Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết đúng chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.24 KB, 15 trang )

1. Đề tài :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
2. Đặt vấn đề:
Trong bất cứ xã hội nào thì giáo dục cũng ln ln chiếm một vị thế vô cùng
quan trọng. Trong xu thế phát triển của xã hội loài người, giáo dục là một bộ phận
không thể thiếu được và phát triển song song với tiến trình phát triển của lịch sử xã
hội lồi người. Muốn cho xã hội phồn thịnh thì cần có một nền giáo dục vững mạnh
và tồn diện. Giáo dục không chỉ mang đến cho ta những hiểu biết về kho tàng tri
thức vô giá của nhân loại nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết về khoa
học để làm hành trang cho cuộc sống mà còn giáo dục cho các em những hiểu biết
về lẽ sống, về đạo làm người, về tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt cần thiết để
hình thành nhân cách cho trẻ.
Hiện nay đất nước ta đang trong xu thế hội nhập, dưới sự lãnh đạo tài tình và
sáng suốt của Đảng, giáo dục lại càng cần thiết và quan trọng hơn. Đảng ta luôn
quan tâm đào tạo thế hệ trẻ: thế hệ giàu tiềm lực góp phần xây dựng đất nước phồn
vinh. Trong chiến lược phát triển giáo dục, Đảng ta đặc biệt chú trọng đến bậc giáo
dục Tiểu học, bậc học nền tảng cho các bậc giáo dục tiếp theo.
Trong giáo dục Tiểu học, Tiếng Việt là một bộ mơn quan trọng nhằm mục đích
giáo dục phát triển tồn diện nhân cách cho học sinh. Mục đích của việc dạy và học
môn Tiếng Việt là dạy cho trẻ biết sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp và mở rộng vốn
hiểu biết thông qua việc dạy các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Để thực hiện các yêu

skkn


cầu trên, phân mơn Chính tả cùng một số phân môn khác giúp học sinh chiếm lĩnh
được Tiếng Việt để giao tiếp và học tập. Chính tả là một phân mơn quan trọng, có
thể nói là một phân mơn cơng cụ của mơn Tiếng Việt. Viết đúng chính tả sẽ giúp
cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập
các môn học khác, việc viết văn bản, thư từ...
Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi có khác nhau. Mặc dù


những qui tắc, qui ước về chính tả đã được thống nhất theo ngữ pháp chung nhưng
việc “viết đúng chính tả” trong học sinh hiện nay nói chung vẫn cịn nhiều khó
khăn, tồn tại. Hiện tượng học sinh viết sai chính tả là khá trầm trọng. Điều này ảnh
hưởng tới kết quả học tập của các em ở mơn Tiếng Việt nói chung cũng như các
mơn học khác. Đây là một vấn đề trăn trở đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu tìm ra
giải pháp tốt nhất để giúp các em học tốt phân mơn Chính tả, góp phần nâng cao
chất lượng môn Tiếng Việt và làm cơ sở để học tốt các mơn học khác. Chính vì vậy
mà tơi đã tìm hiểu và đi vào nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh
lớp 4 viết đúng chính tả" với phạm vi đề tài là học sinh lớp 4C trường tiểu học
Trần Đình Tri.
3. Cơ sở lý luận:
Định hướng cơ bản trong dạy học ở nhà trường tiểu học là dạy học theo định
hướng giao tiếp. Chữ viết là một trong những phương tiện giao tiếp. Để đảm bảo
cho người phát và người nhận đều hiểu rõ nội dung văn bản một cách thống nhất,
người ta đã đưa ra hệ thống quy tắc về cách viết cho các từ của một ngôn ngữ.

skkn


Người viết đúng chính tả là người có trình độ về mặt ngơn ngữ. Viết đúng chính tả
là một yếu tố cơ bản để giúp các em học tốt các môn học khác đồng thời giúp các
em thêm yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì vậy, vấn đề rèn luyện
để nâng cao chất lượng viết đúng chính tả là việc làm hết sức cần thiết, thiết thực
của ngành giáo dục.
4. Cơ sở thực tiễn:
Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm, nghĩa là đọc
như thế nào thì viết như thế ấy, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau.
Nhưng trong thực tế cách phát âm của các phương ngữ đều có những sai lệch với
nhau. Vì vậy trong nhà trường Tiểu học hiện nay học sinh viết sai chính tả là khá
phổ biến.

