Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN giải pháp giúp học sinh hứng thú học tập môn tin học lớp 6 thông qua hoạt động khởi động trước khi vào bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.08 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Trần Thị Minh Tâm.
- Ngày tháng năm sinh: 24/08/1987.

Nam, nữ: Nữ.

- Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Hợp – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.
- Chức danh: Giáo viên.
- Trình độ chuyên môn: Đại học Tin.
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%.
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả: Trần Thị Minh Tâm.
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông
tin cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh hứng thú học tập môn tin học
lớp 6 thông qua hoạt động khởi động trước khi vào bài học.
- Lĩnh vực áp dụng: giáo dục. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Kích thích
tính tò mò và định hướng hoạt động của học sinh trước khi hình thành kiến thức
mới. Tác động đến tư tưởng và tình cảm của học sinh ngay từ 5 phút đầu giờ
học: gợi ý cho học sinh và kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạo được không
1


khí học tập tích cực, sôi nổi cho học sinh. Giúp cho học sinh có tâm thế tốt, dẫn
dắt, cuốn hút học sinh vào bài học mới.
1. Mô tả sáng kiến:
Như Khổng Tử đã từng nói “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích
mà học không bằng vui mà học”. Và định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi


giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy, đó là: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo
của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 24, Luật giáo
dục). Từ nội dung của câu nói và thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và sự ham
thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên trong
học tập.
Thật vậy, tâm lý của học sinh là hào hứng với cái mới, thích sự sáng tạo
và thi đua lẫn nhau. Để kích thích sự sáng tạo, trí tò mò của học sinh và giúp cho
học sinh tham gia nhiệt tình vào lớp học thì hoạt động khởi động là một hoạt
động cần thiết và mang lại hiệu quả dạy học. Như là mỗi bài văn đều kết cấu từ
ba phần, nếu phần mở bài suôn sẻ, cuốn hút thì mức độ thành công đã đạt 40%.
Khâu dẫn nhập chỉ là khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài dạy, nhưng lại ở
vào vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó xuyên suốt với các hoạt
động còn lại.
Hoạt động khởi động chỉ diễn ra trong khoảng 5 phút trước khi vào bài
mới nhưng nó có vai trò như trải nệm để dẫn dắt học sinh nhận thức nội dung
2


bài học mới một cách hứng thú, say mê. Đồng thời cũng là quá trình then chốt
thúc đẩy tính tích cực ở học sinh. Vậy nên, người dạy không thể bỏ qua hoạt
động này.
Nhưng trong thực tế khởi động vào bài học chưa được coi trọng, còn
nhàm chán, qua loa, chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức trong mỗi tiết dạy,
chưa đảm bảo được tiến trình dạy học “đầu xuôi đuôi lọt”. Học sinh chưa có tâm
thế tốt, chưa sẵn sàng cho một bài học mới.
Một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò
chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên

bài học mà ai cũng biết. Chưa coi hoạt động khởi động là một hoạt động học tập,
chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình. Có giáo viên còn cố gắng
giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này.
Xuất phát từ những lí do mang tính thiết thực đó, trong phạm vi của một
sáng kiến tôi xin đề cập đến “Giải pháp giúp học sinh hứng thú học tập môn
tin học lớp 6 thông qua hoạt động khởi động trước khi vào bài học” mà tôi đã
tiến hành nghiên cứu và áp dụng vào thực tế dạy học.
1.1. Các bước thực hiện giải pháp:
Để tổ chức hoạt động khởi động đạt được mục đích là kích thích tính tò
mò và định hướng hoạt động của học sinh trước khi hình thành kiến thức mới thì
người giáo viên có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như kể chuyện, xây
dựng tình huống có vấn đề, nêu câu hỏi có vấn đề, hoạt động trải nghiệm, quan
sát,… Tuy nhiên thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút nên giáo viên
3


