Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường thpt nguyễn sinh sắc, tân châu, an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.2 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN SINH SẮC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Châu, ngày 15 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: La Văn Thiện

Nam, nữ: Nam.

- Ngày tháng năm sinh: 1985.
- Nơi thường trú: Số nhà 50/1, đường Phạm Ngọc Thạch, khóm Long Thị D,
phường Long Thạnh, TX Tân Châu, tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Sinh Sắc.
- Chức vụ hiện nay: Phó Hiệu trưởng.
- Lĩnh vực công tác: Quản lý trường học.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
1. Đặc điểm tình hình đơn vị
1.1. Thuận lợi:
- Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo An
Giang; cấp ủy và chính quyền địa phương.
- Tập thể sư phạm có tinh thần đồn kết, có lịng tự trọng nghề nghiệp, có tinh thần
trách nhiệm, tất cả vì sự tiến bộ của học sinh.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được trang bị tương đối đầy đủ phục vụ tốt công
tác dạy học và các hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật.


1.2. Khó khăn:
- Học sinh cư trú trên địa bàn rộng ảnh hưởng đến việc đi học và các hoạt động
khác; một bộ phận học sinh chưa ý tự giác trong học tập; tuyển sinh đầu vào thấp nên đa
số học sinh bị mất căn bản, ý thức học tập còn hạn chế.
- Các phịng học bộ mơn Lý, Hóa, Sinh chưa được trang bị các thiết bị dạy học cần
thiết làm ảnh hưởng đến các hoạt động thực hành thí nghiệm.
- Tay nghề giáo viên chưa đồng đều, giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm
trong giảng dạy và giáo dục học sinh, thiếu giáo viên nịng cốt ở các mơn.

1

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


2. Tên sáng kiến:
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Sinh Sắc, Tân Châu, An Giang.
3. Lĩnh vực: Quản lý trường học.
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học được Bộ Giáo
dục và Đào tạo phát động từ năm học 2012 – 2013 (Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT
ngày 02/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi khoa học, kỹ thuật
cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông). Mặc dù hoạt động nghiên
cứu khoa học của học sinh đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua
nhưng một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh chưa nhận thức đầy đủ
về vai trò của nghiên cứu khoa học đối với việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát
triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Không thể phủ nhận, với học sinh trung học phổ thông, nghiên cứu khoa học kỹ

thuật là hoạt động khá mới mẻ, đòi hỏi tư duy sáng tạo, thúc đẩy quá trình phát triển toàn
diện của học sinh. Tuy nhiên, đây cũng là một nhiệm vụ học tập khiến các em thấy bỡ
ngỡ và gặp khó khăn, thiếu hụt trong nhận thức và lúng túng trong cách làm.
Một bộ phận giáo viên, nhiều người cịn chưa có nhiều kinh nghiệm, ngại khó, sợ
làm thêm việc nên thiếu sự nhiệt tình. Thậm chí nhiều thầy cô khá bỡ ngỡ, lúng túng
trong công tác nghiên cứu khoa học nên “ngại” hướng dẫn, giúp học sinh tìm tòi vấn đề.
Nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học đòi hỏi kĩ thuật phức tạp, sự tỉ mỉ và cần ứng
dụng kiến thức khoa học cơng nghệ nên rất khó cho học sinh trong q trình nghiên cứu.
Trong cơng tác tổ chức và triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường, các tổ
chuyên môn và đội ngũ giáo viên chưa tích cực hướng dẫn học sinh xây dựng ý tưởng và
tham gia cuộc thi. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phịng thí nghiệm phục
vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong nhà trường còn thiếu thốn,
chưa đồng bộ chưa đáp ứng đủ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Mặt
khác, cơ chế, chính sách dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh như kinh
phí, chế độ đãi ngộ cho giáo viên làm cơng tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học
còn chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa tạo được động lực bên trong cho cả giáo viên và học
sinh trong hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
2

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hằng năm nhà
trường xây dựng kế hoạch và tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường từ đó tuyển
chọn những dự án có chất lượng dự thi cấp tỉnh, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp
trong công tác quản lý, chỉ đạo để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ
thuật của học sinh. Đây chính là lý do để tơi viết đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh

trường THPT Nguyễn Sinh Sắc, Tân Châu, An Giang”.
3. Nội dung sáng kiến
3.1. Những vấn đề chung về hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong nhà
trường
3.1.1. Mục đích nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường trung học
- Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ
thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống;
- Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới
hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh; nâng
cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học;
- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Triển khai giáo dục về khoa học, cơng
nghệ, kỹ thuật và tốn học (STEM) trong giáo dục phổ thông theo Chỉ thị số 16/CT-TTg
ngày 04/5/2017 về việc tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ
chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học;
- Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ
thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và
hội nhập quốc tế.
3.1.2. Vai trò của nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong giáo dục trung học
- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật là hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục trung học, góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học
và phương pháp kiểm tra đánh gia kết quả học tập của học sinh.
- Phối hợp, hỗ trợ mơ hình, hoạt động giáo dục khác: Mơ hình nhà trường phát
triển năng lực HS, mơ hình trường học mới VNEN, dạy học theo dự án; phương pháp bàn
3

