THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến : “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi cảm thụ dân ca Việt
Nam”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ
3. Tên tác giả:
Họ và tên:
Nữ
- Ngày sinh: 10/04/1970.
- Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm mầm non.
- Chức vụ: TTCM tổ 5-6 tuổi. Giáo viên lớp 5 tuổi.
- Đơn vị công tác:
- Điện thoại:
4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tuyển tập các bài dân ca các
miền, trang phục dân ca, máy tính, mạng internet, sự hỗ trợ của phụ huynh học
sinh, sự phối kết hợp của hội đồng sư phạm nhà trường, trẻ 5-6 tuổi, một số trò
chơi dân gian, các nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi…
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9/ 2019 - 2/ 2020
TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
1
skkn
TĨM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
Dân ca đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Từ lúc cịn trong nơi,
những lời ru của bà, của mẹ, những câu hát mộc mạc, gần gũi đã ni lớn tâm
hồn trẻ thơ của trẻ. Tình u gia đình, quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru
đó. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, ngây thơ trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với thế
giới âm nhạc muôn màu, muôn sắc, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tồn diện về
Đức, trí, lao, thể , mỹ. Nhận thức được điều đó, trong khi dạy trẻ tơi đã tìm tịi,
nghiên cứu và đúc kết được một số kinh nghiệm của bản thân về những biện
pháp tốt nhất giúp trẻ cảm thụ dân ca Việt Nam.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Quần áo, dụng cụ âm nhạc, máy tính,mạng internet, sự hỗ trợ của phụ huynh
học sinh, sự phối kết hợp của hội đồng sư phạm nhà trường, trẻ 5 - 6 tuổi, các
nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ dùng đồ chơi sẵn có …
- Giáo viên có trình độ chun mơn, nhiệt tình, u nghề mến trẻ, có năng
khiếu về âm nhạc.
- Thời gian áp dụng: Từ tháng 9 năm 2019 – đến tháng 02 năm 2020.
3.Nội dung sáng kiến:
*/ Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến:
Việc dạy trẻ cảm thụ các làn điệu dân ca Việt Nam đã được thực hiện ở các
trường nhiều năm nay nhưng: Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ còn áp đặt, sơ
sài dẫn đến trẻ tiếp thu một cách thụ động, không hứng thú với dân ca, nội dung
nghèo nàn chưa thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh.
Hiện nay, việc cho trẻ cả thụ dân ca được tổ chức khoa học hơn, trẻ được tham
gia trải nghiệm nhiều hơn. Dân ca được coi là món ăn tinh thần đối với trẻ. Đó
là lý do tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi cảm thụ
dân ca Việt Nam”.
2
skkn
*/ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Có thể áp dụng cho tất cả các trẻ độ tuổi
trong trường mầm non.
- Sưu tầm các bài dân ca dễ học, dễ nhớ và phù hợp chủ đề, giúp trẻ hiểu được
nội dung ngôn ngữ riêng của từng bài dân ca làm phong phú vốn từ cho trẻ. Qua
đó giúp trẻ hiểu được đặc điểm văn hóa từng vùng, miền.
- Dạy dân ca mọi lúc mọi nơi.
- Kết hợp với phụ huynh và các đoàn thể tổ chức các hoạt động lễ hội ở trường
và địa phương.
*/ Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú trong giờ học. Trẻ được trải nghiệm khám
phá tất cả các hoạt động học tập vui chơi.
- Bản thân đúc kết nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động âm nhạc.
4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
- Bản sáng kiến được áp dụng đã khẳng định giá trị văn hóa dân tộc là mãi mãi
trường tồn, khơng một loại hình âm nhạc nào có thể thay thế được.
- Đa số trẻ có ý thức tham gia học tập; thích nghe và hát dân ca.
- Bản thân tôi đã biết cách lựa chọn các bài dân ca phù hợp với nội dung giảng
dạy, giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn các làn điệu dân
ca bản sắc văn hóa dân tộc. Lớp học có bầu khơng khí vui vẻ, gần gũi giúp trẻ có
tâm lí thoải mái, an tâm và tự tin khi đến lớp.
5. Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến:
- Về phía nhà trường: Tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ
dùng , đáp ứng được các yêu cầu của việc nâng cao chất lượng hoạt động trong
lĩnh vực âm nhạc, đặc biệt là dân ca cho trẻ trong trường mầm non.
- Với Sở, Phòng giáo dục: Tăng cường mở các lớp tập huân bồi dưỡng kiến
thức về hoạt động âm nhạc, tổ chức các hội thi , giao lưu âm nhạc về các làn
điệu dân ca cho cô và trẻ được tham gia, học hỏi và thể hiện.
