Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thực trạng bạo lực bạn tình và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.53 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ TRANG

THỰC TRẠNG BẠO LỰC BẠN TÌNH
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ PHÁ THAI TẠI BỆNH
VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội – Năm 2019

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ TRANG

THỰC TRẠNG BẠO LỰC BẠN TÌNH
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ PHÁ THAI TẠI BỆNH
VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2018


Chuyên ngành: Y Tế Công Cộng
Mã số:

60720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH

Hà Nội – Năm 2019

Luan van


LỜI CẢM ƠN
Khơng có sự thành cơng nào mà khơng gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của tập thể.
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Quản lý
Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho em
trong suốt 2 năm học tập và nghiên cứu. Em muốn bày tỏ sự tri ân tới Viện
Đào tạo Y học Dự phịng và Y tế Cơng cộng – Trường Đại học Y Hà Nội, cơ
sở trực tiếp đào tạo, cho em sự trưởng thành về kiến thức, kỹ năng và
phương pháp nghiên cứu khoa học. Em xin chân thành cảm ơn các thầy/cô
bộ môn Dân số − Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh, là người thầy đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo cũng như động viên em trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn ban Lãnh đạo và cán bộ viên chức Bệnh

viện Phụ sản Hà Nội, đặc biệt là khoa Kế Hoạch Hóa Gia Đình, đã hết sức
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thu thập số liệu.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn đến nhóm nghiên cứu đã hỗ trợ và
giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu và hồn thành luận văn!
Cuối cùng, với lịng tri ân sâu sắc, em muốn gửi lời cảm ơn đến gia
đình, bạn bè – hậu phương vững chắc cho em về mọi mặt, để em có động
lực vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2019

Luan van


Phạm Thị Trang nn
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
‒ Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội
‒ Ban lãnh đạo Viện Đào tạo Y học Dự phịng và Y tế Cơng cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội
‒ Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội
‒ Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Viện Đào tạo Y học Dự
phịng và Y tế Cơng cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
Tôi là Phạm Thị Trang, học viên cao học khóa 26 Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Y Tế Công Cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ

sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam
kết này.

Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2019
Học viên

Luan van


Phạm Thị Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLBT (IPV)

Bạo lực bạn tình

BLTD

(Intimate partner violence)
Bạo lực tình dục

BLTT

Bạo lực tinh thần

BLTX

Bạo lực thể xác

CBVC


Cán bộ viên chức

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HSSV

Học sinh sinh viên

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KTC (CI)

Khoảng tin cậy

OR

(Confidence interval)
Tỷ suất chênh

THCS

(Odds ratio)
Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)

Luan van


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................4
1.1 Khái niệm và phân loại bạo lực........................................................................4
1.2 Khái niệm và các phương pháp phá thai......................................................7
1.3 Thực trạng bạo lực do bạn tình ở phụ nữ trên thế giới .........................9
1.4 Thực trạng bạo lực do bạn tình ở phụ nữ tại Việt Nam .......................11
1.5 Một số yếu tố liên quan đến bạo lực bạn tình ở phụ nữ mang thai .13
1.6 Hậu quả của bạo lực bạn tình đối với phụ nữ ..........................................17
1.7 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu.................................................................19
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................21
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................21
2.2 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................21
2.3 Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu..................................................................21
2.4 Biến số và chỉ số nghiên cứu.............................................................................23
2.5 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu..................................................26

2.6 Quy trình thu thập số liệu..................................................................................26
2.7 Sai số và hạn chế của nghiên cứu...................................................................27

Luan van


2.8 Phân tích số liệu.....................................................................................................28
2.9 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu......................................................................29
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ........................................................................................................ 31
3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..............................................31
3.2 Thực trạng bạo lực bạn tình của đối tượng nghiên cứu.....................35
3.3 Một số yếu tố liên quan đến bạo lực do bạn tình của ĐTNC trong
lần mang thai này...............................................................................................................37
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN..................................................................................................... 47
4.1 Thực trạng bạo lực bạn tình ở phụ nữ phá thai......................................47
4.2 Mợt sớ ́u tớ liên quan đến bạo lực bạn tình ở phụ nữ phá thai.....49
4.3 Hạn chế của nghiên cứu.....................................................................................53
KẾT LUẬN................................................................................................................................. 55
KIẾN NGHỊ................................................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luan van