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:



tay nặn bột, dạy học qua thực địa, di sản, dạy chủ đề tích hợp, tăng cường thí nghiệm,
thực hành,...
- Dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh (dạy học theo dự án); đóng
góp cơ sở thực tiễn, cơ sở lí luận cho việc triển khai đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức
dạy học, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh gia kết quả học tập của học
sinh.
- Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn.
- Nâng cao nâng lực của giáo viên trung học.
- Phát huy nguồn lực ngoài trường tham gia hỗ trợ giáo dục...
3.1.3. Lợi ích của việc tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường trung
học
- Lợi ích đối với học sinh tham gia nghiên cứu khoa học:
+ Nghiên cứu khoa học là chất xúc tác thúc đẩy việc dạy học các môn khoa học
trong nhà trường.
+ Đòi hỏi học sinh phải tham gia vào khoa học thực sự: Sử dụng phương pháp
khoa học vào quá trình thiết kế kiến thức; nghiên cứu, thực nghệm; giao tiếp, giải thích
và bảo vệ cơng trình nghiên cứu.
+ Tăng cường hứng thú học tập, hình thành năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng
cho học sinh.
- Lợi ích đối với học sinh tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật:
+ Tự tin hơn vào bản thân, say mê hơn với nghiên cứu khoa học;
+ Gặp gỡ bạn bè cùng chí hướng;
+ Tận mắt chứng kiến những cơng trình khoa học;
+ Học được cách chấp nhận mạo hiểm;
+ Biết sử dụng cách giải quyết khoa học để xử lý những vấn đề bên ngoài khoa
học;
+ Học được cách thức truyền đạt những ý tưởng khoa học;
+ Cơ hội nghề nghiệp, cơ hội nhận được học bổng/kinh phí học tập;
+ Cơ hội xuất hiện các nhà khoa học tuổi học trò;

+ Trở thành người cơng dân có học thức…;

4

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học kỹ thuật của cho học sinh trường THPT Nguyễn Sinh Sắc, Tân Châu,
An Giang
Từ thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT
Nguyễn Sinh Sắc và kết quả đạt được của nhà trường trong việc tham gia cuộc thi cấp
tỉnh nhiều năm qua. Chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu
khoa học kỹ thuật của học sinh, trong công tác lãnh đạo, quản lý cần thực hiện tốt một số
biện pháp sau:
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo
viên và học sinh về hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong nhà trường phổ
thông
Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ
và Sở về tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Ban giám hiệu
nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức, triển khai Cuộc thi cấp trường khoa học kỹ
thuật và đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng cách phối hợp các hình thức cơ bản sau:
Tuyên truyền thông qua các buổi họp đầu năm triển khai nhiệm vụ và chuẩn bị cho
năm học mới như họp Hội đồng sư phạm, họp cốt cán (đề nghị các tổ trưởng chun mơn
triển khai đến tồn thể giáo viên trong lần họp tổ đầu tiền và yêu cầu giáo viên triển khai
kế hoạch đến học sinh, tích cực hướng dẫn học sinh xây dựng ý tưởng khoa học và tham
gia cuộc thi cấp trường có hiệu quả), họp cha mẹ học sinh. Ban giám hiệu tích cực tuyên
truyền cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tuyên truyền trong các
tiết sinh hoạt lớp cuối tuần của giáo viên chủ nhiệm.

Tổ chức tun truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của cơng tác nghiên cứu khoa học
kỹ thuật của học sinh trong trường trung học và các quy định, hướng dẫn của Bộ, Sở
Giáo dục và Đào tạo về cuộc thi khoa học kỹ thuật hằng năm đến cán bộ quản lý, giáo
viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội.
Tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý vào giáo viên về công tác
nghiên cứu khoa học và tác dụng của nghiên cứu khoa học. Xem đây là một phần trong
q trình phát triển chun mơn của giáo viên và nâng cao năng lực quản lý của cán bộ
quản lý. Đây cũng là một giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Nâng cao nâng lực nhận thức của giáo viên, cán bộ
quản lý là cách tốt nhất để giáo viên, cán bộ quản lý xác định những vấn đề của giáo dục
5

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


xuất hiện tại chính lớp học, trường học của mình và tìm ra giải pháp nhằm cải thiện thực
trạng này.
Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật không chỉ khuyến khích học sinh nghiên cứu,
vận dụng kiến thức đã học để có những sáng kiến, giải pháp sáng tạo, hiệu quả nhằm giải
quyết các yêu cầu thực tiễn cuộc sống, mà cịn góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức và
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và phát triển năng lực của học
sinh theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức và triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ
thuật của học sinh
Trên cơ sở quy chế và các quy định, hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo
An Giang về cuộc thi khoa học kỹ thuật hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ
chức triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phù hợp với điều kiện thực
tế của nhà trường.
3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch

Khi xây dựng cho hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Ban giám hiệu nhà
trường cần căn cứ vào các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc việc triển khai Hoạt động nghiên cứu khoa
học và Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học hằng năm, văn bản quan
trọng là Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung
học phổ thông; Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 38 và tùy vào điều kiện thực tế của đơn
vị, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp
trường dành cho học sinh.
Cụ thể, năm học 2019 – 2020 Trường THPT Nguyễn Sinh Sắc (THPT Đức Trí cũ)
xây dựng kế hoạch tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường như sau:

6

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


SỞ GDĐT AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT ĐỨC TRÍ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 100 /KH-THPTĐT

Tân Châu, ngày 13 tháng 5 năm 2019

KẾ HOẠCH

Tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học
năm học 2019-2020
Căn cứ Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở
và trung học phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 38;
Căn cứ Kế hoạch của Sở GDĐT An Giang về việc triển khai hoạt động nghiên cứu
khoa học (NCKH) và tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp tỉnh dành cho học sinh
trung học;
Trường THPT Đức Trí xây dựng kế hoạch tổ chức Cuộc thi cấp trường như sau:
I. Mục đích
1. Khuyến khích học sinh NCKH; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến
thức các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
2. Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương
pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; thúc đẩy
giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng
dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.
3. Thực hiện giáo dục tích hợp khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học (STEM)
trong giáo dục trung học theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
4. Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các
tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học.
5. Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKTcủa mình;
tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương trong tỉnh, hướng tới
việc tham gia cuộc thi cấp quốc gia.
II. Nội dung
1. Đối tượng dự thi:

7

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


Học sinh đang học lớp 10, 11 có kết quả xếp loại năm học 2018-2019: hạnh kiểm
và học lực từ khá trở lên. Mỗi học sinh chỉ được tham gia 01 dự án dự thi.
2. Nội dung thi
Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án khoa học hoặc dự án kỹ thuật (sau
đây gọi chung là dự án) thuộc 22 lĩnh vực của Cuộc thi được thực hiện trong vịng 01 năm tính
đến ngày 31/01/2019 (Phụ lục I kèm theo).
Dự án có thể của 01 học sinh (dự án cá nhân) hoặc của nhóm 02 học sinh (dự án tập
thể). Dự án tập thể phải có sự phân biệt mức độ đóng góp khác nhau vào kết quả nghiên cứu
của người thứ nhất (nhóm trưởng) và người thứ hai.
3. Giáo viên hướng dẫn:
Mỗi dự án dự thi có 01 giáo viên hướng dẫn do tổ chuyên môn đề xuất, hiệu
trưởng ra quyết định đề cử. Một giáo viên hướng dẫn tối đa 02 dự án KHKT của học sinh
trong cùng thời gian. Giáo viên bảo trợ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của dự án dự thi
và phải kí phê duyệt kế hoạch nghiên cứu trước khi học sinh tiến hành nghiên cứu (Phiếu
phê duyệt dự án 1B). Người bảo trợ có thể đồng thời là người hướng dẫn nghiênc cứu.
4. Đăng ký dự thi
GV hướng dẫn gửi bản đăng ký dự thi chậm nhất ngày 24/5/2019; nộp hồ sơ
đăng ký dự thi đến Ban giám hiệu (cho thầy Thiện) chậm nhất ngày 04/10/2019 (xem hồ
sơ đăng ký bên dưới).
Các sản phẩm được chọn dự thi cấp tỉnh thì giáo viên và học sinh tham gia dự thi
cần lưu ý: Giáo viên bảo trợ và học sinh tham gia dự thi phải có tài khoản trên trang
mạng đã được điền đầy đủ thông tin chính xác và có ảnh
chân dung được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; các thông tin này sẽ được dùng
để in thẻ dự thi, giấy chứng nhận cho giáo viên và học sinh tham dự Cuộc thi. Học sinh

tham gia dự thi (trưởng nhóm đối với dự án tập thể) có nhiệm vụ nộp hồ sơ dự án đăng
ký dự thi. Các phiếu phải được điền đầy đủ thơng tin, ký tên, đóng dấu phù hợp với tiến
độ nghiên cứu, gửi lên mạng dưới dạng bản chụp theo định dạng PDF hoặc JPG. Những
dự án khơng có đầy đủ thông tin, thiếu dấu, chữ ký trong các phiếu của hồ sơ sẽ không
được tham dự Cuộc thi. Thời hạn nộp hồ sơ trên trường học kết nối sẽ thông báo cụ thể
sau.
Hồ sơ dự án đăng ký dự thi bao gồm: (có mẫu đính kèm)
- Thiết kế poster gian hàng. (gửi file khi nộp hồ sơ thi cấp trường)
8

