Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Skkn một số kĩ năng giúp học sinh lớp 4,5 phòng tránh bị xâm hại tình dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.19 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

“ MỘT SỐ KĨ NĂNG GIÚP HỌC SINH LỚP 4,5
PHỊNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC.”

NĂM HỌC: 2020-2021

skkn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
NỘI DUNG...........................................................................................................5
1. Mô tả giải pháp kĩ thuật trước khi tạo ra sáng kiến.......................................5
1.1. Thực trạng của nạn xâm hại tình dục trẻ em.............................................5
1.2. Nguyên nhân của nạn xâm hại tình dục trẻ em..........................................7
2. Mơ tả giải pháp kĩ thuật sau khi có sáng kiến.............................................10
2.1. Cung cấp kiến thức về phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh........10
2.2. Cung cấp kĩ năng về phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh...........14


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................23
1 Hiệu quả do sáng kiến đem lại.....................................................................23
1.1 Hiệu quả về kinh tế....................................................................................23
1.2. Hiệu quả về xã hội....................................................................................23
2. Kiến nghị, đề xuất.......................................................................................25
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................26

1

skkn


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong phân phối chương trình cấp tiểu học đã có đề cập đến vấn
đề về giáo dục sức khỏe giới tính và phòng tránh bị xâm hại cho các em học sinh
nhưng mới chỉ có một phần nhỏ trong chương trình mơn Khoa học lớp 5. Các
em được học nhiều các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong khi những
vấn đề liên quan đến chính bản thân mình lại chưa được học tập kĩ lưỡng, bài
bản. Để từ những kiến thức về giới tính; về phịng tránh bị xâm hại, các em có
thể hiểu rõ hơn về bản thân mình; biết mình cần gì, tránh làm gì; biết bảo vệ sức
khỏe mình và người khác ra sao và biết sống như thế nào cho tốt.
Thực tế vì điều kiện sống tốt hơn, chế độ ăn uống ngày càng đảm bảo. Ngồi
ra, do yếu tố cơng nghệ thơng tin phát triển nên độ tuổi dậy thì, tâm sinh lí lứa
tuổi của các em cũng phát triển sớm hơn.
Trong khi đó, tình trạng trẻ thiếu các kiến thức và kĩ năng về phòng tránh bị
xâm hại dẫn đến các em bị xâm hại và đặc biệt là bị xâm hại tình dục đang ở
mức báo động cấp thiết, vấn đề này đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo
dục, của cha mẹ học sinh và của toàn xã hội.
Xâm hại tình dục trẻ em khơng chỉ diễn ra ở các thành phố lớn mà cịn ở

các vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa hay ngay tại môi trường giáo dục là
trường học của các em và xảy ra với các em ở mọi độ tuổi, giới tính. Xâm hại
tình dục trẻ em diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát do nhiều
nguyên nhân. Vì vậy để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong những vấn
đề cần thiết trong xã hội hiện nay. Nó không phải là việc làm chỉ dành riêng cho
những người làm công tác giáo dục hay những người làm công tác xã hội mà đó
là trách nhiệm chung của cả cộng đồng.
Là giáo viên dạy tiểu học nhiều năm, hàng ngày được chứng kiến các em với
những nét thơ ngây, hồn nhiên đến trường để được lĩnh hội tri thức trang bị hành
trang bước vào đời. Vậy mà các em lại gặp phải những trường hợp đau lòng làm
tổn thương đến sức khỏe và tâm sinh lí. Đó là điều mà không ai trong chúng ta
mong muốn. Nhận thấy vấn đề này là vấn đề nhạy cảm và chưa có nhiều giáo
2

skkn


viên đi sâu nghiên cứu để có những giải pháp cụ thể nhằm trang bị cho các em
những kĩ năng phịng tránh.
Xuất phát từ những lí do trên và với mong muốn giúp các em có được những
kĩ năng để phịng tránh bị xâm hại tình dục, bản thân tơi đã mạnh dạn lựa chọn
đề tài: “Một số kĩ năng giúp học sinh lớp 4,5 phòng tránh bị xâm hại tình
dục.”
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số kĩ năng giúp học sinh lớp 4, 5 phịng
tránh bị xâm hại tình dục ở trường Tiểu học Vĩnh Tuy
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Công tác tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng giúp học
sinh lớp 4, 5 phòng tránh bị xâm hại tình dục ở trường Tiểu học Vĩnh Tuy
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức hiệu quả tiết hoạt động tập thể

ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở trường Tiểu học Vĩnh Tuy.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo viên tổ chức hoạt động tập thể ngoài giờ
lên lớp cho học sinh tiểu học.
Thực trạng của giáo viên khối 4,5 tổ chức tiết hoạt động tập thể ngoài giờ lên
lớp ở trường Tiểu học Vĩnh Tuy.
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo viên khối 4, 5 tổ chức tiết
hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp về phịng chống xâm hại tình dục ở
trường Tiểu học Vĩnh Tuy.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Địa bàn nghiên cứu: trường Tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Đối tượng điều tra và thực nghiệm: giáo viên và học sinh khối 4, 5 trường
Tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài này đi vào nghiên cứu tổng kết những kinh
nghiệm dạy tốt các tiết HĐTTNGLL từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm
2021.
3

skkn


6. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 Nghiên cứu Luật Giáo dục, các văn kiện của Đảng và Nhà nước về định
hướng phát triển giáo dục - đào tạo
 Nghiên cứu các tài liệu sư phạm, tài liệu quản lý, báo cáo khoa học có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
 Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình rèn kĩ
năng phịng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp4,5.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

 Phương pháp quan sát .
 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Anket)
- Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
 Phương pháp thống kê toán học
 Phương pháp thực nghiệm.

4

skkn


NỘI DUNG
1. Mô tả giải pháp kĩ thuật trước khi tạo ra sáng kiến.
Trong chương trình giảng dạy mơn Khoa học ở Tiểu học, nội dung về
phòng tránh bị xâm hại tình dục cho học sinh cịn hạn chế, thời gian cho giảng
dạy và thời gian rèn kĩ năng sống cho các em chưa nhiều, không những thế khi
đề cập đến vấn đề này thì rất nhiều giáo viên cịn ngại ngùng nên các em chưa
được trang bị nhiều kiến thức và kĩ năng phịng tránh bị xâm hại tình dục.
1.1. Thực trạng của nạn xâm hại tình dục trẻ em.
Hiện nay, thực trạng nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam đang có
chiều hướng gia tăng về cả số lượng và tính chất. Theo số liệu từ Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH), trong 5 năm (2011-2015), cả nước có
5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Cịn từ năm 2016 đến nay có 8709 trẻ em bị
xâm hại được phát hiện, xử lí. Khơng chỉ dừng ở đó, độ tuổi trẻ em bị xâm hại
cũng đang ngày càng nhỏ hơn, từ 2-5 tuổi, thậm chí hiện tượng này cịn xảy ra
với các bé trai.
Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục đang là hồi chuông báo động cho sự
suy đồi đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự phát triển lành mạnh về thể chất cũng như vấn đề tâm, sinh lý của trẻ. 
Nhìn nhận lại các vụ xâm hại tình dục trẻ em cho thấy các đối tượng thực

hiện hành vi xâm hại thường có quan hệ quen biết với gia đình nạn nhân. Đó là
hàng xóm, bạn bè của bố mẹ, anh em họ hàng, thậm chí ngay cả những người
trong gia đình như bố, mẹ, … Trong khi đó, nạn nhân thường là các cháu nhỏ,
khơng có đầy đủ khả năng tự bảo vệ mình hoặc chưa có ý thức, kĩ năng phịng
tránh bị xâm hại tình dục nên thường khơng nói với cha mẹ hoặc bị đe dọa nên
đã giấu gia đình. 
Số trẻ em bị xâm hại tình dục được phát hiện trong thời gian qua chưa sát
với thực tế. Nhiều vụ xâm hại tình dục xảy ra, gia đình biết nhưng vì các lý do
khác nhau đã khơng tố giác tội phạm. Việc điều tra, khởi tố vụ án cũng gặp khó
khăn vì các nạn nhân và gia đình sợ mang tiếng, ảnh hưởng đến hạnh phúc của
con cái sau này nên đã cố tình khơng hợp tác, khơng khai báo kịp thời hoặc tự
5

skkn


giải quyết, thương lượng, một số vụ việc chỉ đến khi hai bên không tự giải quyết
được với nhau mới đưa ra chính quyền can thiệp dẫn đến việc thu thập chứng cứ
gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, nạn nhân do thiếu hiểu biết, mặc cảm nên
việc tiếp cận với họ cũng là một trở ngại. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe, tinh thần và kết quả học tập của các em.
Riêng thống kê về quấy rối và xâm hại tình dục tại trường học khiến nhiều
phụ huynh khơng khỏi giật mình. Đối tượng từng bị quấy rối và xâm hại tình
dục ở trường là cả học sinh nam và nữ nhưng phần lớn là các em học sinh nữ.
Hình thức phổ biến nhất trong quấy rối và xâm hại tình dục mà các em học sinh
đã từng bị là bị trêu ghẹo hoặc có những lời nói, cử chỉ, hành vi đụng chạm gây
khó xử, thậm chí có những đụng chạm khơng an tồn.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường Tiểu học Vĩnh Tuy , bản thân
tơi thấy chỉ có một số ít học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng phịng tránh bị
xâm hại tình dục tốt. Số cịn lại các em cịn ít hiểu biết và thiếu kĩ năng phịng

tránh bị xâm hại tình dục.
Vào đầu năm học 2020 – 2021, tôi đã khảo sát các em học sinh lớp 5A2
trường Tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội các kiến thức về sức
khỏe giới tính; về khả năng nhận biết các loại đụng chạm, các hành vi dụ dỗ,
khả năng ứng phó với các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục và thu
được kết quả như sau:
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến.
TT