chỉ giành khoảng 5 phút để dẫn vào bài mới. Vậy nên, yêu cầu của hoạt động
khởi động là cần ngắn gọn, khái quát cao, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài dòng,
vòng vo. Từ đó tạo cho học sinh cảm giác dễ hiểu, hứng thú, hứa hẹn một tiết
dạy hấp dẫn, hiệu quả. Dù có dưới bất kì hình thức nào thì giáo viên vẫn phải
dùng câu hỏi để kết nối học sinh tham gia vào hoạt động học.
Bằng các câu hỏi liên quan đến bài học, giáo viên giúp học sinh tự thể
hiện những thắc mắc, nhu cầu cần tìm hiểu về một vấn đề/nhiệm vụ chuẩn bị
được học hay muốn đào sâu hoặc tìm cách lí giải cho mình một vấn đề chưa
thấu đáo nào đó… Giáo viên cần dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh
sẽ làm gì, trả lời câu hỏi như thế nào, sẽ có những thắc mắc gì?. Việc này đòi hỏi
giáo viên cần có sự chuẩn bị bài giảng phần khởi động cụ thể, không được máy
móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều biện pháp sinh động, nhiều ý
tưởng sáng tạo.
Thứ nhất: Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu bài học, nội dung bài học trong sách
giáo khoa và sách giáo viên, hình dung ra kịch bản bài học trên lớp và cụ thể hoá
mục tiêu bài học thành những yêu cầu cụ thể (đầu ra) của hoạt động học.
Ví dụ 1: Mục tiêu của bài 1 (tiết 1): Thông tin và tin học (trang 6, Tin học
dành cho trung học cơ sở - Quyển 1): Theo sách giáo khoa và sách giáo viên,
định hướng mục tiêu của tiết học này là: Học sinh biết được thông tin là gì và
hoạt động thông tin của con người gồm những hoạt động nào.

4


Ví dụ 2: Mục tiêu của bài 3 (tiết 1): Em có thể làm được những gì nhờ
máy tính (trang 16, Tin học dành cho trung học cơ sở - Quyển 1): Theo sách
giáo khoa và sách giáo viên, định hướng mục tiêu tiết học này là: Học sinh biết
được một số khả năng ưu việt của máy tính.
Ví dụ 3: Mục tiêu của bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành (trang 62, Tin học
dành cho trung học cơ sở - Quyển 1): Theo sách giáo khoa và sách giáo viên,
định hướng mục tiêu tiết học này là: Học sinh biết được vai trò của việc điều
khiển trong hệ thống phức tạp và cái gì điều khiển bên trong máy tính.
- Giáo viên tìm hiểu để biết học sinh đã có những kiến thức, kinh nghiệm
gì từ thực tiễn, từ các bài đã học ở cùng môn hay môn khác trong chương trình
phổ thông liên quan đến nội dung học tập trong bài học mới để sẵn sàng gợi ý
cho học sinh nhớ lại và liên hệ với bài mới, để học sinh cảm nhận được nhiệm
vụ bài học là nhẹ nhàng, không xa lạ.
- Từ đó hình dung cụ thể hoạt động khởi động ở trên lớp và thiết kế câu
hỏi phù hợp, kích thích tính tò mò và định hướng hoạt động của học sinh vào bài
học mới. Giáo viên cũng cần dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh sẽ
làm gì, trả lời câu hỏi như thế nào, sẽ có những thắc mắc gì?
Ví dụ 1: Trong bài 1: Thông tin và tin học (trang 6, Tin học dành cho
trung học cơ sở - Quyển 1) phần khởi động đã sử dụng một khổ thơ trích từ bài

thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận để kích thích tính tò mò và
định hướng hoạt động của học sinh vào bài học mới.