3
skkn
MƠ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
Từ thủa lọt lòng, chúng ta đã được lớn lên theo cánh võng chao chao theo
tiếng lòng- tiếng vọng từ trái tim nóng hổi với những lời ca dao,dân ca ngọt
ngào được chắt lọc từ nghìn xưa của quê hương đất nước.
Để hun đúc cho các bé có được tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ thuật cổ truyền
đóng vai trò hết sức quan trọng. Những cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc của
dân tộc từ đời này qua đời khác đã theo các làn điệu dân ca tác động đến nhiều
thế hệ. Những làn điệu dân ca, những sáng tác mang sắc thái dân tộc phải được
đến sớm với tuổi thơ, lứa tuổi hồn nhiên trong sáng.
Nếu như trẻ mầm non được tiếp xúc với dân ca q muộn hoặc khơng
được nghe dân ca thì khi trưởng thành trẻ sẽ thờ ơ với dân ca. Cho trẻ tiếp xúc
vơi dân ca chính là tiếp xúc với nghệ thuật tổng hợp,từ đó sẽ thỏa mãn tính hình
tượng đang phát triển mạnh ở trẻ.
Những làn điệu dân ca mượt mà tha thiết của các vùng miền đã giúp trẻ
tiếp thu với nền văn hóa truyền thống một cách tích cực, phù hợp hoạt động của
trẻ. Đồng thời lời của những bài hát dân ca cho trẻ những nhận biết về đời sống
sinh hoạt dân gian mà trong những sáng tác hiện đại ít gặp.
Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay, những bài hát dân ca dành
cho trẻ rất ít, nếu có thì chỉ dàn dựng cho một vài trẻ biểu diễn trong chương trình
lễ hội, chứ chưa áp dụng rộng cho mọi cháu. Chủ yếu trẻ tiếp xúc với dân ca qua
hình thức nghe cơ hát. Những những bài hát dân ca mà cô hát lại không gần gũi
với trẻ, làm cho trẻ không hứng thú lắm với dân ca. Đó là lý do tơi chọn đề tài:
“Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi cảm thụ dân ca Việt Nam”
2. Cơ sở lý luận:
4
skkn
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII
ngày 24-12-1996 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đã khẳng
định: Muốn tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển
mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của
sự phát triển nhanh, bền vững thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Mỗi chúng ta, mỗi cuộc đời đều gắn bó với một miền quê thương nhớ, ai
cũng đã trải qua tuổi thơ đầy êm đềm bên những đêm trăng, những đồng ruộng,
cùng nhau đọc vè, đọc đồng dao, hát dân ca… Nhưng trong thời buổi kinh tế thị
trường ngày hôm nay, phần lớn cha mẹ trẻ đang mải mê với vịng xốy của cuộc
đời để kiếm tiền thì dường như “tuổi thơ của trẻ đang bị đánh cắp”.Cuộc sống
hiện đại ngày nay trẻ chỉ được nghe nhạc nước ngồi sơi động, được chơi game
trên máy vi tính....Trẻ ít còn được nghe những lởi ru của mẹ, những làn điệu
dân ca như mạch suối ngầm trong mát đưa tâm hồn trẻ trở về với cội nguồn dân
tộc. Đó là điều đã làm tôi trăn trở. Làm thế nào để cho trẻ giữ gìn được những
nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vì vậy trong chương trình giảng
dạy của mình tơi đã cố gắng lựa chọn, lồng ghép một số bài dân ca phù hợp với
trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ có đời sống âm nhạc phong phú, nâng cao kỹ năng âm
nhạc cho trẻ, hát và biểu diễn các bài hát, đặc biệt là các bài hát dân ca. Tôi hy
vọng rằng dân ca sẽ mang đến cho trẻ niềm say mê hứng thú.
3. Thực trạng vấn đề
3.1. Thuận lợi:
- Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu, sự giúp đỡ của đồng nghiệp.
- Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh đã ủng hộ về tinh thần và vật chất
để mua loa, ti vi, quần áo, trang phục…….
- Bản thân có nhiều năm kinh nghiệm nên tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ.
5
skkn
- Bản thân biết sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc đơn giản, tự biên đạo được
các động tác múa minh họa đơn giản phù hợp với các làn điệu dân ca nên rất
thuận lợi cho việc giúp trẻ cảm thụ dân ca Việt Nam.
- Trẻ ngoan, có nề nếp, tích cực và hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc.