Trong nhà trường tiểu học, chính tả được dạy với tư cách là một phân môn của
môn Tiếng Việt và học sinh được học phân mơn Chính tả trong một tiết học riêng,
mặt khác phân mơn Chính tả có tính thực hành cao nên giáo viên có điều kiện để
giúp học sinh viết đúng chính tả thơng qua một số biện pháp cụ thể.
5. Nội dung nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài trên bản thân tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu và đề ra một số
biện pháp như sau:
a/ Biện pháp 1: Luyện phát âm
Học sinh luyện phát âm ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên:

skkn


- Học sinh chú ý luyện những từ khó đọc, từ dễ viết sai ... rồi đọc các từ đó
nhiều lần, khi đã thấy ổn thì đọc tồn bài. Chuẩn bị tốt bài tập đọc cũng đã góp phần
vào việc luyện phát âm. Ở gia đình thì cha mẹ, anh chị là người giúp đỡ các em học
tập trong đó có việc luyện phát âm.
- Khi đã đến lớp, tơi vẫn tiến hành theo cách thông thường như đọc mẫu, học
sinh đọc, xác định từ khó đọc, từ dễ viết sai, đọc sai, ... như vậy tôi đã cho chuẩn bị
ở nhà và trên lớp cho cả giáo viên và học sinh.
b/ Biện pháp 2: Dành thời lượng thích hợp cho phần làm bài tập chính tả cũng như
kiểm tra bài cũ.
Để học sinh có thêm vốn từ, ngồi việc mở rộng vốn từ ở tiết Luyện từ và câu
thì trong tiết Chính tả tơi cũng chú trọng vấn đề này thơng qua các bài tập chính tả.
Mỗi học sinh phải chuẩn bị cho mình một quyển sổ tay chính tả để ghi từ khó, từ
mới trong tiết Chính tả theo quy định của giáo viên.
Ví dụ 1: Ở tuần 1, phần bài tập yêu cầu điền vào chỗ trống l/n hay an/ang.
Sau khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 2a, 3b tơi cho học sinh tìm thêm các từ
có chứa vần an, ang. Những từ mới tìm được mà giáo viên kết luận đúng thì cho
các em ghi vào sổ tay chính tả. Có rất nhiều học sinh tham gia trả lời. Cách làm này

đã làm tăng thêm vốn từ, nó khơng chỉ giúp học sinh viết đúng chính tả trong tiết
Chính tả mà nó cịn áp dụng trong q trình viết bài của mình. Tơi xin nêu một số từ
học sinh tìm được trong tiết học này: an tồn, bình an, an khang thịnh vượng, chăn

skkn


màn, hàng vạn, mơ màng, bánh tráng, trạng nguyên, trang trại, trang phục, trang
trọng, khẩu trang, rau lang, ...
Ví dụ 2: Tuần 2 Bài: Mười năm cõng bạn đi học
Bài tập 2: Phân biệt s/x, ăn/ăng
Bài tập này chỉ yêu cầu học sinh chọn cách viết đúng từ trong ngoặc đơn (sin,
xin) bà, lát (sau, xau), hỏi (rằng, rằn), phải (chăng, chăn), không (sao, xa), hỏi
(xem, sem). Đối với bài tập này nếu phát âm đúng và hiểu đúng từ cần điền thì các
em sẽ hồn thành tốt bài tập. Sau khi hồn thành bài tập tơi cho học sinh đọc lại các
từ vừa chọn và luyện phát âm cho chính xác.
Phân biệt s/x cịn được mở rộng thêm ở bài tập 3a (Tuần 6) Cách tiến hành
tương tự như tuần 1.
Ngồi ra cịn có rất nhiều bài tập so sánh như phân biệt ch/tr (Tuần 3), r/d, d/gi
(Tuần 4), ân/âng, en/eng (Tuần 5), uôn/uông (Tuần 7), iêng/iên (Tuần 8),
uông/uôn (Tuần 9), ươn/ương (Tuần 12), i/iê (Tuần 13), ... tôi cũng cho tiến hành
tương tự.
Một biện pháp khác để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giúp học sinh
hiểu nghĩa chính xác của từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập
đọc, Luyện từ và câu…nhưng trong tiết Chính tả cũng là một biện pháp tích cực,
khi học sinh khơng thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo
tiếng.

