Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Skkn lôi cuốn phụ huynh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng giáo viên và học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 43 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG
Trường Tiểu học Nghĩa Tân

------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Lôi cuốn phụ huynh tham gia các hoạt động
ngoài giờ lên lớp cùng giáo viên và học sinh”

Họ và tên: Đỗ Thị Loan
Trình độ chun mơn: Cao đẳng sư phạm
Chức vụ: Giáo viên lớp 4

Nghĩa Tân, tháng 5 năm 2019
-1-

skkn


THƠNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Lơi cuốn phụ huynh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng giáo
viên và học sinh”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp của học
sinh lớp 4A.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2016 đến ngày 02 tháng 8 năm 2019.
4. Tác giả:
Họ và tên: Đỗ Thị Loan.
Năm sinh: 12/12/1976.
Nơi thường trú: Đội 5, Nghĩa Tân – Nghĩa Hưng – Nam Định.


Trình độ chun mơn: Cao đẳng Sư phạm.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường tiểu học Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định.
Địa chỉ liên hệ: Đội 5, Nghĩa Tân – Nghĩa Hưng – Nam Định.
Điện thoại: 0779229560.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Lớp 4A, Trường tiểu học Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định.
Địa chỉ: Đội 5, Nghĩa Tân – Nghĩa Hưng – Nam Định.
Điện thoại: 03503872285.

-2-

skkn


MỤC LỤC
Mục
I
1
2
3
4
II
A
1
2
B
1

2
3
3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5
3.2.6
3.2.7
4
III
1
2
3
IV
V

Trang
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Trước khi tạo ra sáng kiến
Hiện trạng trước khi tạo ra sáng kiến
Những ưu điểm và nhược điểm của giải pháp cũ
Giải pháp sau khi có sáng kiến

Vấn đề cần đạt được của việc: “Lôi cuốn phụ huynh tham gia các
hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng giáo viên và học sinh”
Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Các biện pháp thể hiện
Các biện pháp
Cách thực hiện (Tại lớp 4A trường TH Nghĩa Tân)
Tìm hiểu lí lịch của phụ huynh lớp 4A
Họp phụ huynh đầu năm
Bàn bạc với phụ huynh các điều kiện và cách thực hiện hoạt động
Cùng với phụ huynh đề ra các kế hoạch cụ thể của từng hoạt động
Xây dựng quỹ để hỗ trợ học sinh hoạt động
Họp phụ huynh thường kì trong năm
Tạo mơi trường thân thiện giữa giáo viên và phụ huynh
Khả năng áp dụng vào thực tế
HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
Về xã hội hóa giáo dục
Về các phong trào hoạt động ngồi giờ lên lớp của lớp 4A trong
3 năm qua
Về kết quả học tập
KẾT LUẬN
CAM KẾT

-3-

skkn


I./ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
1./ Cơ sở lí luận
Trong văn kiện đại hội đảng tồn quốc lần thứ IX, X, XI đảng ta đã thể hiện

một số quan điểm chỉ đạo như: “Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn đảng,
toàn dân, toàn xã hội. Mọi người, mọi cấp chăm lo cho giáo dục đào tạo”. Ở nước
ta cơng tác xã hội hóa giáo dục cũng là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự
nghiệp phát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp
của dân, do dân và vì dân.
Điều 12 Luật giáo dục 2005 có nêu: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội
học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân”. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong phát triển sự nghiệp giáo dục vì vậy cần khuyến khích, huy động và tạo điều
kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và
cơng dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực
hiện mục tiêu giáo dục.
Căn cứ vào những nội dung đổi mới trong mục tiêu, nội dung dạy học, luật
Giáo dục tiểu học quy định tại Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng
lực và khả năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng
sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Ngày nay đất nước ta đang trong thời đại đổi mới và hòa nhập với thế giới .
Còn các nước trên thế giới đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Để có thể đưa nước
ta sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới thì yếu tố quyết định chính là con
người. Do đó mỗi người dân Việt Nam khơng chỉ trang bị cho mình tri thức tồn
diện mà cịn phải trở thành một con người tồn diện, toàn diện về tri thức, nhân
cách và thể lực.
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nên toàn bộ xã hội đều tập trung cho
giáo dục. Mà phụ huynh là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt
động giáo dục.
-4-

