn tổng- hiệu

khơng chỉ đơn thuần như sách giáo khoa mà cịn có rất nhiều dạng phức tạp từ
đó kích thích tính tìm tịi khám phá ở các em.
Giải pháp 4: Đổi mới hình thức nhận xét bài làm của bạn.
13

skkn


Con đường nhận thức của học sinh tiểu học là: "Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn". Chính vì vậy, đồ
dùng, thiết bị dạy học có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo hứng thú cho
học sinh, đặc biệt là các đồ dùng dạy học tự làm. Những đồ dùng dạy học như:
những tấm bìa tam giác, hình thang,... phiếu học tập hình bông hoa, đồ dùng tổ
chức các trò chơi...
Tôi nhận thấy khi tiến hành cho học sinh nhận xét bài làm của bạn thì hầu
hết giáo viên chỉ làm theo phương pháp truyền thống như:
+ Gọi học sinh đứng dậy nhận xét bài làm của bạn sau đó hỏi ý kiến của cả
lớp xem có đồng ý với nhận xét của bạn hay khơng.
+ Gọi học sinh lên bảng dùng phấn nhận xét bài bạn.
+ Giáo viên đọc bài làm của bạn sau đó hỏi ý kiến học sinh dưới lớp bằng
hình thức: ai đồng ý thì giơ tay, ai khơng đồng ý thì không giơ tay.
Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng nếu giáo viên cứ áp dụng các hình thức như
vậy sẽ khiến học sinh nhàm chán, khiến giờ học trở nên không sơi động. Vậy
thay vì
những hình thức nhận xét bài truyền thống thì giáo viên nên đổi mới để lơi
cuốn các em vào bài học, tăng hứng thú học tập cho các em và khiến giờ học trở
nên sơi động hơn.
Ví dụ khi tiến hành dạy học bài “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai
số đó” có thể tiến hành làm theo các cách như sau:
+ Cho học sinh giơ bảng mặt cười ( nếu học sinh đồng ý với ý kiến của

bạn), giơ bảng mặt mếu ( nếu học sinh không đồng ý với ý kiến của bạn).
+ Tiến hành cho học sinh làm hình ảnh bông hoa nở (nếu học sinh đồng ý
với bài của bạn), hình ảnh nụ hoa ( nếu học sinh khơng đồng ý với bài bạn)

13

skkn


Giải pháp 5: Đổi mới hình thức động viên, khen thưởng học sinh.
Đặc điểm chung của học sinh tiểu học là thích được khen. Vì vậy, giáo viên
cần có sự động viên, khích lệ một cách kịp thời để các em cùng nhau phấn đấu,
cùng nhau tiến bộ là một điều vơ cùng trong q trình dạy học nói chung và
dạydạng tốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu nói riêng. Có rất nhiều cách đợng
viên, khen thưởng như:
a. Động viên.
- Khi học sinh trả lời gần đúng đáp án, giáo viên có thể bằng cử chỉ, điệu
bộ kết hợp với lời nói : “Gần đúng rồi”, “Cố lên em”...
- Khi học sinh trả lời sai, giáo viên có thể nói rằng: “Cơ thấy em trong giờ
học con rất tập chung nghe cô giảng bài nhưng chắc do con hơi mất tự tin một
chút nên kết quả của con chưa đúng, con cẩn thận hơn một chút nữa thì cô nghĩ
con sẽ làm rất tốt”
- Khi học sinh trả lời đúng, giáo viên có thể nói rằng: “ Con giỏi lắm, con
cố gắng phát huy nhé! ”
- Kích thích học sinh đưa ra các câu trả lời bằng cách nói: “Bạn nào giỏi
cho cô biết...”, “Hãy giúp cô...”, “Đã có 2, 3, 4... bạn biết rồi, còn bạn nào biết
nữa không?”...
b. Khen thưởng
- Khen thưởng, đánh giá bằng thư tay: Thư tay là một trong những hình
thức khen thưởng, đánh giá mà học sinh cảm thấy rất yêu thích.Trong hình thức

này, giáo viên là người thiết kế thư tay, viết các nội dung khen thưởng, động
viên, nhắc nhở vào đó. Học sinh nhận được thư có thì sẽ dán trên góc học tập để
trưng bày trong tháng.
13

skkn


Ví dụ :
Trường Tiểu học
……

Lớp 4C
T HƯ

K HE
N

THƯ KHEN
Cơ biết trong giờ học vừa rồi, con đã có rất nhiều cố gắng và tiến bộ, con đã
tính tốn nhanh hơn. Con thấy không, khi ta tập trung chú ý để làm một việc
gì đó sẽ hiệu quả hơn. Cơ hy vọng rằng con sẽ phát huy trong thời gian tới.
Cô khen!
Cô A

- Khen thưởng, đánh giá bằng các hình sticker : Sau mỗi hoạt động để đánh
giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên có thể sử dụng các thẻ dán sticker.

