Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn tiếng việt cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.42 KB, 32 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRỊ CHƠI HỌC TẬP MƠN
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1
Lĩnh vực

: Tiếng Việt

Cấp học

: Tiểu học

Tên Tác giả

: Nguyễn Thị Lan Phương

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung
Chức vụ

: Giáo viên cơ bản

NĂM HỌC 2019 -2020

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1

A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ


I. Lý do chọn đề tài
Trong các mơn học ở Tiểu học, mơn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng,
là một mơn học trung tâm, làm nền móng cho các mơn học khác. Có thể nói:
Khơng có Tiếng Việt sẽ khơng có bất cứ một hoạt động nào trong nhà trường và
chỉ khi đọc thông, viết thạo, học sinh mới có thể tiếp thu chắc chắn kiến thức ở
những lớp tiếp theo. Ngồi ra, mơn Tiếng Việt còn rèn cho học sinh một số
phẩm chất: cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về tự nhiên - xã hội
và con người, bồi dưỡng tình u Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, chương trình Tiếng Việt lớp 1
hiện nay có nhiệm vụ vơ cùng quan trọng đó là hình thành cả bốn kĩ năng: nghe,
nói, đọc, viết cho học sinh, dạy cả hai dạng ngơn ngữ: nói và viết.
Khi triển khai chương trình lớp 1, sách Tiếng Việt nêu ra các loại bài học như:
- Phần Học vần: Bài học âm, bài học vần, bài ôn tập âm - vần.
- Phần luyện tập tổng hợp: Bài tập đọc, tập viết, chính tả, kể chuyện.
Vậy làm thế nào để dạy tốt môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 khi mà ở lứa
tuổi này, các em rất dễ nhàm chán khi nghe những lời nói mang tính chất mệnh
lệnh, bắt buộc hoặc những u cầu khô khan mà các em phải thực hiện theo. Để
tạo hứng thú cho học sinh chú ý vào tiết học, tích cực tham gia các hoạt động.
Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tơi ln suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra
phương pháp giảng dạy mang lại hiệu quả nhất. Và một điều khơng thể thiếu đó
là lồng ghép trị chơi có nội dung bài học vào các hoạt động dạy học. Trị chơi là
một nhu cầu khơng thể thiếu đối với lứa tuổi Tiểu học, nhất là với học sinh lớp 1.
Giai đoạn chuyển từ chơi là hoạt động chủ đạo sang hoạt động chính là học. Mặt
khác, khi chơi trò chơi học tập, các em phải huy động nhiều giác quan để tham
gia. Khi quan sát một tiết học của học sinh lớp 1: các em chỉ tập trung nghe bạn,
nghe cơ nói một lúc đầu, sau đó thì đa số trẻ bắt đầu mất trật tự, không chú ý
hoặc làm việc riêng. Phải làm thế nào để thu hút học sinh trong lớp vào việc học
mà không gây cho các em cảm giác mệt mỏi là vấn đề vơ cùng khó khăn đối với
một giáo viên phụ trách lớp 1. Bởi vì chỉ khi học sinh tự giác tham gia vào các
hoạt động học thì lúc đó các em mới thực sự tiếp thu bài học và biến sự “ hiểu

biết” thành kiến thức, kĩ năng của chính mình. Là một giáo viên lớp 1 tơi ln
cố gắng đi tìm lời đáp cho câu hỏi: “ Làm thế nào để thu hút học sinh tích cực,
tự giác tham gia các hoạt động học tập ?”. Sau khi tìm hiểu tơi thấy học sinh rất
hứng thú khi được tham gia.
Trò chơi học tập giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho tiết học thêm
2/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
sinh động, nhẹ nhàng và hiệu quả, tạo cho lớp học khơng khí hào hứng, sôi nổi,
tránh cho học sinh cảm thấy nhàm chán. Và đặc biệt, nó cịn giúp phát huy tính
tích cực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, phát hiện kiến thức mới
theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Những băn khoăn, trăn trở này chính
là lý do tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp tổ chức trị chơi học tập
mơn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1”.
II. Mục đích nghiên cứu
Bậc Tiểu học là tiền đề cơ bản để đào tạo và dạy dỗ các thiếu nhi Việt Nam
trở thành người có ích, người cơng dân tốt của xã hội. Đặc biệt lớp 1 là nền tảng
để các em học tốt các lớp và các cấp bậc học tiếp theo.
Đề tài nghiên cứu này nhằm giúp cho học sinh có thói quen học tập để tạo
hứng thú học tập và tự củng cố được kiến thức của mình, tích cực hoạt động tiếp
nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng bằng nhiều hình thức cá nhân, nhóm lớp. Vì
thế cùng với phương pháp khác, trò chơi học tập là phương pháp nhằm tích cực
hóa đối tượng học sinh.
Tạo khơng khí học tập sôi nổi, hào hứng trong học sinh phù hợp với tâm lý
lứa tuổi của trẻ “ Vừa học vừa chơi” phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ
động và sáng tạo của các em trong việc lĩnh hội kiến thức của bài học.
Tạo sự gắn bó, thân thiện giữa các em học sinh với nhau, giữa giáo viên và