skkn



Hoạt động ngồi giờ lên lớp giữ một vị trí hết sức quan trọng. Nó góp phần
rèn luyện thể chất, nâng cao hiểu biết. Tạo điều kiện cho các em được hoạt động,
được trải nghiệm, được sáng tạo giúp các em mạnh dạn, tự tin từ đó năng lực cá
nhân được phát triển tồn diện. Đặc biệt đó là một hoạt động khơng thể thiếu trong
việc hình thành nhân cách, trí tuệ và thể chất. Là nơi trực tiếp rèn luyện phẩm chất
đạo đức, là cái nôi nuôi dưỡng tài năng và sự sáng tạo của các em. Mà để mọi hoạt
động ngoài giờ lên lớp của học sinh được phát huy tối đa thì sự vào cuộc, giúp sức
của phụ huynh về mọi mặt chính là nhân tố quyết định thành cơng và hiệu quả các
hoạt động đó.
2./ Cơ sở thực tiễn
- Về nhà trường: Trường tiểu học Nghĩa Tân (nơi tôi đang công tác) là
trường thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định nằm tại xã Nghĩa Tân, là một xã
thuần nông nên điều kiện kinh tế của nhà trường rất eo hẹp khơng đủ kinh phí để tự
đầu tư cho tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Về học sinh: Đa số các em là con em nông dân, bố mẹ chủ yếu làm nghề
nông và các nghề lao động phổ thơng, ít có thời gian chăm lo tới các em. Hầu hết
thời gian khi ở trường về nhà các em thường lấy ti vi, máy tính làm bạn. Vì vậy
khả năng giao tiếp, hiểu biết về xã hội, kỹ năng sống của các em rất hạn chế , các
em thường nhút nhát, không dám thể hiện khả năng của mình.
Bảng thống kê học sinh tham gia hoạt động
phong trào và trải nghiệm ứng dụng năm học 2015 – 2016
Tổng số học sinh
34

Thi thoảng tham gia
SL
7

%

20,6%

Chưa bao giờ tham gia
SL
27

%
79,4%

- Về phụ huynh: Nhận thức của phụ huynh chưa thông suốt. Họ coi nhẹ các
hoạt động ngoại khóa, khơng đề cao phát triển giáo dục tồn diện của con em
mình. Họ phó mặc cho giáo viên và nhà trường với suy nghĩ: “ Trăm sự nhờ thầy”.

-5-

skkn


Chủ yếu họ dồn ép con em mình học tốt mơn Tốn và Tiếng Việt dẫn đến các em
khiếp phải học.
Xuất phát từ những điều kiện hoàn cảnh trên. Bản thân tôi nhận thức được
rằng: Để giúp giáo viên thực hiện tốt được chủ đề năm học và đạt được mục tiêu,
nội dung dạy học như luật giáo dục tiểu học quy định thì vai trị cực kỳ quan trọng
và là mấu chốt cho sự thành công trong việc giáo dục tồn diện cho học sinh đó
chính là phụ huynh. Vì vậy, bằng các kinh nghiệm bản thân qua nhiều năm công
tác, qua học hỏi các kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, qua
tham khảo tài liệu. Tơi mạnh dạn xin trình bày một số kinh nghiệm về việc: “Lôi
cuốn phụ huynh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớpcùng giáo viên và học
sinh”.
3./ Đối tượng nghiên cứu

Phụ huynh – Học sinh lớp 4A trường Tiểu học Nghĩa Tân
4./ Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu “Lôi
cuốn phụ huynh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng giáo viên
và học sinh” tại lớp 4A Trường tiểu học Nghĩa Tân.
Sáng kiến này được áp dụng giúp cho tất cả giáo viên trong nhà trường và
nó cịn giúp cho giáo viên, phụ huynh học sinh thấy được sự cần thiết của hoạt
động ngoài giờ lên lớp và vai trò của phụ huynh trong các hoạt động giáo dục này.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
A. Trước khi tạo ra sáng kiến.
1. Hiện trạng trước khi tạo ra sáng kiến.
Trước đây, ở các trường học đa số giáo viên còn chưa bắt kịp với mục tiêu,
nội dung đổi mới của ngành giáo dục. Họ coi nhẹ hoạt động ngồi giờ lên lớp. Có
giáo viên cho rằng: Nó chỉ là hoạt động phong trào, phô trương tốn tiền mà ít có
tác dụng giáo dục. Cho nên dẫn đến khơng quan tâm đúng mức hoặc trường có tổ
chức thì giáo viên cũng chỉ cho học sinh tham gia một cách đại khái, qua loa. Do

-6-

skkn


đó giáo viên xem nhẹ việc: “Lơi cuốn phụ huynh tham gia các hoạt động ngoài giờ
lên lớp cùng giáo viên và học sinh”. Mà :
+ Mọi hoạt động giáo viên thường chủ động đề ra và thực hiện một mình.
+ Giáo viên chỉ thơng báo với phụ huynh những yêu cầu để phụ huynh làm
theo và coi đó như là nhiệm vụ bắt buộc mà phụ huynh phải thực hiện.
2. Những ưu điểm và nhược điểm của giải pháp cũ.
- Ưu điểm:
+ Giáo viên và phụ huynh tiết kiệm được thời gian và kinh tế.

- Nhược điểm :
+ Phụ huynh thụ động chấp hành các quy định, yêu cầu của giáo viên.
+ Phụ huynh coi nhẹ các hoạt động ngồi giờ lên lớp của các em học sinh
+ Khơng thu hút được phụ huynh, không nhận được sự đồng tình của họ.
+ Khơng có quỹ để tổ chức các hoạt động ngồi giờ cho học sinh.
+ Học sinh ít được trải nghiệm, sáng tạo, không khuấy động được sự tò mò,
ham hiểu biết của các em, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện tri thức và
nhân cách trẻ.
Từ những hạn chế của phương pháp cũ, tôi nhận thấy sự cần thiết của việc
đề xuất phương pháp mới: “ Lôi cuốn phụ huynh tham gia các hoạt động ngoài giờ
lên lớpcùng với giáo viên và học sinh”. Giúp cho hoạt động ngoài giờ lên lớp trong
nhà trường trở thành hoạt động không thể thiếu trong công tác giáo dục. Tạo cho
học sinh có cơ hội hoạt động tích cực, bổ ích và thiết thực giúp việc hình thành và
phát triển toàn diện tri thức, nhân cách học sinh.
B. Giải pháp sau khi có sáng kiến.
1. Vấn đề cần đạt được của việc : “Lôi cuốn phụ huynh tham gia các hoạt
động ngoài giờ lên lớp cùng giáo viên và học sinh”.
Trước thực trạng phụ huynh còn thờ ơ với các hoạt động ngoài giờ lên lớp
của trường mà con em họ đang học. Cùng đó là sự lúng túng của nhiều giáo viên

-7-

skkn


trong việc lơi cuốn phụ huynh vào cùng mình thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho học
sinh. Do đó tơi đã nghiên cứu đề tài này với mục đích:
+ Bổ sung cho giáo viên một số kinh nghiệm, hình thức lơi cuốn phụ huynh
cùng mình tổ chức cho các em hoạt động ngồi giờ lên lớp.
+ Giúp học sinh có cơ hội được tham gia trải nghiệm, sáng tạo, học hỏi và

thể hiện bản thân. Từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho các em.
2. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ.
- Phụ huynh chủ động tham gia các hoạt động của lớp, của trường với sự nhiệt tình,
trách nhiệm.
- Nhận được sự đồng thuận cao của phụ huynh.
- Tạo được nguồn kinh phí dồi dào cho các hoạt động.
- Học sinh được hoạt động, được trải nghiệm nhiều hơn.
- Kết quả chiếm lĩnh kiến thức của học sinh cũng như khả năng giao tiếp, ứng xử
đặc biệt là sự năng động, sáng tạo và tài năng của các em thể hiện một cách vượt
trội.
3. Các biện pháp thể hiện : “Lôi cuốn phụ huynh tham gia các hoạt động ngoài
giờ lên lớp cùng giáo viên và học sinh”.
3.1. Các biện pháp:
- Tìm hiểu lý lịch của phụ huynh.
- Họp phụ huynh đầu năm tuyên truyền thực hiện
- Bàn bạc với phụ huynh các điều kiện và cách thức thực hiện hoạt động.
- Cùng với phụ huynh đề ra các kế hoạch cụ thể của từng hoạt động trong
năm học.
- Xây dựng quỹ để hỗ trợ học sinh hoạt động.
- Họp phụ huynh thường kỳ trong năm học.
- Tạo môi trường thân thiện giữa giáo viên và phụ huynh.

-8-

skkn


3.2. Cách thực hiện (Thực hiện với lớp 4A, Trường tiểu học Nghĩa Tân trong 3
năm học 2016 – 2017; năm học 2017 – 2018; năm học 2018 - 2019).
3.2.1 Tìm hiểu lý lịch của phụ huynh lớp 4A.

