Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.72 KB, 16 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu:
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, giáo dục phổ thông đã và đang
được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, đó là: học để
biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Xuất
phát từ yêu cầu của xã hội hiện nay, việc hình thành và phát triển kĩ năng sống
trở thành một yêu cầu quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người
hiện đại.
“Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn
diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần
thiết, phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Mỗi người khi sinh ra đều khơng có khả năng làm được mọi thứ một cách
ngẫu nhiên. Đó là kết quả của q trình tiếp thu, thích nghi với các tri thức, kinh
nghiệm xã hội lâu dài. Trẻ em khi sinh ra khơng thể tự nhiên có được kĩ năng
sống như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày ý kiến,
kĩ năng tự chăm sóc bản thân... Càng có những kĩ năng này sớm bao nhiêu thì
trẻ càng có nền tảng vững chắc để phát triển tồn diện.
Mặt khác, khi trẻ lớn dần, nhu cầu hòa nhập xã hội, tiếp xúc với thế giới
bên ngồi càng cao. Thơng tin ngoại cảnh khơng chỉ có những cái tốt đẹp mà
cịn bao gồm cả những cái xấu, cái khơng tốt. Vì vậy, việc dạy và rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết. Rèn kĩ năng sống cho học sinh giúp
cho học sinh thích ứng được với mơi trường xã hội, tự giải quyết được một số
1

skkn



vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, mơi trường, tệ nạn xã
hội,...để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn
mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện
thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên
Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong nhà
trường đã được chú ý đến, song nhiều trường nhất là các trường tiểu học còn
lúng túng trong việc tổ chức, thực hiện giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học
sinh. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, tôi
đã chọn nghiên cứu đề tài:
2. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh trong trường tiểu học”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Dương Hồng Đăng.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường TH Hải Lựu - Sông Lô - Vĩnh Phúc
- Số điện thoại:0386 992 088

E mail:

- Họ và tên: Đào Tiến Khoa
- Địa chỉ tác giả sáng kiens: Trường TH Hải Lựu – Sông Lô – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0971 109 889

E –mail:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Dương Hồng Đăng và Đào tiến Khoa.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Sáng kiến được áp dụng trong các nhà trường tiểu học đối với việc nâng
cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Sáng kiến này giúp
cho học sinh linh hoạt hơn trong việc giải quyết các vấn đề nhận thức, từ đó

nâng cao chất lượng trong học tập và rèn luyện.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
2

skkn


- Sáng kiến được áp dụng lần đầu ngày 10/9/2021.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến
I. Cơ sở đề xuất các giải pháp
Việc đưa Giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường đã được thực hiện ở hầu
hết các nước trên thế giới. Theo tài liệu của UNICEF, hiện nay đã có trên 153
nước đã đưa Giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường. Xu hướng hội nhập và phát
triển không cho phép giáo dục nước ta giậm chân tại chỗ với những cách làm cũ,
lạc hậu và trì trệ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn cách đưa giáo dục kĩ năng sống lồng
ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục. Bộ sách hướng dẫn dạy kĩ năng
sống dành cho giáo viên đã được đưa vào tập huấn và khuyến khích các trường
giảng dạy theo kiểu lồng ghép trong năm học này.
Trước những cảnh báo về một lớp trẻ thiếu kĩ năng sống, khơng ít phụ
huynh bên cạnh việc cho con đi học ngoại ngữ, năng khiếu, thể thao... cũng ráo
riết tìm kiếm những trung tâm huấn luyện kĩ năng sống cho trẻ với kỳ vọng: Trẻ
sẽ có đủ tự tin, bản lĩnh để vững bước vào đời. Do đó, việc tổ chức giáo dục kĩ
năng sống lồng ghép trong các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà
trường được nhiều phụ huynh tán thành.
II. Một số các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong trường tiểu học.
1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ quản lý giáo dục, giáo viên và cha
mẹ học sinh.

