Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 39 trang )

1. PHẦN MỠ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Đúng vậy, trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, vì thế ngay từ
bậc học mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển toàn diện cho trẻ. Chơi là một hoạt động cần thiết cho mọi người, ở mọi lứa
tuổi, nhưng với trẻ thơ thì chơi chính là cuộc sống thực của chúng. Đứa trẻ cần chơi
như cần cơm ăn, nước uống, không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là sống.
Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo, chơi lại là hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển của
trẻ. Vì thế, việc tổ chức trị chơi cho trẻ là rất quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to
lớn, tổ chức trị chơi chính là tổ chức cuộc sống cho trẻ.
Trò chơi giúp phát triển tư duy ở trẻ, giúp trẻ mở rộng, cũng cố, chính xác
hóa những hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Nội dung chính của các trị
chơi của trẻ là cuộc sống xung quanh được trẻ phản ánh một cách độc đáo và sáng
tạo. Những biểu tượng về cuộc sống mà trẻ lĩnh hội được trước lúc chơi, trong trò
chơi vẫn giữ lại phần cơ bản của nó, nhưng đồng thời trong quá trình chơi những
biểu tượng đó được làm chính xác thêm, được cũng cố và mở rộng thêm nhờ sự
phát triển của các dự định chơi, nhờ cụ thể hóa các động tác, các thao tác chơi dưới
sự hướng dẫn của người lớn và sự giúp đỡ của các bạn cùng chơi. Qua vui chơi
phát triển nhu cầu nhận thức, phát triển tính tị mị ham hiểu biết của trẻ. Trị chơi
góp phần phát triển các q trình tâm lý nhận thức như cảm giác, tri giác, tư duy,
tưởng tượng, ngôn ngữ. Khi chơi, trẻ sử dụng kinh nghiệm của mình tái tạo cuộc
sống xung quanh với sự tham gia của các quá trình tâm lý trên, đồng thời các quá
trình đó lại được phát triển chính trong q trình chơi đó. Việc vui chơi đóng vai
trị rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ nhỏ, bởi khi trẻ chơi đùa
cũng là lúc trẻ tiếp thu thông tin – một hình thức tự học sơ khai. Bên cạnh những
trị chơi vận động, các trị chơi tĩnh cũng có vai trị quan trọng trong việc kích thích
1

skkn



não bộ phát triển, phát triển tư duy cho trẻ. Những trị chơi tư duy phát triển thơng
minh là những hình thức trị chơi có tính tư duy khoa học, logic rất cao giúp trẻ có
điều kiện thể hiện năng lực của bản thân ngay từ khi cịn bé. Thơng qua các trị chơi
tư duy, chúng ta có thể giúp trẻ rèn luyện trí não một cách tốt nhất, giúp trẻ biết hệ
thống, luôn tự tin và biết cách xử lý các tình huống một cách nhạy bén hơn. Đó có
thể là những trị chơi như xếp hình tháp và lâu đài, trị chơi ghép hình, trị chơi tìm
đồ vật cất giấu, phân biệt đồ vật khác nhau, nhận biết màu sắc, nhận biết âm thanh
và đuổi bắt thú bông,…
Cũng như phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, văn hoá nghệ
thuật cùng với sự đổi mới của ngành học mầm non, giáo viên không áp đặt trẻ theo
khuôn mẫu có sẵn mà phải chú ý đến năng lực, nhu cầu khả năng hứng thú của trẻ.
Như vậy, nhằm thoả mãn nhu cầu khám phá tìm tịi, ham hiểu biết của trẻ và hình
thành cho trẻ một số kỹ năng, kinh nghiệm sống cho phù hợp với xã hội hiện nay
thì mỗi chúng ta cần phải linh hoạt dùng biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức,
thiết kế trò chơi nhằm kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ để giải
quyết các vấn đề trong khi chơi. Thơng qua các trị chơi đó nhằm giúp trẻ phát triển
tư duy và hình thành vốn biểu tượng, đó cũng là vốn kinh nghiệm làm nền tảng
giúp trẻ lĩnh hội tốt những kiến thức sau này.
Nhận thấy vai trò quan trọng của việc tổ chức các trò chơi nhằm phát triển tư
duy cho trẻ trong trường mầm non, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
trong ngành học mầm non nói chung và trong trường mầm non của tơi nói riêng
nên tơi đã chọn đề tài: ‘Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi
nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non.’ Thông qua đề tài
này sẽ giúp giáo viên chúng ta thấy được bức tranh về chất lượng tổ chức các trò
chơi phát triển tư duy cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non . Đồng thời thấy được
những khó khăn và thuận lợi trong q trình tổ chức các trị chơi cho trẻ 4 - 5 tuổi.
Ngồi ra, trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ tơi ln biết tìm tịi, học hỏi và thiết
2