học sinh.
Trị chơi học tập là nhằm phát huy tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo
của học sinh trong học tập.
Trị chơi nói chung và trị chơi học tập nói riêng giúp học sinh phát triển tồn
diện về: Đức - Trí -Thể - Mĩ.
III. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng tổ chức các trò chơi học tập trong môn
Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học hiện nay nói chung và học sinh
lớp 1A7 của tôi chủ nhiệm.
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Học sinh lớp 1A7 trường Tiểu học Thanh Xuân Trung.
V. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp thu nhận tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.

3/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
- Dạy thực nghiệm.
- Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp.
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu và áp dụng các biện pháp để tổ chức các trò chơi
học tập trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 trong các tiết học Tiếng Việt
ngay từ khi bắt đầu năm học.

4/28


skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1

B. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở lý luận chung
Tổ chức trò chơi trong giờ học nhằm tạo khơng khí lớp học sơi động, học
sinh hào hứng chủ động tích cực tham gia vào bài học. Vì vậy các trị chơi được
giáo viên tổ chức phải tạo ra khí thế thi đua lành mạnh giữa các tổ, các nhóm
và giữa các cá nhân học sinh. Những hoạt động này cũng tăng cường hoạt động
tay chân để thay đổi tư thế ngồi học của học sinh.
Trò chơi phải mang rõ tính chất học tập. Cụ thể là phải xác định rõ mục
đích hình thành hay khắc sâu, củng cố kiến thức, kĩ năng gì liên quan đến bài
học. Và giáo viên cần bám sát mục đích đó khi đánh giá các học sinh tham gia
trị chơi.
2. Cơ sở về tâm lý, sinh lý của việc dạy học
Đặc điểm sinh lí của trẻ em lứa tuổi Tiểu học là đi từ tư duy cụ thể tiến đến
hình thành và phát triển tư duy trừu tượng, cho nên trong dạy học “ trò chơi học
tập” giúp các em chú ý đến trực quan, việc làm cụ thể. Đặc điểm tâm lý của học
sinh ở lứa tuổi này là ham hiểu biết, ưa thích hoạt động, giàu trí tưởng tượng cho nên
cách dạy học phải khơi gợi tính tị mị, phải tránh đơn điệu về hình thức hoạt động,
phải gợi mở được vấn đề, các em được tham gia, trải nghiệm, tuy chơi mà học.
Khi học tập học sinh sẽ sử dụng hết các giác quan như mắt, tai và các hoạt
động của tay, miệng để tham gia vào việc học, do đó hình thức tổ chức dạy học
mà hiệu quả nhất là thầy tổ chức - trò hoạt động.
3. Cơ sở về quan hệ hợp tác trong xã hội
Mơ hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng

chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và
làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. Việc tổ chức dạy học
có trị chơi học tập rèn luyện tính tự chủ và sáng tạo của học sinh, có những hoạt
động học sinh tự làm giáo viên không cần can thiệp trực tiếp vào. Tạo ra cơ hội
để học sinh hòa nhập với cộng đồng: Học sinh tập lắng nghe ý kiến của người
khác, tập thể hiện quan điểm của chính mình. Tạo điều kiện để học sinh phát
huy hết khả năng của mình theo hướng phân hóa trong dạy học. Giúp các em
biết được có những nhiệm vụ cần có sự hợp tác của nhiều người, đó là tinh thần
đồn kết, đó là sự cần thiết phải có sự giúp đỡ của những người xung quanh, từ
đó tạo vốn kĩ năng sống cho các em là trong gia đình cũng như trong xã hội đơi
lúc cần có sự đồn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Các em là
5/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
những chủ nhân của nước nhà trong tương lai, vì thế trong trường học cần tạo và
hình thành cho các em thói quen, kĩ năng trong việc “ quan hệ hợp tác” với đối
tác để hoàn thành nhiệm vụ chung. Từ những hoạt động tưởng chừng là vui chơi
nhưng nó lại mang lại những thông điệp về tri thức, giá trị nghệ thuật cao, chơi
chỉ là phương tiện để đạt được mục đích khác.
4. Cơ sở về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc coi trọng
và khuyến khích dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,
độc lập của học sinh để giúp cho học sinh tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề của
bài học, để có thể tự chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng chúng là một trong
những nội dung cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình học.
Trước đây trong dạy học chúng ta chỉ chú ý đến truyền thụ tri thức thuần
túy. Việc tổ chức trò chơi học tập cho phép các cá nhân trong lớp cùng thảo

