A ) Mục tiêu và kết quả cần đạt:
1) Về kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa của truyện
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện
2) Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất
- Kĩ năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật
3) Về thái độ:
- Hình thành cho học sinh thái độ yêu thương quý trọng người thân và bạ
bè.
- Tránh thái độ tự ti, ích kỉ , đố kị trước sự thành công của bạn bè và người
thân.
B ) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu .
- Học sinh : sách giáo khoa, vở soạn bài.
C ) Tiến trình bài dạy:
1 ) Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số lớp
- Quan sát tình hình bao quát lớp.
2 ) Kiểm tra bài cũ ( có câu hỏi và đáp án )
- Câu hỏi: Theo em thiên nhiên vùng Cà Mau được miêu tả như thế nào?
Em có nhận xét gì về con sông và chợ Năm Căn ?
Trả lời :
- Thiên nhiên Cà Mau với không gian rộng lớn mênh mông. Sông ngòi
kênh rạch thì giăng chi chít. Tất cả bao trùm trong màu xanh của trời, nước,
rừng cây. Tóm lại thiên nhiên nơi đây còn nguyên sơ, hoang dã, phong phú và
đầy hấp dẫn.
- Sông ngòi rộng lớn bao la, chợ thì họp ngay trên thuyền san sát nhau,
nhưng hàng hoá vẫn rất phong phú đa dạng tạo nên sự độc đáo đông vui tấp
nập và trù phú cho vùng sông nước Cà Mau.
3 ) Lời dẫn vào bài :
- Đã bao giờ em cảm thấy ăn năn, hối hận vì thái độ cư xử của mình đối
với những người thân trong gia đình chưa ? Đã bao giờ em cảm thấy mình
thật tồi tệ và xấu xa không xứng đáng với những người thân trong gia đình
của mình chưa ?
Nhưng có lỗi, biết ăn năn, hối hận và sửa chữa những lỗi lầm đó sẽ giúp
cho con người ngày một hoàn thiện mình hơn, làm cho tâm hồn mỗi con
người trở nên trong trẻo, lắng dịu hơn
Truyện ngắn '' Bức tranh của em gái tôi '' là một bài học điển hình cho việc đó
mà hôm nay tôi và các bạn sẽ cùng nhau đi tìm hiểu sâu hơn.
BÀI 20. TIẾT 81
Văn bản: Bức tranh của em gái tôi
-Tạ Duy Anh –
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
GV: Sau khi đã đọc sách giáo khoa
Và chuẩn bị bài trước ở nhà, một em có thể
đứng lên nêu những hiểu biết của mình về tác
giả Tạ Duy Anh ?
Trả lời:
Tạ Duy Anh ( 9/9/2959 ) quê ở huyện
Chương Mĩ tỉnh Hà Tây. Là cây bút trẻ nổi lên
trong thời kì đổi mới văn học nhũng năm tám
mươi
GV: Sau khi tìm hiểu xong về tác giả ta
chuyển sang tìm hiểu tác phẩm. Một em nêu
những hiểu biết của mình về tác phẩm?
Trả lời:
- '' Bức tranh của em gài tôi " là truyện
ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết '' Tương
lai vẫy gọi do báo Thiếu niên tiền phong tổ
chức.
- Tác phẩm được in trong tập ''Con dế ma''
của NXB Kim Đồng- Hà Nội 1999.
I. Giới thiệu tác giả, tác
phẩm
1. Tác giả
- Tạ Duy Anh ( 9/9/1959 )
- Quê ở huyện Chương Mĩ
tỉnh Hà Tây.
2. Tác phẩm
-Truyện ngắn '' Bức tranh
của em gái tôi " là tác
phẩm đạt giải nhì trong
cuộc thi viết '' Tương lai
vẫy gọi của báo Thiếu
niên tiền phong.
GV: Gọi một học sinh đứng lên đọc bài
( khi đọc hương dẫn học sinh cần đọc phân biệt
rõ giữa lời kể, các lời đối thoại, diễn biến tâm lí
người anh)
GV: Sau khi đọc xong giáo viên giải thích
từ khó
- Mừng quýnh: mừng đến mức cuống quýt.
- Thẩm định: là xem xét để giải quyết thẩm
định
- Xét nét: là để ý người khác từng li từng tí.
- Thôi miên: là sự tác động vào tâm lí để
thu hút hoàn toàn trạng thái tinh thần của người
nào đó khiến họ làm theo những yêu cầu của
người điều khiển; ở đây '' thôi miên '' có nghĩa
là nhìn như bị thu hút tất cả tâm trí .
GV: Sau khi đã đọc và giải nghĩa xong
từ khó, gọi một học sinh đứng lên chia bố cục
cho tác phẩm?
Trả lời:
Tác phẩm này có thể chia làm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu .....Em không phá là được
– giới thiệu về nhân vật người em.
- Đoạn 2: tiếp theo...Chú còn hứa sẽ giúp
em gái tôi đê nó phát huy tài năng.- Người em
II. Đọc và tìm hiểu
chung:
1. Đọc
- Đọc to, rõ ràng
- Phân biệt được lời kể, lời
đối thoại..
2. Giải thích từ khó:
- Mừng quýnh
- Thẩm định
- Xét nét
- Thôi miên
3. Bố cục:
bí mật vẽ tranh, tài năng được phát hiện.
- Đoạn 3: tiếp theo....Bây giờ tôi cảm thấy
nó như chọ tức tôi.- thể hiện tâm trạng, thái độ
của người anh.
- Đoạn 4: còn lại.- Người em đi thi đoạt
giải và sự hối hận của người anh.
GV: Sau khi đã đọc và tìm hiểu khái quát
về tác phẩm sau đây chúng ta cùng nhau đi vào
phân tích cụ thể tác phẩm.
GV: Trước khi đi vào phân tích cụ thể
văn bản cô muốn hỏi các em:
Trong hai anh em Kiều Phương thì ai là
nhân vật chính ? vì sao?
Việc tác giả chọn ngôi kể là ngôi thứ
nhất cho nhân vật người anh có tác dụng gì?
Trả lời:
Không phải cô em gái Kiều Phương là nhân
vật chính mà nhân vật chính của câu chuyện
này là người anh trai. Bởi vì thông qua câu
chuyện này tác giả muốn thể hiện chủ đề về sự
ăn năn, hối hận để khắc phục tính đố kị ghen
ghét trong tình bạn và đặc biệt là trong cảm anh
em, chứ không phải chủ đề thể ca ngợi tài năng
và tâm hồn của người em gái
Việc tác giả chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất
cho nhân vật người anh là rất thích hợp với chủ
đề - chủ đề thể hiện cho sự ăn năn hối hân được
bày tỏ một cách chân thành và đáng tin cậy hơn
GV: Thực chất của truyện này là thể hiện
II. Phân tích văn bản: