Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn một số biện pháp nâng cao thể lực cho trẻ 25 36 tháng ở trường mầm non hoa sen kiến xương thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.07 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO THỂ LỰC CHO TRẺ 25
- 36 THÁNG Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN, HUYỆN KIẾN
XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH"
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Lĩnh vực phát triển thể chất
II. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trẻ em là tương lai của đất nước là hạnh phúc của mọi gia đình, việc
bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ không là trách nhiệm của riêng ai mà
mọi người trong gia đình và xã hội cùng có trách nhiệm, chăm sóc giáo
dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu của cuộc đời là một việc làm
hết sức cần thiết và vơ cùng quan trọng.
Một đứa trẻ có một trí tuệ tốt, thơng minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu
tiên là phải có một thể lực tốt, trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao
phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ
bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác
quan, vận động nhịp nhàng, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự
khéo léo... Một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng, trẻ
khỏe mạnh nhanh nhẹn sẽ hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập

skkn


và vui chơi. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm
vụ quan trọng trong mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ.
Những năm gần đây việc phát triển thể lực cho trẻ đặc biệt được coi
trọng. Bậc học mầm non Huyện Kiến Xương đã chỉ đạo các trường
thường xuyên tổ chức các chuyên đề phát triển vận động, ngày hội thể
thao của bé, lồng ghép các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong
các hoạt động hàng ngày. Ở trường mầm non Hoa Sen việc nâng cao thể
lực cho trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, đặc biệt là việc nâng
cao thể lực cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ, vì trẻ ở độ tuổi này còn non nớt,


nhiều trẻ mới đi học. Việc trẻ bắt đầu làm quen với một môi trường mới
cũng làm chuyển biến tâm sinh lý của trẻ, nhiều trẻ khi mới đi học còn
dễ bị ốm, sức khoẻ chưa được tốt dẫn đến trẻ chưa nhanh nhẹn ảnh
hưởng đến các hoạt động học tập và vui chơi. Khi cơ thể khoẻ mạnh trẻ
sẽ hứng thú tham gia các hoạt động do cô tổ chức, trẻ nhanh nhẹn hoạt
bát và đáng yêu hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao
thể lực cho trẻ tôi đã chọn đề tài:"Một số biện pháp nâng cao thể lực cho
trẻ 25 - 36 tháng ở trường mầm non Hoa Sen - Kiến Xương - Thái
Bình" làm đề tài sáng kiến của mình.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến

skkn


2.1. Mục đích của giải pháp
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ nhóm 25 - 36 tháng, việc
nâng cao thể lực cho trẻ là vô cùng quan trọng. Đây sẽ là tiền đề giúp trẻ
có những những bước đi vững chắc cho cuộc sống sau này có sức khỏe
tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt khả năng
và sở trường của mình. Và khơng ai khác các cơ giáo sẽ là những người
gần gũi nhất có thể giúp trẻ có được thể lực tốt.
2.2. Nội dung giải pháp
Để nâng cao thể lực cho trẻ nhất là trẻ 25 - 36 tháng tôi thực hiện một
số biện pháp sau:
2.2.1. Biện pháp 1: Khảo sát tình hình sức khoẻ của trẻ ngay từ
đầu năm học.
Việc nắm bắt tình hình sức khoẻ của trẻ là một việc làm hết sức cần
thiết, cô giáo có nắm rõ tình trạng sức khoẻ của trẻ thì mới đưa ra được
các biện pháp nâng cao thể lực cho trẻ một cách phù hợp vì vậy ngay từ
đầu năm học khi đuợc phân cơng dạy nhóm 25-36 tháng tôi đã trao đổi

cùng các bậc phụ huynh về tình hình sức khoẻ của từng trẻ thơng qua
các giờ đón trả trẻ nhờ vậy tơi biết rõ được đặc điểm của từng trẻ, trẻ
nào nhanh nhẹn, tích cực hoạt động, trẻ nào có hệ miễn dịch yếu hay bị