NỘI DUNG

BIẾT

KHÔNG
BIẾT

SL

TL

SL

TL

1

Các bộ phận trên cơ thể dễ bị xâm hại

8


17,7

35

82,3

2

Các quy tắc phòng chống nguy cơ bị xâm hại

3

6,6

42

93,4

3

Những chỉ dẫn giúp tránh nguy cơ bị xâm hại

2

4,4

43

95,6


4

Khi đã bị xâm hại nên làm gì ?

2

4,4

43

95,6

6

skkn


1.2. Nguyên nhân của nạn xâm hại tình dục trẻ em.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ngày
càng gia tăng. Trong đó có thể kể đến một số những nguyên nhân chính sau:
*Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía bản thân trẻ.
- Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến các vụ lạm dụng tình dục là sự chủ quan
từ trong ý thức của các em, phần lớn những người lạm dụng tình dục các em là
những bóng đen thân quen, các em đã thân quen từ trước, chỉ cần một vài hành
động dụ dỗ là các em bị “dắt” đi một cách hết sức đơn giản.
- Do đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ em, sự bồng bột thiếu suy nghĩ và sự
non nớt về trí tuệ, do sự biến chuyển về sinh lý, làm theo phim ảnh sách báo đồi
trụy là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị xâm hại.
- Do đặc điểm về thể chất, các em cịn yếu ớt chưa có sự phát triển đầy

đủ, chưa có khả năng chống cự lại các hành vi xâm hại của tội phạm.
- Do trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, còn thiếu kiến thức
về xã hội và kiến thức về pháp luật, kiến thức về giới tính, người bị hại có nhược
điểm về tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện cho kẻ
phạm tội thực hiện.
*Thứ hai: Nguyên nhân từ phía gia đình.
- Đây là một trong những ngun nhân quan trọng khiến trẻ bị lạm dụng
tình dục. Có thể nhận thấy rằng, lạm dụng tình dục có thể xảy ra ở  bất cứ hồn
cảnh gia đình nào nhưng nó thường xun xảy ra ở những gia đình có nhiều vấn
đề như thất nghiệp, bố, mẹ nghiện rượu, gia đình bất hịa… Kẻ lạm dụng tình
dục trẻ là bất cứ ai trong gia đình kể cả bố mẹ, anh chị ruột của trẻ. Những kẻ
lạm dụng tình dục trẻ em trong phạm vi gia đình là những kẻ biết lợi dụng quyền
lực và vị thế của họ trong gia đình, lợi dụng sự phụ thuộc, sự ngây thơ, sự ngờ
nghệch và tình u của trẻ để có hành vi mang ý đồ dâm dục bất chính.
- Do các bậc cha mẹ, gia đình, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc
điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ
7

skkn


vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó, dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục.
- Nhiều bậc phụ huynh ln né tránh việc hướng dẫn trẻ biết cách bảo vệ
bản thân mình, một số cha mẹ cho rằng, đó là vấn đề nhạy cảm, khi lớn tự khắc
trẻ hiểu. Họ đâu hiểu rằng, trẻ cần được biết những bộ phận nào trên cơ thể
người khác được chạm vào, bộ phận nào là nguy hiểm, cần được bảo vệ để trẻ
phát tín hiệu khi có bất thường xảy đến.
- Trong nhiều trường hợp khi xảy ra việc trẻ bị xâm hại gia đình ngại tố
cáo tội phạm, cho qua hoặc giấu kín vì sợ tai tiếng, mặc cảm vơ tình đã tiếp tay