skkn


kế những trò chơi mới nhằm mang lại nhiều bài học hữu ích giúp trẻ học hứng thú
và rút ra được nhiều kinh nghiệm sống cho bản thân.
1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp
Điểm mới của đề tài: Ở trường, chưa có giáo viên nào nghiên cứu về đề tài
tôi chọn. Khi chọn và nghiên cứu đề tài, người viáo viên phải quan tâm đến việc tổ
chức các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ, trẻ thực sự hứng thú với các hoạt
động, trẻ đạt được các mục tiêu của độ tuổi...Trẻ có những kỹ năng chơi các trò
chơi và sự phát triển tư duy cần thiết. Vì vậy, việc tìm ra các phương pháp mới để
tổ chức trò chơi nhằm giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát triển tốt về tư duy là một điểm mới và
rất cần thiết cho bản thân cũng như đồng nghiệp trong việc áp dụng vào quá trình
giảng dạy.
* Phạm vi áp dụng của đề tài: Đề tài được sử dụng trong trường mầm non
nơi tôi đang giảng dạy
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần nghiên cứu.
Năm học 2019 – 2020 là năm học tôi được nhà trường phân công dạy lớp
mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Ngày từ đầu năm học tơi đã đăng kí và chọn đề tài : ‘Một số
biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non.’ Qua thời gian thực hiện hướng dẫn cho trẻ chơi một số
trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ, bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó
khăn sau:
* Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo sâu sát của phòng giáo dục Đào tạo Lệ Thủy, các ban ngành
trong xã, các thôn về vật chất cũng như tinh thần tạo điều kiện cho giáo viên thực
hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi
cho trẻ hoạt động.
3


skkn


Bản thân tôi luôn học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ, tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp.
Trẻ ở lớp hầu hết nhanh nhẹn, hoạt bát và hứng thú trong các hoạt động chơi.
Khơng những thế, trong các trị chơi phát triển tư duy trẻ rất hứng thú và hưởng
ứng rất tích cực.
*. Khó khăn
Diện tích phịng học chật hẹp khó khăn khi tổ tổ các trị chơi động có tất cả
trẻ trong lớp tham gia.
Khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều nên dẫn tới khả năng trẻ tiếp thu
và thực hiện các trò chơi cũng ở các mức khác nhau.
Đa số trẻ là con nông dân nên phụ huynh nhận thức chưa cao trong việc cho
trẻ chơi các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ.
* Khảo sát thực trạng:
Để đưa ra các giải pháp có hiệu quả, ngay đầu năm học tơi tiến hành khảo sát
khả năng chơi các trò chơi phát triển tư duy của trẻ, kết quả như sau:
Bảng 1: Mức độ tiếp thu các trò chơi phát triển tư duy của trẻ ở lớp nhỡ 2
( 27 trẻ)
Nội dung

Mức độ
Tốt
SL

Trẻ nhớ tên trị chơi. 8/27

%


Khá
SL

Trung bình

%

SL

%

29,6% 10/27

37%

9/27

33,3%

55,6% 10/27

37%

2/27

7,41%

Yếu
SL


%

Trẻ nắm được cách
chơi, luật chơi của trò
chơi đưa ra
Trẻ thể hiện sự tự lập 15/27
trong khi chơi và biết
lấy cất đồ chơi đúng
4

skkn


nơi quy định.
Trẻ biết phối hợp với 6/27

22,2% 10/27

37%

11/27

40,7%

22,2% 10/27

37%

11/27


40,7%

5/ 27

18,5%

17/27

63%

74,1% 7/27

25,9%

các bạn trong khi chơi
Trẻ biết kiểm tra kết 6/27
quả chơi.
Trẻ có sáng kiến trong

5/27

18,5%

khi chơi
Trẻ hứng thú, tích cực, 20/27
chủ động trong khi
chơi.
Bảng 1 cho thấy số trẻ đạt mức trung bình về việc biết phối hợp với các bạn
trong khi chơi và biết kiểm tra kết quả sau khi chơi thể hiện trong các trò chơi

chiếm tỷ lệ khá cao 40,7%. Đặc biệt mục tiêu trẻ có sáng kiến trong khi chơi cịn có
17/27 trẻ đạt tỷ lệ trung bình chiếm 63%. 5/ 27 trẻ yếu chiếm tỷ lệ 18,5%.
Kết quả dự giờ và quan sát thực tế 30 buổi sử dụng biện pháp tổ chức các trò
chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ, cũng như trao đổi trực tiếp với 20 giáo viên
trong trường mầm non nơi tôi đang dạy, được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Mức độ giáo viên
TT
1

Các biện pháp

Số lượng

Xây dựng mơi trường chơi đa dạng, hấp 10/20

Tỷ lệ
50%

dẫn, mang tính phát triển.
2

Lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ

20/20

3

Tăng cường tổ chức cho trẻ được chơi với 15/20

100%

75%

các loại trò chơi dưới nhiều hình thức khác
nhau
4

Tạo ra những tình huống chơi mang tính có 10/20

50%

vấn đề, gây sự tập trung, hứng thú cho trẻ.
5

skkn


5

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả 20/20

100%

chơi
6

Điều chỉnh kế hoạch chơi cho trẻ.