Năm nào cũng vậy, ngay từ buổi đầu nhận lớp, tôi đã tham khảo giáo viên
lớp 3 cũ về lý lịch từng phụ huynh lớp mình và tự tìm hiểu thêm để nắm được đặc
điểm của từng phụ huynh (Việc này khá dễ dàng vì đa số phụ huynh lớp tơi là
người trong xã Nghĩa Tân).
3.2.2 Họp phụ huynh đầu năm.
- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, khi triển khai nhiệm vụ năm học, tơi
khéo léo nêu vai trị, tác dụng thiết thực của các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhất
là tôi nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn như thế nào đến việc hình thành phát triển giáo
dục tồn diện của học sinh.
- Bầu Ban chấp hành phụ huynh lớp: Hướng phụ huynh bầu những phụ
huynh có điều kiện về thời gian, có năng lực tổ chức và nhiệt tình với các hoạt
động của lớp.
- Tranh thủ sự đồng thuận của Ban Chấp hành phụ huynh cùng họ thuyết
phục, giảng giải cho những phụ huynh khác để mọi phụ huynh tự nguyện tham gia.
Lưu ý: Giáo viên cố gắng nâng cao nhận thức, sự tự giác của phụ huynh
bằng hình thức tuyên truyền, giải thích. Đảm bảo tính hiệu quả của cơng việc,
khơng hình thức chủ nghĩa cá nhân, tránh tạo cho phụ huynh cảm thấy bị áp đặt, gò
ép.
3.2.3 Bàn bạc với phụ huynh các điều kiện và cách thực hiện hoạt động.
- Trong cuộc họp phụ huynh, Giáo viên phải tạo ra môi trường công khai,
dân chủ với mọi phụ huynh. Mọi phụ huynh đều được: “Biết – Bàn – Làm – Kiểm
tra”. Tạo cho mối quan hệ giữa giáo viên, phụ huynh thân mật và với mục tiêu: tất
cả vì học sinh và sự phát triển tồn diện của trẻ.
- Giáo viên cùng phụ huynh vạch ra các hướng để thực hiện cụ thể về từng
mặt (Với lớp 4A tôi chủ nhiệm tôi cùng phụ huynh vạch ra các hướng cụ thể)
+ Ứng dụng trải nghiệm trong nhà trường:
-9-

skkn



Trang trí, vệ sinh lớp học.
Dạy kỹ năng sống cho học sinh.
Các hoạt động văn nghệ, giao lưu trong các ngày lễ.
Hưởng ứng nhiệt tình các cuộc thi của nhà trường phát động (Nhất là những
cuộc thi liên quan đến sự sáng tạo của học sinh). Cụ thể năm học 2016 – 2017
tham gia giao lưu phát triển năng lực học sinh. Năm học 2017 - 2018 tham gia giao
lưu phát triển năng lực học sinh; làm và sử dụng đồ dùng dạy học. Năm học 2018 –
2019 làm STEM tái chế.
+ Ứng dụng trải nghiệm ngoài nhà trường:
Viếng nghĩa trang liệt sĩ.
Tham quan và tìm hiểu về đền, chùa và nhà thờ trong xã.
Giúp đỡ gia đình có hồn cảnh khó khăn, các gia đình thương binh, liệt sĩ.
Tham quan các địa danh trong tỉnh và trải nghiệm kỹ năng sống.
3.2.4 Cùng với phụ huynh đề ra các kế hoạch cụ thể của từng hoạt động.
Trên tinh thần tự nguyện, bàn bạc thống nhất. Trong các năm học vừa qua
tôi cùng các phụ huynh của lớp 4A tôi chủ nhiệm đã lập ra kế hoạch hoạt động
ngoài giờ lên lớp như sau:
Kế hoạch hoạt động của các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tên hoạt
động

Số lượng phụ huynh
Thời gian
2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019

Các HĐ giao
lưu

15


12

15

HĐ trải
nghiệm ứng
dụng

17

15

16

-10-

skkn

- Tháng 9 (Khai giảng).
- 20/11.
- Các cuộc thi do nhà
trường phát động.
- Tổng kết năm học
(Tháng 5)
- Cuối tháng 8
- Tháng 1
- Tháng 4
- Tháng 5



Cách thực hiện các hoạt động:
- Tháng 8: Tổ chức cho học sinh vệ sinh trường lớp, xung quanh trường học cụ thể
là:
+ 4 đến 7 phụ huynh cùng 5 học sinh và giáo viên chủ nhiệm tham gia quét
dọn, lau chùi, sắp xếp lại đồ dùng, trang thiết bị và các góc học tập trong lớp.
+ 5 đến 7 phụ huynh cùng 10 học sinh tham gia làm cỏ và vệ sinh các bồn
cây ở khu vực sân trường xung quanh lớp học và khu vệ sinh.
+ 4 đến 6 phụ huynh cùng các học sinh còn lại của lớp (Lớp 4A có 34 đến
36 học sinh tùy từng năm) tham gia làm cỏ, quét dọn vệ sinh môi trường phía
ngồi cổng trường và khu vực xung quanh trường học.
- Tháng 9:
+ 5 phụ huynh tìm tiết mục văn nghệ và dạy cho học sinh tham gia biểu diễn
khai giảng năm học.
+ 5 phụ huynh chịu trách nhiệm chọn và mượn trang phục cũng như trang
điểm cho các em hôm khai giảng.
+ Đặc biệt năm học 2018 – 2019 cịn có 6 phụ huynh cùng chuẩn bị và tổ
chức trung thu cho học sinh.
- Tháng 11:
*Năm học 2016 – 2017: Phụ huynh cùng giáo viên tổ chức dạy và tham gia
cùng học sinh để kỷ niệm chào mừng ngày 20 tháng 11.
+ Có 8 phụ huynh tham gia múa cùng học sinh để chào mừng ngày 20/11.
+ 6 Phụ huynh cùng giáo viên dàn dựng và dạy các em tiết mục sân khấu
hóa để chào mừng ngày 20/11 đó là tiết mục: “Trích đoạn Tấm Cám”. Đặc biệt phụ
huynh cịn đưa học sinh về nhà mình để dạy và luyện tập cho các em.