Cho đến thời điểm hiện nay, không phải cán bộ quản lý giáo dục nào, giáo
viên nào cũng nhận thức đúng về tầm quan trọng việc giáo dục kĩ năng sống
cũng như chủ trương đưa giáo dục kĩ năng sống tích hợp vào các mơn học và
các hoạt động giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, phần lớn cha mẹ
học sinh chưa có sự quan tâm đến giáo dục kĩ năng sống cho con em mình, cịn

3

skkn


nghĩ cơng việc đó là của nhà trường. Để nâng cao nhận thức của các đối tượng
nêu trên, cần thiết phải tiến hành một số nội dung sau:
+ Đối với cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên: Cần phải có bộ
tiêu chí đánh giá cơng tác giáo dục kĩ năng sống của các nhà trường. Đưa nội
dung giáo dục kĩ năng sống chính thức trở thành yêu cầu bắt buộc, không nên
đưa vào nội dung phong trào thi đua như thời gian vừa qua. Có như thế, cán bộ
quản lý giáo dục các cấp, đội ngũ giáo viên mới thực sự vào cuộc, mới thực sự
quan tâm.
+ Đối với cha mẹ học sinh: Tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức
như lồng ghép trong các buổi sinh hoạt phụ huynh học sinh; tổ chức hội thảo
chuyên đề; thu hút họ tham gia vào việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
cho học sinh,..
2. Tiếp tục tổ chức tập huấn cho giáo viên về nội dung, phương pháp và
hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Đây là giải pháp then chốt. Giáo viên là người trực tiếp thực hiện giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh. Nếu họ chưa hiểu mình làm gì? Làm như thế nào?
Tại sao phải làm như thế? thì chắc chắn việc giáo dục kĩ năng sống sẽ khơng có
hiệu quả. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho xuất bản cuốn sách hướng
dẫn giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên. Giáo trình gồm 2 phần: Phần chung

đưa ra những khái niệm về kĩ năng sống, tầm quan trọng của kĩ năng sống,
phương pháp giáo dục kĩ năng sống; phần thứ 2 đi vào từng môn học cụ thể. Để
thay đổi nhận thức của giáo viên, từ tháng 8/2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
triển khai cho các Sở Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu tập huấn cho tất cả giáo
viên. Trong đợt tập huấn này giáo viên được tập trung vào 2 mảng chính: Hiểu
về bản chất của kĩ năng sống; phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, mối liên
hệ giữa phương pháp dạy và kĩ năng sống. Thời gian vừa qua, các cấp giáo dục
cũng đã quan tâm đến công tác tập huấn cho giáo viên nhưng với phạm vi đối
tượng được tham dự tập huấn, thời gian tập huấn, cách thức tổ chức các buổi tập
huấn nên hiệu quả của các buổi tập huấn còn rất hạn chế. Từ năm học 20102011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có yêu cầu giáo viên phải thay đổi phương
4

skkn


pháp giảng dạy. Tuy nhiên, rất nhiều trường, nhiều giáo viên vẫn còn mù mờ về
việc này... Để giúp giáo viên nắm chắc được nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, quản lý mỗi nhà trường nên
đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên. Chú trọng vào nghiên cứu tài liệu (tự học)
và hội thảo, sinh hoạt chuyên môn tổ, trường, cụm trường.
3. Gắn giáo dục kĩ năng sống với xác định giá trị sống
+ Giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống: Bên cạnh việc học
cách để làm nhằm chuẩn bị mưu sinh cho cuộc sống, con người cũng cần biết
nên sống ra sao. Nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm
xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải
quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách
tích cực, lành mạnh. Học sinh phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bằng việc
nâng cao nhận thức và đưa các thành tố trọng yếu của kỹ năng sống vào cuộc
sống của học sinh, điều này sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được những
lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực

và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Chính vì vậy,
trước khi hình thành những kỹ năng sống nào đó cho học sinh cần phải cho các
em cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của em ấy đối với các
giá trị đó.
+ Kỹ năng sống là cơng cụ hình thành và thể hiện giá trị sống: Thực chất
kỹ năng sống là các giá trị thể hiện bằng hành động và ngược lại với kỹ năng thể
hiện giá trị bằng hành động sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng cố các giá trị.
Tuy nhiên, nếu chúng ta quá tập trung vào giáo dục các kỹ năng sống dưới góc
độ “kỹ thuật hành vi” và khơng chứa đựng giá trị nhân văn tốt đẹp thì giáo dục
kỹ năng sống kiểu này có thể dẫn đến phi đạo đức, khơng phù hợp với mục đich
giáo dục tốt đẹp của chúng ta. Chính vì thế, việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh phải gắn với xác định giá trị sống.
4. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định về thời lượng các môn học và các
hoạt động giáo dục rất cụ thể, chi tiết. Trong đó, đã có cân đối giữa lý thuyết và
5

skkn


thực hành, có chương trình linh hoạt cho các địa phương. Thói quen chú trọng
vào kiến thức mang tính lý thuyết của giáo viên là cản trở lớn khi triển khai giáo
dục kĩ năng sống, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng xử
phù hợp với các tình huống của cuộc sống. Tổ chức giáo dục kĩ năng sống có
những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục
không chỉ diễn ra trong mơn học mà cịn thơng qua một số các hoạt động khác
(hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, sinh hoạt Sao, Đội....). Vì vậy cần phải
tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
5. Đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ
giáo viên.

Giáo viên cần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (VD: sử dụng phương pháp dạy học
thảo luận nhóm, phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đóng vai,...;
biết lựa chọn phối kết hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học); qua các hoạt động học tập học sinh được rèn các kĩ năng phân tích, tổng
hợp, tư duy sáng tạo, hợp tác theo nhóm, kĩ năng đánh giá, kĩ năng hợp tác trong
hóm, kĩ năng xử lý tình huống,...
6. Lựa chọn và ưu tiên giáo dục các kĩ năng sống phù hợp với đối tượng
học sinh, phù hợp với yêu cầu mới của giáo dục.
Hiện nay, việc triển khai các hoạt động rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh như thế nào cho hiệu quả là vấn đề trăn trở của các nhà trường và những
người làm công tác giáo dục. Thực tế cho thấy, học sinh ở mỗi một hoàn cảnh
thiếu và yếu một số kĩ năng nhất định. Trẻ có gia đình tốt, trẻ sẽ có điểm xuất
phát tốt và nề nếp tốt, ngược lại, trẻ sẽ khơng có gì khi khơng được gia đình
quan tâm giáo dục. Hoặc học sinh ở thành phố, thị trấn dễ dính vào những tệ nạn
xã hội, trò chơi điện tử bạo lực hay tệ nạn ma túy,... cịn học sinh ở nơng thơn,
tình trạng ngại ngùng, thiếu hiểu biết, ngại nói lên ý kiến của mình, rụt rè khơng
dám phát biểu,... Như vậy, xuất phát điểm kĩ năng sống của mỗi học sinh là
khơng như nhau, vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho mỗi em cũng không
giống nhau. Nhà trường cần phải rà sốt lại thực trạng của trường mình xem học
6

skkn


sinh của mình cịn yếu, hạn chế gì để có kế hoạch cụ thể trong việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh. Giáo viên phải nắm bắt đặc điểm từng học sinh để có
biện pháp giáo dục cho sát đối tượng.
Trong các kĩ năng sống của thời kỳ hội nhập tồn cầu, có hai kĩ năng
khơng thể thiếu, đó là kĩ năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Bộ