5


Ví dụ 2: Trong bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính (trang
16, Tin học dành cho trung học cơ sở - Quyển 1): phần khởi động đã sử dụng
các phép toán và một bảng các số để kích thích tính tò mò và định hướng hoạt
động của học sinh vào bài học mới.
Ví dụ 3: Mục tiêu của bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành (trang 62, Tin học
dành cho trung học cơ sở - Quyển 1): phần khởi động sử dụng câu hỏi với một
vài đáp án gợi ý và cho học sinh tùy trí tưởng tượng đưa ra đáp án khác để kích
thích tính tò mò và định hướng hoạt động của học sinh vào bài học mới.
Thứ hai: Hoạt động khởi động trước khi vào bài học mới được tiến
hành như sau:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc to, rõ câu hỏi nêu nhiệm
vụ khởi động trong sách giáo khoa (hoặc giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi
khác đã được chuẩn bị), cả lớp chú ý theo dõi, lắng nghe.
Ví dụ 1: Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc to, rõ phần khởi động sách
giáo khoa trong bài 1: Thông tin và tin học (trang 6, Tin học dành cho trung học
cơ sở - Quyển 1). Các học sinh khác chú ý lắng nghe, theo dõi sách giáo khoa.

Khổ thơ dưới đây được trích từ bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà
thơ Huy Cận:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
6



Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Sau khi đọc khổ thơ, em có trả lời được các câu hỏi sau không:
a) Mặt trời trông như thế nào?
b) Đoàn thuyền đánh cá đi đâu? Đây có phải lần đầu đoàn thuyền đi như
vậy không?
c) Khung cảnh mà khổ thơ nói tới diễn ra trong thời gian nào và ở đâu?
Ví dụ 2: Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc to, rõ phần khởi động sách
giáo khoa trong bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính (trang 16, Tin
học dành cho trung học cơ sở - Quyển 1). Các học sinh khác chú ý lắng nghe,
theo dõi sách giáo khoa.
- Nếu thực hiện các phép tính sau em sẽ mất bao nhiêu thời gian?
3452146 x 13426

5467231 x 24834

2698043 : 33

- Cùng với các bạn em thử xem ai là nguời nhớ được nhiều số nhất trong
bảng số sau đây?
14

36

10

15

67


13

62

11

12

69

27

15

30

25

65

52

41

34

49

36


69

34

13

52

86

47

38

37

25

63

39

21

23

36

3


28

7


Ví dụ 3: Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc to, rõ phần khởi động sách
giáo khoa trong bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành (trang 62, Tin học dành cho
trung học cơ sở - Quyển 1:
Trong các chương trước, em đã được làm quen với khái niệm thông tin
với chiếc máy tính. Chúng ta cũng được biết những lợi ích và ứng dụng mà máy
tính đem lại cho con người trong cuộc sống. Vậy cái gì làm cho máy tính có
nhiều ứng dụng như vậy? Cái gì đang điều khiển bên trong chiếc máy tính kì
diệu kia? Theo em cái gì đang điều khiển hoạt động bên trong một máy tính?

Động cơ vĩnh cửu

Siêu nhân

Chuyên gia bí ẩn

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thức thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh trình bày những ý kiến, đánh giá, nhận xét của cá nhân:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ý thức rõ vấn đề, tình huống, nhiệm vụ
học tập cần phải thực hiện thông qua các câu hỏi trong phần khởi động trong
sách giáo khoa.
- Giáo viên có thể dự kiến thêm những câu hỏi để gợi lại các kiến thức,
biểu tượng đã có của học sinh liên quan đến bài học mới; những câu hỏi cho học
sinh giỏi để phát triển vấn đề, tìm hiểu vấn đề ở mức cao; những câu hỏi để cụ
thể hoá, chia nhỏ, làm rõ vấn đề đối với những học sinh nhận thức chậm.
8