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thông tin chung của phụ nữ phá thai.......................................................31
Bảng 3.2 Tiền sử sinh sản của phụ nữ phá thai.......................................................33
Bảng 3.3 Thông tin về lần mang thai này của phụ nữ phá thai........................34
Bảng 3.4 Mối liên quan giữa BLTT và đặc điểm cá nhân của ĐTNC...............37
Bảng 3.5 Mối liên quan giữa BLTT và một số yếu tố nguy cơ từ bạn tình...38

Bảng 3.6 Mối liên quan giữa BLTT và một số đặc điểm sản khoa....................39
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa BLTX, BLTD và đặc điểm cá nhân của ĐTNC. 41
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa BLTX, BLTD và một số yếu tố nguy cơ từ bạn
tình............................................................................................................................................... 43
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa BLTX, BLTD và một số đặc điểm sản khoa......45

Luan van


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Phân loại bạo lực theo WHO năm 2002......................................................6
Hình 1.2 Mơ hình lý thuyết của nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới bạo
lực do chồng/bạn tình gây ra ở các cấp độ khác nhau.........................................14
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ bị bạo lực bạn tình của phụ nữ trong cuộc đời và quá trình
mang thai.................................................................................................................................. 35
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ bị các hình thức bạo lực của phụ nữ các giai đoạn trong
đời................................................................................................................................................ 36

Luan van


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực đối với phụ nữ vẫn đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế
giới, với các mức độ trầm trọng khác nhau [1]. Bạo lực không chỉ làm tổn
thương đến sức khỏe, thể xác và tinh thần cho người phụ nữ mà cịn xói
mịn đạo đức, phá vỡ hạnh phúc, cấu trúc gia đình, từ đó ảnh hướng tới văn
hóa và an sinh xã hội [2].
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có một tỷ lệ đáng kể phụ nữ bị bạo lực

do chính người thân yêu nhất, đó là bạn tình [3],[4],[5]. Bạn tình (Intimate
partner), được hiểu có thể là chồng hoặc bạn tình; với các cặp đã kết hơn
hoặc chưa kết hơn; với người có quan hệ tình dục với người khác giới; sống
cùng nhau hoặc những người đang trong thời gian hẹn hò. Bạo lực bạn
tình (Intimate partner violence: IPV) là hình thức phổ biến nhất của bạo
lực, xảy ra ở nhiều quốc qia trên thế giới và để lại hậu quả nặng nề đối với
người phụ nữ [6].
Trên thế giới, cứ ba người phụ nữ thì có một người từng là nạn nhân
của bạo hành về tinh thần, thể chất hoặc tình dục trong đời [7]. Nghiên cứu
đa quốc gia của WHO về sức khỏe phụ nữ và bạo lực gia đình cho thấy bạo
lực phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Phụ nữ bị bạo lực thể xác
dao động từ 13% ở Nhật Bản đến 61% ở Peru. Bạo lực tình dục từ 6%
(Nhật Bản, Serbia và Montenegro) và 59% ở Ethiopia, các quốc gia khác từ
10 – 50%. Lạm dụng và kiểm soát hành vi từ 20 – 75% ở tất cả các quốc gia
[1].
Tại Việt Nam, từ xưa do các hệ thống xã hội mang tính phụ hệ vẫn
chiếm ưu thế làm hạ thấp tiếng nói của phụ nữ trong gia đình, trong các
mơi trường kinh tế, chính sách và cơng cộng khác. Ngày này, khi luật bình
đẳng giới được bảo vệ, đã quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các

Luan van


2

lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình [8]. Tuy nhiên ở nhiều nơi, phụ nữ
vẫn phải luôn đứng sau người đàn ông, vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với
nam giới và vẫn còn bị áp bức, bạo lực nặng nề. Diễn đàn Hội Liên hiệp phụ
nữ thành phố Đà Nẵng năm 2019 cho thấy có 34% phụ nữ từng kết hôn
cho biết họ từng bị chồng bạo hành về thể xác hoặc tình dục, 58% phụ nữ