Sau khi nhận được sticker, học sinh trưng bày ở góc lớp của mình và học
sinh hãy tự nói lên cảm nhận về kết quả mình hồn thành hơm nay. Cuối tháng,

học sinh tổng hợp lại kết quả của mình đạt được, bạn nào có nhiều sticker tốt
nhất sẽ được đổi lấy quà từ cô giáo.
Khen thưởng, đánh giá bằng hình thức dán ảnh tơn vinh trên bảng sau mỗi
hoạt động :Dán ảnh tơn vinh là hình thức khen thưởng học sinh được dán ảnh
trực tiếp của mình lên trên góc bảng. Sau mỗi buổi học, giáo viên sẽ tổng kết lại
kết quả đạt được của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ lên trình bày cảm nghĩ của
mình về những gì mình đạt được.
Hình thức khen thưởng này, học sinh cảm nhận một cách trực tiếp mình
được tơn vinh, được động viên trước lớp. Từ đó học sinh được tiếp thêm động
lực một cách mạnh mẽ, chắc chắn các em sẽ cố gắng và tiến bộ trong các hoạt
động học tập.
Khen bằng miệng: “Tốt lắm!”, “Giỏi lắm!”, “Em có tiến bộ rồi”, “Em cần
cố gắng hơn”...; khen bằng hình thức vỗ tay, tặng quà...
Khi nhận xét vở của học sinh, em nào làm tốt có những lời nhận xét: “Em
làm bài tốt. Cô khen!”, “Em đã hiểu bài”, “Tiếp tục phát huy em nhé!”; em nào
làm chưa tốt có những lời nhận xét: “Em cần cố gắng”, “Em cần đọc kĩ đề”,
“Em cần tính toán cẩn thận hơn”...
Đối với tôi, mọi sự cố gắng đều đáng được trân trọng, các em học sinh chỉ
cần cố gắng tiến bộ từng bước, mạnh dạn tự tin trình bày, các em đều đáng được
khen. Khuyến khích, động viên đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh sẽ
có tác dụng tạo hứng thú cho các em trong học tập.
Động viên, khen thưởng là một hình thức khơng thể thiếu trong q trình
học tập. Và đổi mới các hình thức khen thưởng lại là một nghệ thuật sư phạm để
đem
13

skkn


lại sự hứng thú, sơi nổi trong q trình học tập. Và thực tế khi áp dụng một số

hình thức đánh giá, khen thưởng mới. Tôi thấy học sinh lớp mình đã sơi nổi ,
hứng thú , say mê học tập hơn hẳn. Do vậy kết quả dạy học được nâng cao rõ
rệt.
7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Các giải pháp trên có thể áp dụng được đối với tất cả học sinh lớp 4 ở các
trường Tiểu học.
8. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có):
Khơng có thông tin bảo mật .
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên cần năng động, sáng tạo, ln tìm tịi, cập nhật những cái
mới. Trong bối cảnh thế giới hội nhập, sự bùng nổ thông tin ngày càng
mạnh mẽ, nếu giáo viên khơng năng động, tích cực tìm kiếm, cập nhật
thơng tin thì họ sẽ bị lạc hậu. Việc giáo viên luôn sáng tạo, đổi mới, cập
nhật tri thức thực tiễn sẽ giúp cho những giờ học cho học sinh trở nên bổ
ích, hào hứng và hiệu quả hơn.
+ Giáo viên cần nhiệt huyết với nghề, với học sinh.
- Đối với học sinh: Học sinh cần tích cực, chủ động tham gia vào quá trình
học tập, tự mình khám phá và chiếm lĩnh tri thức, sáng tạo đưa ra các ý tưởng
giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ học tập.
- Về cơ sở vật chất: Đảm bảo đồ dùng học tập đầy đủ (tranh, ảnh, đồ dùng
học toán…); phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, máy chiếu,
mạng internet…).
- Cần phối hợp chặt chẽ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội, tạo điều kiện
tốt nhất để các em được học tập trải nghiệm, tham gia vào các dự án học tập…
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến tác giả
Sau khi áp dụng các giải pháp trong sáng kiến trên, tôi kiểm chứng lại và

thu được kết quả như sau:
Làm sai phép tính, viết Làm đúng phép tính, Làm đúng lời giải
viết lời giải sai
và phép tính
TSHS lời giải chưa đúng
21