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


- Phiếu học sinh (Phiếu 1A);
- Phiếu phê duyệt dự án (Phiếu 1B);
- Phiếu người hướng dẫn/bảo trợ (Phiếu 1);
- Kế hoạch nghiên cứu (theo mẫu hướng dẫn kèm theo Phiếu 1A);
- Báo cáo kết quả nghiên cứu (Kế hoạch nghiên cứu đã hoàn thiện);
- Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu (nếu có);
- Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành (nếu có);
- Phiếu đánh giá rủi ro (nếu có);
- Phiếu dự án tiếp tục (nếu có);
- Phiếu tham gia của con người (nếu có);
- Phiếu cho phép thơng tin (nếu có);
- Phiếu nghiên cứu động vật có xương sống (nếu có);
- Phiếu đánh giá rủi ro chất nguy hiểm (nếu có);
- Phiếu sử dụng mơ người và động vật (nếu có).
- Báo cáo kết quả nghiên cứu (Kế hoạch nghiên cứu đã hồn thiện) được trình bày
theo mẫu hướng dẫn Kế hoạch nghiên cứu kèm theo Phiếu học sinh 1A.

5. Thời gian và địa điểm tổ chức hội thi:
- Thời gian: từ 07-11/10/2019. Ngày 12/10/2019 sẽ thi phỏng vấn các dự án.
- Địa điểm: Phòng họp, trường THPT Đức Trí.
6. Tiêu chí đánh giá dự án dự thi KHKT cấp trường
Căn cứ quy định tại Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo (Thông tư 38); Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017
sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 38.
Cuộc thi KHKT cấp tỉnh năm học 2019-2020 đánh giá dự án dự thi theo các tiêu
chí theo phụ lục II đính kèm
a) Dự án khoa học
- Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm;
- Thiết kế và phương pháp: 15 điểm;
- Thực hiện (thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu): 20 điểm;
- Tính sáng tạo: 20 điểm;
- Trình bày: 35 điểm (Trình bày Poster: 10 điểm và trả lời phỏng vấn: 25 điểm).
b) Dự án kĩ thuật
9

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


- Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm;
- Thiết kế và phương pháp: 15 điểm;
- Thực hiện (xây dựng và kiểm tra): 20 điểm;
- Tính sáng tạo: 20 điểm;
- Trình bày: 35 điểm (Trình bày Poster: 10 điểm và trả lời phỏng vấn: 25 điểm).
Trong quá trình chấm thi, các tiêu chí nói trên được xem xét, đánh giá dựa trên kết
quả nghiên cứu và chỉ cho điểm sau khi đã xem xét, đối chiếu với các minh chứng khoa
học về quá trình nghiên cứu được thể hiện trong các phiếu ghi và sổ tay nghiên cứu khoa

học của học sinh.
7. Chế độ khen thưởng
Giải thưởng chi theo Quyết định 29/2016/QĐ-UBND ngày 24/06/2016 của UBND
tỉnh An Giang về quyết định bổ sung nội dung và mức chi các phòng trào, các kỳ thi, hội
thi của giáo dục cho giáo viên và học sinh cụ thể như sau:
Giải A: 400.000đ;

Giải B: 300.000đ;

Giải C: 200.000đ.

Giải Khuyến khích: 100.000đ/.
Nhà trường sẽ chọn 06 sản phẩm đạt giải cao nhất gửi dự thi cấp tỉnh. Các dự án
đạt giải trong cuộc thi cấp tỉnh sẽ được Sở GDĐT khen thưởng cho học sinh, cấp giấy
chứng nhận cho học sinh và giáo viên tham gia dự án.
8. Kinh phí
Giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH dự thi cấp tỉnh; vận dụng quy định chế độ
làm việc đối với giáo viên phổ thông tại điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày
21/10/2009 để giảm số tiết dạy cho giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH (cụ thể là 20
tiết/1 dự án dự thi cấp tỉnh).
Theo quy chế chi tiêu bộ năm 2019 của trường: Chi hỗ trợ 2.000.000 đ/ 1 dự án
(quỹ học phí) được dự thi vịng chung kết cấp tỉnh (bao gồm tiền tài liệu, poster, xét
nghiệm mẫu vật,….).
III. Tổ chức thực hiện
1. Đối với Ban giám hiệu
- Xây dựng kế hoạch và triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh khối 10, 11 năm học 2018 – 2019.