chịu ít nhất một loại bạo lực về thể xác, tình dục, hoặc tinh thần ít nhất một
lần trong đời [9].
Người phụ nữ không chỉ chịu bạo lực trong thời gian chung sống
cùng chồng hoặc bạn tình, mà thậm chí họ còn bị bạo lực trong thời gian
mang thai, thời gian họ cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. Trên
thế giới, 8 – 44% phụ nữ từng bị bất kỳ một loại hình thức bạo lực trong
khi mang thai [1]. Ở Việt Nam, theo một nhiên cứu gần đây nhất (năm
2017), hơn 1/3 phụ nữ trong quá trình mang thai đã trải qua ít nhất một
hình thức bạo lực do chồng (35,2%), trong đó, bạo lực về tinh thần là phổ
biến, gần 10% phụ nữ trải qua bạo lực tình dục và 3,2% phụ nữ bạo lực thể
xác [5].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong số 211 triệu phụ nữ có
thai ước tính mỗi năm có 46 triệu ca phá thai [10]. Tại Việt Nam, phá thai
đang ở mức đáng báo động với ước tính mỗi năm có hơn 1,4 triệu ca nạo
phá thai [11]. Những năm qua, nhờ có các chính sách quyết liệt về kế hoạch
hóa gia đình, tỷ lệ phá thai có chiều hướng giảm, tuy nhiên thực tế đáng lo
ngại đó là nhu cầu phá thai tăng lên ở lứa tuổi vị thành niên [12]. Và nhiều
bằng chứng cho thấy bạo lực có liên quan đến việc mang thai ngồi ý
muốn, theo WHO có tới 40% phụ nữ chấm dứt thai kỳ đã trải qua lạm dụng
tình dục và/hoặc thể xác ở một số giai đoạn của cuộc đời [10].

Luan van


3

Bạo lực bạn tình có liên quan đáng kể với sức khỏe thể chất và tinh
thần của phụ nữ, không chỉ làm gia tăng tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, gây
nạo phá thai, sẩy thai tự phát mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
hàng ngày [13],[14],[15]. Trên thế giới đã thực hiện một số nghiên cứu về

bạo lực bạn tình trên các đối tượng phụ nữ đã kết hơn hoặc sống chung với
bạn tình, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh [4],[16],[17],[18],[19]. Ở Việt
Nam, nghiên cứu về bạo lực đối với phụ nữ liên quan đến vấn đề sức khỏe
sinh sản cịn khá hạn chế. Có một số nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu tập
trung vào phụ nữ nói chung hoặc phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai [5],
[20],[21]. Cho đến hiện tại, chưa thấy nghiên cứu bạo lực trên đối tượng
phụ nữ phá thai được công bố. Và liệu những phụ nữ đến phá thai có bị bạo
lực bạn tình từ trước hay trong khi mang thai và đó có phải là một trong
các ngun nhân dẫn đến phá thai hay khơng? Chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bạo lực bạn tình và một số yếu tố
liên quan ở phụ nữ phá thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2018”
với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bạo lực bạn tình ở phụ nữ phá thai tại Bệnh viện
Phụ Sản Hà Nội năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bạo lực bạn tình ở phụ nữ
phá thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2018.

Luan van


4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm và phân loại bạo lực
1.1.1 Khái niệm
 Bạo lực (Bộ Tư Pháp – 2014): bạo lực được hiểu là “dùng sức mạnh để
cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng
tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế, bạo lực được coi như một
phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ
xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú

được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận:
bạo lực nhìn thấy và bạo lực khơng nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, trẻ
em… [22].
 Bạo lực gia đình: Theo Luật Phịng, chống bạo lực gia đình của Quốc Hội
Nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: “Bạo lực gia đình là hành vi cố
ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể
chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” [23]. Thành
viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng quan
hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng [22].

 Bạo lực giới (Liên Hiệp Quốc – 1993): “Mọi hành vi bạo lực trên cơ sở
giới tính dẫn đến hoặc có thể dẫn đến sự xâm hại về thể chất, tình dục hoặc
tâm lý hoặc sự đau khổ cho phụ nữ kể cả việc đe dọa có những hành vi như
vậy, việc cưỡng đoạt hoặc tước đoạt vô cớ tự do của phụ nữ, cho dù diễn ra
trong đời sống công cộng hoặc riêng tư” [24].

 Bạo lực bạn tình (Intimate partner violence - IPV): đã được Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) xác định là bất kỳ hành vi gây tổn hại về thể chất, tình dục
và tinh thần, bao gồm hành vi xâm phạm thể xác, cưỡng bức tình dục, lạm
dụng tâm lý và kiểm soát hành vi do chồng hoặc bạn tình gây ra [25].