2/20

10%


Bảng 2 cho thấy có 100% giáo viên lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ,
thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả chơi. 75% giáo viên quan tâm đến việc
tăng cường tổ chức cho trẻ được chơi với các loại trị chơi dưới nhiều hình thức
khác nhau. Hai biện pháp: Xây dựng môi trường chơi đa dạng, hấp dẫn, mang tính
phát triển và tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn đề, gây sự tập trung,
hứng thú cho trẻ được 50% giáo viên sử dụng. Nội dung điều chỉnh kế hoạch chơi
cho trẻ được ít giáo viên quan tâm nhất, chỉ có 2 giáo viên chiếm tỷ lệ 10 % đã dẫn
đến hiện tượng trị chơi khơng thu hút trẻ, thậm chí trở nên “cưỡng ép” do quá
nặng về tính chất giải đáp đúng - sai ở kết quả chơi. Nhìn chung, chính những hạn
chế của giáo viên khi nhận thức về bản chất và việc “cứng hóa”các biện pháp tổ
chức trị chơi đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ.
Qua kết quả trên, bản thân tôi nhận thấy khả năng để phát triển tư duy thông
qua chơi các trị chơi trên trẻ của lớp tơi cịn thấp và những yếu điểm khi tổ chức
trò chơi của giáo viên ở trường tơi. Vì thế tơi đã suy nghĩ tìm ra một số giải pháp
hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tư duy cho trẻ 4 – 5 tuổi
thơng qua các trị chơi có hiệu quả. Mong rằng những việc làm của tôi sẽ mang lại
kết quả nhất định cho trẻ.
2.2. Các giải pháp:
Năng lực của mỗi giáo viên là khác nhau, cách dạy, cách truyền đạt kiến thức
tới trẻ, cách tiếp cận trẻ cũng khác nhau. Có giáo viên có năng khiếu mơn này
nhưng lại khơng có năng khiếu ở các mơn khác. Vì thế, việc tổ chức các trò chơi
nhằm phát triển tư duy cho trẻ ở lớp cũng khác nhau, quan trọng nhất là giáo viên
phải có một thái độ tích cực, công nhận và trân trọng các biểu hiện của trẻ, biết
6

skkn


động viên, khen ngợi trẻ kịp thời. Giáo viên phải nắm được các yêu cầu chung cũng

như các phương pháp hướng dẫn để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào
quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động. Sau đây là một số biện pháp nâng cao
chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm
non
Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ 4 - 5 tuổi cụ thể, rõ ràng.
Lập kế hoạch hướng dẫn trò chơi là văn bản do giáo viên phụ trách lớp xây
dựng, trong đó xác định những biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy
của trẻ trong từng trò chơi cụ thể với khoảng thời gian nhất định. Trong các kế
hoạch chơi, căn cứ tình hình chơi của trẻ ở thời điểm lên kế hoạch, tôi đề ra các
nhiệm vụ và biện pháp tổ chức trò chơi mới hoặc tiếp tục phát triển trò chơi mà trẻ
đang chơi. Việc thiết kế kế hoạch tổ chức trò chơi cần dựa vào nhiều yếu tố, trong
đó quan trọng nhất là dựa vào mức độ phát triển tư duy của trẻ. Điều này không chỉ
đảm bảo một kế hoạch phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ mà cịn đảm bảo tính
khả thi của kế hoạch khi đưa vào thực tiễn. Hơn nữa, sử dụng kết quả quan sát vào
việc lập kế hoạch giáo dục sẽ khắc phục được bệnh “hình thức” trong giáo dục
mầm non. Khơng những thế, tơi cịn dựa vào tình hình thực tế ở địa phương, của
trường, của lớp tôi xây dựng kế hoạch trị chơi cho phù hợp với đặc điểm của lớp
mình. Một giáo viên có kinh nghiệm sẽ nhanh chóng nhận ra đặc điểm của trẻ, của
lớp mình dạy và sẽ đưa ra nội dung, phương pháp lựa chọn phù hợp hơn. Theo
hướng đổi mới, việc thực hiện chương trình đổi mới, việc tổ chức các trò chơi cho
trẻ 4 - 5 tuổi sẽ được tôi xây dựng nội dung chơi ở lớp và được tiến hành thông qua
các giờ hoạt động. Làm được điều đó đòi hỏi giáo viên chúng ta phải nhạy bén, vận
dụng nó một cách linh hoạt, sáng tạo.
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường, lựa chọn các trang thiết bị, đồ dùng, đồ
chơi phục vụ cho trò chơi phù hợp với độ tuổi cho trẻ.