Ví dụ 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ phần khởi
động sách giáo khoa trong bài 1: Thông tin và tin học (trang 6, Tin học dành cho
trung học cơ sở - Quyển 1):
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo tổ: tổ 1 trả lời câu hỏi phần a;
tổ 2 trả lời câu hỏi phần b; tổ 3 trả lời câu hỏi phần c (các cặp đôi theo bàn quay
sang nhau trao đổi, thảo luận); Giáo viên quan sát hoạt động thảo luận của các
nhóm bàn, chủ động đến giúp đỡ nhóm bàn gặp khó khăn, vướng mắc. Có 2
phút cho hoạt động này.
- Giáo viên quan sát chung cả lớp một lần nữa, thời gian cho hoạt động
lúc này đã vừa đủ so với dự kiến. Giáo viên cho học sinh chia sẻ ý kiến trước
lớp. Nhiều học sinh giơ tay xin được trả lời:
+ Giáo viên gọi một học sinh ở tổ 1 trả lời phần a, câu trả lời đó là: mặt
trời trông như hòn lửa. Giáo viên hỏi các thành viên còn lại trong tổ hoặc tổ
khác có ý kiến khác không (không). Giáo viên gọi học sinh trả lời tiếp câu hỏi
tiếp theo.
+ Giáo viên gọi một học sinh ở tổ 2 trả lời phần b, câu trả lời đó là: đoàn
thuyền đánh cá đi ra khơi. Đây không phải là lần đầu đoàn thuyền đánh cá đi
như vậy. Giáo viên hỏi thêm: từ ngữ nào thể hiện đoàn thuyền ra khơi không
phải là lần đầu?. Nhiều học sinh giờ tay. Giáo viên gọi học sinh trả lời, câu trả
lời là: nhờ từ ngữ “lại” trong câu thơ thứ hai của khổ thơ. Giáo viên hỏi các
thành viên còn lại trong tổ hoặc tổ khác có ý kiến khác không (không). Giáo
viên gọi học sinh trả lời tiếp.
9


+ Giáo viên gọi một học sinh ở tổ 3 trả lời phần c, câu trả lời đó là: Khung
cảnh mà khổ thơ nói tới diễn ra trong thời gian là vào buổi sáng sớm và ở biển.
Lúc này nhiều học sinh khác giơ tay xin nêu ý kiến khác. Giáo viên gọi một học

sinh khác, câu trả lời đó là: Khung cảnh mà khổ thơ nói tới diễn ra trong thời
gian là vào buổi chiều tối, lúc hoàng hôn và ở biển. Giáo viên hỏi học sinh này:
tại sao em biết thời gian vào buổi chiều tối, lúc hoàng hôn?. Học sinh trả lời:
nhờ các cụm từ trong khổ thơ là “Mặt trời xuống biển” và “đêm sập cửa”. Giáo
viên hỏi các thành viên còn lại trong tổ hoặc tổ khác có ý kiến khác không
(không). Giáo viên cho học sinh hoạt động tiếp.
+ Giáo viên đặt câu hỏi thêm (dành cho đối tượng học sinh khá giỏi): Câu
thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” không nói trực tiếp về các ngư dân có
mặt trên thuyền nhưng em có thể cảm nhận được không khí lao động như thế
nào? Một, hai học sinh giơ tay. Giáo viên gọi học sinh trả lời, câu trả lời đó là:
không khí lao động rất vui vẻ, tích cực. Không có ý kiến khác, giáo viên cho học
sinh hoạt động tiếp.
Ví dụ 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ phần khởi
động sách giáo khoa trong bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính
(trang 16, Tin học dành cho trung học cơ sở - Quyển 1):
+ Hoạt động 1: Giáo viên cho hai nhóm học sinh thực hiện: Nhóm 1: thực
hiện phép toán nhân trong phần khởi động trên máy tính cầm tay. Nhóm 2: thực
hiện phép toán nhân trong phần khởi động bằng bút và giấy nháp. Sau đó cho
học sinh báo kết quả và đưa ra nhận xét cách nào nhanh hơn? Học sinh tích cực
hoạt động, nhanh nhẹn lấy máy tính bấm và lấy bút-nháp thực hiện tính toán.
10