Luan van


5

Bạn tình trong nghiên cứu này là đối tượng gây bạo lực, có thể là
chồng/bạn tình; với các cặp đã kết hơn hoặc chưa kết hơn; với người có
quan hệ tình dục với người khác giới; sống cùng nhau, ly thân, ly hôn hoặc
những người đang trong thời gian hẹn hò.

1.1.2 Phân loại bạo lực
Theo báo cáo của WHO (2002) [26], Bạo lực được chia làm 3 loại:
Bạo lực tự thân, bạo lực giữa các cá nhân và bạo lực tập thể.
 Bạo lực tự thân: là những hành vi tự lạm dụng bản thân hay hành vi tự
tử.
 Bạo lực giữa các cá nhân được chia thành 2 loại:
+ Bạo lực gia đình và bạo lực bạn tình là bạo lực xảy ra giữa các
thành viên trong gia đình hay giữa các bạn tình, thường xảy ra tại nhà
trong đó bao gồm lạm dụng trẻ em, bạo lực bạn tình và lạm dụng
người cao tuổi.
+ Bạo lực cộng đồng là bạo lực gây ra giữa những người khơng có
mối quan hệ gì với nhau, những người lạ hay những người có thể chỉ
quen biết, thường xảy ra bên ngồi gia đình, bao gồm bạo lực thanh
thiếu niên, hãm hiếp hoặc tấn cơng tình dục bởi người lạ và bạo lực
trong các cơ sở thể chế như trường học, nơi làm việc, nhà tù và nhà
dưỡng lão.
 Bạo lực tập thể: là việc sử dụng vũ lực để đạt được các mục tiêu chính trị,
kinh tế hoặc xã hội. Có nhiều dạng khác nhau như xung đột vũ trang, diệt
chủng, đàn áp quyền lợi của người khác, khủng bố…

Luan van


6

Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến bạo lực giữa các cá nhân, cụ thể
là bạo lực được gây ra bởi những người đàn ơng đối với vợ/bạn tình của
họ.

Bạo lực


Bạo lực
tự thân

Hành vi
tự tử

Bạo lực giữa
các cá nhân

Tự lạm
dụng

Trẻ
em

Bạn
tình

Gia đình/
bạn tình

Cộng
đồng

Người
cao tuổi

Người
quen


Bạo lực
tập thể


hội

Chính
trị

Kinh
tế

Người
lạ

Hình 1.1 Phân loại bạo lực theo WHO năm 2002 [26]
Theo WHO [26] ngoài phân loại bạo lực như trên còn phân loại bạo
lực theo tính chất hành vi bạo lực, bao gồm: bạo lực thể xác, bạo lực tinh
thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế.
 Bạo lực về thể xác: là hành vi ngược đãi, đánh đập bạn tình, làm tổn
thương tới sức khỏe, tính mạng của họ. Bao gồm các hành vi:
+ Tát hoặc ném vật gì đó vào người phụ nữ làm tổn thương.

Luan van


7

+ Đẩy hoặc xơ thứ gì vào người phụ nữ, kéo tóc họ.

+ Đánh, đấm hoặc đánh bằng vật có thể làm người phụ nữ tổn
thương
+ Đá, kéo lê, đánh đập người phụ nữ tàn nhẫn.
+ Bóp cổ, làm nghẹt thở, làm bỏng người phụ nữ bằng cách nào đó.
+ Đe dọa sử dụng hoặc đã sử dụng súng, dao, hoặc các vũ khí khác
làm hại người phụ nữ.
 Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương
tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của bạn tình. Bao gồm các hành vi:
+ Sỉ nhục, lăng mạ hoặc làm cho người phụ nữ cảm thấy tồi tệ.
+ Coi thường hoặc làm người phụ nữ bẽ mặt trước người khác.
+ Đe dọa, dọa nạt người phụ nữ bằng bất cứ cách nào như quắc mắt,
quát mắng, đập phá đồ đạc.
+ Dọa gây tổn thương người người phụ nữ yêu quý.
+ Dọa đuổi người phụ nữ ra khỏi nhà.
 Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong
các quan hệ tình dục, kể cả việc cưỡng ép sinh con. Bao gồm:
+ Dùng vũ lực cưỡng ép người phụ nữ phải quan hệ tình dục khi họ
khơng muốn.
+ Người phụ nữ đã từng phải có quan hệ tình dục cưỡng ép bởi vì họ
sợ những gì xấu do anh ta gây ra.
+ Ép người phụ nữ làm các hành động kích dục mà họ cảm thấy nhục
nhã, hạ thấp nhân phẩm.
+ Ép người phụ nữ phải quan hệ tình dục với một người khác.