7

skkn



Xây dựng môi trường chơi đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển chính là
việc chuẩn bị mơi trường chơi cho trò chơi nhằm đáp ứng khả năng chơi của trẻ
trong hiện tại, tương lai và phát triển hoạt động chơi cho trẻ. Tôi thường xuyên bổ
sung, thay đổi đồ chơi, vật liệu chơi, phù hợp với yêu cầu của trị chơi. Vì vậy, trẻ
mới có cơ hội tiếp xúc, làm quen với thế giới đồ chơi, được chơi với đồ chơi và
những đồ chơi tôi tự thiết kế cho lớp. Chính điều đó tạo cho trẻ hứng thú tiếp nhận
nhiệm vụ chơi, giúp trẻ chủ động tích cực tham gia vào trò chơi, cố gắng ghi nhớ
nội dung chơi và tái hiện trong khi chơi như vậy tư duy của trẻ cũng được phát
triển. Tôi thường xây dựng mơi trường chơi hướng tới phát triển nội dung trị chơi
và tạo cho trẻ thực hành với đồ chơi, được chơi với đồ chơi, khuyến khích trẻ tích
cực, chủ động và biết sử dụng một số cách thức đơn giản bên ngồi để ghi nhớ
trong q trình chơi. Xây dựng môi trường cho trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn
trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Các phương tiện luyện tập phải đảm bảo
độ bền vững, an tồn cho trẻ, kích thước trọng lượng phải phù hợp với cơ thể trẻ.
Các trang thiết bị đồ dùng, dụng cụ bổ trợ sẽ giúp cho các trị chơi có tác
dụng tốt hơn đối với trẻ, làm tăng hiệu quả các nội dung chơi. Mở rộng tầm hiểu
biết và nhận thức của trẻ; tên gọi, cách sử dụng những trang thiết bị, đồ dùng, đồ
chơi. Góp phần giáo dục thậm mỹ thơng qua kích thước, hình dáng hài hịa, màu
sắc tươi sáng của thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Góp phần giáo dục ý thức đối với lao
động, tính cẩn thận, kỹ năng giữ gìn vệ sinh thơng qua việc giúp cô chuẩn bị và thu
dọn đồ dùng, dụng cụ, sắp xếp chúng gọn gàng, ngăn nắp. Ở lớp, tôi luôn chú ý lựa
chọn các đồ dùng, đồ chơi chú ý về yêu cầu giáo dục: các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, phải có ảnh hưởng tốt đến
trẻ và phải đáp ứng những mục đích nhất định về phát triển tư duy của trẻ.Tôi luôn
chú ý đến vấn đề vệ sinh, an toàn: các dụng cụ phải sạch sẽ. Ngồi ra tơi thường
chú ý đến thậm mỹ: việc bố trí sân chơi, màu sắc sáng sủa, êm dịu của các đồ chơi
khơng làm chói mắt trẻ, phù hợp với từng loại đồ dùng, trò chơi.
8


skkn


Giải pháp 3: Lựa chọn nội dung trò chơi phát triển tư duy phù hợp cho trẻ 4
– 5 tuổi
Quá trình phát triển tư duy cho trẻ mầm non phải đảm bảo thực hiện nhiệm
vụ giáo dục nhận thức có kế hoạch theo một chương trình thống nhất, đảm bảo mục
đích, u cầu chung và khơng ngừng trang bị cho trẻ hệ thống các trò chơi phù hợp
với lứa tuổi theo trình tự nhất định.
Khi lựa chọn nội dung trị chơi phát triển tư duy cho trẻ ở lớp tôi thường tuân
theo các nguyên tắc sau:
Đưa ra nội dung bám sát với chương trình giáo dục mầm non hiện hành dành
cho trẻ 4 – 5 tuổi: Chương trình đã xác định mục tiêu giáo dục phát triển thể chất,
trong đó nhấn mạnh tới việc phát triển vận động yêu cầu phù hợp với từng độ tuổi.
Giải pháp 4: Tăng cường tổ chức cho trẻ được chơi với các loại trò chơi để
phát triển tư duy dưới nhiều hình thức chơi khác nhau.
Việc tăng cường và tổ chức cho trẻ được chơi với nhiều loại trò chơi, tạo
điều kiện cho trẻ chơi dưới các hình thức chơi khác nhau như: Cá nhân, theo nhóm,
tập thể lớp...nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và củng cố kiến thức, hình thành kĩ
năng thực hành chơi, tính độc lập, phát triển năng lực nhận thức và ghi nhớ có chủ
định. Cho trẻ tự chơi và thường xuyên cho trẻ chơi tập với nhiều dạng trị chơi
khác nhau nhằm hình thành và phát triển kĩ năng chơi của trẻ. Nhờ có kĩ năng chơi
trẻ mới có thể tự nhớ cách chơi, luật chơi, nội dung chơi; trẻ có thể lĩnh hội được
nhiệm vụ nhận thức và tạo điều kiện cho trẻ biết tư duy khi chơi. Khi tự tổ chức
chơi những trò chơi mà trẻ thích, phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ, trẻ không
cảm thấy “bị chơi”, trẻ được tự do tham gia, tự do lựa chọn chơi theo hứng thú,
theo nhu cầu của bản thân, được bộc lộ khả năng cá nhân, được trao đổi, nhận xét,
tự lựa chọn các giải pháp trong quá trình chơi.
Giải pháp 5: Sưu tầm, tự thiết kế một số trò chơi nhằm phát triển tư duy cho
trẻ 4 – 5 tuổi