-11-

skkn



+ 5 phụ huynh chọn, mượn trang phục cho các tiết mục biểu diễn và cùng
các phụ huynh khác trang điểm cho các em cùng phụ huynh biểu diễn trong ngày
20/11.
*Năm học 2017 – 2018: Phụ huynh cùng giáo viên tổ chức dạy và tham gia
giao lưu phát triển năng lực cùng học sinh để kỷ niệm chào mừng ngày 20 tháng
11 và làm đồ dùng dạy học.
+ Có 5 phụ huynh tham gia múa cùng học sinh để chào mừng ngày 20/11.
+ 7 Phụ huynh cùng giáo viên hướng dẫn cùng học sinh làm đồ dùng dạy
học.
+ 5 phụ huynh chọn, mượn trang phục cho các tiết mục biểu diễn và cùng
các phụ huynh khác trang điểm cho các em cùng phụ huynh biểu diễn trong ngày
20/11 và trưng bày đồ dùng dạy học.
- Tháng 1:
*Trong 3 năm học 2016 – 2017; 2017 – 2018; 2018 – 2019. Trước khi nghỉ
tết Nguyên Đán 7 đến10 phụ huynh cùng với giáo viên đã tổ chức cho toàn bộ học
sinh đi viếng Nghĩa trang liệt sỹ, thăm nhà thờ, chùa trong xã Nghĩa Tân.
+ Phân cơng:
2 đến 3 phụ huynh tìm hiểu về số lượng cũng như lý lịch của các liệt sĩ
trong xã cũng như công lao của họ với đất nước.
2 đến 4 phụ huynh tìm hiểu về lịch sử cũng như nét đẹp về kiến trúc của đền
ông Cảnh, chùa Hương Hải Nghĩa Tân.
2 đến 4 phụ huynh tìm hiểu lịch sử cũng như kiến trúc của nhà thờ Giáo Lạc
đặc biệt là cây tháp nhà thờ.
+ Cách tiến hành:
Tất cả các phụ huynh dẫn các em vào viếng nghĩa trang và giới thiệu, giảng
giải về công lao của các liệt sĩ. Sau đó cho các em cùng lao động, vệ sinh trong
nghĩa trang.
-12-


skkn


Tiếp theo các phụ huynh dẫn các em vào đền ông Cảnh, chùa Hương Hải
Nghĩa Tân rồi nhà thờ Giáo Lạc thăm quan và nghe các phụ huynh giới thiệu lịch
sử của đền, chùa và nhà thờ. Cuối cùng học sinh cùng phụ huynh tham gia lao
động vệ sinh trong, ngoài chùa và nhà thờ.
* Năm học 2018 – 2019 một số phụ huynh cùng giáo viên tham gia hướng
dẫn học sinh làm các sản phẩm STEM tái chế để tham gia “Ngày hội STEM” của
trường đạt kết quả tốt.
- Cũng trong năm học 2018 – 2019 giáo viên cùng một số phụ huynh đã tổ
chức cho học sinh trong lớp được trải nghiệm chúc tết, tặng quà mẹ liệt sĩ và các
trường hợp bị khuyết tật có hồn cảnh đặc biệt trong xã.
- Tháng 4: Năm học 2016 – 2017, ngay từ đầu tháng 4, ban chấp hành Hội phụ
huynh học sinh (Tất cả gồm 12 phụ huynh) cùng giáo viên đã đăng ký với đoàn du
lịch Lữ Hành Xanh tổ chức cho toàn bộ học sinh lớp 4A đi trải nghiệm thực tế:
Tham quan Bảo tàng Đồng Quê, Nhà tưởng niệm tổng bí thư Trường Chinh, Siêu
thị BigC Nam Định, Đền Trần.
Năm học 2017 – 2018, đầu tháng 4, ban chấp hành Hội phụ huynh học sinh
(Tất cả gồm 8 phụ huynh) cùng giáo viên tổ chức cho học sinh trải nghiệm siêu thị
Nghĩa Bình, tham quan một số nghề truyền thống ở địa phương.
Năm học 2018 – 2019, Hôi phụ huynh học sinh dự định cho học sinh tham
quan khu du lịch Bái Đính – Tràng An – Ninh Bình.
- Tháng 5:
- Năm học 2016 – 2017; năm học 2017 – 2018: các phụ huynh đã chuẩn bị
tìm và dạy học sinh tiết mục văn nghệ để biểu diễn trong ngày tổng kết năm học.
Trong 2 năm học 2016 – 2017; 2017 – 2018 ngay từ đầu tháng 5 phụ huynh
tìm hiểu về các gia đình neo đơn khó khăn, các gia đình thương binh liệt sĩ, tổng
hợp và báo cáo với giáo viên và ban chấp hành phụ huynh để: Giáo viên cùng ban
chấp hành phụ huynh phân công học sinh và phụ huynh thành các nhóm để dẫn các