10


TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


- Ra quyết định phân công giáo viên hướng dẫn và thực hiện các hồ sơ dự thi cấp
tỉnh. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các em học sinh đăng ký thực hiện đúng theo kế
hoạch.
2. Đối với tổ chuyên môn
- Triển khai kế hoạch, các văn bản liên quan cuộc thi đến giáo viên, đề xuất ý
tưởng và giáo viên hướng dẫn.
- Quan tâm, đôn đốc, hướng dẫn giáo viên tham gia, lựa chọn học sinh hướng dẫn
và xây dựng kế hoạch nghiên cứu.
- Tích cực tham gia cuộc thi: mỗi tổ có ít nhất 01 dự án dự thi.
3. Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên hướng dẫn
- Triển khai đến học sinh kế hoạch tham gia cuộc thi của trường, tư vấn cho các
em các chủ đề và chọn giáo viên hướng dẫn.
- Tư vấn cho học sinh chọn các chủ đề thích hợp theo phụ lục I, kiểm tra các dự án
của học sinh xem có trùng với các dự án trước đó.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện cấu trúc dự án, gợi ý chỉnh sửa các dự án của học
sinh.
4. Đối với học sinh
- Tích cực tham gia cuộc thi, thực hiện các hồ sơ đúng theo kế hoạch quy định.
- Suy nghĩ tìm ra các ý tưởng khoa học và trao đổi với giáo viên có chun mơn
liên quan để được tư vấn thêm.
- Có trách nhiệm đối với dự án của mình, phải đảm bảo dự án đó khơng trùng lắp,
sao chép từ dự án của người khác.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm
học 2019-2020 của trường THPT Đức Trí. Trong q trình thực hiện nếu có khó khăn,
vướng mắc thì liên hệ Ban giám hiệu để được hướng dẫn./.
Nơi nhận:

- Ban giám hiệu;
- Cơng đồn, Đồn TN,
- Tổ chun mơn;
- GVCN các khối lớp;
- Lưu: VT.

KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

La Văn Thiện

11

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


PHỤ LỤC I
CÁC LĨNH VỰC CỦA CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-SGDĐT ngày tháng

năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo)

Có 22 lĩnh vực cụ thể trong bảng dưới đây:
Lĩnh vực

stt

1


2

3

4

5

6

7

8

9

Khoa học động
vật

Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự
nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh
lí; Hệ thống và tiến hóa;…

Khoa học xã hội và

Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí

hành vi

xã hội và xã hội học;…


Hóa Sinh

Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; HóaSinh cấu trúc;…

Y Sinh và khoa học

Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu;

Sức khỏe

Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;…

Kĩ thuật Y Sinh

Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật
tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;…

Sinh học tế bào và

Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học

phân tử

thần kinh;…

Hóa học
Sinh học trên máy
tính và Sinh -Tin


Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa mơi trường; Hóa
vơ cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;…
Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mơ hình
trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học
thần kinh trên máy tính; Gen;…

Khoa học Trái đất

Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh

và Môi trường

thái; Địa chất; Nước;…

10 Hệ thống nhúng

11

Lĩnh vực chuyên sâu

Kỹ thuật mạch; Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu;
Quang học; Cảm biến; Gia cơng tín hiệu;…

Năng lượng: Hóa

Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào

học

nhiên liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;…


12 Năng lượng: Vật lí
13 Kĩ thuật cơ khí

Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng
mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;…
Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí
12

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


Lĩnh vực

stt

Lĩnh vực chuyên sâu
trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt
đất; Kĩ thuật gia công cơng nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ
thống hàng hải;…

14

Kĩ thuật mơi
trường

Xử lí mơi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất;
Kiểm sốt ơ nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí
nguồn nước;…

Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí

15 Khoa học vật liệu

thuyết và tính tốn; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu
nano; Pơ-li-me;…

16 Tốn học

17 Vi Sinh

Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình
học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;…
Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi
sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;…
Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và

18

Vật lí và Thiên
văn

quang học; Lý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn;
Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản
và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng
tử máy tính; Vật lí lí thuyết;…

19

20


21

Khoa học Thực
vật
Rơ bốt và máy

Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự
nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí
thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;…
Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rơ bốt động lực;…

thơng minh
Phần mềm hệ

Thuật tốn; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành;

thống

Ngơn ngữ lập trình;…

22 Y học chuyển dịch

Khám bệnh và chẩn đốn; Phịng bệnh; Điều trị; Kiểm định
thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng;…

13

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:



PHỤ LỤC II
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN DỰ THI
Dự án khoa học

Dự án kỹ thuật

1. Câu hỏi nghiên cứu (10 điểm)

1. Vấn đề nghiên cứu (10 điểm)

- Mục tiêu tập trung và rõ ràng;

- Mơ tả sự địi hỏi thực tế hoặc vấn đề cần

- Xác định được sự đóng góp vào lĩnh vực giải quyết;
nghiên cứu;

- Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề

- Có thể đánh giá được bằng các phương xuất;
pháp khoa học.

- Lý giải về sự cấp thiết.

2. Thiết kế và phương pháp (15 điểm)
- Kế hoạch được thiết kế và các phương - Sự tìm tịi các phương án khác nhau để
pháp thu thập dữ liệu tốt;


đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề;

- Các tham số, thông số và biến số phù - Xác định giải pháp;
hợp và hoàn chỉnh.

- Phát triển ngun mẫu/mơ hình.

3. Thực hiện: thu thập, phân tích và giải 3. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra (20
thích dữ liệu (20 điểm)

điểm)

- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách - Nguyên mẫu chứng minh được thiết kế
hệ thống;

dự kiến;

- Tính có thể lặp lại của kết quả;

- Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều

- Áp dụng các phương pháp toán học và điều kiện /thử nghiệm;
thống kê phù hợp;

- Nguyên mẫu chứng minh được kỹ năng

- Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích cơng nghệ và sự hồn chỉnh.
và kết luận.
4. Tính sáng tạo (20 điểm)
Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí ở trên.

