Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giải chuyên đề vật lí 10 – kết nối tri thức bài (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 16 trang )

Bài 7. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
A/ Câu hỏi đầu bài
Câu hỏi trang 56 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Mơi trường sống của con người
trên hành tinh của chúng ta đang bị những tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng đến sự
sống của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Các cá nhân, các quốc gia cần chung tay bảo
vệ môi trường. Trong chiến lược phát triển của các quốc gia có các hành động nào
để bảo vệ môi trường? Cá nhân và cộng đồng có vai trị gì và cần thực hiện các hành
động thiết thực nào để bảo vệ môi trường?
Trả lời:
- Chiến lược phát triển của các quốc gia có các hành động để bảo vệ môi trường:
+ Chiến lược bảo vệ môi trường là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược
phát triển kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát
triển bền vững.
+ Xây dựng các kế hoạch, chương trình, biện pháp hành động cụ thể như: quản lí
chất thải rắn; giảm các loại rác nhựa; quản lí và cải thiện mơi trường liên quan đến
nước thải, hóa chất trong nơng nghiệp; ni trồng thủy sản; xử lí nước thải; chất thải
cơng nghiệp; quản lí rừng, tài ngun khống sản; tăng cường trồng rừng để gia tăng
độ che phủ rừng; tuyên truyền bảo vệ mơi trường và sẵn sàng thích ứng với thiên tai.
- Cá nhân và cộng đồng có vai trị cực kì quan trọng, là chủ thể tác động trực tiếp
đến mơi trường. Mọi người cần u q và bảo vệ môi trường sống bằng cả trái tim
qua các hành động thiết thực: sử dụng các vật dụng sinh học, dễ phân hủy, tiết kiệm
năng lượng, …
B/ Câu hỏi giữa bài
I. Mơi trường và sự biến đổi khí hậu
Câu hỏi 1 trang 57 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Mơi trường có vai trị quan trọng
như thế nào với đời sống con người?


Trả lời:
Môi trường sống sẽ tạo ra không gian sống, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên


cũng như là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong hoạt động sinh
hoạt và sản xuất. Môi trường sống có trong lành thì sức khỏe của con người mới
được đảm bảo.

Câu hỏi 2 trang 57 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Mơi trường sống của con người
đang bị tác động tiêu cực như thế nào?
Trả lời:
Hiện nay, môi trường sống của con người đang bị hủy hoại bởi những hoạt động của
con người:
- Mơi trường khơng khí bị ô nhiễm, nhiệt độ Trái Đất tăng cao là do khí thải từ các
nhà máy, khu cơng nghiệp.


- Môi trường đất, nước bị ô nhiễm do chất thải hóa học trong nơng nghiệp, cơng
nghiệp.

- Tài ngun thiên nhiên đang bị cạn kiệt do các hoạt động khai thác trái phép của
con người.

- Hệ sinh thái bị mất cân bằng, sự đa dạng sinh học bị phá hủy là do con người khai
thác, săn bắt quá mức.


II. Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của các quốc gia
Câu hỏi 1 trang 58 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Tại sao các quốc gia cần quan
tâm bảo vệ môi trường?
Trả lời:
Các quốc gia cần quan tâm bảo vệ mơi trường vì mơi trường sống có trong lành thì
sức khỏe con người mới được đảm bảo. Ngồi ra, bảo vệ mơi trường cịn là cơ sở có
tính quyết định cho sự phát triển bền vững và là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của

mỗi quốc gia, cộng đồng, cá nhân.

Câu hỏi 2 trang 58 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Để bảo vệ mơi trường, các quốc
gia cần phải làm gì?
Trả lời:
Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần phải xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường:
các kế hoạch, chương trình, biện pháp hành động cụ thể như:
- Quản lí chất thải rắn.


- Giảm các loại rác nhựa.

- Quản lí và cải thiện mơi trường liên quan đến nước thải, hóa chất trong nơng
nghiệp, ni trồng thủy sản.
- Xử lí nước thải, chất thải công nghiệp.


- Quản lí rừng và tài ngun khống sản.

- Tăng cường trồng rừng để gia tăng độ che phủ rừng.

- Tun truyền bảo vệ mơi trường và sẵn sàng thích ứng với thiên tai.