skkn


ốm vặt. Sau khi nắm được tình hình sức khỏe của từng trẻ tôi tiến hành
xây dựng kế hoạch, đưa ra các biện pháp nâng cao thể lực phù hợp cho
trẻ.
Ví dụ: Đầu năm trẻ cịn non nớt, nhiều trẻ mới đi học tôi nâng cao thể
lực cho trẻ bằng cách sử dụng các bài tập nhẹ nhàng như...... nhưng đến
khi trẻ đã quen với các hoạt động ở trường tôi nâng dần độ khó của các
bài tập như vậy trẻ sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
- Ngoài việc trao đổi với phụ huynh để nắm bắt tình hình sức khỏe của
trẻ ngay từ đầu năm học tơi cịn tiến hành khảo sát chiều cao, cân nặng,
việc thực hiện các bài tập phát triển vận động của trẻ ở lớp để từ đó cơ
giáo có cái nhìn đa chiều hơn về tình trạng sức khỏe chung của cả lớp.
Qua khảo sát tơi nhận thấy tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về chiều cao,
cân nặng ở lớp tôi so với năm học trước cịn thấp.
Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng là 19/23 = 82%
Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về chiều cao là 20/23 = 87%.
So với chỉ tiêu phấn đấu về tỷ lệ trẻ phát triển bình thường ở trường là
97.5% thì cịn một khoảng cách khá xa. Với suy nghĩ cân nặng, chiều cao
của trẻ có phát triển bình thường thì trẻ mới có được thể lực tốt, muốn
nâng cao thể lực cho trẻ thì phải giảm được tý lệ trẻ suy dinh dưỡng,

skkn



thấp cịi vì vậy tơi đề nghị với đồng chí phụ trách chuyên môn về nuôi
dưỡng, kết hợp cùng với các cô giáo ở tổ nuôi tổ chức cho các cháu suy
dinh dưỡng được ăn phục hồi suy dinh dưỡng một tuần hai bữa vào thứ
3 và thứ 5, thường xuyên thay đổi thực đơn với nhiều món ăn hấp dẫn,
trong các bữa ăn tơi ln động viên khuyến khích trẻ, với những cháu
ăn chậm tôi ân cần động viên xúc cho các cháu ăn. Vì vậy thể lực của trẻ
ở lớp tôi nâng cao rõ rệt, trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, hứng thú tham gia
vào các hoạt động cô tổ chức, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng bước đầu giảm
dần, đầu năm có 4 cháu SDD, đến cuối tháng 11 giảm được 2 cháu, chỉ
còn 2 trẻ suy dinh dưỡng.
2.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao thể lực cho trẻ trong các hoạt động
hàng ngày ở trường mầm non.
* Giờ đón trẻ và trả trẻ:
Cơ giáo đến sớm mở cửa lớp qut dọn sạch sẽ để lớp thơng thống. Với
những ngày mưa rét tơi đóng cửa kính khơng để trẻ bị gió lùa. Lựa chọn
và tổ chức cho trẻ chơi với các trò chơi vận động nhẹ nhàng cùng với
những đồ chơi trong nhóm lớp.
Trong khi đón hoặc trả trẻ tơi kết hợp hướng dẫn trẻ chơi với những trò
chơi vận động nhẹ nhàng vừa giúp trẻ phát triển thể lực, tạo bầu không

skkn


khí thoải mái cho trẻ mỗi khi tới lớp và khi ra về. Đôi khi tôi lại mở các
bản nhạc vui vẻ để trẻ nhún nhảy, đung đưa theo giai điệu của bài hát vì
thế trẻ rất thích được đi học và khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ cũng
tăng lên đồng thời cũng giúp trẻ phát triển các hệ hô hấp, cơ tay, chân…
tăng cường sự dẻo dai cho trẻ.
* Thể dục sáng:
Thể dục buổi sáng cũng là một hoạt động hết sức quan trọng để nâng

cao thể lực cho trẻ. Đây là một hoạt động diễn ra hằng ngày vì thế nếu
khơng chú ý sẽ gây ra nhàm chán cho trẻ, trẻ sẽ tập uể oải cho có hình
thức sẽ không giúp cho thể lực của trẻ phát triển vì vậy ngay từ đầu
năm học tơi kết hợp cùng đồng chí khối trưởng chọn các động tác, các
bài tập phù hợp với từng chủ đề. Bài thể dục buổi sáng được tổ chức
khoa học, sử dụng những bài hát vui tươi, rộn rã. Các động tác liên
hoàn, phối hợp các bộ phận trên cơ thể giúp trẻ dẻo dai hơn. Để hoạt
động diễn ra thêm hấp dẫn tơi cịn cho trẻ tập kết hợp với các dụng cụ
như gậy, vòng, nơ, chai lọ, sao cho các dụng cụ phù hợp với bài tập để
bài tập thêm phong phú sinh động. Trẻ hứng thú với các bài tập thể dục
buổi sáng cũng là một sự tác động tốt đến thể lực của trẻ.