Luan van


8

 Bạo lực kinh tế: là các hành vi chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng tài sản

riêng, cưỡng ép lao động quá sức, cản trở thực hiện quyền lao động hoặc
kiểm soát thu, chi.
1.2 Khái niệm và các phương pháp phá thai
1.2.1 Khái niệm
 Phá thai là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt
thai trong tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi [27].
 Phá thai an toàn là phá thai được thực hiện ở các cơ sở hợp pháp, các
thủ thuật và kỹ thuật phá thai can thiệp sớm và an toàn. Thủ thuật phá
thai được những cán bộ y tế đã qua đào tạo thực hiện, đủ các trang thiết bị
phù hợp, tuân thủ theo đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn phịng chống nhiễm
khuẩn [28].
 Phá thai khơng an tồn là thủ thuật chấm dứt thai ngoài ý muốn do
người thiếu kỹ năng cơ bản thực hiện hoặc trong một môi trường thiếu các
điều kiện y tế tối thiểu, hoặc cả hai yếu tố [28].
 Phá thai bằng phương pháp ngoại khoa: Sử dụng các thủ thuật qua cổ tử
cung để chấm dứt thai kỳ, bao gồm hút chân không, nong và gắp [27].
 Phá thai bằng thuốc/phá thai nội khoa: Sử dụng thuốc để gây sẩy [27].
 Tuổi thai: Số ngày hoặc số tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối
cùng đến khi đình chỉ thai nghén (chu kỳ kinh bình thường) [27].
1.2.2 Các phương pháp phá thai
Theo hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
năm 2016 [27] bao gồm:
 Các phương pháp phá thai đến hết 12 tuần:

Luan van


9

+ Phương pháp nội khoa: Là phương pháp chấm dứt thai kỳ trong tử

cung bằng cách dùng thuốc kết hợp giữa mifepriston và misoprostol
gây sẩy thai, cho tuổi thai đến hết 12 tuần. Khi áp dụng phương pháp
phá thai bằng thuốc cần phải có sẵn dịch vụ phá thai bằng phương
pháp hút chân khơng để xử trí những trường hợp thất bại.
+ Phương pháp ngoại khoa:
o Phương pháp được khuyến khích là hút chân khơng. Phá thai
bằng phương pháp hút chân không là phương pháp chấm dứt
thai nghén bằng cách dùng bơm hút chân không để hút thai
trong tử cung.
o Phương pháp nong và nạo hiện tại hiếm khi áp dụng, đang
được thay thế bằng phương pháp hút chân không.
 Các phương pháp phá thai từ tuần 13 đến hết 22 tuần:
+ Phá thai bằng thuốc được áp dụng cho thai từ tuần thứ 13 (tương
đương với chiều dài đầu mông 52 mm) đến hết 22 tuần (tương đương
với đương kính lưỡng đỉnh 52 mm).
+ Phương pháp nong và gắp (khơng được khuyến khích): là phương
pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử dụng thuốc misoprostol để
chuẩn bị cổ tử cung, sau đó nong cổ tử cung và dùng bơm hút chân
không kết hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra.
1.3 Thực trạng bạo lực do bạn tình ở phụ nữ trên thế giới
1.3.1 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trên thế giới
Bạo lực đối với phụ nữ vẫn đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế
giới, với các mức độ khác nhau [1]. Nan nhân của bạo lực là phụ nữ và đối
tượng gây ra bạo lực chủ yếu là ngươi chồng/bạn tình [29].