5. Trình bày (35 điểm)
a) Áp phích (Poster) (10 điểm)
- Sự bố trí logic của vật/tài liệu;
- Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích;
- Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày.
b) Phỏng vấn (25 điểm)
- Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi;
14

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


Dự án khoa học

Dự án kỹ thuật

- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án;
- Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận;
- Mức độ độc lập trong thực hiện dự án;
- Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội/hoặc kinh tế;
- Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo;
- Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành
viên.
3.2.2.2. Trong quá trình triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học
sinh, cần quan tâm tổ chức một số hoạt động sau:
Một là, Tổng kết đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, khen
thưởng học sinh và giáo viên hướng dẫn có thành tích trong năm học, triển khai hoạt
động nghiên cứu khoa học và tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật trong từng năm học.
Sau khi tổng kết cuộc thi cấp trường Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định khen

thưởng học sinh đạt giải và tuyển chọn các dự án có chất lượng dự thi cấp tỉnh. Các dự án
đoạt giải trong cuộc thi cấp tỉnh sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo khen thưởng cho học
sinh, cấp giấy chứng nhận cho học sinh và giáo viên tham gia dự án; các dự án đoạt giải
trong cuộc thi cấp quốc gia sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng cho học sinh,
cấp giấy chứng nhận cho học sinh và giáo viên tham gia dự án (năm học 2017 – 2018
trường có 1 dự án dự thi nhưng không đạt giải). Những học sinh đạt giải ở cuộc thi khoa
học kỹ thuật cấp tỉnh được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tuyển tốt nghiệp trung
học phổ thơng và được ưu tiên xét tặng giấy khen, bằng khen của các cấp có thẩm quyền.
Đối với giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có học sinh đoạt giải trong cuộc
thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh luôn được ưu tiên trong xét thi đua cuối năm học, tất cả
đều đạt danh hiệu chiến thi đua cơ sở cấp cơ sở và có thể xem xét nâng lương trước thời
hạn, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng các danh hiệu khác.
Hai là, tổ chức hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên và học sinh các
quy định, hướng dẫn về cuộc thi khoa học kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu khoa học;
tiêu chí đánh giá dự án khoa học kỹ thuật, hồ sơ dự thi khoa học kỹ thuật.
Hằng năm, vào đầu năm học sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và
quy định về việc tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo An
Giang thì Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch dự thi cấp trường triển khai cho
15

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


các bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên thảo luận, góp ý cho kế hoạch hồn
chỉnh, sau khi thống nhất ban hành kế hoạch chính thức. Nhà trường ln nhấn mạnh đến
mục đích, ý nghĩa và vai trò cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh. Các văn
bản, hướng dẫn chỉ đạo đều nêu rõ: Đối tượng dự thi, nội dung thi, thời gian và cách thức
tổ chức của các cấp, hồ sơ đăng kí dự thi, tiêu chí đánh giá dự án dự thi,…Ngồi ra, nhà
trường mời giáo viên có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh

nghiên cứu khoa học kỹ thuật đạt giải cấp tỉnh các năm qua, chia sẽ kinh nghiệm và
hướng dẫn cho giáo viên phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả, từ đó
giúp cho giáo viên có thêm kiến thức và tích cực hơn trong việc hướng dẫn học sinh
nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Ba là, khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên, đặc biệt giáo viên có
năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, giáo viên đã hướng dẫn học sinh nghiên
cứu khoa học kỹ thuật, giáo viên đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng; đưa nội dung hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học vào sinh hoạt tổ chuyên
môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn
đề nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình học tập, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng
tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh.
Bốn là, căn cứ quy định, hướng dẫn về Cuộc thi của Sở Giáo dục và Đào tạo,
trường thành lập Hội đồng thẩm định khoa học và tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp
trường phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và tuyển chọn dự án có chất lượng tham
gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.
Năm là, phân công giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng
quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông tại Điều 11 Thông tư số
28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày
09/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT để giảm số tiết dạy cho giáo viên hướng dẫn học
sinh nghiên cứu khoa học và thực hiện các chế độ khác theo quy định.
3.2.2.3. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc thi
nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp trường, cấp tỉnh
Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn về việc tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật
của Sở GDĐT An Giang, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch cấp trường từ
tháng 05 của năm học trước để các tổ chuyên môn và giáo viên triển khai đến học sinh
khuyến khích các hình thành ý tưởng khoa học từ đó tận dụng khoảng thời gian trong hè
16