Giáo dục và Đào tạo cũng đã triển khai đề án: tăng cường dạy ngoại ngữ, tin học
cho học sinh phổ thông. Hiện nay, 100% các trường tiểu học trên địa bàn huyện
Sơng Lơ nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đã quan tâm đến hai kĩ năng này
song hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới, các nhà trường cũng cần quan tâm
tăng cường giáo dục hai kĩ năng quan trọng này hơn nữa.
7. Rèn kĩ năng sống cho học sinh kết hợp với rèn học sinh thực hiện các
nề nếp hàng ngày và tham gia các phong trào thi đua trong trường lớp.
Mỗi một nhà trường đều có những quy định cụ thể đối với học sinh trong
việc tham gia học tập, sinh hoạt ở trường (nội quy học sinh). Biến những quy
định đó thành biểu điểm thi đua hàng ngày, có đánh giá động viên khen thưởng
hàng tuần là một cách giáo dục kĩ năng sống hiệu quả. Việc thực hiện và thi đua
thực hiện các quy định của trường, của lớp sẽ nhanh chóng giúp học sinh hình
thành một số kĩ năng sống cơ bản như:
+ Yêu cầu đi học đúng giờ buộc học sinh phải có thói quen dậy sớm, có
tác phong nhanh nhẹn: rèn kĩ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu
+ Yêu cầu xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, ngay ngắn, không xô đẩy
nhau: rèn cho học sinh kĩ năng kiềm chế bản thân, kĩ năng vận động, gây ảnh
hưởng
+ Yêu cầu học sinh đến lớp phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập: rèn
cho học sinh kĩ năng tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch
+ Yêu cầu không ăn quà vặt: rèn cho học sinh kĩ năng vệ sinh ăn uống,
bảo vệ sức khoẻ.
+ Yêu cầu tích cực tham gia vệ sinh sân trường, lớp học, trồng chăm sóc
cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường: học sinh được rèn một số kĩ năng
như cầm chổi quét, hót rác, tưới cây, tỉa lá, ...
7

skkn



8. Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh.
Có ba nhân tố chính trong việc giáo kĩ năng sống cho học sinh đó là: gia
đình, nhà trường và xã hội. Mỗi nhân tố đều mang một vai trị riêng nhất định:
+ Gia đình: là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ
dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những
nhận thức lệch lạc từ phía học sinh.
+ Nhà trường: là mơi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển
về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã
hội để các em trở thành những con người trí thức thật sự có đời sống tinh thần
phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình.
+ Xã hội: là mơi trường thực tế, giúp học sinh hồn thiện một số kĩ năng
cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh.
Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để
nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh. Giống như chiếc kiềng 3
chân, đơn giản, vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào.
9. Đẩy mạnh hơn nữa thực hiện cuộc vận động: Mỗi thầy cô giáo là
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; cuộc vận động: Dân chủ, kỉ cương,
tình thương, trách nhiệm.
Giáo viên khơng chỉ là người hình thành những khái niệm khoa học, cách
làm việc trí óc mà cịn là người hướng dẫn tới sự tạo dựng phát triển các nhân
cách của học sinh. Các em học sinh còn trong độ tuổi cần được dạy dỗ,
giáo dục, chia sẽ và thơng cảm. Vì vậy, người thầy cần lắng nghe
các em học sinh trình bày, cần cảm thông và tin tưởng các em trong
những trường hợp,  hoàn cảnh mà các em phải phạm lỗi. Khi hiểu
được các em, giáo viên dễ hướng dẫn, tư vấn cho các em sửa chữa
lỗi lầm, hướng các em đến các biện pháp giải quyết vần đề tích cực
hơn. Đặc biệt, trẻ tiểu học thường hay bắt chước người lớn và rất tin tưởng ở
các thầy giáo, cơ giáo. Vì vậy, mỗi giáo viên cũng phải luôn thường xuyên tự
rèn kĩ năng sống, luôn thể hiện là tấm gương trong sáng, mẫu mực cho học sinh