skkn



Chẳng hạn: Phân biệt bàn và bàng (trong từ đơn): Bàn= cái bàn – bàng
=cây bàng hoặc phân biệt bác và bát : bác=anh của ba, - bát = đồ dùng ăn cơm
(bát đũa)
Với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn
cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ.
c/ Biện pháp 3: Giới thiệu một số quy tắc chính tả và mẹo chính tả.
Nhằm giúp học sinh có thêm kiến thức để viết đúng chính tả, tôi sưu tầm và
giới thiệu cho học sinh một số quy tắc, mẹo chính tả và được lồng ghép trong các
tiết dạy. Tơi thường in sẵn các mẹo chính tả cũng như những từ khó ít gặp và những
từ bất quy tắc phát cho học sinh đính vào sổ tay chính tả để tham khảo và áp dụng
khi cần thiết.
* Quy tắc viết K, C, Q:
Khi dạy bài chính tả Kéo co - Tuần 13 tôi thấy một số học sinh viết sai các từ:
kéo co, keo,.. Sau khi chữa lỗi cho học sinh, tôi giới thiệu quy tắc trên
Phụ âm "cờ" được ghi bằng ba hình thức khác nhau nhưng phổ biến nhất là
bằng chữ cái c, ngoại trừ một số trường hợp sau đây:
- Trước nguyên âm i, e, ê và iê được ghi bằng k
Ví dụ: kéo co, keo, kỉ niệm, thước kẻ, kiên cố, ngày kia,....
- Trước âm đệm u được ghi bằng q
Ví dụ: quả, quan, quên
* Quy tắc: Huyền - ngã - nặng ; Sắc - hỏi - không

skkn


Khi học sinh làm bài tập 2b (Tuần 3 - Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu
ngã?) và đến tuần 6 yêu cầu này được nâng cao hơn (Bài tập 3b: Tìm các từ láy có
chứa thanh hỏi, thanh ngã). Sau khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, dựa trên cơ sở
những từ láy tìm được, học sinh nhận xét dấu thanh. Kiến thức này học sinh đã học

ở tiết Luyện từ và câu về cấu tạo tiếng (Tuần 1) nên việc học sinh nhận xét dấu
thanh sẽ dễ dàng. Từ đó, giáo viên ghi lại quy tắc: Huyền, ngã, nặng; Hỏi, sắc,
khơng.
Có thể dễ dàng nhớ quy tắc này qua các câu lục bát:
Chị Huyền mang nặng ngã đau
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.
Học sinh dùng sổ tay chính tả để ghi lại quy tắc này. Việc phát âm để phân biệt
thanh hỏi hay thanh ngã trong các từ cũng được giáo viên lưu ý khi đọc, còn quy tắc
trên chỉ áp dụng khi viết. Cách viết hoa danh từ riêng, cách trình bày bài văn, bài
thơ, đoạn văn, đoạn thơ cũng được giáo viên thường xuyên nhắc nhở.
* Các mẹo về dấu thanh
Mẹo: "Mình nên nhớ viết là dấu ngã."
Những từ Hán-Việt trong trường hợp phân vân nên viết là dấu hỏi hay dấu ngã,
mà bắt đầu bằng một trong những âm trong câu trên như: m, n, nh, v, l, d, ng thì
viết dấu ngã. Ngồi ra thì được viết với dấu hỏi.
Ví dụ:
m: mã số, miễn phí, thẫm mĩ,...

skkn


n: nỗ lực, phụ nữ, trí não,.....
nh: nhẫn nại, tham nhũng, truyền nhiễm,...
v: vĩ đại, vũ khí, cổ vũ,....
l: nghi lễ, lãnh đạo, lão thành,...
d: dã man, dũng sĩ, diễn viên,...
ng: ngoại ngữ, ngưỡng mộ, nghĩa hiệp, ...
Mẹo theo tiếng cùng gốc hay gần nghĩa:
Các tiếng cùng gốc hay gần nghĩa với nhau sẽ mang dấu cùng nhóm với nhau.
Chẳng hạn với mẹo này ta có:

cũng - cùng, dẫu - dầu, mõm - mồm,...
phản - ván, quẳng - quăng,...
* Các mẹo về vần:
- Đa số từ chỉ trạng thái bấp bênh, khơng vững chắc có vần ênh: Gập ghềnh, khấp
khểnh, chơng chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh chống, chệnh choạng, lênh
khênh, bấp bênh, công kênh…
Khi dạy bài: Khuất phục tên cướp biển (Tuần 25) sau khi hướng dẫn học sinh
làm bài tập 2b: Điền vào chỗ trống ên hay ênh? tôi cung cấp cho học sinh mẹo này
- Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ tượng hình: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã
khuỵu, khuỵu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân
d/ Biện pháp 4: Rèn tính cẩn thận cho học sinh