skkn


VD: Ở bài "Ơ sao bé khơng lắc" trẻ tập tay khơng nhưng ở bài " Đu quay"
trẻ sẽ tập với vịng, còn bài "Chú bộ đội" trẻ lại được tập với gậy.
* Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự
phát triển của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh
được. Hoạt động ngồi trời giúp trẻ được thỏa mãn thực hiện các vận
động giải phóng năng lượng. Khơng gian chơi ngồi trời có rất nhiều lợi
thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà điều
kiện trong phịng khơng thể đáp ứng được.
- Tận dụng khơng gian rộng và thống mát, tơi đã lựa chọn các trò chơi
vận động, trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển
thể lực cho trẻ như trò chơi: “Rồng rắn lên mây”; “Cáo và thỏ”; “ Trốn
tìm”; “Thả đỉa ba ba”; “Mèo đuổi chuột”… Ngồi ra các trị chơi này
thường tổ chức cho cả lớp được chơi, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham
gia vào trị chơi càng đơng càng vui khi tất cả cùng nhau tham gia chơi

trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đồn kết tạo sự thân thiện giữa
các bé với nhau.
2.2.3. Nâng cao thể lực cho trẻ thơng qua các trị chơi vận động.

skkn


Trị chơi vận động có vai trị quan trọng trong sự phát triển tồn diện
của trẻ, các trị chơi vận động mang đến cho trẻ những lợi ích lâu dài
như các kĩ năng sống tuyệt vời, các cảm xúc tích cực và khả năng kiểm
soát bản thân, đồng thời nâng cao thể lực cho trẻ. Tham gia trò chơi vận
động giúp trẻ có thêm niềm vui, giúp cơ thể trẻ đẩy mạnh sự trao đổi
chất, tăng cường hơ hấp và tuần hồn máu nhờ vậy trẻ thêm khỏe mạnh
tự tin. Ngoài ra trò chơi vận động còn giúp trẻ rèn luyện kỹ năng kỹ xảo,
phát triển hoàn thiện kỹ năng vận động thơng qua đó phát triển cho trẻ
khả năng sáng tạo và các tố chất thể lực.
Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi vận động đối với việc nâng
cao thể lực cho trẻ vì vậy tơi thường sưu tầm và tổ chức các trò chơi vận
động, các trò chơi dân gian cho trẻ. Để tổ chức các trò chơi vận động
thực sự có hiệu quả, lơi cuốn và hấp dẫn được trẻ tơi lựa chọn các trị
chơi phù hợp với từng chủ đề cụ thể.
Ví dụ: Với chủ đề “Bé và các bạn’’ tôi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi như:
Bóng trịn to, tìm bạn. Nhưng với chủ đề “ những con vật đáng u’’ tơi
chọn chơi trị chơi như: Mèo và chim sẻ, trời nắng trời mưa... để tổ chức
cho trẻ chơi.