cho kẻ xâm hại trẻ em thoát tội và tiếp tục phạm tội.
*Thứ ba: Nguyên nhân xã hội.
- Do tác động của việc bùng nổ công nghệ thông tin, mặt trái nền kinh tế
thị trường; sự du nhập của lối sống thực dụng, sa đọa từ các nước phương Tây;
quá coi trọng giá trị đồng tiền, tác động của phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, tình
trạng ly hơn, ly thân... cũng dẫn đến các sang chấn tâm lý, hành vi lệch chuẩn ở
các em.
- Do công tác quản lý các loại hình dịch vụ, băng đĩa hình, văn hóa phẩm
đồi trụy thiếu chặt chẽ, nhiều bộ phim, sách truyện có nội dung bạo lực, khiêu
dâm vẫn được trình chiếu và bán trên thị trường.
- Sự phối hợp của các cơ quan ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa
phương còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ hoặc thiếu kiên quyết.
- Do lối sống buông thả, suy đồi đạo đức cá nhân thấp hèn mất nhân tính,
những việc làm tiêu cực của người lớn cũng đã ảnh hưởng tới tình trạng phạm
tội đối với trẻ em.
- Tình trạng khơng có việc làm, không hiểu biết pháp luật, coi thường
pháp luật.
* Thứ tư: Nguyên nhân từ công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp
luật, giáo dục giới tính.
- Cơng tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa bao phủ được hết
các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn
8

skkn


cịn hạn chế nên chất lượng truyền thơng trực tiếp chưa cao; các sản phẩm
truyền thông sản xuất với số lượng ít, chưa đến tay các gia đình... dẫn đến nhận
thức, trách nhiệm, năng lực bảo vệ chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền,
đặc biệt kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thực hành quyền trẻ em của cha mẹ, người

chăm sóc trẻ cịn thiếu hụt. Việc tun truyền nâng cao nhận thức cho các bậc
cha mẹ chưa được rộng rãi, thường xuyên.
- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa đi sâu xuống từng địa
bàn, từng cụm dân cư nên không đạt hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức
pháp luật trong nhân dân.
- Sự kết hợp quản lý giáo dục giữa gia đình nhà trường và xã hội chưa
chặt chẽ, thiếu đồng bộ.
- Trong nhà trường, công tác giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ đã được đề
cập đến nhưng chưa được thường xuyên, phương pháp giáo dục giới tính và
hướng dẫn cách phịng ngừa tội phạm cho các em còn nhiều hạn chế. Nội dung
kiến thức về xâm hại tình dục chưa được đưa vào chương trình chính khóa cho
các em học sinh lớp 1, 2, 3, 4 mà mới chỉ có một lượng kiến thức rất nhỏ trong
môn Khoa học dành cho học sinh lớp 5.
Trong việc phát hiện, ngăn chặn và giải quyết hành vi bạo lực giới thì
giáo dục nhà trường đóng vai trị chủ đạo, giáo dục gia đình đóng vai trị then
chốt và sự cộng hưởng của xã hội giữ vai trò quan trọng. Phải tăng cường sự
phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, mỗi nhân tố cần làm tốt
vai trị và trách nhiệm của mình, đặc biệt là giáo dục gia đình vì gia đình cũng
chính là tế bào của xã hội.
Có thể nói xâm hại trẻ em là một hành vi, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, đặc biệt là
xâm hại tình dục.
2. Mơ tả giải pháp kĩ thuật sau khi có sáng kiến.
Muốn các em học sinh lớp 4,5 có những kĩ năng phịng tránh bị xâm hại
tình dục thì trước hết phải trang bị cho các em đầy đủ kiến thức và kĩ năng về
phịng tránh bị xâm hại tình dục. Chính vì thế mà Bộ giáo dục và Sở giáo dục đã
9

skkn



đưa nội dung về phịng tránh xâm hại tình dục cho các em vào trong chương
trình giảng dạy nhiều hơn, nhất là trong chương trình giáo dục kĩ năng sống.
Nhận thấy vấn đề và tầm quan trọng cần phải trang bị kiến thức và kĩ năng cho
học sinh cho nên tôi đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch cho đề tài: “Một số kĩ
năng giúp học sinh lớp 4,5 phòng tránh bị xâm hại tình dục”. Sau khi báo cáo
Ban giám hiệu nhà trường, trình bày ý kiến của mình trước tổ chun mơn, tơi
đã nhận được sự nhất trí của Ban giám hiệu và sự ủng hộ của đồng nghiệp, tôi
đã tiến hành với các giải pháp sau:
2.1. Cung cấp kiến thức về phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh.
Để giúp học sinh biết thế nào là xâm hại tình dục, giáo viên đưa ra nguyên
tắc “vùng đồ bơi”. Theo đó, những vùng kín che chắn khi mặc đồ bơi được xem
là khu vực bí mật, khơng ai được nhìn, nói đến, chạm, sờ hoặc làm đau. Trừ
trường hợp khi bố mẹ làm vệ sinh cho các con hoặc bác sĩ khám. Tuy nhiên,
trường hợp đi khám, các con phải có bố mẹ đi cùng, tránh trường hợp bác sĩ
cũng là người xâm hại.
Hình ảnh học sinh xác định các bộ phận dễ bị xâm hại

Cùng với đó giáo viên cung cấp cho học sinh 5 dấu hiệu cảnh báo khi bị xâm
hại
Dấu hiệu 1, cảnh báo nhìn: Có ai đó nhìn vào “vùng đồ bơi” hoặc họ yêu cầu
các con nhìn vào “vùng đồ bơi” của họ.
10

skkn


Dấu hiệu 2: Cảnh báo nghe, tức là họ nói về “vùng đồ bơi” của họ hoặc của các
con.
Cảnh báo 3: Cảnh báo sờ vào vùng đồ bơi của cả hai.