luận, nghiên cứu, chia sẻ những băn khoăn, suy nghĩ, kinh nghiệm của mình,
cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội dung môn học. Khi hoạt động
trong việc chơi, mỗi cá nhân có thể hiểu rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề
nêu ra, thấy được điều mình cần phải học hỏi thêm về các nội dung của bài học.
5.Cơ sở về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Để thực hiện tốt các nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
hiện nay.
Hoạt động trị chơi học tập góp phần lớn vào hình thành các kĩ năng sống
cho các em, rèn luyện về đạo đức, ý thức trách nhiệm giúp các em trở thành con
người càng hoàn thiện hơn. Thực chất là giúp các em tiếp cận các kĩ năng sống
trong việc học đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để
cùng chung sống. Thực chất là giúp các em tiếp cận các kĩ năng sống trong việc
học đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng
chung sống.

6/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP
TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1
Qua nhiều năm công tác giảng dạy ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung
và trao đổi với đồng nghiệp tơi đã có những nhận xét chung về thực trạng dạy
học như sau:
1. Thực trạng về nhận thức của giáo viên về vai trò của trị chơi trong

dạy học Tiếng Việt
Giáo viên đều có nhận thức đúng đắn, đánh giá cao về vai trò và tầm quan
trọng của trị chơi trong Tiếng Việt. Qua đó ta thấy được rằng trị chơi có vai
trị hết sức quan trọng trong quá trình dạy học cũng như giáo dục học sinh.
Qua điều tra cho thấy phần lớn học sinh đều cảm thấy tích cực, vui vẻ khi
tham gia trị chơi.
Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là một trong những đặc
điểm lớn nhất của phương pháp dạy học Tiếng Việt. Nhưng lứa tuổi học sinh lớp 1
còn quá nhỏ. Thời gian 35 - 40 phút của một tiết học chỉ đơn thuần là những
kiến thức cơ bản theo một phương pháp máy móc sẽ khiến các em rất căng
thẳng, mệt mỏi dẫn đến chất lượng bài giảng không đạt hiệu quả. Đối với đặc
điểm tâm lí của học sinh lớp 1 khi được tổ chức trò chơi trong các tiết học các
em sẽ có thái độ tích cực, hăng say hơn trong việc học và từ đó hiệu quả học tập
cũng được nâng lên.
Để giờ học thêm sinh động, trò chơi cần được sử dụng thường xuyên trong
các tiết học Tiếng Việt. Dưới hình thức “Học mà chơi - Chơi mà học”, học sinh
được củng cố lại các kiến thức đã học trong bài một cách tự nhiên, phấn khởi và
rất hào hứng, sơi nổi. Bởi vậy, khơng khí lớp học tránh được sự gị bó, căng
thẳng. Điều đó xuất phát từ đặc điểm tâm lí của học sinh, các em không thể tập
trung chú ý lâu trong giờ học và thường bị thu hút bởi các hoạt động ở môi
trường xung quanh. Khi được chơi thì các em rất thích và vui vẻ.
Học sinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến
thức một cách thoải mái, nhẹ nhàng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
của các em.
2. Thực trạng về mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt cho
học sinh lớp 1.
Từ kết quả tác dụng của trò chơi ta thấy rằng hầu hết giáo viên đều nhận
7/28


skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
thức rõ về tầm quan trọng của trò chơi trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh
lớp 1 nhưng mức độ sử dụng thì hồn tồn khác nhau. Giáo viên có tổ chức trò
chơi cho học sinh trong dạy học Tiếng Việt nhưng còn ở mức độ hạn chế hoặc
hiệu quả chưa cao.
3. Nguyên nhân của thực trạng mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học
Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo viên rất ít sử dụng trò chơi trong dạy học
Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nổi bật
lên có những nguyên nhân sau:
- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng dạy học cịn hạn chế.
- Do tâm lí của giáo viên cịn e ngại trong việc thay đổi phương pháp dạy
học bằng trò chơi sẽ tốn thời gian.
- Kĩ năng xây dựng và sử dụng trò chơi của giáo viên còn rất nhiều hạn chế,
các trò chơi mà giáo viên sử dụng chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm từ đồng
nghiệp, ti vi, internet,... Khi tổ chức trị chơi thì giáo viên chưa khai thác
hết được các tác dụng của trò chơi cũng như phát triển năng lực của học
sinh vào trò chơi.

8/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
CHƯƠNG III
XÂY DỰNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT

CHO HỌC SINH LỚP 1
A. Nguyên tắc xây dựng trò chơi
Khi xây dựng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1, giáo
viên cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
I. Nguyên tắc khoa học
Quy trình tổ chức trị chơi phải hướng vào mục tiêu dạy học, nhằm giải
quyết mục tiêu dạy học đã đề ra. Đó là hiệu quả dạy học , gây tính hứng thú học
tập và tính tích cực nhận thức hay khả năng hợp tác trong quá trình học tập. Khi
xây dựng trò chơi cho học sinh phải tuân thủ theo một trình tự logic, khoa học.
Tổ chức trò chơi trong dạy học phải tiến hành theo thứ tự các bước và tuân thủ
luật chơi đã đề ra.
II. Nguyên tắc vừa sức
Ở mỗi lứa tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lí nhất định. Trong tất cả các
hoạt động giáo dục, việc đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
là một yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của hoạt động. Khi xây dựng
trò chơi cần phải đảm bảo nguyên tắc này mới thu hút được các em tham gia. Do
đó, các trò chơi giáo viên lựa chọn và sử dụng cần có mức độ khó và dễ khác
nhau để phù hợp với sức của từng đối tượng học sinh, trò chơi vừa có các yếu tố
dễ để học sinh chưa nhanh cũng có thể tham gia vừa có yếu tố nâng cao địi hỏi
sự tư duy, thơng minh, khéo léo để giải quyết tình huống học tập, phát triển hết
năng lực của học sinh trong lớp.
III. Nguyên tắc kết cấu
Khi xây dựng và sử dụng trò chơi cho học sinh phải đảm bảo phù hợp với
mục đích, yêu cầu, nội dung bài học và nhiệm vụ đặt ra cho học sinh. Các trò
chơi giáo viên lựa chọn phải đảm bảo tính kết cấu, mỗi trị chơi phải gắn với
một nội dung kiến thức cụ thể và có thể dùng để tổ chức dạy học một đơn vị
kiến thức nào đó trong bài học hay nói cách khác phải trả lời được câu hỏi: Trị
chơi đó dùng vào mục đích gì? Có như thế, khi sử dụng trị chơi cho học sinh
mới đạt kết quả cao, phát huy hiệu quả mục đích của trị chơi.
IV.Ngun tắc phát huy tính tích cực của học sinh

Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy, cũng như hoạt động
giáo dục mà các em cịn là chủ thể của nhận thức. Vì vậy trong q trình tổ chức
trị chơi, người giáo viên cần phải quan tâm đến mức độ tham gia của học sinh
9/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
từ thấp đến cao. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 1 vì về mặt nhận thức còn nhiều
hạn chế nên phần lớn giáo viên sẽ là người chọn trò chơi, hướng dẫn và tổ chức
cho các em chơi. Vì vậy, khi sử dụng trị chơi cần phải có chất liệu gần gũi với
trẻ, với nội dung phong phú, phù hợp với trẻ, nhằm phát huy tối đa tính tích cực
của học sinh.
B. Xây dựng một số trò chơi trong dạy học Tiếng Việt
cho học sinh lớp 1.
I. Các trò chơi sử dụng khi dạy Học vần
1. TRỊ CHƠI “Ơ CHỮ KÌ DIỆU”

A. Chuẩn bị:
- Giáo viên viết sẵn một từ có âm hoặc vần mới học lên bảng và dùng các
tấm bảng màu đen (có nam châm ở mặt sau) che từng con chữ.
B. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cho các bài đã học đồng thời rèn luyện sự nhanh nhạy
trong tư duy và tăng sự hào hứng trong học tập.
C. Cách chơi:
- Gợi ý cho học sinh về số chữ cái và nội dung ơ chữ.
- Học sinh đốn từng chữ cái. Học sinh đoán đúng chữ nào, giáo viên lật bỏ
tấm viết che chữ cái đó ra.
- Cuối cùng, học sinh đọc ra tồn bộ chữ.