9

skkn


Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên học Viện Hành chính Quốc gia
TP HCM cho biết: Sau 3 tuổi, tư duy trực quan hành động của trẻ tiếp tục phát
triển. Khi lên 4 tuổi, bé bắt đầu trải qua một bước ngoặt cơ bản về tư duy. Đó là
việc chuyển từ tư duy hành động định hướng bên ngoài thành những hành động
định hướng bên trong não, chuyển từ kiểu tư duy bằng tay (trực quan - hành động)
của thời kỳ ấu nhi sang tư duy trực quan - hình tượng (hình ảnh).
Khi lên 4 tuổi, trẻ biết tư duy trực quan - hình tượng nên những trị chơi lắp ghép
theo nhiệm vụ nhất định sẽ giúp các em phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng.
Đặc điểm của kiểu tư duy trực quan - hình tượng là việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra
không chỉ được thực hiện bằng phép thử bên ngoài với các vật thật nữa. Thay vào
đó, các em biết thực hiện cả phép thử ngầm trong óc dựa vào hình ảnh, biểu tượng
về đồ vật hay về hành động với đồ vật mà trẻ đã làm hay nhìn thấy người khác làm.
Từ đó, trẻ có thể suy nghĩ về những sự vật mà trẻ không trực tiếp tri giác, không
trực tiếp tác động. Sau đây là một số trị chơi tơi tự thiết kế và tìm tịi:
1. Trị chơi: “Ong tìm chữ”

1.1.

Mục đích:

- Phát triển khả năng nhận biết nhanh chữ số, tìm chữ số tương ứng với
nhóm số lượng. Ví dụ: số 1 là 1 chấm tròn, số 4 là 4 chấm tròn…rèn khả năng tư
duy trực quan hình ảnh, tư duy lơgic, khả năng ghi nhớ có chủ định.
10


skkn


- Phát triển khả năng phân tích, tổng hợp và óc sáng tạo ở trẻ.
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi giao tiếp của trẻ. Trẻ được học thông qua hình
thức vui chơi.
1.2. Chuẩn bị:
- Một bìa lịch cũ loại dày có chiều dài khoảng 60cm, chiều rộng 45cm.
- Giấy decal màu trắng, núc áo, giấy Ao, 1 hộp sữa tròn. Keo hai mặt, hồ
dán, thẻ chữ số rời.
- Bút lơng, thước kẻ, kéo.
1.3. Cách làm:
* Bảng gài :

Hình 1
- Dùng bìa lịch cũ lấy giấy decal màu trắng dán lên. Sau
đó xếp đơi các tờ Ao lại cắt thành các hình trịn dính vào
nhau, gắn lên bảng sao cho các khoảng cách bằng nhau
cho đẹp mắt, cắt các con số gắn lên tờ giấy phía trong để
làm thơng tin, sau mỗi vòng tròn là một chữ số bất kỳ.
Sau khi đã hồn thiện ta dán vào đúng vị trí như hình vẽ.
Hình 2 Bảng gài hồn chỉnh
* Bàn xoay:

11

skkn


- Dùng hộp bánh hoặc tấm bìa dán xốp xung quanh cho đẹp, sau đó cắt một

bơng hoa làm tâm, cắt xốp màu hồng màu vàng trang trí thêm cho đẹp,

Hình 3
- Dán tấm xốp màu hồng lên hộp bánh hoặc tấm bìa, tiếp theo là tấm màu
cam và cuối cùng là bông hoa màu đỏ sao cho cân đối giữa hộp bánh.

Hình 4.

Hình 5

- Sau đó chia bàn xoay làm 8 phần rồi gắn số, và hạt núc tương ứng với số đã
gắn.
- Lấy hộp sữa làm trụ đục thủng hộp sữa để bỏ cây vào làm trục quay, dùng
lấy keo nhựa dán cho chặt rồi gắn hộp bánh vào hộp sữa lại với nhau. Dùng thanh
tre vót mỏng gắn mũi tên.

12

skkn


Hình 6.

Hình 7.

Sau đó chuẩn bị một số thẻ trong khi chơi theo từng chủ đề :
Ở trị chơi này, khơng chỉ sử dụng cho mơn làm quen với tốn mà cịn có thể
sử dụng cho nhiều mơn học khác nhau. Ví dụ: mơn làm quen với mơi trường
xung quanh. Chúng ta có thể chuẩn bị các tranh dán phía sau thay chữ số
như: Máy bay, xe máy, tàu hỏa....Môn âm nhạc, chúng ta chuẩn bị các hình

vẽ nhạc cụ như: sơng loan, xắc xơ, trống....
1.4. Cách chơi :
- Luật chơi: Nói đúng nội dung trong ô số đã chọn.
- Cách chơi : Cho trẻ lên xoay, mũi kim chỉ vào ô số nào thì mở ơ số tương ứng
bên cạnh tấm bìa. Sau đó đọc to nội dung tìm được ở ơ số đó.
Ví dụ: Mơn làm quen với mơi trường xung quanh: Trẻ xoay được số 3 thì sẽ
tìm ra hình ảnh xe máy ( vì trong ơ số 3 có chứa xe máy) hỏi trẻ: Trong ơ số 3 chứa
hình ảnh gì? là phương tiện giao thơng đường nào? cho trẻ gắn vào nhóm phương
tiện giao thơng đường đó.
Tùy vào mơn học, trình độ nhận thức của trẻ ở lớp để chúng ta lựa chọn câu hỏi,
nội dung phía sau tấm bìa hoặc thay đổi tên trị chơi ‘ ong tìm chữ ‘cho hợp lý như:
Ai nhanh trí, Ơ cửa bí mật...
Cứ như thế chúng ta vừa tích hợp tốn , LQCC, MTXQ với các chủ đề và đề
tài khác nhau nhằm giúp trẻ hứng thú hơn khi học.
1.5. Công dụng:
Thơng qua trị chơi này thường được dạy trong góc học tập hay củng cố kiến
thức mà trẻ đã được học.
1.6. Kết quả:
Thơng qua trị chơi giúp trẻ tổng hợp được kiến thức và phát triển tư duy
logic cho trẻ.
13