Dấu hiệu 4: Cảnh báo ôm. Và cảnh báo cuối cùng là cảnh báo bắt cóc để đưa
các em vào nơi kín nhằm xâm hại.
Ngoài ra giáo viên giúp học sinh:
- Biết được sự hình thành và phát triển của cơ thể con người qua các giai
đoạn; nhận biết được các đặc điểm giới.
- Biết giữ vệ sinh và bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.
- Phân biệt được những đụng chạm an tồn và khơng an tồn, những hành
vi xâm hại tình dục.
- Biết cách ứng phó với sự đụng chạm khơng an tồn và tình huống nguy
cơ.
- Xác định quyền được riêng tư và toàn vẹn thân thể.
- Xác định được địa chỉ tin cậy để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Cụ thể:
a) Học sinh nắm được các kiến thức về sự hình thành và phát triển của cơ
thể con người qua các giai đoạn; nhận biết được các đặc điểm giới, biết giữ vệ
sinh và bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì thơng qua các bài học trong sách hướng
dẫn học môn Khoa học lớp 5.
1. Bài 1: Sự sinh sản (3 tiết) – trang 4
2. Bài 2-3: Nam và nữ (2 tiết) – trang 6
3. Bài 6-7: Các giai đoạn của cuộc đời ( 2 tiết) – trang 14, trang 16
4. Bài 8: Vệ sinh ở tuổi dậy thì ( 1 tiết) – trang 18
b) HS nắm được các kiến thức về phịng tránh bị xâm hại tình dục thơng
qua Bài 18: Phịng tránh bị xâm hại (1 tiết) – trang 38 sách Hướng dẫn học môn
Khoa học lớp 5 và các tiết học về phòng tránh bị xâm hại tình dục của sách kĩ
năng sống PoKi.

11

skkn



b1) Qua các bài học này, giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế để
giúp các em phân biệt được những đụng chạm an tồn và khơng an tồn, những
hành vi xâm hại tình dục.
- Đụng chạm an tồn là những loại đụng chạm khiến người nhận cảm thấy
được tơn trọng, vui vẻ, thoải mái.
- Đụng chạm gây khó xử là những loại đụng chạm khiến người nhận cảm
thấy bối rối, lúng túng, không thoải mái, không hiểu động cơ của người gây ra
đụng chạm.
- Đụng chạm không an toàn là những hành động khiến người nhận bị tổn
thương, đau đớn, tức giận, cảm thấy bị hạ thấp, coi thường.
* Lưu ý đối với HS: Đôi khi cùng một hành vi đụng chạm có thể được xếp
vào những loại khác nhau tùy thuộc vào việc ai là người thực hiện hành vi đó và
trong hồn cảnh nào.
Ví dụ: Việc ôm hôn của cha mẹ với em là sự đụng chạm an tồn, nhưng
hành vi ơm hơn của một người lạ có thể lại là sự đụng chạm gây khó xử hoặc
khơng an tồn.
b2) Sau liên hệ thực tế và thảo luận cùng bạn bè và thầy cô, các em
nắm được các kiến thức:
- Xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một người sử dụng quyền lực và sức
mạnh, dọa dẫm, mua chuộc, lợi dụng lòng tin của trẻ em để ép buộc các em hoạt
động tình dục.
- Xâm hại tình dục có thể bằng hành động trực tiếp lên thân thể hay bằng
lời nói, hình ảnh kích động tình dục. Các hành vi xâm hại tình dục bao gồm
đụng chạm, sờ mó, vuốt ve, cho xem tranh ảnh khiêu dâm, cưỡng ép quan hệ
tình dục hoặc mua bán tình dục,...
- Xâm hại tình dục có thể xảy ra với bất kì ai: trẻ em trai và gái ở bất cứ
lứa tuổi nào, có thể xảy ra bất kì lúc nào và ở đâu.
- Thủ phạm xâm hại tình dục khơng chỉ là người lạ mà có thể là những
người thân của gia đình, người quen biết hoặc tin cậy.