3.2. Khó khăn:
*/ Bên cạnh những thuận lợi trên bản thân tơi cũng gặp một số khó khăn sau:
- Trường chưa có phịng hoạt động âm nhạc.
- Trong lớp một số loại nhạc cụ, đạo cụ, trang phục đặc trưng cho từng vùng
miền chưa đẹp, chưa hấp dẫn trẻ.
- Phần lớn phụ huynh làm công ty và nghề nông nên chưa quan tâm nhiều đến
việc cho trẻ cảm thụ dân ca ở nhà.
- Các bài dân ca thường mang tính chất đặc trưng của từng vùng miền nên một
số bài hát dân ca không phù hợp với chất giọng của giáo viên.
- Những bài dân ca có trong chương trình chủ yếu là bài hát nghe ít có bài dạy
hát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm một số khảo sát đối với trẻ:
Bảng khảo sát tỉ lệ đầu năm
Trẻ
Năm
Tổng số
học
trẻ
thú Trẻ chưa hứng Trẻ không hứng
với các bài hát thú với các bài thú với các bài
dân ca
Số trẻ
2018 -
hứng
35
9
dân ca
Tỷ lệ % Số trẻ
25.8
12
dân ca
Tỷ lệ%
34.2
Số trẻ
14
Tỷ lệ %
40
2019
Từ những thực trạng trên cùng với sự nhận thức rõ của hoạt động giáo dục
âm nhạc đối với trẻ tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6
6
skkn
tuổi cảm thụ dân ca Việt Nam”. Tôi hy vọng trẻ sẽ được phát triển tồn diện và
được hình thành tốt những yếu tố nhân cách của một người Việt Nam, yêu cái
đẹp, luôn hướng thiện.
4. Biện pháp thực hiện.
Trong cả quá trình tổ chức thực hiện “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi
cảm thụ dân ca Việt Nam” tơi đã khơng ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo ra
những phương pháp nhằm thu hút trẻ về âm nhạc dân tộc. Để cho trẻ cảm thụ
dân ca một cách tích cực và có hiệu quả tơi đã thực hiện các biện pháp như sau:
4.1 Sưu tầm các bài dân ca dễ học, dễ nhớ và phù hợp chủ đề giáo dục trường
mầm non.
Mỗi một vùng miền trên đất nước Việt Nam đều có những làn điệu dân ca
khác nhau nên tơi làm đã tìm kiếm những bài hát dân ca Nam bộ: Lý con sáo,
Lý cây bông, Cị lả…. Đồng thời là tìm kiếm những bài đồng dao phổ nhạc của
đồng bằng Bắc bộ, bởi nói tới đồng dao là nói đến những gì quen thuộc nhất
trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Đồng dao mang tính chất truyền khẩu, bản
thân trẻ đã thuộc sẵn những bài đồng dao qua những trị chơi dân gian. Do đó
với nhưng bài đồng dao phổ nhạc trẻ cũng sẽ thuộc nhanh chóng.
Ví dụ: Bài Bà Cịng, bài Cái Bống, Bầu và Bí, Gánh gánh gồng gồng, Rềnh
rềnh ràng ràng, Tập tầm vơng,…
Bên cạnh đó tơi cịn lựa chọn những bài dân ca ở các vùng miền khác để hát
cho trẻ nghe: Cây trúc xinh, Inh lả ơi,… Các bài dân ca ở các vùng miền khác
nhau dể mang đến cho trẻ những trải nghiệm khác nhau. Qua đó trẻ sẽ càng yêu
thêm quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Nhưng để cho trẻ cảm thụ hết được những cái hay của các làn điệu dân ca
điều quan trọng mà người giáo viên cần làm ở đây là lựa chọn những bài dân ca
nào phù hợp để đưa vào các chủ điểm trong chương trình giáo dục mầm non.
Ví dụ: Với chủ đề Thực vật tôi chọn bài “Lý cây bông” hoặc bài “Bầu và
bí” để giới thiệu trẻ một số loại hoa, loại rau quen thuộc. Cũng có thể cho trẻ
7
skkn
nhận biết số lượng. Qua đó, giáo viên có thể giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây,
đặc biệt nói cho trẻ biết tình đồn kết u thương lẫn nhau của cùng một dân
tộc, một giống nòi.
Với chủ đề Động vật: Tôi chọn bài “Lý con khỉ” hoặc “Chim sáo”, giới
thiệu trẻ một số loài động vật trong rừng, cho trẻ biết về tiếng hót của chim sáo,
chim cất tiếng hót vang trong rừng cho thấy khung cảnh thanh bình và yên ả.