skkn


Ngoài ra giúp trẻ hứng thú và thoả mãn nhu cầu thích khám phá, ham học hỏi
cho trẻ, và giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn.
2. Trò chơi: “Rùa đẻ trứng”
2.1 Mục đích:
- Giúp trẻ phát triển nhận thức, phát

triển tư duy trực quan hình ảnh, gọi tên
( các con vật, đồ dùng đồ chơi, phương
tiện giao thông, các loại hoa quả…) theo
chủ đề và chọn tranh, thẻ chữ cái xếp đúng
theo yêu cầu.
- Củng cố nhận biết chữ số từ 1-> 5.
- Rèn kỹ năng đếm, so sánh phân biệt, phát triển ngơn ngữ khi chơi trị chơi.
2.2. Chuẩn bị:
- Nguyên vật liệu:
Gỗ, ván, xốp trắng, xốp bitis, bình nước lọc dạng hình trịn, thanh sắt dài
khoảng 100cm, giấy báo, giấy A4 vụn, vải bóng màu vàng, decal, sơn, keo 502, hồ
dán, đinh, thẻ chữ số, thẻ chữ cái rời, lô tô số lượng chủ đề động vật dưới nước.
- Dụng cụ:
Cưa, kéo, búa, khoan, thước, bút chì.
2.3. Cách làm:
* Chân đế:
Được làm bằng 7 mảnh ván gỗ (2 tấm ván bằng nhau có chiều rộng khoảng
9cm, chiều dài 43cm; 2 tấm ván bằng nhau có chiều rộng 9cm, chiều dài 33cm; một
tấm ván có chiều dài 43cm, chiều rộng 33cm; 2 tấm ván bằng nhau có chiều rộng
9cm, chiều dài 37cm có khoan 1 lỗ trịn trên một đầu của 2 tấm ván này)

14

skkn


Hình 1
Ghép các tấm ván lại với nhau thành một hộp chữ nhật rộng 33cm, dài 43cm
và cao 9cm.


Hình 2

Hình 3

Hình 4

* Trục quay: Dùng một cây sắc dài 100cm uốn một đầu làm tay quay xiên
qua trục và thân rùa

Hình 5
* Con rùa: Được làm bằng thùng nước lọc nhỏ có dạng hình trịn làm thân
rùa, xốp trắng gọt làm đầu rùa.

15

skkn


- Đầu rùa: Dùng dao rọc giấy gọt xốp trắng tạo thành hình đầu rùa, dùng giấy báo
và giấy A4 vụn bồi cho đâu rùa, sau đó dùng vải bóng màu vàng bọc đầu rùa và
gắn

Hình 6

mắt cho đầu rùa. Gắn đầu rùa lên thân rùa.

- Thân rùa: Cắt 1 lỗ trịn rộng 5cm phía trên thân để bỏ trứng rùa, cắt 1 lỗ
tròn rộng 5cm ở mé chân của bình nước làm nơi rùa đẻ trứng. Khoan 2 lỗ song
song nhau ở giữa thân bình nước làm trục để quay, sau đó dùng thanh sắt gắn thân
rùa lên trục quay

- Cắt decal trang trí mai rùa

Hình 7

Hình 8

* Trang trí để hồn thành sản phẩm chơi

16

skkn


* Những quả trứng mang con số

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

2.4. Cách chơi:
* Môn làm quen với toán
17

skkn


Cách 1: Phát cho mỗi trẻ một rổ đựng bộ tranh lơ tơ về động vật sống dưới
nước có số lượng từ 1 đến 10 và các thẻ chữ số từ 1 đến 10 (trẻ chơi theo nhóm
hoăc cả lớp)
Cho những quả trứng mang chữ số vào trong thân con rùa. Cô quay trục sao
cho rùa đẻ trứng. Khi quả trứng rơi xuống, cô cho trẻ xem quả trứng mang chữ số
gì, sau đó trẻ đọc chữ số, xếp thẻ chữ số và chọn tranh có số lượng tương ứng với
quả trứng mà rùa đẻ được.
Ví dụ: Quả trứng có chữ số 5 thì trẻ chọn tranh có số lượng 5 và chữ số 5
Cách 2: Cô quay trục cho rùa đẻ trứng, quả trứng mang chữ số nào thì từng
cặp trẻ tìm chữ số và nhóm đồ dùng có số lượng tương ứng với quả trứng đó.
Ví dụ: Quả trứng có chữ số 4, trẻ có chữ số 2 sẽ đi tìm trẻ khác có cùng số 2
với mình cho đủ số lượng là 4.
* Môn giáo dục âm nhạc:
Cơ dán các bức tranh có chủ điểm động vật dưới nước (hoặc chủ điểm khác),
dưới bức tranh có kí hiệu các chữ số.
Cô quay trục sao cho rùa đẻ trứng, quả trứng mang chữ số nào, ứng với số
của là con gì thì trẻ hát về nội dung đó
Ví dụ: Quả trứng mang chữ số 2 ứng với tranh con cá thì trẻ hát bài “cá vàng