12

skkn


- Xâm hại tình dục gây ra nhiều hậu quả đối với trẻ em về mặt thể chất
như thương tích, có thai, nhiễm trùng lây qua đường tình dục, HIV và về mặt
tinh thần của trẻ như hoảng loạn, sợ hãi, giận dữ, lo lắng, xấu hổ, có cảm giác
tội lỗi, trầm cảm.
- Khi có nguy cơ hoặc đã bị xâm hại tình dục cần nói với người tin cậy để
ngăn chặn và tố giác kịp thời.
- Xâm hại tình dục là vi phạm pháp luật Việt Nam. Chỉ có thủ phạm gây
ra những vụ xâm hại mới là người có lỗi. Trẻ em khơng có lỗi khi các em bị xâm
hại.
- Tất cả mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm
hại, đặc biệt là xâm hại tình dục.
- Trẻ em cần được học cách để tự bảo vệ mình, phịng tránh bị xâm hại
tình dục.
- Học sinh biết ngun tắc phịng tránh bị xâm hại tình dục khi gặp “tình
huống nguy cơ”: Phản đối – Bỏ đi – Kể lại.
- Biết được các số điện thoại khẩn cấp:
+ 113: Lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh.
+ 18001567: Đường dây nóng về bạo hành trẻ em và phụ nữ.
- Qua bài học cũng giúp các em biết ứng dụng vẽ một “Bàn tay tin cậy”:
liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ
khi bản thân gặp phải tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
Bài vẽ “Bàn tay tin cậy” của các em học sinh

13


skkn


2.2. Cung cấp kĩ năng về phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh.
Ở tuổi thiếu niên, các em học sinh còn biết bao điều cần trau dồi để hồn
thiện mình, đặc biệt là các kĩ năng sống cần thiết để tự bảo vệ bản thân trước
những hiểm nguy ngồi xã hội. Quan trọng nhất trong số đó là kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng tự nhận thức bản thân và kĩ năng kiên định. Về kĩ năng giao tiếp, khi
đứng trước sự lôi kéo của bạn bè phải biết bảo vệ những giá trị và niềm tin của
bản thân. Dù có bị “kích” như thế nào hay có những lời dụ dỗ thú vị, ngon ngọt
ra sao thì cũng phải là chính mình, sáng suốt nhận định đúng sai, biết thương
lượng và từ chối đúng cách, vừa không phật lịng người khác, vừa tốt cho mình.
Học cách giải quyết xung đột không dùng bạo lực, rèn luyện khả năng giao tiếp
có hiệu quả. Về kĩ năng tự nhận thức bản thân, các bạn cần hiểu rõ bản thân, có
lịng tự trọng, tự tin, biết cách đương đầu với cảm xúc. Nhận biết được cảm xúc
và những nguyên nhân của nó sẽ giúp ta quản lí được hành động và cảm xúc của
mình. Học cách đương đầu với căng thẳng, xác định đúng giá trị bản thân.
Những điều chúng ta tin và xác định đúng về bản thân sẽ giúp ta luôn đi đúng
hướng và phấn đấu đạt tới những điều tốt đẹp. Các em học sinh cần phải có suy
nghĩ phê phán, sáng tạo trong mọi tình huống, vấn đề gặp phải và tìm cách tốt
nhất để giải quyết. Mặc dù bạn phải kiên định trong những suy nghĩ và hành
động đúng của mình nhưng cũng cần tiếp thu những ý kiến tốt để hoàn thiện bản
thân. Ngoài ra học sinh chúng ta nên tự trang bị cho mình những khả năng về
bơi lội, võ thuật và sơ cứu để phòng những trường hợp bất trắc xảy ra.
Khi đối mặt với những cảm xúc tiêu cực hay những căng thẳng của bản
thân, ta hãy hít thở sâu bình tâm suy nghĩ và tìm ra nguyên nhân để giải quyết.
14

skkn



Lúc này, bạn có thể nghe nhạc thật to, chạy bộ, hát, chơi với em nhỏ hay làm
việc mình thích sẽ giúp giảm stress rất hiệu quả.
* Các kĩ năng sống cần trang bị cho học sinh trong nhà trường:
1. Kĩ năng tự nhận thức
2. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
3. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
4. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
5. Kĩ năng thể hiện sự tự tin
6. Kĩ năng giao tiếp
……………
Để giúp cho các em học sinh lớp 4,5 có những kĩ năng cần thiết ứng phó,
xử lí các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục giáo viên cần thơng qua một
số hoạt động giáo dục.
2.2.1. Dạy học sinh nguyên tắc 5 ngón tay.
Dựa vào bàn tay, trẻ có thể xác định 5 nhóm người con cần chú ý tương tác
với 5 ngón tay. Từ đó, bé có thể giúp mình tránh khỏi bị lạm dụng tình dục.
Ngón cái - gần mình nhất tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia
đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột - bé có thể ơm hơn mọi người hoặc
đồng ý đề các thành viên trong nhà ơm hơn, thể hiện tình u thương, tắm rửa
khi bé cịn nhỏ.
Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia
đình. Những người này có thể nắm tay, khốc vai hoặc chơi đùa.
Ngón giữa - người quen như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ - bé có thể bắt tay
chào hỏi họ.
Ngón áp út - gặp người mới gặp lần đầu, các bé có thể dừng lại ở mức vẫy tay
chào.
Ngón út - ngón tay xa bé nhất thể hiện cho những người hồn tồn xa lạ hoặc
người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an, bé hồn tồn có thể bỏ
chạy, hét to để thơng báo với mọi người xung quanh.