Trẻ biết về khỉ, về vùng đất gọi là đảo khỉ nơi mà khỉ và con người sống chung.
4.2 Giúp trẻ hiểu được nội dung, ngôn ngữ riêng của từng bài dân ca làm
phong phú thêm vốn từ cho trẻ
Trong suốt quá trình giảng dạy và học tập trẻ có thể biết được các bài hát
cơ dạy nhưng điều quan trọng là giáo viên phải giúp trẻ hiểu được nội dung của
những bài hát đó, hiểu được những từ trong các bài hát của các vùng miền khác,
đặc biệt là trong dân ca Việt Nam thường hay có những tiếng đệm ở giữa hoặc
cuối câu để mở rộng khn khổ câu: ối a, chi rứa, í a, ơ, i, u…
Ví dụ: Chủ đề Gia đình
Với bài “Cái Bống” cơ phải nói cho trẻ biết đây là bài dân ca Bắc bộ, bài
hát tiêu biểu cho việc làm đẹp của con người. Bài hát miêu tả Cái Bống giúp mẹ
với những việc làm rất khéo léo “sẩy” “ sàng…” và giúp mẹ gánh gồng để chạy
một cơn mua. Giáo viên phải giải thích những từ có trong bài hát, “Bống” tên
riêng của một cô bé người miền Bắc, ở miền Bắc người ta hay dùng từ để gọi
trước tên riêng là “cái”. “Kéo sẩy, kéo sàng” là động tác sàng lúa, Bống dùng
một cái sàng xoay tròn để những hạt lúa lép rơi ra ngoài. Bài hát ca ngợi tấm
lòng hiếu thảo của Bống, tuy nhỏ nhưng Bống đã có thể giúp mẹ làm những
việc đơn giản. Qua đó giáo viên giáo dục trẻ tình cảm gia đình, là con phải biết
u thương kính trọng ơng bà, cha mẹ.
8
skkn
Hình ảnh trẻ hát múa bài “Cái bống”
Với bài “Bà Còng”, đây là bài hát phổ từ ca dao cổ nói về một người bà
đã già lưng cịng, khi bà đi chợ, do không cẩn thận, bà đã đánh rơi tiền. “Cái tôm
cái tép” trong bài hát là những bạn nhỏ khi nhìn thấy của rơi đã nhặt lên trả lại
cho bà. Giáo viên giáo dục trẻ kính trọng, giúp đỡ người lớn tuổi như ơng bà,
cha mẹ...
Hình ảnh minh họa bài hát “Bà Còng đi chợ trời mưa”
9
skkn
Khi cho trẻ học chủ đề Quê hương, đất nước tơi chọn bài “Cị lả” hoặc “Inh
lả ơi”.Bài dân ca “Inh lả ơi” là lời mời gọi các bạn dân tộc Thái, bài hát ca ngợi
cảnh núi rừng Tây Nguyên xinh đẹp, ca ngợi mùa xuân đất nước muôn hoa đua
nở rất đẹp. Qua bài hát trẻ sẽ biết thêm về một vùng đất Tây Nguyên của Việt
nam, đó là nơi muôn hoa, lá luôn khoe sắc tươi màu. Các bạn ở đó thân thiện và
vui vẻ.
Bài “Cị lả” lại là một cảnh đẹp khác của đất nước Việt Nam, là một vùng
đồng bằng Bắc bộ trù phú với những cánh đồng cị bay thẳng cánh. Nơi đó có
những con người chịu thương chịu khó mà ai đi qua cũng sẽ nhớ, khi cho trẻ hát
bài hát cô kết hợp cho trẻ xem hình ảnh để trẻ được khám phá thế giới tự nhiên
nhiên diệu kỳ nơi đồng quê
Hình ảnh cò bay trên cánh đồng lúa
Khi tiếp xúc với các bài dân ca vốn từ của trẻ tăng rõ rệt, trẻ biết được
thêm cả từ của các vùng miền khác, điều đó giúp cho trẻ dễ dàng làm quen văn
học, làm quen với thế giới xung quanh.