Ví dụ: Khi dạy bài vần ong - ông
10/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
c

o

n

c

ô

n

g

- Gợi ý: Ô chữ này có 7 chữ cái.
Đây là tên một lồi chim lớn sống ở rừng. Con vật này có bộ lơng được tơ
điểm bằng những đốm trịn đủ màu sắc.
- Học sinh đốn: “Con đốn chữ c”
Giáo viên nói: “Có 2 chữ c” (lật 2 ơ che chữ c ra)
Tương tự như vậy với các chữ khác.
- Cuối cùng, học sinh đốn cả ơ chữ: Con cơng
Để củng cố vần ơng, hỏi “Từ này có chứa vần gì các con mới học?”
2. TRỊ CHƠI “ĐỐN Ơ CHỮ”

A. Chuẩn bị:
- Giáo viên kẻ sẵn các hàng ô được che bằng một băng giấy.
B. Mục tiêu:
- Khơi gợi trí tị mị, tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức, củng cố kĩ năng,
tạo khơng khí vui vẻ.
C. Cách chơi:
- Học sinh được quyền lựa chọn một trong các hàng ô vuông. Khi đó, giáo
viên sẽ đưa ra gợi ý để học sinh đọc được từ ở các ơ vng đó (giáo viên bỏ
băng giấy che khi học sinh đoán đúng).
- Dựa vào việc giải từ hàng ngang, người thắng cuộc sẽ là học sinh đọc
được từ hàng dọc (các con chữ ở từ hàng dọc được ghi bằng phấn màu).
Ví dụ: Khi dạy bài ơn tập 59 (vần có ng, nh ở cuối).
1
4
c

o

c
q
n

o
u
h
o

n
g
đ


b
ò
n

m
à
u
v
à
n
g

è
t
đ

n
t

o
r

i





n


g

i
y

- Học sinh chọn hàng thứ 1: Giáo viên đọc gợi ý.
1. Con này thường kêu “meo... meo”
Học sinh đoán ra: con mèo (giáo viên bỏ giấy băng giấy che từ con mèo)
- Trò chơi cứ tiếp tục như vậy. Dưới đây là gợi ý về ô chữ của các hàng:
11/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập mơn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
2. Con gì mào đỏ
Lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy?
3. Tên em khơng thiếu, chẳng thừa
Chín vàng ngon ngọt rất vừa lịng anh (quả gì?)
4. Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hịn son (quả gì)
5. Mẹ của cha em thì gọi là gì?
6. Nhỏ như cái kẹo
Dẻo như bánh giầy
Ở đâu mực giây
Có em là sạch? (là cái gì)
7. Con gì bé tí

Chăm chỉ suốt ngày
Bay khắp vườn cây
Tìm hoa gây mật?(là con gì)
- Cuối cùng, dựa vào các con chữ được viết phấn màu học sinh sẽ ghép
được từ hàng dọc “màu vàng”.
Hỏi thêm: + Từ này có chứa vần gì các con vừa ơn?
+ Ngồi từ “màu vàng”, trong 7 từ hàng ngang cịn có những từ
nào cũng có chứa vần vừa ơng, ong?
(gà trống: vần ông; con ong: vần ong)
+ Học sinh đọc đồng thanh một lượt các từ.

12/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập mơn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
3. TRỊ CHƠI: TÌM RA TỪ “LẠC VẦN”
A. Chuẩn bị:
- Giáo viên đưa ra các dãy từ.
- Trong mỗi dãy từ, các từ đều
có tiếng chứa vần giống nhau. Tuy
nhiên ở đó cũng có một từ khơng
có tiếng chứa vần giống các từ khác
(lạc vần).
B.Mục tiêu:
- Giúp học sinh phân biệt
được sự khác nhau giữa các vần để
giúp học sinh đọc, viết đúng vần.
C. Cách chơi:

- Học sinh đọc các từ trong
dãy, tìm ra được từ “lạc vần”.
- Chỉ ra từ đó có gì khác các
từ trong dãy.
Ví dụ: Khi dạy bài vần oa - oe
Giáo viên đưa ra dãy từ:
tỏa sáng, đóa hoa, độc đáo, cái loa, họa sĩ.
- Học sinh đọc và tìm ra từ “lạc vần” là từ độc đáo.
- Hỏi học sinh: Vì sao con lại chọn từ này?
(Vì các từ khác có vần oa, từ độc đáo có vần ao)
- Khi đó, giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh về sự giống nhau và
khác nhau của 2 vần này để giúp học sinh đọc, viết đúng.
4. TRỊ CHƠI “ĐĨ VẦN”
A. Chuẩn bị:
Chép sẵn các câu đố trên bảng phụ (nếu là bài ôn tập đố nhiều câu) hoặc
ghi ở các băng giấy để đọc (nếu là bài học âm, vần chỉ sử dụng ít câu).
B. Mục tiêu:
- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn từ cho học sinh.
C. Cách chơi:
- Học sinh đọc các câu đố trên bảng (cá nhân - đồng thanh)
- Thảo luận (nhóm 2) để tìm ra đáp án.
- 2 đội lên tham gia chơi (A - B).
13/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
+ Em thứ 1 của đội A đọc câu đố 1 (đội B trả lời).
Sau đó em thứ 1 của đội B lại đọc câu đố 2 (đội A trả lời).

+ Trò chơi cứ tiếp tục như vậy (giáo viên ghi câu trả lời của các đội bên
cạnh câu đố).
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, tính điểm thi đua.
Sau đây là một số loại câu đố tôi đã sử dụng (kèm đáp án):

 Quả gì vần ít cả nhà muốn ăn ?
(mít)
 Quả gì lại có vần ân?
(cân, mận, thận)
 Quả gì vần ât mn dân sống
cùng? (đất)
 Bạn tìm các quả vần ơng
(hồng, thơng)
 Quả gì vần âc ung dung giữa
trời?
(gấc)
 Quả gì lại có vần ơi?
(ổi, đồi)

 Trung thu có quả vần ươi đang chờ
(bưởi)
 Quả gì em thích vần ưa?
(dưa, dừa, dứa)
 Quả gì vần ươp đung đưa trên giàn?
(mướp)
 Vần ong có quả lăn sân
(bóng)
 Cay xè có quả lấy vần làm tên
(ớt)
 Lạ kì có quả vần im

(sim, tim)
Bao nhiêu thứ quả bạn tìm được chăng?
Có một điều thú vị là: Khi lời giải cho ra các thứ “quả đặc biệt” như quả
cân, quả tạ, quả đất, quả đồi, quả tim... học sinh rất thích thú, sơi nổi, tạo nên
những giây phút sảng khoái, sống động, vui tươi và khắc một ấn tượng khó phai
mờ trong tâm hồn trẻ.
14/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập mơn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
5. TRỊ CHƠI “GHÉP THÀNH BƠNG HOA”
A. Chuẩn bị:
- Nhị hoa có các vần vừa học (gắn sẵn trên bảng).
- Các cánh hoa bằng giấy có ghi các từ (chứa vần ở nhị hoa).
B.Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ cho học sinh, khắc sâu vần vừa học.
C. Cách chơi:
- Mỗi học sinh chọn ngẫu nhiên một cánh hoa. Đọc thầm từ ghi trên cánh hoa
đó và gắn vào xung quanh các nhị hoa để tạo thành bơng hoa mang vần vừa học.
Ví dụ: Khi dạy bài vần au - âu.
- Chuẩn bị các cánh hoa có ghi các từ: số sáu, láu táu, cá sấu, con sâu, mai
sau, hau háu, rầu rĩ, màu đỏ, cần cẩu, đỏ ngầu.
- Khi tiến hành chơi, học sinh sẽ ghép được bông hoa vần au - âu.
- Học sinh đọc lại các từ có vần au (tổ 1), các từ có vần âu (tổ 2). Giải
nghĩa từ khó (nếu có).
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lượt các từ.
6. TRỊ CHƠI “ĐỐN ĐÚNG CÁC TỪ”
A. Chuẩn bị:

- Một số bức tranh (ảnh) để gợi từ.
- Từ được ghi ở dưới tranh (có âm,
vần vừa học).
B.Mục tiêu:
-Học sinh hiểu nghĩa các từ, từ đó
đốn ra từ đúng có chứa vần vừa học.
C. Cách chơi:
Học sinh được nhìn tranh sẽ mơ tả
(khơng được nhắc đến các tiếng có
trong từ) để bạn mình đọc ra được từ
(học sinh đốn từ khơng được nhìn
tranh).
Ví dụ: Khi dạy bài vần ong - ông
- Chuẩn bị 4 tranh: Cái vòng, con
- Chia lớp thành 2 đội (theo dãy). Mỗi đội cử 2 bạn lên nhìn tranh để mơ tả.
15/28

skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên cầm tranh quay về phía các em đó. Học sinh dưới lớp khơng được
nhìn tranh và đồn từ.
- Gợi ý: Mỗi từ đều có 2 tiếng.
Đội 1 đốn các từ có vần ong.
Đội 2 đốn các từ có vần ơng.
- Học sinh có thể mơ tả như sau:
1. Đội 1: + cái vịng: vật này có hình trịn, người ta đeo ở cổ hoặc ở tay cho đẹp.
+ Con ong: Loài vật này thường đi hút mật hoa (hoặc đọc câu đố về con
ong như ở trị chơi đốn ơ chữ).

2. Đội 2: + con cơng: lồi vật này x đi rất đẹp.
+ Đồng hồ: muốn biết giờ bạn phải xem cái này.
- Đội thắng cuộc sẽ là đội đoán được đúng, nhiều từ hơn.
- Cuối cùng, cho học sinh đọc đồng thanh các từ.
7. TRÒ CHƠI “AI NHANH - AI ĐÚNG”

A. Chuẩn bị:
Câu hỏi có các từ
như thế nào, bao
nhiêu, cái gì, con gì...
có liên quan đến nội
dung bài.
B.Mục tiêu:
- Giúp học sinh
có kĩ năng tìm từ
nhanh, mở rộng vốn từ
cho học sinh.
C. Cách chơi:
- Mỗi học sinh chọn 1 từ, giáo viên đọc câu hỏi có từ đó cho các em trả lời.
- Có thể chia lớp thành các đội để phân thắng - thua.
Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm.
Ví dụ: Khi dạy bài iu - êu:
Học sinh chơi với những câu hỏi sau:
- Vần iu được đánh vần như thế nào?
- Chữ lều được viết như thế nào?
16/28

skkn



Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập mơn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
- Cái gì mà có vần iu? (rìu, dịu...)
- Con gì mà có vần êu? (sếu, nghêu)
- Vần êu do bao nhiêu âm ghép lại?
- Cây gì mà có vần êu? (câu nêu...)
8. TRỊ CHƠI “THI NĨI NHANH”

A. Luật chơi:
Học sinh phải nói tên đồ vật, đồ chơi, con vật, hoa, quả... có chữ cái bắt đầu
bằng chữ cái do người chơi yêu cầu.
B.Mục tiêu:
-Rèn tư duy, phản xạ nhanh, mở rộng vốn từ cho học sinh.
C. Cách chơi:
- Chia học sinh thành 2 đội. Người điều khiển trò chơi (giáo viên) đứng giữa.
- Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng lên rút thăm (Thăm là các chữ cái trong bộ
học vẫn biểu diễn).
- Nhóm trưởng rút được chữ cái nào thì nhóm đó phải nói nhanh, đúng,
nhiều tên đồ vật, con vật... bắt đầu bằng chữ cái đó.
Ví dụ: Khi dạy bài l - h.
+ Chuẩn bị 2 chữ cái l - h (bộ học vần biểu diễn).
+ Mỗi nhóm trưởng lên bốc thăm 1 chữ cái.
+ Cho các nhóm thảo luận (1-2 phút)
+ Từng nhóm phát biểu. Giáo viên cùng nhóm kia nhận xét, tính số từ đúng:
- l: làn, lạc, lươn, lúa, lồng, loa, lều, lò, lẽ...
- h: hổ, hành hẹ, hồng, hương, huệ, hến, hươu, hòm, heo...
+ Hỏi thêm mỗi nhóm: Các tiếng con vừa tìm có gì giống nhau?
17/28

skkn



Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập mơn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
(Nhóm 1: l đứng đầu)
(Nhóm 2: h đứng đầu)
9. TRỊ CHƠI “CÁNH CỬA KỲ DIỆU”