8

skkn


noi theo. Thường xuyên quan sát, gần gũi, thân thiện với trẻ, phát hiện khó khăn,
tư vấn, giúp học sinh biết cách tự giải quyết đúng được những vấn đề khúc mắc
trong cuộc sống hành ngày.
10. Quan tâm đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh.
Việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống nhất là tổ chức giáo dục thông qua các
hoạt động ngoại khố địi hỏi đầu tư kinh phí và những điều kiện cơ sở vật chất
nhất định. Vì vậy, các nhà trường cần quan tâm đầu tư kinh phí và các điều kiện
cơ sở để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả.
11. Thực nghiệm sư phạm
1. Mục đích thực nghiệm
+ Tìm hiểu việc giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn học và các hoạt
động giáo dục của trường tiểu học Quang Yên, huyện Sông Lô.
+ Vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực
học tập của học sinh để thiết kế dạy 1 tiết nhằm giáo dục một số kĩ năng sống
cần thiết, phù hợp với nội dung của bài học.
+ Kiểm tra hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống thông qua phiếu học
tập
II. Chuẩn bị thực nghiệm
1. Đối tượng thực nghiệm
Học sinh lớp 5B2 Trường TH Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Thời gian và địa điểm thực nghiệm
Ngày 12 tháng 4 năm 2022, tại lớp 5B2, Trường tiểu học Hải Lựu
2. Nội dung thực nghiệm
Dạy bài : Con người tác động đến môi trường như thế nào?

Môn Khoa học lớp 5
Mục tiêu:
- Nêu tác hại của việc rừng bị tàn phá.
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và
thoái hoá.
9

skkn


- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường khơng khí và nước bị
ơ nhiễm.
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước
và khơng khí ở địa phương.
- Nêu tác hại của việc ơ nhiễm khơng khí và nước.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.
- Rèn kĩ năng tự nhận thức hành vi sai trái; phê phán, bình luận phù hợp,
kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
Chuẩn bị:
- GV:
+ Hình vẽ trong SGK trang 134; 135; 136; 137; 138; 139.
+ Sưu tầm tư liệu, thông tin về con số rừng ở địa phương bị tàn phá và tác
hại của việc phá rừng.
- HS: Sách giáo khoa
Các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ : Vai trò của môi

trường tự nhiên đối với đời sống con người.
+ Gọi Hs trả lời các câu hỏi liên quan nội
dung bài.
+ Nhận xét, đánh giá...
Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS Quan sát
và thảo luận.
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình
trang 134, 135 SGK.
-Thảo luận.
Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm
gì?

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Hát
- Trả lời

- Học sinh quan sát hình trang 134,
135 để trả lời câu hỏi.
- Hình 1 cho ta thấy con người phá
rừng để lấy đất canh tác, trồng các
cây lương thực, cây căn quả.

- Hình 3: Con người phá rừng để
Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn xây nhà, đóng đồ đạc.
phá.
- Hình 2: Phá rừng để lấy chất đốt.
-HS quan sát Hình 4: Cho thấy,
- Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì?
ngồi ngun nhân rừng bị phát do
chính con người khai thác, rừng

cịn bị tàn phá do những vụ cháy
rừng.
+ Phân tích những nguyên nhân dẫn đến - Học sinh quan sát các hình 5, 6
việc rứng bị tàn phá?
10

skkn


 Giáo viên kết luận:
- Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt
rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ, đóng
đồ dùng gia đình, để lấy đất làm nhà, làm
đường,…

(SGK) để trả lời câu hỏi.
+ Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán
xảy ra thường xuyên.
+ Đất bị xói mịn trở nên bạc màu.
+ Động vật và thực vật q hiếm
giảm dần.
+ Đất bị xói mịn trở nên bạc màu.
+ Động vật và thực vật quý hiếm
giảm dần.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về
tác động của con người đến môi trường đất - HS quan sát và thảo luận rồi trả
lời câu hỏi .
- Quan sát và thảo luận.
- Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng

+ Trên cùng 1 địa điểm, trước kia,
đất trồng trọt vào việc gì?
con người sử dụng đất để làm
ruộng, ngày nay, phần đất ruộng 2
bên bờ sông hoặc kênh) đã được sử
dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên
san sát, 2 cây cầu được bắc qua
kênh.
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu + Nguyên nhân chính là do dân số
ngày một tăng nhanh, cần phải mở
cầu sử dụng đó?
rộng đất ở, vì vậy diện tích đất
ruộng bị thu hẹp.
- Giáo viên nêu thêm: Ngồi ra do khoa học
kĩ thuật phát triển, nên cần đất vào những
việc khác như lập khu vui chơi giải trí.
- HS thảo luận và ghi nội dung trả
Thảo luận.
- Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón lời vào phiếu .
hố học, thuốc trừ sâu, đến mơi trường?
- Đại diện lên trình bày.
- Nêu tác hại của rác thải đến với môi
trường đất?
- Học sinh quan sát và thảo luận.
Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh quan
sát hình trang 138.
-Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô - Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động
của nhà máy và các phương tiện
nhiễm khơng khí và nước.
giao thơng gây ra.