4.3 Dạy dân ca mọi lúc mọi nơi
Đây là hình thức mang lại những hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
Nhưng chúng ta cần hiểu dạy mọi lúc mọi nơi là không phải lúc nào cũng bắt trẻ
10
skkn
hát, múa dân ca, như vậy dễ gây nhàm chán. Do đó, người giáo viên cần phải
linh hoạt áp dụng vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Hoặc có thể lồng ghép
vào các môn học khác: Làm quen văn học, làm quen toán, khám phá xẫ hội,
khám phá khoa học, tạo hình…
+Trong tiết làm quen văn học: Kể chuyện “Quả bầu tiên”, cơ có thể dẫn dắt
bằng cách cho trẻ hát dân ca “Bầu và bí”. Cơ hướng trẻ đến tình đồn kết dân
tộc thương u đồng loại, tình cảm thương yêu với loài vật xung quanh, giáo
dục trẻ nhân cách tốt đẹp, biết yêu thương giúp đỡ người khác.
+Trong hoạt động ngồi trời: Cơ tổ chức trẻ chơi trị chơi dân gian tập tầm
vơng, qua đó cơ giới thiệu trẻ bài dân ca “Tập tầm vơng”.
Hình ảnh cơ và trẻ chơi trị chơi tập tầm vơng kết hợp theo lời bài hát
+Trong hoạt động góc:
*/ Góc âm nhạc: Cơ có thể bật nhạc cho trẻ múa minh họa động tác cho bài “Cái
Bống”, “Bà Cịng đi chợ”
*/ Góc thiên nhiên: Cơ có thể tổ chức cho trẻ trồng hoa, chăm sóc hoa, trẻ có thể
vừa làm vừa hát “Hoa trong vườn” (Dân ca Thanh Hóa).
11
skkn
*/ Trong làm quen với tốn: Cơ cho trẻ hát “Lý cây bông” trẻ sẽ đếm số lượng,
màu sắc cho các loại hoa trong bài dân ca.
*/ Trong Khám phá khoa học- khám phá xã hội: ở chủ đề gia đình cơ có thể gợi
mở bằng cách hát ru bài “Ru em” (Dân ca Xê Đăng) hoặc “Ru con” (Dân ca
Nam bộ) nói cho trẻ biết về tình cảm thiết tha của người mẹ, người chị qua lời ru
ngọt ngào của các bài dân ca đó.
Hình ảnh người mẹ ru con
*/ Trong giờ tập thể dục buổi sáng: Cơ có thể mở cho trẻ nghe “Gà gáy le te” (Dân
ca Cống Khao) tạo cho trẻ khơng khí của một ngày mới sinh động.
*/ Trong giờ ngủ trưa: Tôi thường hát hoặc mở nhạc nhỏ, nhẹ bài hát ru. Vì hát
ru không đơn thuần là để giúp cho bé dễ ngủ, ngủ sâu. Nội dung chứa đựng
trong những khúc hát ru biểu hiện những tình cảm có giá trị nhân văn: tình yêu
quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu thương giữa con người với con
người. Khi nghe hát ru, trẻ cảm nhận được tình cảm thương yêu, trìu mến, nâng
niu của bà, của mẹ.
*/ Trong giờ đón và trả trẻ: Là lúc được tiếp xúc với phụ huynh nên tôi thường
mở những bài hát dân ca cho trẻ và phụ huynh cùng nghe, để từ đó phụ huynh
12
skkn
hiểu được tầm quan trọng của những làn điệu dân ca . Từ đó, về nhà phụ huynh
mở băng nhạc cho trẻ nghe và hát theo.
4.4 Chuẩn bị trang phục, đạo cụ để trẻ múa vận động minh họa biểu diễn cho
các bài dân ca
Để giúp trẻ cảm nhận hết cái hay cái đẹp của các bài dân ca thì giáo viên chỉ
dạy hát dân ca, cho trẻ nghe dân ca thì vẫn chưa đủ, điều quan trọng hơn là cần
cho trẻ trải nghiệm hóa trang vào những nhân vật trong các bài dân ca. Điều đó
sẽ khắc sâu trong trẻ những hình tượng về con người của từng vùng miền trên
đất nước Việt Nam.
Khi cho hát trẻ múa các bài dân ca Bắc bộ cơ có thể chuẩn bị trang phục Bắc
bộ: Váy đụp, áo tứ thân, áo yếm bên trong, đầu đội khăn vấn. Đạo cụ hay nhạc
cụ đi kèm sẽ tùy theo các bài hát.
Ví dụ: Với bài “Cái Bống” cô chuẩn bị những cái thúng hoặc sàng. Với bài
“Bà Còng đi chợ” chuẩn bị gậy, giỏ đựng tôm tép. Với bài “Trống cơm” cô
chuẩn bị phách tre, trống, trẻ trai có thể chuẩn bị áo dài, khăn đóng, trẻ gái
chuẩn bị áo tứ thân.
Cịn khi trẻ múa, hát các bài dân ca Nam bộ, trẻ cần phải có áo bà ba, quần
đen, khăn rằn.