Tổng
HS

0
0
Đánh giá xếp loại
số Hồn thành tốt
SL
%

2
1

19
20

Hoàn thành
SL

21

%


Chưa hoàn thành
SL
%

10
47,6
11
52,4
0
0
Qua bảng thống kê cho thấy hệ thống các giải pháp tôi thực hiện đã đạt kết
quả đáng kể, các em học tập tiến bộ rõ rệt. Các em không chỉ ghi nhớ được công
13

skkn


thức mà cịn chủ động linh hoạt trong giải tốn. Kết quả học sinh đạt điểm 9 –
10 trong các kì thi khảo sát tăng đáng kể. Các giải pháp trong sáng kiến này đã
được đồng nghiệp, tổ chuyên môn và nhà trường đánh giá cao, đáp ứng được
nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của cá nhân, tổ chức.
Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học dạng toán tổng – hiệu cho
học sinh lớp 4 trường Tiểu học..., tôi đã nghiên cứu và áp dụng các giải pháp
giúp học sinh hứng thú và học tốt dạng tốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của
hai số đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Toán 4. Sau một thời gian áp
dụng các giải pháp trên, tôi đã kiểm tra lại và thu được kết quả giữa kì I, năm
học 2020 - 2021 cụ thể như sau: Tổng số HS lớp 4 là 123 em trong đó có 70 em
hoàn thành tốt (chiếm 56,9%), 53 em hoàn thành (chiếm 43,1%), 0 em chưa

hoàn thành (chiếm 0%).
Nhìn vào thớng kê trên, tơi thấy chất lượng dạy học môn Toán giữa kì I khá
tốt, hơn nửa số học sinh đạt mức hoàn thành tốt, không có học sinh chưa hoàn
thành. Tơi rất vui vì những giải pháp mà tôi đã nếu trong sáng kiến trên đã phần
nào đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học mơn Toán cho học
sinh lớp 4 trong tồn trường. Tôi tin rằng nếu các giải pháp này được áp dụng
rộng rãi ở tất cả các môn học sẽ đem lại hiệu quả cao và đem lại hứng thú và
niềm vui cho các em trong học tâp.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng giải pháp lần đầu.

13

skkn


Số
TT

Tên tổ chức/ cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng
sáng kiến`

1

Phó Thị Minh Phượng


Trường Tiểu học
Yên Thạch , xã Yên
Thạch, huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Giải pháp giúp học sinh hứng
thú và học tốt dạng tốn tìm
hai số khi biết tổng và hiệu
của hai số đó.

2

Nguyễn Thị Lan Hương

Trường Tiểu học
Yên Thạch , xã Yên
Thạch, huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Giải pháp giúp học sinh hứng
thú và học tốt dạng toán tìm
hai số khi biết tổng và hiệu
của hai số đó.

3

Lê Thị Quý Lan

4


Doãn Thị Thắm

5

Vũ Thị Thản

Trường Tiểu học
Yên Thạch, xã Yên
Thạch, huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trường Tiểu học
Yên Thạch, xã Yên
Thạch, huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trường Tiểu học
Yên Thạch, xã Yên
Thạch, huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Giải pháp giúp học sinh hứng
thú và học tốt dạng tốn tìm
hai số khi biết tổng và hiệu
của hai số đó.
Giải pháp giúp học sinh hứng
thú và học tốt dạng tốn tìm
hai số khi biết tổng và hiệu
của hai số đó.
Giải pháp giúp học sinh hứng
thú và học tốt dạng tốn tìm
hai số khi biết tổng và hiệu

của hai số đó

Yên Thạch, ngày.....tháng......năm......
HIỆU TRƯỞNG

Yên Thạch, ngày 18 tháng 3 năm 2021
TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phó Thị Minh Phượng

Trương Viết Bào

Nguyễn Thị lan Hương

......., ngày.....tháng......năm......
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN

13

skkn



×