skkn


Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng

và cần thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ
hứng thú khi tham gia vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp
cho trẻ phát triển tốt về thể lực. Mỗi trị chơi vận động đều có một cách
chơi khác nhau. Chính vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi
vận động tơi tìm hiểu rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trị chơi
để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Với trị chơi có đơng trẻ tham
gia tơi lựa chọn các địa điểm rộng như ở sân trường, bãi cỏ khu phát
triển vận động. Với các trò chơi theo nhóm nhỏ tơi cho trẻ chơi ở trong
lớp hoặc chơi ở dưới bóng cây như vậy sẽ an tồn cho trẻ và tạo cho trẻ
được sự tự do thoải mái.
VD: Với trò chơi “Bịt mắt bắt dê ’’, Bắt bướm, bóng trịn to, trời nắng
trời mưa...tơi tổ chức cho trẻ chơi ở sân trường bãi cỏ khu phát triển
vận động. Còn với những trò chơi như: Chi chi chành chành, nu na nu
nống, kéo cưa lừa lừa xẻ... thì tơi lại tổ chức cho trẻ chơi trong lớp hoặc
dưới bóng cây.
Để trò chơi vận động đạt kết quả cao, chơi đúng luật, tích cực tham gia
vào trị chơi vận động và chủ động trong khi chơi, thì trước khi cho trẻ
chơi tơi phải giới thiệu rõ tên trị chơi, luật chơi, cách chơi để trẻ nắm

skkn


được. Ngồi ra tơi cịn thường xun thay đổi hình thức, cách tổ chức và
nâng cao yêu cầu của trò chơi, đưa thêm trò chơi mới hay tổ chức cho
trẻ chơi trị chơi dưới hình thức thi đua để tăng thêm hứng thú và kích
thích trẻ hoạt động tích cực mạnh dạn, tự tin.
Ví dụ: Chủ đề ở “Những con vật đáng u". Tơi cho trẻ chơi trị chơi
“về đúng nhà" Trước khi chơi tơi sẽ nói cho trẻ biết tên trị chơi, luật
chơi, cách chơi. Trẻ cầm con vật gì thì khi có hiệu lệnh của cơ hoặc sau
một câu hát. Thì trẻ phải chạy về đúng nhà có con vật đó. Nếu trẻ nào về

nhầm thì trẻ đó sẽ phải nhảy lò cò.
Nhưng sang đến chủ đề “Cây và những bơng hoa đẹp’’ Tơi cho trẻ chơi
trị chơi “Cắm hoa”. Ở trị chơi này tơi lại tổ chức cho trẻ chơi trị chơi
vận động dưới hình thức hai tổ thi đua nhau tổ nào cắm được nhiều hoa
thì tổ đó chiến thắng.
Trị chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể
lực của trẻ. Trị chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực
vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách tồn diện. Trị chơi vận
động giúp trẻ rèn luyện tố chất và phát triển thể lực, nâng cao nhận
thức và giúp trẻ phát triển ngơn ngữ. Ngồi những đồ dùng, đồ chơi có

skkn


sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng tự tạo khác để phục vụ cho
các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung chơi:
Ví dụ: Để chuẩn bị tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “con bọ dừa” tôi đã làm
những chiếc mũ bọ dừa để đội cho trẻ bằng cách tận dụng những quả
bóng bị xịt hơi cắt ra làm mũ, giấy màu, bìa cứng cắt dán thêm một số
chi tiết dính vào mũ để chiếc mũ thêm ngộ nghĩnh.
Trị chơi “bơm xe”: Tơi tận dụng những ống nhựa để làm thành chiếc
bơm để làm dụng cụ cho trẻ chơi.
Trị chơi vận động được tơi tổ chức ở mọi nơi mọi lúc hạn chế sự gị bó.
Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá
nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn để giúp trẻ phát
triển thể lực, trí thơng minh và phát triển nhân cách cho trẻ.
2.2.4. Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ
huynh
Công tác nâng cao thể lực cho trẻ muốn đạt kết quả tốt thì nhất thiết phải
có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Hiểu

được mối quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc và phát triển tồn
diện cơ thể trẻ, nhận thức rõ việc cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ
ngay từ đầu năm học trong buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi trao đổi