Trang phục, đạo cụ, nhạc cụ là một phần không thể thiếu khi “giúp trẻ cảm
thụ dân ca”. Những tiết tấu, giai điệu, nhịp điệu đem âm thanh đến cho trẻ thì
trang phục sẽ mang đến cho trẻ những hình ảnh đẹp để qua đó trẻ thêm yêu dân
ca, trẻ say mê và thích thú với dân ca.
Sau khi nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ dân ca
Việt Nam” tôi đã sưu tầm một số nguyên liệu phế thải, để làm một số đồ dùng,
đồ chơi tự tạo để giúp cô và trẻ thực hiện tốt biện pháp cho trẻ cảm thụ và được
trải nghiệm các tiết mục làn điệu dân ca của các vùng miền, tôi đã làm được một
số đồ dùng, đồ chơi tự tạo, tuy mộc mạc đơn sơ nhưng nó rất ý nghĩa và mang
lại niềm vui cho cô và trẻ.
13
skkn
14
skkn
15
skkn
16
skkn
Một số hình ảnh đồ dùng, đồ chơi tự tạo do tôi đã làm để phục vụ các tiết mục
dân ca các vùng miền.
4.5 Kết hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động “lễ hội” ở trường
Để thực hiện tốt được điều này giáo viên cần tuyên truyền cho phụ huynh
biết lợi ích khi cho trẻ học hát những làn điệu dân ca. Để từ đó phụ huynh có thể
phối hợp cùng giáo viên dạy dân ca cho trẻ ở nhà hát ru hoặc hát dân ca cho trẻ
nghe vào mỗi tối, nếu có điều kiện phụ huynh có thể mua băng đĩa, tải các bài
dân ca Việt Nam trên mạng cho trẻ nghe và học theo.
Với những bài dân ca mà trẻ đã được nghe, được xem thì khi đến trường cô
dạy hát hoặc hát cho trẻ nghe sẽ gây cho trẻ sự hứng thú khác trẻ sẽ hát hay hơn,
múa đẹp hơn.
*/Các dịp lễ hội: Tôi xác định đây là dịp để tuyên truyền tới cộng đồng và
cũng là dịp để trẻ được biểu diễn cho mọi người cùng xem. Khi dàn dựng
chương trình tơi đã lựa chọn các bài dân ca để trẻ hát múa. Kết hợp cùng phụ
17
skkn
huynh chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho trẻ. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà
trường thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ tuổi thơ hồn nhiên,
trong sáng đầy ắp tiếng cười.
*/ Đầu năm học mới : Tơi tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng cho trẻ
múa hát các tiết mục hát múa về những làn điệu dân ca mượt mà, dí dỏm. Từ đó
đã tạo được lịng tin tưởng của các bậc phụ huynh, thu hút trẻ, trẻ thích đến
trường.
*/ Ngày tết trung thu: Tôi tổ chức cho các cháu múa hát dưới ánh trăng rằm
cùng Chú Cuội, Chị Hằng nga, các tiết mục văn nghệ mang lại tiếng cười vui
nhộn do cô và các cháu biểu diễn, nhưng không thể thiếu được các làn điệu dân
ca nói về ngày hội, nên tôi đã cho trẻ múa hát bài “ Em đi xem hội trăng rằm”
Hình ảnh trẻ hát múa bài “ Em đi xem hội trăng rằm”
*/ Ngày 20/ 11: Tôi cho trẻ hát múa bài “Cô Giáo Em Là Hoa Ê Ban”. Lời
bài hát miêu tả cảnh rừng núi buổi sớm mai ví như hoa Ê Ban nở trắng, nương
rẫy, các em bé người dân tộc tung tăng đến trường gặp cô giáo.
18
skkn
Hình ảnh trẻ hát múa bài Cơ Giáo Em Là Hoa Ê Ban
*/Trong hội thi văn nghệ: Tôi đã tập cho trẻ hát các bài hát nhưng có lẽ các
làn điệu dân ca luôn mang lại vẻ đẹp của quê hương, đất nước nên tôi đã cho trẻ
biểu diễn các làn điệu dân ca ba miền, những bài hát người lớn hát cịn khó,
nhưng được sự rèn luyện của cơ giáo nên trẻ đã biểu diễn thành công.