Kết quả là: Máy tính cầm tay thực hiện phép tính nhanh hơn tính bằng bút và
giấy.
+ Hoạt động 2: Giáo viên đưa ra trò chơi “Ai là người nhớ được nhiều
nhất”: Giáo viên đưa ra yêu cầu: cho học sinh 30 giây để quan sát và ghi nhớ
bảng có 36 số trong phần khởi động sách giáo khoa của bài học. Sau 30 giây sẽ
gọi 4 bạn lên bảng ghi lại các con số mà mình nhớ được. Học sinh rất tích cực
hoạt động, bạn nào cũng rất tập trung và cố gắng ghi nhớ nhiều nhất có thể, sau

đó hăng hái giơ tay lên trình bày kết quả của mình. Kết quả là: sau 30 giây quan
sát và ghi nhớ, bạn nhớ được đúng và nhiều số nhất là 12/36 số.
Ví dụ 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ phần khởi
động sách giáo khoa trong bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành (trang 62, Tin học
dành cho trung học cơ sở - Quyển 1):
Giáo viên chiếu hình ảnh của các đáp án gợi ý trong sách giáo khoa cho
học sinh quan sát nhằm thu hút sự chú ý cho học sinh. Giáo viên đặt câu hỏi
“Những bạn nào cho rằng động cơ vĩnh cửu điểu khiển bên trong một máy tính
thì giơ tay?”; Một số học sinh mạnh dạn giơ tay. Giáo viên đặt câu hỏi tiếp
“Những bạn nào cho rằng siêu nhân điểu khiển bên trong một máy tính thì giơ
tay?”; Lúc này có tiếng cười vang lên, không có học sinh nào giơ tay. Giáo viên
đặt câu hỏi tiếp “Những bạn nào cho rằng chuyên gia bí ẩn điểu khiển bên trong
một máy tính thì giơ tay?”; Lúc này khá nhiều học sinh giơ tay kèm theo những
tiếng xì xào bàn luận.
Giáo viên đưa ra câu hỏi tiếp: Bạn nào không lựa chọn một trong những
đáp án này thì hãy đưa ra đáp án theo ý kiến riêng của cá nhân. Học sinh khá sôi
11


nổi, hăng hái đưa ra đáp án theo cách nghĩ của mình. Các câu trả lời đó là: Cái
điều khiển bên trong chiếc máy tính là con người/là máy móc/là bộ xử lý trung
tâm/là chuột máy tính,…
Bước 3: Giáo viên định hướng hoạt động học bài mới
Giáo viên ghi tóm tắt toàn bộ câu trả lời của học sinh hoặc dùng kết quả
hoạt động của học sinh trên bảng chính để định hướng hoạt động học bài mới.
Ví dụ 1: Câu trả lời của các em chính là những điều mà các em thu nhận,
cảm nhận được. Các em thấy chỉ qua bốn câu thơ các em đã thu nhận được rất
nhiều điều như các ý cô đã ghi lại trên bảng. Vậy những điều mà các em thu
nhận được ấy được gọi là gì? Nó mang lại lợi ích gì cho con người?. Những điều
thu nhận được sẽ tiếp diễn như thế nào và nó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của

chúng ta? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong tiết học hôm nay, cô và các em
cùng nhau đi tìm hiểu!
Ví dụ 2: Như các em vừa thấy các em tính toán bằng bút và giấy với các
phép tính lớn thì mất khá nhiều thời gian hoặc trong một thời gian ngắn quan sát
thì các em chỉ ghi nhớ được 1/3 các con số. Nhưng với máy tính thì sao? máy
tính có những khả năng ưu việt gì, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu tiết học hôm
nay!
Ví dụ 3: Các em vừa đưa ra rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi “cái gì điều
khiển bên trong một máy tính?”. Vậy bạn nào đã đưa ra được đáp án đúng hay
tất cả các đáp án các bạn đưa ra đều sai? Cô và các em sẽ cùng tìm ra đáp án của
câu hỏi thú vị này trong bài học hôm nay!
12