em đi thăm hỏi, giúp đỡ, tặng q các gia đình đó.
-13-

skkn


- Năm 2018 – 2019: Phụ huynh đã tổ chức cho học sinh thăm hỏi tặng quà
mẹ liệt sĩ và những trường hợp khuyết tật có hồn cảnh khó khăn ngay vào tháng 1
nhân dịp tết cổ truyền Kỷ Hợi.
Lưu ý: Ngay từ khi họp phụ huynh đầu năm đã thống nhất các hoạt động
ngoài giờ lên lớp cho học sinh: Ban chấp hành phụ huynh lên sẵn danh sách những
phụ huynh đăng ký tham gia cùng học sinh và giúp đỡ học sinh trong từng hoạt
động. Nếu phụ huynh nào vì điều kiện cần thay đổi hoặc tham gia thêm chỉ cần
liên hệ với giáo viên hoặc Ban chấp hành phụ huynh đều được đáp ứng. Vì vậy các
hoạt động của lớp diễn ra rất suôn sẻ.
Kết quả của các hoạt động:
Sau mỗi hoạt động Ban chấp hành phụ huynh cùng các phụ huynh trực tiếp
tham gia và giáo viên đều tổng kết và rút kinh nghiệm đánh giá chung như sau:
* Về học sinh:
+ Học sinh rất hăng say cả trong tất cả các hoạt động kể cả hoạt động lao
động vệ sinh.
+ Học sinh được giáo dục về ý thức bảo vệ mơi trường, lịng biết ơn các thế
hệ đi trước, có tinh thần tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước.
+ Hiểu biết về truyền thống, hiểu biết về các vị anh hùng trong tỉnh, biết
được trách nhiệm của mình đối với quê hương Nam Định nói riêng và đất nước nói
chung.
+ Được tìm hiểu, được trải nghiệm, được tham quan.
* Phụ huynh: rất phấn khởi, không hề phàn nàn, ca thán mà tất cả đều cảm
thấy hạnh phúc khi con em họ năng động, hoạt bát và vui vẻ.
* Các thành tích, minh chứng của tập thể:

+ GIẤY KHEN năm 2016 – 2017: lớp 4A có thành tích xuất sắc trong
phong trào tun truyền văn hóa đọc trong nhà trường.

-14-

skkn


+ GIẤY KHEN năm 2016 – 2017 lớp 4A có thành tích xuất sắc trong cuộc
thi phát triển năng lực học sinh.
+ GIẤY KHEN năm 2017 – 2018 lớp 4A có thành tích xuất sắc trong phong
trào làm đồ dùng dạy học.
+ GIẤY KHEN của cơ giáo (của phịng).
+ GIẤY KHEN năm 2018 – 2019 lớp 4A có thành tích xuất sắc trong phong
trào làm sản phẩm STEM
* Các thành tích đạt được:
+ Năm học 2016 – 2017: Lớp có thành tích xuất sắc trong phong trào tun
truyền văn hóa đọc trong nhà trường; Đạt giải Nhất về phần thi Tuyên truyền văn
hóa đọc và Sân khấu hóa sách khi tham gia giao lưu phát triển năng lực học sinh
cấp cụm. Có 2 HS tham gia giao lưu phát triển năng lực học sinh cấp Tỉnh.
+ Năm học 2017 – 2018: Lớp có thành tích xuất sắc và đạt giải Nhất cấp
Huyện trong phong trào làm và sử dụng đồ dùng dạy học; Đạt giải Nhất về phần
thi Tài năng và Tranh luận tham gia giao lưu phát triển năng lực học sinh. Có 10
HS được chọn tham gia giao lưu phát triển năng lực học sinh cấp cum huyện.
+ Năm 2018 – 2019: Lớp có thành tích xuất sắc trong phong trào làm sản
phẩm STEM.
3.2.5 Xây dựng quỹ để hỗ trợ học sinh hoạt động.
Giáo viên nêu rõ mục đích của xây dựng quỹ là dùng để hỗ trợ cho học sinh
hoạt động, khen thưởng, hỗ trợ cho học sinh nghèo trong lớp.
Giáo viên để Ban chấp hành phụ huynh tự bàn,tự lên kế hoạch, tự làm, tự

thu chi dưới sự giám sát của phụ huynh và giáo viên để đảm bảo tính cơng khai,
minh bạch, cuối năm có tổng kết, thanh tốn rõ ràng.
Bên cạnh đó Ban chấp hành phụ huynh huy động lòng hảo tâm của những
phụ huynh có tâm huyết, có tiềm lực kinh tế, tránh bổ đồng vì có những phụ huynh
kinh tế khó khăn. Cụ thể với lớp 4A đã làm như sau:

-15-

skkn


* Năm học 2016 – 2017:
+ Phân công 5 phụ huynh đi vận động những nhà kinh doanh trong địa
phương ủng hộ được 3,5 triệu đồng.
+ 5 phụ huynh vận động được 2 nhà tài trợ là con em thành đạt của địa
phương đang công tác ở trong nam ủng hộ với số tiền là 6 triệu đồng và 50 cuốn
sách các loại để bổ sung vào thư viện lớp.
+ Phụ huynh trong lớp đóng góp ủng hộ là 3,5 triệu đồng.
Ở lớp 4A của tôi trong năm qua Ban chấp hành phụ huynh lớp đã gây dựng
được 13.000.000 đồng; cuối năm quỹ còn thừa 1.900.000 đồng. Ban chấp hành phụ
huynh đã họp phụ huynh và quyết định thưởng cho những học sinh có thành tích
tốt trong học tập (là 25 học sinh) và 4 học sinh có sự tiến bộ vượt bậc so với chính
các em về từng mặt. Tổng chi phí là 1.450.000 đồng. Số tiền cịn lại phụ huynh
mua bánh kẹo cho các em cùng liên hoan tổng kết năm học.
* Năm học 2017 – 2018:
+ Phân công 7 phụ huynh đi vận động những nhà kinh doanh trong địa
phương và vận động được 3 nhà tài trợ là con em thành đạt của địa phương đang
công tác ở các tỉnh khác được số tiền là 9.2 triệu
+ Phụ huynh trong lớp đóng góp ủng hộ là 3,1 triệu đồng.
Ở lớp 4A của tôi trong năm qua Ban chấp hành phụ huynh lớp đã gây dựng

được 12.300.000 đồng; cuối năm quỹ còn thừa 2.100.000 đồng. Ban chấp hành phụ
huynh đã họp phụ huynh và quyết định thưởng cho những học sinh có thành tích
tốt trong học tập và học sinh có sự tiến bộ vượt bậc so với chính các em về từng
mặt. Tổng chi phí là 1.600.000 đồng. Số tiền còn lại phụ huynh mua bánh kẹo cho
các em cùng liên hoan tổng kết năm học.
* Năm học 2018 – 2019:
+ Phân công 5 phụ huynh đi vận động những nhà kinh doanh trong địa
phương và những con em thành đạt của địa phương đang công tác ở nơi khác ủng
họ với số tiền là 13 triệu đồng
-16-

skkn


+ Phụ huynh trong lớp đóng góp ủng hộ là 3,9 triệu đồng.
Ở lớp 4A của tôi trong năm nay Ban chấp hành phụ huynh lớp đã gây dựng
được 19.900.000 đồng. Đến nay quỹ đã chi 3,5 triệu cho mua sắm tủ thư viện, tủ
lớp học. 1 triệu hỗ trợ cho học sinh có hồn cảnh khó khăn. Dùng 3 triệu đồng để
cho học sinh thăm hỏi và chúc tết mẹ liệt sĩ và trường hợp khuyết tật trong xã. Số
còn lại Ban chấp hành phụ huynh dự định cho các em đi tham quan vào tháng 4 và
để thưởng cho nhiều học sinh có thành tích cuối năm học.
3.2.6 Họp phụ huynh thường kỳ trong năm.
Cuộc họp thường kỳ trong năm Ban chấp hành phụ huynh cùng giáo viên
công khai các khoản thu chi của các hoạt động đã làm và bàn bạc rút kinh nghiệm,
bổ sung các việc cần làm của những hoạt động tới.
Giáo viên cùng phụ huynh nhận xét những mặt tích cực của các hoạt động
đã qua mà học sinh đạt được.
3.2.7 Tạo môi trường thân thiện giữa giáo viên và phụ huynh.
- Giáo viên cần đảm bảo thơng tin và có mối quan hệ mật thiết để cha mẹ trẻ
cũng muốn đến trường , muốn đóng góp sức với giáo viên, với nhà trường.