*/ Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6: Từ lâu vốn được biết đến là ngày tết dành riêng
cho trẻ em đấy là dịp để các cháu được vui chơi, nhận những món quà ý nghĩa từ
người thương yêu còn các bậc cha mẹ thể hiện tình u thương vơ bờ bến dành
cho các con thơng qua những lời chúc và món q, khi nhận được tình u
thương của mọi người, tơi tổ chức cho trẻ hát múa mời các bậc phụ huynh đến
dự, những bài hát được lựa chọn phù hợp nói về ý nghĩa của ngày tết thiếu nhi,
tôi cho trẻ hát múa các bài hát dân ca dí dỏm, hồn nhiên, như bài ( Trống cơm,
cái bống, những điệu múa do cô giáo tự biên đạo phù hợp với làn điệu của bài
dân ca, trang phục cô tự chọn cho trẻ mặc phù hợp với bài dân ca.
19
skkn
Hình ảnh bé biểu diễn bài “Trống Cơm”
Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm, xuân về mang theo những hạt mưa
xuân giúp cho cây cối đâm chồi nảy lộc, mn hoa khoe sắc. Mùa xn về có
một ngày rất trọng đại đó là ngày tết cổ truyền của dân tộc.để chào đón một mùa
xn mới tơi kết hợp cùng phụ huynh tổ chức “ Vui tết đón Xuân”. Chương
trình văn nghệ vui tết đón Xn tơi cho các cháu biểu diễn bài các bài hát nói về
mùa xuân trong đó có một số bài hát về dân ca
20
skkn
Hình ảnh các bé biểu diễn bài “ Quê Hương Ba Miền”
* Ngoài tổ chức các ngày hội, ngày lễ ở lớp, ở trường, tơi cịn cho các cháu
tham gia văn nghệ vào các ngày lễ, ngày hội của địa phương: Ngày hội làng, hội
Chùa, ngày lễ chúc thọ các cụ, ngày 8/3, ngày 22/12, các tiết mục biểu diễn đều
có những làn điệu dân ca nói về ý nghĩa các ngày lễ, ngày hội, khi các bé biểu
diễn các vị đại biểu cùng mọi người rất phấn khởi vì các bé đã mang lại những
ký ức, niềm vui. Sau đây là một số hình ảnh các bé biểu diễn các làn điệu dân
ca.
5. Kết quả đạt được:
Sau khi sử dụng “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ dân ca Việt
Nam” , tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt thích thú và say mê hát các bài dân ca đơn
giản, trẻ biết lắng nghe giai điệu các bài dân ca phức tạp.
Bên cạnh đó, tơi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong các môn học
khác. Trẻ nhận biết được đất nước Việt Nam có nhiều vùng miền, nhiều dân tộc,
nhiều phong tục, tập quán phong phú và đa dạng với những bản sắc riêng độc
đáo mà chỉ ở dân tộc ta mới có được.
21
skkn
Sau đây là bảng khảo sát tỉ lệ cuối năm, sau khi tôi thực hiện đề tài:
Trẻ hứng thú với Trẻ chưa hứng
Năm học
Tổng số trẻ các bài hát dân thú với các bài
ca
dân ca
Trẻ
không
hứng thú với
các bài hát
dân ca
2018-2019
35
9 (25.8 %)
12 (34.2.%)
14 (40%)
2019-2020
35
28 (80%)
7 (20%)
0 (0%)
Qua kết quả trên tơi thấy trẻ rất thích nghe những bài hát dân ca. Trẻ
mạnh dạn tự tin trước mọi người, trẻ thích được tham gia biểu diễn các bài dân
ca cũng như hội thi “Cô và bé hát dân ca”.Trẻ không quay lưng với âm nhạc dân
tộc. Để rồi qua đó trẻ càng thêm yêu quê hương Việt Nam hơn, yêu những câu
hò điệu lý mượt mà tha thiết của dân tộc mình.
6. Điều kiện để sáng kiến được áp dụng và nhân rộng:
*/ Về phía giáo viên:
- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, hiểu được các đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ đặc biệt hiểu được ý nghĩa vô cùng quan trọng của hoạt động âm nhạc
tới sự phát triển tồn diện của trẻ. Có khả năng vận dụng linh hoạt các tình
huống sư phạm. Giáo viên phải có tính kiên trì vượt khó, sáng tạo, linh hoạt
trong mỗi bài dạy.
- Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động hoạt động âm nhạc một cách thường xuyên, liên
tục.
- Coi trẻ là trung tâm của q trình giáo dục, ln phát huy tính tích cực của trẻ
trong mọi hoạt động.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, học hỏi đồng nghiệp, tập san, tài liệu, rút
kinh nghiệm cho bản thân, vận dụng với điều kiện thực tế từng bài dạy linh hoạt,
sáng tạo.