A. Luật chơi:
Chỉ được qua cửa khi nói đúng yêu cầu.
B.Mục tiêu:
- Giúp học sinh tìm được các từ có tiếng chứa vần, vốn từ của học sinh
phong phú, diễn đạt tốt.
C. Cách chơi:
- Chia học sinh ra làm 2 đội, xếp hàng dọc.
- Chọn 2 học sinh đứng ở giữa lớp, cầm tay nhau làm cánh cửa.
Khi nào có người nói đúng thì cánh cửa mở ra bằng cách giơ tay lên cao
đầu cho các bạn chui qua.
- Đội nào có nhiều người qua được cửa thì đội đó thắng.
Ví dụ: Khi dạy bài vần oc - ac
- Giáo viên nêu yêu cầu để được qua cổng.
Đội 1: Nói từ chứa tiếng có vần oc
Đội 2: Nói từ chứa tiếng có vần ac
- Lần lượt từng học sinh của mỗi đội tiến lên phía “cửa” gọi: “Cửa thần ơi?
Hãy mở ra! Đó là từ......”.
Chú ý:
+ Nếu đọc đúng từ thì chui qua cửa rồi xếp theo hàng của nhóm mình (phía
sau cửa).
+ Nếu chưa nghĩ ra từ thì hô “chuyển” rồi về chỗ ngồi (học sinh đứng liền
sau chơi tiếp).
+ Nếu nói từ khơng có tiếng chứa vần oc - ac thì cũng phải về chỗ ngồi
18/28


skkn


Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
(không được chui qua cửa).
- Cuối cùng, giáo viên cùng học sinh đếm số người được qua cửa của mỗi
đội để phân thắng - thua.
II.CÁC TRÒ CHƠI SỬ DỤNG KHI DẠY TẬP ĐỌC

Phân môn Tập đọc ở lớp 1 được dạy theo quy trình khác với các lớp trên. Ở
lớp 1, mỗi bài Tập đọc được dạy trong 2 tiết.
- Yêu cầu cơ bản của tiết 1 là: luyện đọc trơn bài, kết hợp ôn luyện các vần
đã học hoặc học thêm các vần khó (chưa dạy ở phần học vần).
- Yêu cầu cơ bản của tiết 2 là: luyện đọc hiểu và luyện nói.
Sau khi nắm được các yêu cầu trên, trong q trình dạy Tập đọc, tơi đã tổ
chức các trị chơi sau:
TIẾT 1:
1. TRỊ CHƠI “TÌM TỪ NHANH VÀ ĐÚNG”
A. Chuẩn bị:
Bộ chữ thực hành Tiếng Việt.
B.Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn lại các vần đã học, mở rộng vốn từ cho học sinh.
C. Cách chơi
-Khi ôn các cặp vần, tơi đã tổ chức cho học sinh thi tìm nhanh, đúng các từ
19/28

skkn



Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập mơn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
ngồi bài có tiếng chứa vần ơn và cài vào bảng gài.
Ví dụ: Khi dạy bài “Trường em”. Vần cần ôn là ai - ay.
+ Tổ 1 tìm các từ chứa tiếng có vần ai -> cài bảng
+ Tổ 2 tìm các từ chứa tiếng có vần ay -> cài bảng.
Tổ nào tìm đúng, nhanh, nhiều từ là thắng.
2. TRỊ CHƠI “TÌM CÂU ĐÚNG VỚI TRANH”
A. Chuẩn bị
- Nhiều bức tranh liên tiếp, nội dung tranh ứng với nhiều câu trong bài tập đọc.
- Viết sẵn các câu văn vào các băng giấy.
B.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói cho học sinh giúp các em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.
C. Cách chơi
- Giáo viên treo song song các bức tranh lên bảng.
- Học sinh quan sát từng bức tranh, đọc thầm bài tập đọc ở sách giáo khoa,
tìm câu văn ứng với từng tranh.
- Gọi học sinh lên tham gia trò chơi:
+ Các em rút thăm (các băng giấy), đọc các câu ghi ở đó và gắn lên bảng
dưới nội dung tranh thích hợp.
+ Các học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc các câu.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cái nhãn vở”
Chuẩn bị 4 tranh ứng với 4 câu của bài.
Tranh 1
Bố cầm quyển
vở đưa cho
Giang.
Câu: Bố cho
Giang một
quyển vở mới.


Tranh 2
Tranh 3
Quyển vở có dán Giang cầm bút để
nhãn vở ở giữa.
viết nhãn vở.

Tranh 4
Giang viết xong bố
đứng cạnh nhìn.

Câu: Giữa trang
bìa là một chiếc
nhãn vở trang trí
rất đẹp.

Câu: Bố nhìn những
dịng chữ ngay
ngắn, khen con gái
đã tự viết được
nhãn vở.

Câu: Giang lấy bút
nắn nói viết tên
trường, tên lớp, họ
và tên của em vào
nhãn vở.

TIẾT 2:
20/28


skkn



×