- Nước thải từ các thành phố, nhà
máy và các đồng ruộng bị phun
11

skkn


thuốc trừ sâu, bón phân hố học
chảy ra sơng, biển, …
- Học sinh quan sát hình trang 139
và thảo luận.
-Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc - Tàu biển bị đắm hoặc ống dẫn
những ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò dầu bị rò rỉ dẫn đến biển bị ô nhiễm
rỉ?
làm chết những động vật, thực vật
sống ở biển bị chết.

-Tại sao một số cây trong hình 5 trong sách - Do khơng khí chứa nhiều khí thải
bị trụi lá?
độc hại của các nhà máy, khu công
nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo
những chất độc hại đó làm ơ nhiễm
mơi trường đất và mơi trường
nước, khiến cho cây cối ở những
vùng đó bị trụi lá và chết.
GV: Nêu mối quan hệ giữa ô nhiễm môi
trường khơng khí với ơ nhiễm mơi trường
đất và nước.

3. Tiêu chí đánh giá

Trên 92% học sinh hồn thành phiếu học tập và nắm được nội dung bài
sau tiết học. Học sinh hoạt động tích cực trong q trình học, sự linh hoạt, ý
thức học tập, hợp tác của học sinh trong quá trình học.
5. Tiến hành thực nghiệm
Ở bài này, những kĩ năng cơ bản được giáo dục cho học sinh đó là: Rèn kĩ
năng tự nhận thức hành vi sai trái; phê phán, bình luận phù hợp, kĩ năng đảm
nhận trách nhiệm. Ngoài những kĩ năng cơ bản nêu trên, trong bài này chúng tơi
cịn lồng ghép giáo dục một số kĩ năng khác như: Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ
năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị. Những phương pháp chủ yếu được
sử dụng trong bài này: Phương pháp dùng ngơn ngữ, phương pháp thảo luận
nhóm, phương pháp đánh giá kết quả học tập, phương pháp nêu và giải quyết
12

skkn


vấn đề,... Kết quả làm việc với phiếu học tập như sau: hoàn thành phiếu học tập
92,5%, chưa hoàn thành phiếu học tập: 7,5% .
6. Kết luận
Phần lớn học sinh đều hoàn thành phiếu học tập. Các em nắm được kiến
thức do giáo viên truyền đạt.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến được áp dụng rộng rãi với tất cả học sinh trong trường đặc
biệt là với học sinh bậc tiểu học.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) :
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống là điều tất yếu để nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Kĩ năng sống giúp học sinh
có thể thích nghi với những thách thức của cuộc sống. Nội dung nào hàm chứa
kĩ năng sống thì cần phải được xây dựng những chủ đề có nội dung và phương

pháp hướng tới hình thành, giáo dục những kĩ năng chun biệt đó. Quá trình
giáo dục trong các nhà trường cần phải được tổ chức theo hướng tiếp cận kĩ
năng sống, đảm bảo sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học
với nhau theo phương thức cùng tham gia; đảm bảo đạt được kết quả tổng hợp,
toàn diện của cả kiến thức, thái độ, giá trị và kĩ năng; đảm bảo cho người học:
học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để chung sống với mọi người.
Giáo dục kĩ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt
đáp ứng nhu cầu của người học là tạo ra năng lực để đáp ứng những vấn đề của
cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Mặt khác, thực
hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua những phương pháp hướng đến người học
(lấy học sinh làm trung tâm) và phương pháp dạy học theo kiểu tương tác (cùng
tham gia) đề cao vai trò chủ động, tự giác của người học và vai trị chủ động của
người dạy. Sẽ có những tác động tích cực đối với mối quan hệ giữa người dạy
và người học, người học với người học. Tạo điều kiện cho người học được tham
13