+ Về phía các bậc phụ huynh:
22
skkn
- Phối hợp với nhà trường thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục: Phụ huynh
ủng hộ cơ sở vật chất cho lớp, ủng hộ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị cho các
lớp.
- Phối kết hợp với nhà trường để có biện pháp giáo dục trẻ phù hợp và đạt kết
quả cao.
+ Về phía nhà trường: Tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở
vật chất đáp ứng được các yêu cầu của việc nâng cao chất lượng hoạt động âm
nhạc cho trẻ trong trường mầm non một cách hiệu quả nhất.
23
skkn
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thời gian thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 -6 tuổi cảm
thụ dân ca Việt Nam”. Tôi nhận thấy: Ở trẻ đã có được niềm say mê thích thú
hát, vận động theo các bài dân ca. Trẻ trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn. Đó là
niềm vui, là sự khích lệ to lớn đối với người giáo viên. Chính điều đó càng
khuyến khích tơi năng tìm tịi sáng tạo ra nhiều phương pháp giảng dạy hơn nữa.
Mỗi sự cố gắng đều có sự đền bù xứng đáng, khơng có gì là uổng phí khi phải
bỏ cơng sức vì đàn em của mình. Mong rằng với mỗi phương pháp mới sẽ giúp
các em ngày càng phát triển toàn diện hơn.
Là một giáo viên mầm non, tôi hi vọng trẻ của mình sẽ phát triển một cách
tồn diện nhất. Chúng ta đang cho trẻ tiếp cận những bước tiến của công nghệ
thông tin, nhưng cũng đừng quên cho trẻ biết những gì mà ơng cha ta qua nhiều
thế hệ đã giữ gìn nâng niu. Đó là những trị chơi dân gian, những bài hát dân ca,
nhiều điệu hị, điệu lý… Có lẽ ở cuộc sống hiện đại thì những điều đó quá tầm
thường so với những điều nhảy rock, hip hop… nhưng xin hãy nhớ rằng đó là
một phần khắc họa nên tâm hồn Việt, nên một con người Việt Nam.
Ngày nay, giới trẻ đang dần bị ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Lỗi
khơng phải ở trẻ mà ở những người lớn chúng ta. Chúng ta đã cho trẻ biết gì về
văn hóa dân tộc? đừng cho trẻ biết qua loa mà hãy để trẻ cảm nhận và thấu hiểu.
Đó là lý do tại sao tôi đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 -6 tuổi cảm thụ dân
ca Việt Nam”. Tôi hy vọng rằng những làn điệu dân ca mang vị ngọt của cây
trái quê hương, vị đậm đà của hạt bắp củ khoai, hương thơm của các loài
hoa….sẽ thắp sáng trong tâm hồn trẻ thơ ngọn lửa yêu quê hương đất nước.
2. Khuyến nghị:
Qua quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy rằng việc nghiên cứu và áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm muốn có hiệu quả tốt nhất trong việc giáo dục phát
triển đạo đức cho trẻ khơng chỉ có sự nỗ lực của giáo viên mà còn phải được sự
24
skkn
quan tâm của nhà trường, của đồng nghiệp và của Phịng Giáo dục . Tơi mạnh
dạn có 1 số đề xuất như sau :
*/ Đối với nhà trường:
- Nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ về kinh phí để mua sắm thêm 1 số đồ dùng,
dụng cụ, trang phục múa cho trẻ.
-Tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm với
các đồng nghiệp trong tồn quốc trên các kênh thơng tin.
- Đẩy mạnh hơn nữa cơng tác xã hội hố giáo dục để ngành học mầm non
nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành.
*/ Đối với các cấp lãnh đạo:
- Đề nghị nhà trường và Phòng Giáo dục thường xuyên mở các buổi chuyên đề
về âm nhạc đặc biệt là dân ca Việt Nam.
- Trong các hội thi, liên hoan, giao lưu âm nhạc cần khuyến khích các tiết mục
dân ca.
- Mong những nhà biên soạn chương trình sẽ đưa nhiều hơn các bài dân ca phù
hợp lứa tuổi trẻ mẫu giáo vào chương trình giáo dục âm nhạc để làm phong phú
hơn tâm hồn trẻ thơ, hướng trẻ thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc.
-Bản sáng kiến của tơi đơi chỗ cịn nhiều thiếu sót. Tơi rất mong Ban Giám
Hiệu, các đồng nghiệp góp ý để sáng kiến của tơi được tốt hơn và có thể áp dụng
rộng rãi trong trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
25
skkn