2.2.2. Qua môn Khoa học và qua hoạt động giáo dục kĩ năng sống.
15

skkn


Thơng qua mơn Khoa học – Bài 18: Phịng tránh bị xâm hại tình dục (1
tiết) (sách Khoa học lớp 5) và 4 tiết học về phòng tránh bị xâm hại tình dục của
hoạt động giáo dục kĩ năng sống PoKi, giáo viên giúp học sinh nhận biết những
hành mà thủ phạm thường dùng để dụ dỗ trẻ em và các kĩ năng ứng phó, xử lí
tính huống nguy cơ bị xâm hại tình dục.
a) Kĩ năng nhận biết những hành vi mà thủ phạm thường dùng để dụ dỗ trẻ em.
Đó là khi một người có lời nói, cử chỉ, hành động mang hơi hướng tình
dục, làm cho trẻ cảm thấy bối rối, khó chịu, sợ hãi và khơng đồng tình. Cụ thể:
- Những lời nói:
+ Hứa hẹn cho trẻ một món đồ, hay một số tiền… với đề nghị hay gợi ý
cho họ ôm ấp, hoặc động chạm vào cơ thể.
+ Nói bóng gió về tình dục, khen một cách có ngụ ý về nước da, vóc
dáng, bộ ngực…
+ Kể những câu chuyện tục tĩu.
+ Có những lời nói sàm sỡ.
+ Nhìn trân trân, soi mói vào người.
- Những hành động, cử chỉ:
+ Tìm cách va chạm cơ thể, nắm tay.
+ Cho xem những hình ảnh khiêu dâm.
+ Ôm, vuốt tóc, bá vai, vuốt má…
Từ những hành vi mà thủ phạm thường dùng như trên, giáo viên dạy trẻ
các kĩ năng an toàn cá nhân để tránh bị lạm dụng tình dục như:
+ Khơng đi một mình ở nơi tối tăm.
+ Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà

không biết lý do.
+ Không đi nhờ xe người lạ.
+ Không cho người lạ đến gần đến mức độ họ có thể chạm tay vào người
mình.
+ Khơng để người lạ vào nhà, nhất là khi chỉ có một mình ở nhà.
+ Khơng nói chuyện với người lạ khi đang ở nhà một mình.
16

skkn


+ Ngay cả với người quen nhưng khiến trẻ cảm thấy có điều gì đó khơng
ổn (khiến trẻ lo lắng, bất an) trẻ cũng cần tránh ở một mình với họ và từ chối đi
cùng họ đến những nơi vắng vẻ.
b) Kĩ năng ứng phó với tình huống nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Giáo viên đưa ra các tình huống, u cầu học sinh phân tích các tình huống.
Ví dụ:



Tình huống 1: Trên đường về nhà, xe đạp của bạn B bị hỏng. Trời

sắp tối. Một anh thanh niên đi qua bảo bạn B về nhà anh ấy để anh ấy sửa xe
giúp. Theo em, bạn B nên làm gì?



Tình huống 2: Mỗi hè, bạn H thường về quê chơi. Một hơm có

người quen khen H chóng lớn, rồi đụng chạm vào H một cách khác thường. H từ

chối và chạy đi. Sau đó, người này nói lời đe dọa bắt H phải giữ bí mật. H về
nói với mẹ là sẽ không bao giờ về quê nữa, mẹ H đã mắng H. Theo em, H nên
làm gì?
Các nhóm lựa chọn lựa chọn 1 trong 2 tình huống trên hoặc có thể đưa ra
tình huống khác để phân cơng nhau đóng vai, xử lí tình huống. (Giải thích tại
sao các em lại lựa chọn giải pháp đó).
Tiếp theo cho học sinh thảo luận sau khi đóng vai, theo định hướng:
- Giải pháp mà nhóm bạn vừa đưa ra là gì?
- Nếu em là nhân vật chính, em sẽ chọn giải pháp này hay giải pháp khác?
- Em có đồng ý với cách các nhân vật khác trợ giúp cho nhân vật chính
khơng? Tại sao có/ khơng?
 Giáo viên đưa ra giải pháp cho mỗi tình huống.
 Giải pháp cho tình huống 1: Nói khơng và bỏ đi.
 Các giải pháp cho tình huống 2: Kể lại cho mẹ nghe.
Giáo viên kết luận: Khi gặp tình huống khiến bản thân cảm thấy bất an,
các em có thể:
- Nói khơng: Nếu ai đó chuẩn bị thực hiện hành vi xâm hại tới các em,
khiến các em cảm thấy bất an, các em có quyền nói “khơng”, “dừng lại”.
17