Luan van


10


Trên thế giới cứ ba người phụ nữ thì có một người từng là nạn nhân
của bạo hành về tinh thần, thể chất hoặc tình dục trong đời [7]. Trong điều
tra 48 nước trên thế giới, 10 – 69% phụ nữ cho biết họ đã trải qua một số
bạo lực bởi một người bạn tình của họ trong đời [30]. Năm 2014, nghiên
cứu ở Cộng hòa Dân chủ Congo cho thấy 68,2% phụ nữ đã trải qua ít nhất
một trong ba loại IPV [30]. Một nghiên cứu cắt ngang dựa trên dữ liệu từ
10.146 phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi sinh cho thấy trong số những
người được hỏi, 31,4% có IPV về thể xác và/hoặc tình dục: 13,4% chỉ trải
qua bạo lực tình dục và 25,8% chỉ trải qua bạo lực thể xác; 21,0% đã từng
chấm dứt thai kỳ và 5,8% đã từng chấm dứt thai kỳ trong 5 năm qua [32].
Mức độ phổ biến của bạo lực bạn tình khác nhau ở các vùng lãnh thổ khác
nhau, song lại hiện diện trong đời sống ở mọi quốc gia. Nghiên cứu những
năm gần đây về tình trạng bạo lực đối với phụ nữ cho thấy tỷ lệ vẫn còn
cao tại một số quốc gia. Nghiên cứu năm 2017 tại Ấn Độ cho kết quả có
29% phụ nữ tiếp xúc với bất kỳ hình thức IPV nào trong 12 tháng qua,
trong đó IPV thể xác là phổ biến nhất (chiếm 23%) [33]. Nghiên cứu mới
nhất năm 2018 ở 4 vùng của Thái Lan cho thấy trong số 2.462 phụ nữ đã
kết hôn hoặc sống chung, 15,4% đã từng gặp phải bạo lực tâm lý, thể chất
hoặc tình dục trong cuộc sống, cho thấy rằng 1 trong 6 phụ nữ Thái kết hôn
hoặc sống chung từng trải qua IPV trong cuộc đời của họ [34].
1.3.2 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ mang thai trên thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ phụ nữ mang thai bị bất
kỳ một loại bạo lực dao động từ 10 – 66% [35],[36],[37],[38].
Khảo sát Nhân khẩu học và Y tế và Bạo lực Quốc tế về Khảo sát Phụ
nữ trên 19 quốc gia, kết quả cho thấy tỷ lệ IPV trong thai kỳ ở phụ nữ mang
thai dao động từ khoảng 2% ở Úc, Đan Mạch, Campuchia và Philippines

Luan van



11

đến 13,5% ở Uganda, tỷ lệ IPV xuất hiện cao hơn ở các nước châu Phi và
châu Mỹ Latin so với các nước châu Âu và châu Á [39]. Nghiên cứu mức độ
IPV về thể xác và/hoặc tình dục có liên quan đến phá thai và mất thai năm
2012 cho kết quả: IPV thể xác và/hoặc tình dục chiếm 41% ở phụ nữ có thai
ở Tanzania. Trong đó 23% đã từng bị mất thai không tự chủ, 7% cho biết
đã phá thai [40]. Một nhiên cứu về bạo lực bạn tình với tình trạng ép buộc
quan hệ tình dục và mang thai ngoài ý muốn cho thấy bạo lực tinh thần
chiếm tỷ lệ cao nhất (43,8%), tiếp đến là bạo lực tình dục (38,8%) và thấp
nhất là bạo lực thể xác (15,8%) trong khi mang thai [41]. Nghiên cứu mới
nhất ở Ethiopia năm 2019 cho kết quả 40,8% phụ nữ đã trải qua IPV trong
khi mang thai và những phụ nữ này có nguy cơ cao sinh non và sinh con
nhẹ cân [16].
Nhiều nhiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến bạo lực là bất
bình đẳng giới, bị lạm dụng trong quá khứ, uống rượu, bị kiểm sốt sức
khỏe sinh sản, mang thai ngồi ý muốn, tiền sử sẩy thai [35],[41],[42]. Phụ
nữ tự đánh giá thấp bản thân tăng nguy cơ bị IPV về thể xác và tinh thần
trong thai kỳ [37]. Phụ nữ có bạn tình lớn tuổi, học vấn thấp và nghiện ma
túy có khả năng cao bị bạo lực trong khi mang thai [43].
1.4 Thực trạng bạo lực do bạn tình ở phụ nữ tại Việt Nam
1.4.1 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam
Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy thực trạng bạo lực đối
với phụ nữ không khác nhiều so với các nước trên thế giới. Theo “Nghiên
cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam” được Chính phủ
Việt Nam và Liên Hợp Quốc cơng bố ngày năm 2010 thì cứ ba phụ nữ có gia
đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng
bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ hiện đang phải

Luan van




×