bơi”...
2.5.Cơng dụng:
Chơi ở hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động chiều, chơi với nhiều đề
tài khác nhau
2.6. Kết quả:
Qua trò chơi giúp trẻ phát triển khái quát hoá
Nhận biết mối quan hệ giữa chữ số và nhóm số lượng.
Phát triển tư duy.
3. Trị chơi: “Chiếc nón kỳ diệu”
18

skkn


3.1. Mục đích:
- Giúp trẻ phát triển nhận thức,
phát triển tư duy trực quan hình ảnh,
gọi tên (đồ dùng đồ chơi, đồ dùng gia
đình, các con vật, củ quả…) theo chủ
đề và gắn chữ cái tương ứng.
- Củng cố nhận biết chữ số từ 1> 5, biết thêm bớt trong phạm vi 5.
- Rèn kỹ năng đếm, tách nhóm, so sánh phân biệt và phát triển ngơn ngữ khi
chơi trị chơi.
- Giáo dục trẻ biết phối kết hợp cùng bạn trong khi chơi
3.2. Chuẩn bị:
Mâm, nón, đề can, keo, sơn, vỏ sị. Trục quay : Chốt vít, bạc đạn (ổ bi), thẻ
chữ số, thẻ chữ cái rời, lô tô.
3.3. Cách làm:
* Chân đế: Được làm bằng 3 thanh gỗ vuông (2 thanh ngắn bằng nhau có
chiều dài 40cm, mặt rộng 3 cm, 1 thanh dài có chiều dài 60 cm, mặt rộng 6 cm

- Hai thanh gỗ ngắn bằng nhau ta vẽ lấy điểm chính giữa sau đó mở miệng
rộng 3 cm, sâu 1,5 cm.
- Tiếp theo ta dùng thanh gỗ dài một đầu mở miệng chữ thập rộng 3 cm, sâu
3 cm. Đầu cịn lại, chính giữa khoan 1 lỗ trịn có đường kính 2,5 cm, sâu 4 cm tạo
thành lỗ rỗng. Mặt bên cũng khoan 1 lỗ tròn tương tự, để khi cần thiết ta có thể gắn
bảng quay theo chiều dựng đứng.
- Bắt chéo 2 thanh ngắn chồng lên nhau tạo thành chữ thập.
- Sau đó đóng chặt bạc đạn có gắn chốt vít cố định vào để làm trục quay.
* Nón quay: Là một cái mâm nhựa có đường kính 74 cm ở giữa có khoan 1
lỗ trịn đường kính 1cm. Được chia ra làm 5 phần bằng nhau trang trí bằng đề canl
19

skkn


(xanh, vàng, đỏ, tím, hồng) , 3 vịng trịn màu đồng tâm, vòng tròn thứ nhất gắn chữ
số, vòng thứ 2 gắn tranh lơtơ tùy theo số lượng.
- Gắn nón vào trục quay chân đế .
* Thẻ từ chữ số: 1 2 3 4 5

* Thẻ từ Lô tô:

3.4. Cách chơi:
Gắn 5 chữ số bất kỳ từ 1-> 5vào 5 phần nón quay, chia lớp thành 3 đội,hai đội
chơi cịn 1 đội kiểm tra, hai đội chơi đứng xung quanh nón quay chuẩn bị chơi.
Bước 1: Cử 1 trẻ trong nhóm lên quay nón. Khi nón quay dừng lại, nhóm đó
phải thực hiện bài tập trên phần ơ trước mặt của mình. Ơ của trẻ có chữ số nào, thì trẻ
phải chọn thẻ bài có số lượng tương ứng với chữ số đó gắn lên nón quay.