skkn


- Bỏ đi: Hãy thốt khỏi tình huống khiến các em thấy bất an và tìm đến
nơi an tồn hoặc một người lớn đáng tin cậy trong “Bàn tay tin cậy” mà các em
đã xây dựng.
- Kể lại: Nếu các em vẫn bất an hãy chia sẻ với một người lớn mà các em
có thể tin tưởng hoặc các dịch vụ hỗ trợ (Số điện thoại công an: 113; Tổng đài
18001567) càng sớm càng tốt.
2.2.3. Qua các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.

Chúng ta cịn có thể phối hợp với Đội TNTP HCM, tổ chức những sân
chơi cho các em qua các hình thức như: Thi tìm hiểu về giáo dục sức khỏe giới
tính của trẻ em, thi tìm hiểu kiến thức về phịng tránh bị xâm hại tình dục, các
cuộc thi được thiết kế theo các hình thức khác nhau. Qua mỗi nội dung đó các
em sẽ tự mình rút ra được kĩ năng nhận biết, ứng phó với các nguy cơ bị xâm hại
tình dục cho chính mình.
a) Tổ chức sân chơi “Rung chng vàng” cho các em vào ngày lễ lớn
20/11 với nội dung “Tìm hiểu kiến thức về sức khỏe giới tính và phịng tránh bị
xâm hại tình dục” qua hệ thống một số câu hỏi.
Hệ thống câu hỏi của sân chơi “Rung chuông vàng”
- Kể tên các bộ phận trên cơ thể có thể bị xâm hại ?
- Khi có nguy cơ bị xâm hại em cần làm gì ?
- Ghi số điện thoại của trung tâm bảo trợ trẻ em huyện Thanh Trì ?
- Các em cần nói gì khi bị xâm hại ?
- Khi đã bị xâm hại con nên chia sẻ với ai?
.......................................
b) Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ theo một số nội dung:
- Đóng hoạt cảnh xử lí tình huống “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại tình
dục”.
Một số tình huống các em học sinh đã tham gia đóng vai để xử lí tính
huống.
* Tình huống 1:
18

skkn


Lan đang ở nhà một mình. Chú hàng xóm qua chơi. Lan đang ngồi ghế
xem ti vi. Chú ngồi sát cạnh Lan và vịng tay ơm bạn ấy. Lúc này Lan nên làm
gì?

* Tình huống 2:
Nam chơi cùng với mấy anh. Một hơm, Nam nghe thấy họ nói chuyện về
hoạt động tình dục. Nam bị ép tham gia cùng. Nam nên xử lí tình huống này như
thế nào?
* Tình huống 3:
Mai và Lan đang chơi trong cơng viên thì gặp hai người lớn tự xưng là
bạn của bố mẹ mình. Họ nói: Hai cháu đi cùng cơ, chú đến khách sạn kia. Bố
mẹ hai cháu đang đợi ở đó.
* Tình huống 4:
Trời mùa hè nắng chang chang. Hôm nay mẹ đi công tác nên Hà phải đi
bộ về nhà. Đang đi trên đường thì một chú đi xe gọi cho Hà đi nhờ. Hà phải làm
gì trong tình huống đó?
* Tình huống 5:
Trời mùa hè nắng chang chang. Hơm nay mẹ đi công tác nên Hà phải đi
bộ về nhà. Đang đi trên đường thì một chú đi xe gọi cho Hà đi nhờ. Hà phải làm
gì trong tình huống đó?
* Tình huống 6:
Minh đang học bài thì nghe tiếng gọi ngồi cổng. Minh hé cửa nhìn ra
thấy một người lạ nói là bạn của bố muốn vào nhà đợi bố Minh. Nếu là Minh,
em sẽ làm gì khi đó?
Hướng giải quyết cho các tình huống
+ Bước 1: Nhất quyết từ chối. Hãy thẳng thừng nói khơng
+ Bước 2: Sau đó tìm cách bỏ chạy đến nơi an tồn và tìm người lớn đáng
tin cậy như bố/mẹ...
+ Bước 3: Hãy kể lại với bố mẹ chuyện vừa xảy ra.
Nếu không nói được với bố mẹ, hãy gọi điện thoại đến đường dây nóng:
18001567.
19

skkn




×