skkn


gia vào giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của bản thân, họ sẽ
thích thú và học tập tích cực hơn.
Như vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đồng thời thể hiện tính khoa
học và tính nhân văn của giáo dục. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không
phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải trải qua một quá trình
dài, kiên nhẫn và tâm huyết của nhà giáo. Kĩ năng sống phải được rèn luyện ở
mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kĩ năng sống rất
đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền nên đòi hỏi người giáo viên phải vận
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học
sinh và đặc điểm, hồn cảnh của nhà trường, địa phương. Giáo dục kĩ năng sống
không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng

đồng. Có như vậy mới đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển tồn diện,
chuẩn bị tốt cho việc thực hiện cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội
nhập quốc tế.
* Đối với giáo viên :
Cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh. Trang bị cho mình kiến thức vững chắc về nguyên lý giáo dục, về
hệ thống các phương pháp dạy học để có thể vận dụng các phương pháp dạy học
linh hoạt, sáng tạo, phát huy tính tích cực của học sinh.
Để việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, giáo viên cần
chú ý tìm tòi nhiều tài liệu liên quan đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Cần dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài dạy của mình, đây là khâu quan
trọng để tiết dạy đạt kết quả tốt.
Giáo viên cần tích cực tham gia vào các lớp bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, các chuyên đề bồi dưỡng về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất
trong tổ chuyên môn về những vấn đề liên quan đến giáo dục kĩ năng sống
* Đối với các cấp lãnh đạo
Làm tốt công tác tuyên tuyền, nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên,
phụ huynh, xã hội, cộng đồng về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; tăng
14

skkn


cường công tác kiểm tra, chỉ đạo đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh của các nhà trường. Cần có bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
giáo dục kĩ năng sống của mỗi giáo viên và nhà trường.
Quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường để có đủ các điều kiện
đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện.
Tổ chức nhiều buổi hội họp, tọa đàm với các đối tượng có liên quan nhằm

nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và phối kết hợp chặt chẽ trong việc nâng
cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Tích cực tập huấn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; thực hiện tích
hợp giáo dục kĩ năng sống trong các mơn học và các hoạt động ngoài giờ lên
lớp.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến:
- Sáng kiến này giúp giáo viên và học sinh, phát huy mặt mạnh của từng
nhân tố, tự tin trong các hoạt động học tập và rèn luyện bản thân, tạo ra sức
mạnh tổng hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường
tiểu học Hải Lựu.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sáng kiến giúp giáo viên có kĩ năng linh hoạt hơn trong các phương pháp,
cách thức cần thực hiện trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh để đạt
được hiệu quả tốt nhất, học sinh hoàn toàn chủ động và sáng tạo trong quá trình
tiếp thu kiến thức nhằm phát triển năng lực, phẩm chất, hoàn thiện bản thân, đáp
ứng được yêu cầu phát triển nhân cách toàn diện.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Qua thực tiễn cho thấy: việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất
cấn thiết, giúp các em thực hiện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình,
cộng đồng và xã hội, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
15

skkn


Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho

các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người
khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thơng. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu:

Số
TT

Tên tổ
chức/cá
nhân

Địa chỉ

1

Trường TH
Hải Lựu

Xã Hải Lựu – Sông Lô –
Vĩnh Phúc

Hải Lựu, ngày … tháng … năm 2022

HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến
Học sinh trường Tiểu học Hải
Lựu

Hải Lựu., ngày … tháng … năm 2022

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG

Hải Lựu, ngày 16 tháng 5 năm 2022s

TÁC GIẢ

(Ký tên, đóng dấu)

Dương Hồng Đăng

Đào Tiến Khoa

16

skkn



×