I. VỀ TÁC GIẢ
Nhà văn Tạ Duy Anh (các bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm) tên khai sinh là Tạ Viết Dãng,
sinh năm 1959; quê quán: Hoàng Diệu, Chương Mĩ, Hà Tây; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hiện công
tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Tác phẩm đã xuất bản: Bước qua lời nguyền (tập truyện, 1990), Khúc dạo đầu (tiểu thuyết, 1991), Lão
Khổ (tiểu thuyết, 1992), Hiệp sĩ áo cỏ (truyện vừa cho thiếu nhi, 1993), Luân hồi (tập truyện, 1994); ánh
sáng nàng (tập truyện, 1997); Quả trứng vàng (tập truyện thiếu nhi, 1998); Vó ngựa trở về (tập truyện
thiếu nhi, 2000)…
Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng truyện ngắn nông thôn (báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài
Tiếng nói Việt Nam tổ chức); Giải thưởng truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội; Giải thưởng truyện
ngắn trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong; Hai giải thưởng của Nhà
xuất bản Kim Đồng cho hai tập truyện: Quả trứng vàng và Vó ngựa trở về.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Có thể kể: Kiều Phương là cô bé hay lục lọi đồ vật và bôi bẩn mặt mình. Người anh trai đặc biệt hiện
cho cô bé là Mèo. Nhờ bé Quỳnh mà chú Tiến Lê họa sĩ phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả
nhà đều vui mừng.
2. a) Nhân vật trong truyện gồm có người anh, Kiều Phương, bố mẹ của hai anh em, bé Quỳnh, chú Tiến
Lê. Nhân vật được nói đến nhiều nhất là người anh và Kiều Phương. Có thể khẳng định cả hai đều là nhân
vật chính của truyện. Tuy nhiên, nhân vật người anh là nhân vật mà tác giả muốn thể hiện chủ đề thái độ
và cách ứng xử trước tài năng và thành công của người khác. Nhân vật người anh là nhân vật quan trọng
nhất trong câu chuyện.
b) Truyện được kể theo lời của nhân vật người anh. Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí
của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá
những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.
3. a) Diễn biến của tâm trạng người anh qua các thời điểm
- Từ trước cho đến khi thấy em tự chế màu vẽ: Người anh tỏ ra người lớn, đặt tên em là Mèo, cho việc
chế màn vẽ là chuyện trẻ con.
- Khi tài năng hội họa của em được phát hiện thì anh có mặc cảm thua kém, và ghen tị. Việc lén xem
những bức tranh của em vẽ và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh thực hiện tài năng của em và sự kém
cỏi của mình.
- Khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu
hổ”.
b) Người anh khi biết em gái có tài hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia được vì mấy lẽ:
- Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
- Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn anh ta thì bị đẩy ra ngoài.
- Anh cảm thấy ghen tị với em.
Những lý do đó mà cho anh ta “gắt um lên”, “khó chịu” hay quát vắng. Và những điều này lại làm cho
anh ta thêm xa lánh em.
c) Tâm trạng của người anh đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”. Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ
anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em, mà người em vẫn quý mến anh ta, chọn anh ta để vẽ. Anh
còn ngỡ ngàng vì người đã vẽ anh rất đẹp một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư, chứ không phải là
người anh hay cáu gắt, mắng rủ, ghen tị.
Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được bao hàm nhiều người chiêm ngưỡng.
Cũng có phần hãnh diện vì đưa em gái có trí.
Sau đó người anh xấu hổ: Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. An xấu hổ vì con người thật
của anh ta không xứng đáng với người ở trong tranh.
4. Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: “Không
phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Đoạn kết này cho thấy người anh đã
nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và
điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa
lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được ver đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự
nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một sự giác ngộ lớn. Nhân vật người anh do đó giành được sự
cảm tình của mọi người.
5. Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên. Phương tạo chế màn vẽ, ham học vẽ. Cái tên Mèo (lem
nhem, xấu xí) do người anh đặt không hề làm cho Phương mếch lòng. Khi được phát hiện có tài năng hội
họa, Phương vẫn đối xử bình thường với mọi người. Người anh dù xét nét gắt um lên, nhưng Phương vẫn
yêu quý anh, vẫn chọn anh làm đối tượng vẽ tranh vì anh là “thân thuộc nhất”. Kiều Phương là người độ
lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Khi tài
năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và
cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và
không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh
mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm
lòng nhân hậu của cô em gái.
2. Lời kể
Trên cơ sở các chặng phát triển tình huống truyện, có thể vào ngôi thứ nhất để thể hiện giọng tự truyện
(vừa thể hiện diễn biến sự việc, vừa thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật người anh); cũng có thể sắm
vai người em để kể lại chuyện (thể hiện cảm nghĩ của mình về người anh).
3. Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải
nhất của em gái.
Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau.
Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao
giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì
người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh
diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính
vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử
không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những
cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh
của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị
thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.
4. Giả định một thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Thử
hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.
Gợi ý: Để viết được bài miêu tả, cần suy nghĩ về các trạng thái tình cảm trước (buồn, vui, hờn giận, ganh
tị, ngạc nhiên, sung sướng, thấy đó là động lực,…). Có thể chọn một trạng thái để miêu tả hoặc khéo léo
kết hợp hai hay nhiều trạng thái cảm xúc đã nêu trên. Học cách miêu tả trong bài hoặc trong đoạn văn
trên.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• soạn bài buc tranh cua em gai toi
• soạn văn bài bức tranh của em gái tôi
• van mau bieu cam lơp kì
• TRUYEN BUC TRANH CUA EM GAI TOI
• soan van ban buc tranh cua em
• soan van ban buc tranh cua em gai toi
• bài soạn Bức tranh của em tôi
• soạn văn bản Em gái của tôi
• soan van buc trang cua em gai toi
• soạn văn bài bức tranh của gái tôi,