1.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Tôi đã áp dụng giải pháp trên cho học sinh khối lớp 6 trong năm học 2017
– 2018 đã thu được kết quả rất thiết thực và tích cực: Học sinh chủ động và tích
cực tham gia vào hoạt động khởi động, số học sinh hứng thú với bài học mới cao
hơn, các em yêu thích môn học, hăng say tìm hiểu bài hơn. Hiện giải pháp đang
được tiếp tục áp dụng trong năm học 2018-2019.
- Giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học với tất cả các khối
lớp khi học bộ môn Tin học cũng như các môn học khác.
2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả:
Khi xác định được trọng tâm dạy – học như vậy, kết hợp với việc áp dụng
phương pháp khởi động như trên, dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh đã
tham gia học một cách chủ động, tích cực, tự giác với niềm hăng say thật sự qua
các câu hỏi giáo viên đưa ra, học sinh có thể tự mình nêu vấn đề và trình bày ý
kiến. Bước đầu, cả người dạy và người học khi bắt đầu một tiết học đã phá bỏ
được sự nhàm chán, uể oải. Giáo viên đã truyền được niềm đam mê và hứng thú

học tập cho các em. Bên cạnh đó chính giáo viên đã nhận được những phản hồi
tích cực từ phía học sinh, kêt thúc mỗi tiết dạy bao giờ cũng là những câu hỏi
ngoài lề, liên hệ thực tế. Vậy nên, quá trình dạy học trên lớp chỉ gói gọn trong
vòng 45 phút, khiến cả người dạy – người học cảm thấy rất ngắn, tiết học trôi
qua rất nhanh, trọng tâm kiến thức được truyền đạt, đồng thời hình thành kĩ năng
sống, giao tiếp và học tập cho học sinh. Đây chính là động lực cũng là mục tiêu
13


để người dạy tiếp tục áp dụng và tìm tòi, đổi mới các phương pháp trong dạy
học.
Qua thời gian áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy học sinh được kích thích
hứng thú, tạo được không khí học tập tích cực, sôi nổi. Học sinh có tâm thế tốt
và cuốn hút được học sinh vào bài học mới. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
Học sinh hứng thú với bài học mới
Trước khi thực
STT

Lớp

Sau khi thực hiện

Sĩ số

Ghi chú
hiện giải pháp

giải pháp

Số lượng


%

Số lượng

%

1

6A

30

14

46,67

27

90

2

6B

30

20

66,67


29

96,67

3

6C

31

12

38,71

26

83,4

Tổng

6

91

46

50,55

82


90,11

3. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối với nhà trường: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể
nghiên cứu khoa học cũng như có những sáng kiến thiết thực cho việc dạy và
học
- Đối với giáo viên:
+ Nắm bắt được tâm lý, tư tưởng, tình cảm của lứa tuổi học sinh lớp 6.
+ Thiết kế câu hỏi phần khởi động lôi cuốn, hấp dẫn, phù hợp với nhiều
đối tượng học sinh.
14


+ Quan tâm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, nắm bắt kịp thời tình
hình học tập bộ môn của học sinh.
- Đối với học sinh: Học sinh là đối tượng được áp dụng sáng kiến, vì vậy
để sáng kiến đạt hiệu quả cao thì học sinh cần có tinh thần ham học hỏi, yêu
thích bộ môn để tự học, nghiên cứu từ sách vở, bạn bè,…
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Tôi đã áp dụng giải pháp trên cho học sinh khối lớp 6 trong năm học
2017 – 2018 đã thu được kết quả rất thiết thực và tích cực: Học sinh chủ động và
tích cực tham gia vào hoạt động khởi động, số học sinh hứng thú với bài học
mới cao hơn, các em yêu thích môn học, hăng say tìm hiểu bài hơn. Hiện giải
pháp đang được tiếp tục áp dụng trong năm học 2018-2019.
- Giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học với tất cả các khối lớp
khi học bộ môn Tin học cũng như các môn học khác.
Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,

đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Tam Hợp, ngày 22 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

15


Trần Thị Minh Tâm

16



×