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:



giúp cho giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình lập kế hoạch, xây dựng ý
tưởng tiến hành nghiên cứu và nâng cao chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học
kỹ thuật cho năm học sau.
Ban giám hiệu nhà trường luôn nâng cao nhận thức xem hoạt động nghiên cứu
khoa học kỹ thuật của học sinh là một trong những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, góp
phần quan trong vào việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, hướng tới
hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Trong việc xây dựng kế hoạch, Ban giám hiệu ln động viên, khuyến khích các
tổ chun mơn và giáo viên tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật
(chỉ tiêu là mỗi bộ mơn phải hướng dẫn học sinh ít nhất 1 dự án/1 môn), yêu cầu tổ chức
dạy học chuyên đề nghiên cứu khoa học khoa học như một hoạt động trải nghiệm sáng
tạo ở các bộ môn nhất là các mơn có thực hành thí nghiệm như Lý, Hóa, Sinh. Thường
xuyên vận động đội ngũ giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ
thuật, bởi chính hoạt động này góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình
thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học
sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng
cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Trên cơ sở những ý tưởng sáng tạo ban đầu học sinh đăng ký dự thi, Hiệu trưởng
nhà trường ra Quyết định thành lập Ban giám khảo, chọn cử những cán bộ, giáo viên có
năng lực nghiên cứu khoa học, am hiểu về những lĩnh vực học sinh đăng ký dự thi tham
gia chấm ý tưởng sáng tạo ban đầu của học sinh. Từ đó, Ban giám khảo lựa chọn những ý
tưởng tiêu biểu, khả thi đề xuất với lãnh đạo nhà trường phát triển thành các đề tài, dự án
nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh.
Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phịng thí
nghiệm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh và tham gia cuộc thi
khoa học kỹ thuật các cấp. Thực hiện đầy đủ cơ chế, chính sách dành cho hoạt động
nghiên cứu khoa học của học sinh như kinh phí, chế độ đãi ngộ cho giáo viên làm công
tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Cụ thể: Theo kế hoạch nhà trường giáo

viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học dự thi cấp tỉnh là 20 tiết/1 dự án dự thi cấp
tỉnh; Theo quy chế chi tiêu bộ năm 2019 của trường: Chi hỗ trợ 2.000.000 đồng/1 dự án
được dự thi vòng chung kết cấp tỉnh (bao gồm tiền tài liệu, poster, xét nghiệm mẫu
vật,…).
17

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


3.2.3. Tổng kết cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật các cấp theo từng năm học
Sau khi kết thúc các cuộc thi, nhà trường tổ chức tổng kết, đánh giá các hoạt động
nghiên cứu khoa học của học sinh; biểu dương, khen thưởng học sinh và giáo viên hướng
dẫn có thành tích trong cơng tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật của sinh từ năm học 2017
– 2018 đến năm học 2019 – 2020. Cụ thể như sau:
Đối với học sinh: Hiệu trưởng nhà trường đã khen thưởng cho 23 dự án đạt giải
cấp trưởng, tặng giấy khen và tiền thưởng cho 25 học sinh; Sở GDĐT khen thưởng cho
10 dự án đạt giải cấp tỉnh, tặng giấy khen và tiền thưởng cho 11 học sinh; trong đó hầu
hết các em đạt giải cấp tỉnh đều trúng tuyển vào các trường đại học và tiếp tục theo đuổi
ước mơ của mình ở giảng đường đại học.
Đối với giáo viên hướng dẫn: Sở GDĐT ra quyết định công nhận cho 10 giáo viên
hướng dẫn học sinh dự án đạt giải cấp tỉnh, giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có
học sinh đoạt giải trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh đều được ưu tiên khi xét tặng
các danh hiệu. Trong đó, cả 10 giáo viên đều đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, 01
chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, nhiều giấy khen và bằng khen khác.
IV. Hiệu quả đạt được:
1. Kết quả cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật các cấp từ năm học 2014 – 2015
đến năm học 2016 – 2017 (trước khi áp dụng sáng kiến)

Năm học

2014-2015

Số dự

Số

án dự

lĩnh

thi cấp

vực

trường

dự thi

04

03

Số lượng
học sinh
tham gia

04

Số lượng


Số dự

giáo viên

Đạt giải

án dự

Đạt giải

hướng

cấp trường

thi cấp

cấp tỉnh

dẫn
04

tỉnh
Khơng

04

05
Năm học
2015-2016


10

03

11

10

(1 giải Nhất,
2 giải Nhì, 2

02
04

giải Ba)
Năm học
2016-2017
Tổng kết

04

11

08

(1 giải Nhất,

03

2 giải Ba)

22

10

26

22

08

(1 giải
Nhất, 1 giải
Ba)

03
08

Không

11

01 giải
Nhất
03

18

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:



Qua bảng tổng kết số liệu từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2016 – 2017, về
cấp trường có 22 dự án đăng kí (trung bình 7,33 dự án/năm học), với 10 lĩnh vực dự thi
(trung bình 3,33 lĩnh vực/năm học), với 26 học sinh tham gia (trung bình 1,18 học
sinh/dự án), với 22 giáo viên hướng dẫn học sinh dự thi 22 dự án; kết quả đạt giải 08/22
dự án (chiếm tỉ lệ 36,36%). Về cấp tỉnh dự thi 11 dự án ở vòng chung kết, đạt giải 3/11
dự án (chiếm tỉ lệ 27,27%). Năm học 2014 – 2015, khơng có tổ chức cuộc thi cấp trường
nên khơng tuyển chọn được những dự án có chất lượng dự thi nên hiệu quả không đạt chỉ
tiêu đề ra.
2. Kết quả cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật các cấp từ năm học 2017 – 2018
đến năm học 2019 – 2020 (sau khi áp dụng sáng kiến)
Số dự

Số

Số

Số lượng

án dự

lĩnh

lượng

giáo viên

Đạt giải

án dự


Đạt giải

thi cấp

vực

học sinh

hướng

cấp trường

thi cấp

cấp tỉnh

trường

Năm học
2017-2018

11

dự thi tham gia

05

13


Số dự

dẫn

11

tỉnh
08

03

(1 giải Nhất,

(1 giải Nhất

4 giải Nhì, 3

lĩnh vực,

giải Ba)

04

giải Ba tồn
cuộc, dự thi
cấp quốc
gia;
2 giải Ba)

08

Năm học
2018-2019

09

05

10

09

(4 giải Nhất,
1 giải Nhì, 3

04

02 giải Ba

giải Ba)
07
Năm học
2019-2020

10

05

10

10


(2 giải Nhất,
2 giải Nhì, 1

02
02

1 giải Ba)

giải Ba)
Tổng kết

30

15

33

30

23

(1 giải Nhì,

10

07

Qua bảng tổng kết số liệu từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2019 – 2020, về
cấp trường có 30 dự án đăng kí (trung bình 10 dự án/năm học), với 15 lĩnh vực dự thi

19

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


(trung bình 05 lĩnh vực/năm học), với 33 học sinh tham gia (trung bình 1,1 học sinh/dự
án), với 30 giáo viên hướng dẫn học sinh dự thi 30 dự án; kết quả đạt giải 23/30 dự án
(chiếm tỉ lệ 76,67%). Về cấp tỉnh dự thi 10 dự án ở vòng chung kết, đạt giải 7/10 dự án
(chiếm tỉ lệ 70%). Trong đó 01 dự án giải Nhất lĩnh vực, giải Ba toàn cuộc cấp tỉnh được
Sở GDĐT An Giang tuyển chọn dự thi cấp quốc gia, kết quả đạt giải đặc biệt.
So sánh qua hai bảng số liệu (trước khi áp dụng sáng kiến từ năm học 2014 – 2015
đến năm học 2016 – 2017 và khi áp dụng sáng kiến năm học 2017 – 2018 đến năm học
2019 – 2020), ta thấy hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT
Nguyễn Sinh Sắc ngày càng được nâng lên, trong đó cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh
quan tâm nhiều hơn, các dự án thi ngày càng có chất lượng do đó hiệu quả cũng tăng lên.
Cụ thể: Các dự án đạt giải cấp trường tăng 40,31%; cấp tỉnh tăng 42,28%.
Tổ chức triển khai và thực hiện tốt kế hoạch của trường THPT Đức Trí (nay là
THPT Nguyễn Sinh Sắc) về việc tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành
cho học sinh qua các năm học, học sinh tham gia khá tích cực với nhiều ý tưởng gắn liền
với thực tiễn trong cuộc sống, các em vận dụng tốt các kiến thức đã học giải quyết tốt vấn
đề giải thiết đã đặt ra, từ đó tạo ra được các dự án khoa học kỹ thuật rất chất lượng dự thi
cấp trường và được tuyển chọn dự thi cấp tỉnh đã đạt được một số kết quả như sau:
Năm học 2017 – 2018: Đạt 01 giải Nhất và 02 giải Ba (Quyết định số 1636/QĐSGDĐT ngày 16/12/2017 của Sở GDĐT An Giang về việc khen thưởng học sinh đạt giải
trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2017 2018).
+ Dự án: “Tủ sấy mini phục vụ phịng thí nghiệm” của em Thái Trọng Đạt đạt giải
Nhất cấp tỉnh lĩnh vực và giải Ba toàn cuộc; dự án được chọn dự thi cấp quốc gia với
(giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Bảo Chơn).
+ Dự án: “Khảo sát hành vi của người dân về rau an toàn” của em Phan Thị Thúy
Duy đạt giải Ba (giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tý).

+ Dự án: “Chiết suất tinh dầu bằng cách sử dụng da ếch” của em Trần Nguyễn
Quang Huy đạt giải Ba (giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quốc Đăng).
Năm học 2018 – 2019: Đạt 02 giải Ba (Quyết định số 2038/QĐ-SGDĐT ngày
15/12/2018 của Sở GDĐT An Giang về việc khen thưởng học sinh đạt giải trong Cuộc thi
khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2018 - 2019).

20

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:



×