skkn


cùng phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển thể lực đối với trẻ,
nêu ra một số biện pháp để nâng cao thể lực cho trẻ cho phụ huynh cùng
thảo luận và tham khảo. Trong các giờ đón trả trẻ tơi trị chuyện trao đổi
với cha mẹ trẻ về tình hình sức khỏe trong ngày từ đó nhiều bậc phụ huynh
có thêm kiến thức về cách chăm sóc con khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, ở góc tuyên truyền của lớp tơi cũng thường xun đưa các nội
dung chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho trẻ vào nội dung tuyên
truyền, mỗi chủ đề tôi lại lựa chọn một nội dung phù hợp. Các nội dung
tuyên truyền tôi thường sử dụng các hình ảnh đẹp sáng, bắt mắt, góc tun
truyền được tơi bố trí nơi phụ huynh dễ quan sát, dễ thu hút sự chú ý của
phụ huynh.
- Chủ đề " Bé và các bạn". Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về cách
"Phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì cho trẻ mầm non"
- Chủ đề " Các cô các bác trong trường mầm non ". Tuyên truyền với các
bậc phụ huynh về một số cách phòng, chống các bệnh thường gặp theo
mùa như bệnh : Các bệnh về đường hô hấp, đau mắt đỏ, thuỷ đậu ...
Tôi cũng thường lên mạng internet để tìm kiếm các bài tuyên truyền hoặc
nhờ sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh để tìm kiếm các loại sách báo, các
bài viết về việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ nhằm phát triển tốt về

skkn



thể lực cho trẻ. Nhờ vậy góc tuyên truyền của lớp tôi rất phong phú và phụ
huynh cũng biết được một số nội dung và biện pháp rèn luyện cho trẻ đồng
thời kết hợp chặt chẽ với giáo viên để thực hiện tốt cơng tác chăm sóc giáo
dục trẻ. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà
tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn có thể lực tốt để tích
cực tham gia vào mọi hoạt động.
2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Với sáng kiến này có thể áp dụng cho toàn trường mầm non Hoa Sen hoặc
các trường mầm non khác.
2.4. Hiệu quả, lợi ích khi áp dụng giải pháp
Sau một thời gian thực hiện đề tài "Nâng cao thể lực của trẻ 25 - 36
tháng qua các hoạt động hàng ngày trong trường mầm non Hoa Sen,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình" với 23 học sinh tơi đã đạt được một
số kết quả sau:
 
Stt

1

Nội dung khảo sát

Cân nặng PTBT

Tỷ lệ trẻ đạt

21/23 = 91%

skkn



2

Chiều cao PTBT

21/23 = 91%

3

Thực hiện động tác phát triển các

18/23 = 78%

nhóm cơ và hơ hấp.

4

Thực hiện vận động cơ bản và phát

19/23 = 83%

triển tố chất vận động ban đầu.

5

Thực hiện vận động cử động của bàn

18/23 = 78%

tay, ngón tay.
- Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin. Tỷ lệ trẻ phát triển bình

thường về chiều cao và cân nặng tăng lên rõ rệt. Trẻ ngủ đủ giấc, ăn
uống ngon miệng, ít mắc các bệnh thường gặp khi dao mùa.
- Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư
thế, có khả năng phối hợp các giác quan, vận động nhịp nhàng, có kỹ
năng trong một số hoạt động rất khéo léo.
2.5. Các điều kiện cần thiết khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến tại lớp, tôi nhận thấy để nâng cao thể lực cho
trẻ 25- 36 tháng cần một số điều kiện sau:

skkn


* Trình độ chun mơn
- Cơ giáo phải thường xun trau dồi kiến thức về chăm sóc sức khỏe,
nâng cao thể lực cho trẻ.
- Nắm chắc nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là nội
dung giáo dục phát triển vận động.
- Có một số kiến thức cơ bản về cách phòng chống các bệnh thường gặp,
các bệnh truyền nhiễm, các chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ...
- Cô giáo phải thường xuyên quan tâm gần gũi với trẻ, nắm bắt kịp thời
tình hình sức khỏe của trẻ.
- Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong
việc nâng cao thể lực cho trẻ.
* Cơ sở vật chất:
- Tranh ảnh để tuyên truyền có liên quan đến viẹc nâng cao thể lực cho
trẻ.
- Trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi ở sân trường, trong khu phát triển
vận động.
Trên đây là một số biện pháp nâng cao thể lực cho trẻ 25 - 36 tháng
trong trường mầm non Hoa Sen. Trong quá trình triển khai thực hiện


skkn


chắc chắn sẽ còn gặp một số vướng mắc, rất mong nhận được sự góp ý
của các bạn đồng nghiệp để việc triển khai thực hiện sáng kiến đạt hiệu
quả tốt hơn.

1
2
3
4
5

skkn



×