Câu hỏi 3 trang 58 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Trong chiến lược phát triển quốc
gia, Việt Nam đã có những chương trình, hành động cụ thể nào để bảo vệ môi
trường?
Trả lời:
- Mục tiêu tổng quát của Chiến lược nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm,
suy thối mơi trường; giải quyết các vấn đề mơi trường cấp bách; từng bước cải

thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp
phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh
mơi trường, xây dựng và phát triển các mơ hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cacbon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của đất
nước.
- Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể là chủ động phịng ngừa, kiểm sốt các tác động
xấu gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường
- Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong
đó, Chiến lược thực hiện chủ động phịng ngừa, kiểm sốt, ngăn chặn các tác động
xấu lên môi trường, các sự cố môi trường như phát triển kinh tế theo hướng sinh


thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; thực
hiện phân vùng môi trường, nâng cao hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường, quản lý dựa trên giấy phép mơi trường; chủ động kiểm sốt
các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; ngăn chặn các tác động xấu; chủ
động phịng ngừa và ứng phó sự cố mơi trường, kiểm sốt các vấn đề mơi trường
xuyên biên giới.
Câu hỏi 4 trang 58 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Quan sát biểu đồ Hình 7.7 và
nhận xét về diện tích, độ che phủ rừng ở Việt Nam qua các năm và tác động của
những chính sách của chính phủ trong việc bảo vệ rừng?

Trả lời:
- Diện tích và độ che phủ rừng trong giai đoạn từ năm 1943 – 1995 giảm dần do sự
khai thác khơng kiểm sốt của con người, tập qn du canh, du cư, tình trạng đốt
nương làm rẫy, cháy rừng, …


- Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2019, diện tích và độ che phủ rừng tăng dần lên do
chính phủ đã có những biện pháp tích cực trong việc bảo vệ rừng:
+ Thứ nhất, Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn

liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế – xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời
sống nhân dân miền núi.
+ Thứ hai, Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển
rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo
dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành;
đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng,
phòng trừ sinh vật gây hại rừng.
+ Thứ ba, Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là
rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ q, cây đặc sản; có chính sách
hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách
khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng,
tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
+ Thứ tư, Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển
rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu
phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng
rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với
tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay
phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.


+ Thứ năm, Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công
nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.
+ Thứ sáu, Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động
sản xuất lâm nghiệp.
Hoạt động 1 trang 59 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Hãy tìm hiểu và thảo luận về

ý nghĩa, sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường như: Ngày nước Thế giới,
Giờ Trái Đất, …
Trả lời:
Ngày nước Thế giới (World Water Day - WWD)
- Ý nghĩa: Là sự kiện được tổ chức nhằm thu hút sự chú ý của người dân trên khắp
Trái Đất cũng như để tuyên truyền về tầm quan trọng của tài nguyên nước – đặc biệt
là các nguồn nước sạch – và góp phần tăng cường quản lý bền vững nguồn tài nguyên
quý giá này.

Giờ Trái Đất (Earth Hour – EH)
- Ý nghĩa: Là sự kiện nhằm đề cao việc tiết kiệm nguồn điện năng, vì vậy có thể giúp
giảm lượng khí thải dioxit cacbon, một trong những loại khí gây ra hiệu ứng nhà
kính, đồng thời thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Chiến
dịch này nhằm khẳng định quan điểm cho rằng mỗi cá nhân khi được nhân lên trên


một diện rộng thì có thể giúp làm thay đổi được mơi trường sống của chúng ta theo
chiều hướng tích cực, rộng hơn nữa là chung tay góp sức để bảo vệ một địa cầu xanh.

- Sự cần thiết của các hoạt động này: Giúp mọi người có ý thức trong việc bảo vệ
môi trường – bảo vệ cuộc sống của chính con người.
Hoạt động 2 trang 59 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Đề xuất và lựa chọn phương
án thực hiện vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường.
Trả lời:
- Đề xuất các phương án:
+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
+ Tiết kiệm nguồn nước.
+ Phân loại rác sinh hoạt.
+ Tuyên truyền bằng các băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức các hoạt động cộng đồng như
cùng nhau dọn vệ sinh, thu gom rác thải nơi sinh sống.

+ Lễ hội trồng cây, giờ tiết kiệm điện, ….
Hoạt động 3 trang 59 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Em đã có các hành động thiết
thực nào để hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường?
Trả lời:
Một số hành động của em:
+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
+ Sử dụng nguồn nước đúng mục đích, tiết kiệm.
+ Khơng vứt rác bừa bãi, để rác đúng nơi quy định.