- Để phụ huynh được chứng kiến và trải nghiệm cùng học sinh.
- Giáo viên luôn lắng nghe và tiếp thu tích cực các ý kiến từ cha mẹ học
sinh.
4. Khả năng áp dụng vào thực tế.
Tôi thiết nghĩ, việc sử dụng sáng kiến: “Lôi cuốn phụ huynh cùng tham gia
các hoạt động ngồi giờ lên lớp” khơng chỉ sử dụng cho học sinh tiểu học mà còn
sử dụng cho tất cả các cấp học khác. Thực tế khi lôi cuốn được phụ huynh học sinh
cùng tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường thì nhiệm vụ của năm học sẽ
trở nên dễ dàng và chắc chắn thu được kết quả tốt.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI :

-17-

skkn


Với những việc làm cụ thể tập trung vào công tác hoạt động ngoài giờ lên
lớp ở Tiểu học. Sáng kiến: “Lôi cuốn phụ huynh tham gia các hoạt động ngoài giờ
lên lớp cùng giáo viên và học sinh”tạo nên hiệu quả cao trong việc giáo dục toàn
diện cho học sinh.
Những kết quả cụ thể mà học sinh lớp 4A trường Tiểu học Nghĩa Tân đã thu
được:
1/ Về xã hội hóa giáo dục.
* Năm học 2016 - 2017:
- Trang trí các góc học tập theo mơ hình trường học mới.
- Hỗ trợ cho 3 học sinh có hồn cảnh khó khăn trong lớp là 3 triệu đồng
(1triệu đồng / 1học sinh) cùng sách vở và đồng phục.
- Giúp đỡ và tặng q 2 gia đình có hồn cảnh khó khăn và 5 gia đình
thương binh liệt sĩ với tổng số tiền là 2,8 triệu đồng.
* Năm học 2017 - 2018:

- Thay được một số biểu bảng trong lớp đã cũ của những năm trước
- Hỗ trợ cho 2 học sinh có hồn cảnh khó khăn trong lớp là 2 triệu đồng
(1triệu đồng / 1học sinh) cùng sách vở và đồng phục.
- Giúp đỡ và tặng q 1 gia đình có hồn cảnh khó khăn và 3 gia đình
thương binh liệt sĩ với tổng số tiền là 2 triệu đồng.
* Năm học 2018 - 2019:
- Đóng được tủ sách và tủ lớp học.
- Hỗ trợ cho 1 học sinh có hồn cảnh khó khăn trong lớp là 1 triệu đồng
cùng sách vở và đồng phục.
- Giúp đỡ và tặng quà tết 3 gia đình có con bị khuyết tật có hồn cảnh khó
khăn và 3 liệt sĩ với tổng số tiền là 3 triệu đồng.
2/ Về các phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp của lớp 4A trong 3 năm qua:

-18-

skkn


+ Các cuộc thi của nhà trường vào dịp 20/11, phát triển năng lực học sinh
cấp trường, sân khấu hóa, tuyên truyền sách trong 2 năm học 2016 – 2017; 2017 –
2018 lớp 4A đều đứng đầu trong các cuộc thi.
+ Phong trào tuyên truyền về văn hóa đọc của nhà trường do các em học
sinh lớp 4A đảm nhiệm với vai trò tiên phong.
+ Năm học 2016 – 2017 lớp 4A có 16 học sinh tham gia cuộc thi phát triển
năng lực học sinh do cụm tổ chức. Và phần dự thi “Sân khấu hóa” trong cuộc thi
phát triển năng lực học sinh của cụm hoàn toàn do phụ huynh, giáo viên và học
sinh lớp 4A tự dàn dựng và biểu diễn được các trường trong cụm đánh giá cao.
+ 2 học sinh lớp 4A được tham gia vào cuộc thi “ Phát triển năng lực học
sinh” cấp tỉnh.
+ Năm học 2017 – 2018 đồ dùng của lớp 4A đạt giải Nhất thi đồ dùng cấp Huyện.

+ Năm học 2018 – 2019 sản phẩm STEM của lớp 4A đạt giải Nhất cấp trường.
Các hình ảnh minh họa các hoạt động

Học sinh tham gia sân khấu hóa tiết mục: Trích đoạn Tấm Cám (năm học 2016 - 2017)

-19-

skkn


Học sinh tham gia phát triển năng lực cụm (năm học 2016 – 2017)

-20-

skkn


HS Trần Yến Nhi và Nguyễn Khánh Chi tham gia PTNL cấp Tỉnh (2016 -2017)

Phụ huynh tham gia múa chào mừng ngày 20/11
-21-

skkn


Phụ huynh cùng học sinh tham gia tổng kết năm học 2016 - 2017

Bàn bạc với phụ huynh ra kế hoạch làm đồ dùng dạy học (năm học 2017 – 2018)

-22-


skkn


Phụ huynh cùng hướng dẫn học sinh làm đồ dùng (năm học 2017 – 2018)

Học sinh và phụ huynh tham gia giao lưu PTNL học sinh và chào mừng 20/11
(năm học 2017 – 2018)

-23-

skkn


Học sinh và phụ huynh tham gia giao lưu PTNL học sinh cấp cụm
(năm học 2017 – 2018)

Viếng nghĩa trang liệt sĩ 2017 - 2018

-24-

skkn


Thăm và vệ sinh nhà thờ Giáo Lạc 2017 – 2018

-25-

skkn



×