skkn


Trong lớp một số em khi viết bài thường hay viết ngoáy, viết cẩu thả dẫn đến
viết thiếu nét, viết sai chính tả, bài viết trình bày khơng sạch sẽ, khơng đúng quy
định. Để rèn tính cẩn thận cho học sinh thì trong mỗi tiết học tơi ln nhắc nhở các
em chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở... Mỗi khi viết bài đặc biệt là bài
chính tả nghe viết tôi quan sát rất kĩ và tập cho học sinh thói quen nghe giáo viên
đọc lần 1 để định hình câu văn, nghe giáo viên đọc lần 2 tự nhẩm lại trong đầu rồi
mới viết, không vội vã ghi lại ngay lúc giáo viên đang đọc. Tôi thường xun nhắc
nhở học sinh phải ln có ý thức viết đúng chính tả vì nét chữ là nết người, vì viết
cẩn thận, viết đúng chính tả là thể hiện thái độ yêu mến chữ Việt và tôn trọng người
đọc.
Việc kiểm tra “viết đúng chính tả” của giáo viên đối với học sinh khơng chỉ ở
mơn Chính tả mà cũng cần lưu ý nhắc nhở học sinh trong tất cả các mơn học khác
trong chương trình, đặc biệt là mơn Tập làm văn. Việc này phải được tiến hành kiên
trì và liên tục để giúp học sinh dần có ý thức rèn kỹ năng “viết đúng” trong mọi tình
huống.

6. Kết quả:
Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy cả
giáo viên và học sinh đều phát âm tương đối chuẩn, loại bỏ đáng kể cách phát âm
theo tiếng địa phương, học sinh luôn có ý thức viết đúng chính tả, cẩn thận khi làm
bài, chữ viết của học sinh khá rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng qui định. Đặc biệt
là 100% học sinh trong lớp đều sử dụng thường xuyên và có hiệu quả sổ tay chính

skkn


tả, nội dung ghi chép ngày càng nhiều. Học sinh đã có nhiều tiến bộ khơng chỉ trong
mơn Chính tả mà trong tất cả các môn học khác. Đa số các bài làm của các em đều
viết đúng chính tả chỉ cịn vài em mắc lỗi chính tả. Việc “giúp học sinh viết đúng
chính tả" là một q trình lâu dài song với những kết quả bước đầu như trên, nếu
tiếp tục rèn luyện sang lớp trên các em sẽ có kỹ năng viết đúng, đạt yêu cầu. Kết
quả cụ thể qua bảng so sánh chất lượng sau của lớp:

Số bài mắc lỗi

Đầu năm

Giữa HKI

Cuối HKI

0 - 1 lỗi

2

6


9

2 - 3 lỗi

4

8

11

4 - 5 lỗi

7

5

3

6 lỗi trở lên

12

6

2

7. Kết luận:
Phát hiện lỗi chính tả, đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời là rất cần thiết,
không thể thiếu trong q trình dạy - học. Nhưng khơng phải chỉ đưa ra các biện

pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi
chính tả là cả một q trình lâu dài, địi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bĩ.
Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp
từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ…Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan

skkn


sát, kiểm tra, … từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà
học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.
Giáo viên cần phải khơng ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao
trình độ, chun mơn nghiệp vụ. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp
học sinh học tập một cách có hiệu quả.
Trong q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót.
Rất mong được nhận ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp
để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
8. Đề nghị:
- Đối với giáo viên: Tôi đề nghị tất cả giáo viên đều luyện cách phát âm chuẩn,
luôn phát âm theo chuẩn trong giảng dạy và trong giao tiếp
- Đối với nhà trường:
+Mở các chuyên đề về môn Tiếng Việt trong đó chú trọng đến việc phát âm
+ Cung cấp các tài liệu về ngữ âm tiếng Việt để giáo viên tham khảo
- Đối với phụ huynh: Mong các bậc phụ huynh cần kết hợp cùng giáo viên chủ
nhiệm để kịp thời theo dõi, uốn nắn cách phát âm và rèn viết đúng chính tả cho con
em mình ngày một tiến bộ hơn.

Đại Phong ngày 18 tháng 11 năm 2020
Người viết

skkn



Doãn Thị Tám

skkn


skkn


skkn


skkn



×