20


skkn


Bước 2: Tiếp theo tách số lượng đó thành 2 nhóm bất kỳ bằng 2 thẻ bài khác
có hình ảnh giống với thẻ bài trên.
Bước 3: Cô nâng cao yêu cầu lên: Trẻ sẽ tìm
các tranh lơ tơ có số lượng tương ứng với chữ số đã
quay gắn lên nón quay vào ơ chính giữa của 2 nhóm.
Khi hai nhóm thực hiện xong cơ mời nhóm 3 lên kiểm
tra. Nhóm nào hồn thành bài tập của mình trước,
đúng sẽ là người thắng cuộc.
Ví dụ: Trẻ đứng trước ơ có chữ số 5, trẻ chọn thẻ bài có 5 cái muỗng gắn lên
nón quay.
3.5.Cơng dụng:
Với trị chơi này có thể áp dụng cho tuổi mẫu giáo (Lớp chồi, lá tuỳ theo chủ
điểm), tùy theo lứa tuổi cô nâng cao yêu cầu, sử dụng với các đề tài khác nhau.
3.6 Kết quả:
Qua trị chơi giúp trẻ phát triển khái qt hố. Nhận biết mối quan hệ giữa
chữ số và các nhóm số lượng
Phát triển tư duy trẻ biết sử dụng kỹ năng tách
nhóm từ 1 nhóm cho trước.
4. Trị chơi: “Chiếc chong chóng đa năng”
4.1. Mục đích:
21

skkn


- Giúp trẻ phát triển nhận thức, kích thích tư duy nhận biết các nhóm đối

tượng, biết thêm bớt, chia tách trong phạm vi 5 một cách chính xác. Đồng thời giúp
trẻ nhận dạng các đối tượng: trái cây, rau, các nguyên vật liệu, dụng cụ chế biến các
món ăn, các nhóm chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể bé và biết ráp các chữ cái tương
ứng.
- Rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn, cẩn thận, thao tác khéo léo chính xác và khả
năng phối kết hợp cùng các bạn khi tham gia trò chơi.
- Phát triển khả năng quan sát định hướng trong không gian, phát triển khả
năng ngôn ngữ và khả năng tính tốn khi chơi.
4.2. Chuẩn bị:
- Hai miếng bitis hình vng 40 x 40.
- Gai đính, kẽm, keo 502.
- Ống nước nhựa dài 1,2 m đường kính 5cm.
- Một thanh gỗ cao 25 cm ngang 35 cm làm chân.
- Ống hút cứng làm đệm luồn kẽm vào trong và luồn vào trong ống nước.
- Kéo, dao rọc giấy, keo súng.
4.3. Cách làm:
* Chong chóng:
- Hai miếng bitis hình vng 40 x 40 vẽ và cắt chừa từ
trung điểm các đường chéo hình lục giác đều 3cm.
Hình 1a
- Sau đó dán xen kẽ ½ góc của hình vng đã cắt làm đơi
bằng keo 502 sẽ thành hình chong chóng.
- Sử dụng một miếng bitis trịn nhỏ dán vào điểm giữa
chong chóng.

22

skkn



Hình 1b

Hình 1c

Hình 1d

- Sau đó dùng kẽm và ống hút là đệm xỏ vào chong chóng.
- Miếng gỗ làm chân trụ có lỗ khoan ở giữa đường kính 5cm.

Hình 1e

Hình 1h (Hai chong chóng hồn chỉnh)
- Chân của chong chóng
- Miếng gỗ 25 x 35, lỗ khoan ở giữa 5cm
- Hồn thành hai chong chóng.
* Mũi tên:
- Hai miếng bitis 12 x 4 cm, cắt thành 2 mũi tên để dán vào tâm của chong
chóng
23

skkn


Hình 2a (Kim quay trên chong chóng)
- Ghi chú: Ống nước làm trụ được dán trang trí bên ngồi bằng giấy báo.

- Sau đó gắn 2 chóng chóng lên cây cho hồn chình và cho trẻ chơi.
4.4. Cách chơi:
Cơ hoặc trẻ quay ngẫu nhiên 2
chong chóng. Khi chong chóng dừng, mũi

tên chỉ vào đâu trẻ sẽ thực hiện theo yêu
cầu đó.
Ví dụ: Mũi tên chỉ vào số nào ứng với món
ăn nào thì trẻ sẽ chọn các ngun liệu,
dụng cụ để làm nên món ăn đó.
Nâng cao yêu cầu: Thay đổi chữ số
tăng dần số lượng...và cho trẻ xác định các
hướng trong khơng gian: phía phải thì
bước qua phải 5 bước….
4.5.Công dụng:

24

skkn


Với trò chơi này sẽ áp dụng được cho tất cả các lứa tuổi lớp nhỏ thì đưa yêu
cầu thấp hơn, lớp lớn thì cao hơn.
Với đồ chơi này có thể chơi với tất cả các chủ điểm và tất cả các môn học
trong trường mầm non như khám phá khoa học, làm quen với toán, giáo dục âm
nhạc, làm quen chữ cái…
4.6. Kết quả:
Thơng qua trị chơi giúp trẻ tổng hợp được kiến thức và phát triển tư duy
logic, ngơn ngữ cho trẻ.
Ngồi ra giúp trẻ hứng thú và thoả mãn nhu cầu thích khám phá, ham học hỏi
cho trẻ, và giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn.
5. Trò chơi: “Bàn cờ kỳ diệu”

5.1. Mục đích:
- Củng cố nhận biết chữ số, số lượng, khả năng ghi nhớ chữ số, kích thích sự

hứng thú của trẻ
- Giúp phát triển ngôn ngữ và khả năng tư duy cho trẻ khi chơi trị chơi.
5.2. Chuẩn bị:
- Bàn cờ: bìa cattơng: 80 cm x 80 cm
25

skkn


×