+ Tận dụng các chai lọ đã qua sử dụng làm các đồ trang trí, trồng cây tiểu cảnh,…
III. Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường
Câu hỏi 1 trang 59 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Tại sao cá nhân và cộng đồng có
vai trị quan trọng trong bảo vệ mơi trường?
Trả lời:
Cá nhân và cộng đồng có vai trị quan trọng trong bảo vệ mơi trường vì cá nhân và
cộng đồng là chủ thể của các hoạt động. Cá nhân và cộng đồng có ý thức, cùng chung
tay hành động thì mơi trường sẽ được bảo vệ.
Câu hỏi 2 trang 59 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Những nguyên nhân gây ra tác
hại đến môi trường sống ở khu dân cư, trường học là gì?
Trả lời:
Những nguyên nhân gây ra tác hại đến môi trường sống ở khu dân cư, trường học
là:
- Do bụi bẩn, khói từ xe cộ, các phương tiện vận chuyển đường bộ, đường thủy hay
đường hàng không.

- Do các chất thải rắn trực tiếp thải ra môi trường.


- Nước thải, khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp lân cận.


Câu hỏi 3 trang 59 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Cá nhân và cộng đồng cần có các
hành động thiết thực nào để bảo vệ mơi trường?
Trả lời:
Những hành động thiết thực của cá nhân và cộng đồng để bảo vệ môi trường:
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại hóa chất, chất thải gây ô nhiễm
môi trường trong sinh hoạt hằng ngày như rác thải nhựa, hóa chất tẩy rửa, … nên sử
dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, sản phẩm tái chế để
bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.


- Sử dụng tiết kiệm điện, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường
sử dụng năng lượng mặt trời và những nguồn năng lượng sạch, …

- Trồng nhiều cây xanh, hạn chế chặt phá rừng, giúp môi trường khơng khí trong
lành.


Em có thể trang 60 Chuyên đề học tập Vật lí 10: Giải thích được nguyên nhân
dẫn tới hiện tượng nước biển dâng lên và nêu tác động tiêu cực đến những tỉnh ven
biển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trả lời:
- Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nước biển dâng lên là do biến đổi khí hậu, sự nóng
lên của Trái Đất khiến băng tan chảy ở nhiều khu vực rộng lớn, sau đó trở thành
nước và chảy ra biển.

- Theo đánh giá của Trung Tâm Quốc Tế Quản Lý Môi Trường của Úc châu (ICEM),
khi mực nước biển dâng cao 1 m sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng trên các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, và môi trường của Việt Nam.
+ Khoảng 14.528 km2 hay 4,4% diện tích của Việt Nam bị ngập vĩnh viễn. Hơn 60%

hay 39 của 63 tỉnh thành và 6 khu kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng. Khoảng 20%,
hay 2057 trong số 10511 làng xóm, bị ngập từng phần hay tồn bộ.
+ Đồng bằng sơng Cửu Long, diện tích bị ngập lụt chiếm 85% diện tích ngập lụt của
toàn xứ, ảnh hưởng đến 12 tỉnh thành trên một diện tích rộng 12.376 km2.
+ Trong đó 11 tỉnh thành nằm trong hệ thống sông Cửu Long; Long An và Kiên
Giang là hai tỉnh có diện tích bị ngập nước lớn nhất. Long An và Bến Tre mỗi tỉnh
có 50% diện tích bị ngập vĩnh viễn; Trà Vinh ngập 45,7% và Sóc Trăng ngập 43,7%.
+ TP Hồ Chí Minh nằm trong hệ thống sơng Sài Gịn - Đồng Nai có đơng đảo dân
cư và 43% diện tích sẽ bị ngập vĩnh viễn.


+ Hơn 1.100 km2 của khu kinh tế miền Đông Nam (phần Bình Dương, Biên Hịa, Bà
Rịa-Vũng Tàu) hay 7,65% diện tích tồn quốc bị ngập nước.
+ Bốn khu kinh tế khác - châu thổ sông Hồng, Đông Bắc (Quảng Ninh), Bắc Trung
(phần Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế) và Nam Trung (phần Đà Nẵng, Khánh Hồ,
Bình Định) - sẽ bị ngập nước vĩnh viễn mỗi nơi từ 180 đến 340 km2, tổng cộng tương
đương với 7% diện tích của toàn xứ.



×