Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bài thi học phần phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.36 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Phương pháp nghiên cứu
khoa học
Mã số đề thi: 41
Ngày thi: 24/12/2021 Tổng số trang: 14

Số báo danh: 118
Lớp: 2164SCRE0111
Họ và tên: Đoàn Ngọc Thương

Điểm kết luận:
GV chấm thi 1: …….………………………......
GV chấm thi 2: …….………………………......

Câu 1.
1. Sự cần thiết phải chọn mẫu và quy trình chọn mẫu:
1.1. Sự cần thiết phải chọn mẫu
Trong nghiên cứu nói chung và nghiên cứu định lượng nói riêng thì việc chọn mẫu là rất
quan trọng, nó quyết định đến chất lượng kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu tập chung vào
mục đích tìm hiểu các đặc điểm, tập tính chung của một đám đơng, bộ phận tuy nhiên khi
tiến hành nghiên cứu, ta chỉ chọn một nhóm nhỏ được gọi là mẫu thuộc đám đơng đó
(tổng thể). Bởi:
Tính khả thi của nghiên cứu: đơi khi, việc nghiên cứu tổng thể là bất khả thi do đặc
điểm của đối tượng tượng nghiên cứu hay tính đặc thù của đề tài, khi này nhà nghiên cứu
sẽ phải sử dụng mẫu nghiên cứu (chọn nhóm nhỏ). Ví dụ như nghiên cứu về tập tính săn
mồi của lồi báo đen Châu Phi, nhà nghiên cứu không thể quan sát hết thảy những con
báo đen có mặt trên châu lục này, khi ấy chỉ lấy mẫu nghiên cứu với số lượng nhất định
phù hợp với nghiên cứu mà người ta có thể tiếp cận.
Nhà nghiên cứu có thể sử dụng các công cụ thống kê suy diễn: Ước lượng, kiểm định,


mơ hình hóa,… để từ mẫu suy ra các tham số của tổng thể. Ví dụ như việc các nghiên cứu

Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 1/14


sử dụng mơ hình hồi quy mẫu để kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ
thuộc, từ đó suy ra mơ hình hồi quy tổng thể.
Ngân sách và thời gian nghiên cứu: Số phần tử nghiên cứu càng lớn thì chi phí nghiên
cứu càng cao và căng thêm mất thời gian. Ví dụ như nghiên cứu về sự hài lòng của khách
hàng khi mua sắm online tại Việt Nam, người dân là rất đơng, vì vậy để phiếu khảo sát
đến tay của từng người cũng như thu được câu trả lời sẽ tốn nhiều chi phí, ngồi ra rất mất
thời gian, để nhanh chóng cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp
dịch vụ mua sắm online nắm bắt và có sự điều chỉnh kịp thời, việc giới hạn số phần tử
nghiên cứu là cần thiết.
Kết quả chính xác hơn: khi thu thập thông tin sơ cấp, ta thường gặp phải 2 loại sai số, đó
là sai số do chọn mẫu và sai số không do chọn mẫu. Sai số do chọn mẫu là sai số sảy ra
khi điều tra một nhóm nhỏ (mẫu) nhưng lại ước lượng cho tổng thể, tuy nhiên sai số này
chỉ sảy ra khi vi phạm các nguyên tắc chọn mẫu, chọn mẫu không đủ đại diện hoặc khi
chọn mẫu ngẫu nhiên, thường không lường trước được hướng chung của tổng thể, nhiều
hay ít hơn thực thế, sai số này có thể giảm dần khi số lượng mẫu đủ lớn, đủ tin cây và tiến
đến 0 khi mẫu tiến tới đám đông. Sai số không do chọn mẫu là sai số xảy ra ở tất cả các
nghiên cứu, nguyên nhân là do người nghiên cứu cân đo, đong đếm sai, ghi chép sai,
nhiều yếu tố chủ quan, phần tử nghiên cứu cung cấp sai thông tin, khi này mẫu càng lớn
thì nhà nghiên cứu càng khó kiểm sốt dẫn đến sai số lớn hơn và kết quả nghiên cứu kém
tin cậy hơn. Ví dụ như nghiên cứu mức độ hài lòng về dịch vụ thuê trọ của sinh viên Đại
học Thương mại với 5 biến độc lập và 35 biến quan sát, nhà nghiên cứu tuân thủ theo
nguyên tắc chọn mẫu như về cỡ mẫu tối thiểu chẳng hạn, cần tuân thủ:
Theo Hair & ctg : n = 5 x m = 5x35 = 175 .

Trong đó: n là mẫu
m là số biến quan sát
Theo Tabachnick & Fidell: n = 8*m+50 = 8x5+50 = 90
Trong đó: n là mẫu
m là số biến độc lập
chọn n lớn hơn, vậy mẫu tối thiểu là 175 sinh viên cho nghiên cứu. Như vậy tiếp tục tuân
thủ các quy tắc khác có thể giảm thiểu sai số do chọn mẫu.
Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 2/14


Nhưng đối với sai số không do chọn mẫu, chọn mẫu càng lớn sai số càng cao do nhà
nghiên cứu khơng thể kiểm sốt được thơng tin mà các sinh viên cung cấp, như là khảo
sát về tiền thuê trọ với thu nhập, có những sinh viên khai thu nhập 2 triệu đồng/tháng
song thuê trọ cũng là 2 triệu đồng/tháng, việc lấy mẫu vừa đủ giúp nhà nghiên cứu có thể
kiểm sốt thơng tin và cũng giúp nhà nghiên cứu chọn được những sinh viên đủ tin cậy để
thu thập thơng tin.
1.2. Quy trình chọn mẫu.
Quy trình chọn mẫu gồm có 5 bước:
Bước 1: xác định tổng thể cần nghiên cứu
Bước đầu tiên này thực chất đã được thực hiện khi thiết kế nghiên cứu, đôi lúc là khi nhà
nghiên cứu có ý tưởng nghiên cứu, ví dụ như nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Đại
học Thương mại về cơ sở vật chất nhà trường, thì tổng thể nghiên cứu được xác định ngay
từ khi xác định nghiên cứu đề tài rồi hoặc khi đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua nhà thì tổng thể nghiên cứu đã được xác định đối tượng và phạm vi
nghiên cứu rồi.
Bước 2: Xác định khung mẫu
Khung mẫu là khung các đặc điểm cơ bản của mẫu phù hợp với nghiên cứu, ví dụ như
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của sinh viên hậu Covid 19, lấy

khung mẫu như sau:
Khung mẫu
Lấy ý kiến sinh viên về ý định du lịch hậu Covid
Tổng thể nghiên cứu: toàn bộ sinh viên trên địa bàn Hà Nội
Phần tử: Sinh viên các trường trên địa bàn Hà nội
Tuổi: 18 – 24
Giới tính: nam, nữ, khác
Năm học: 1 đến 4
Trường: các trường thuộc địa bàn Hà Nội
Ngành học: các ngành thuộc đào tạo chính quy, chất lượng
cao và liên kết quốc tế.
Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 3/14


Hình 1.1. Khung mẫu “lấy ý kiến sinh viên về ý định đi du lịch hậu Covid 19
Bước 3: Xác định kích thước mẫu:
Xác định kích thước mẫu là bước làm quan trọng, nó ảnh hưởng tới dữ liệu và sai số, độ
tin cậy của kết quả nghiên cứu. Trong nghiên cứu định lượng, kích thước mẫu tối thiểu là
30 và nhỏ hơn 1/7 kích thước tổng thể, đảm bảo tính tin cậy, ý nghĩa thống kê và mức sai
số chấp nhận được. Việc lấy mẫu trên thực tế phụ thuộc vào từng nghiên cứu cụ thể, vào
mục đích nghiên cứu và các công cụ xử lý dữ liệu.
Bước 4: Xác định phương pháp chọn mẫu:
Sau khi xác định kích thước mẫu, cần phải lựa chọn phương pháp chọn mẫu phù hợp. Có
hai phương pháp chọn mẫu chính là phương pháp chọn mẫu xác suất và phi xác suất.
Chọn mẫu xác suất là chọn mẫu xác suất (ngẫu nhiên) là phương pháp chọn mẫu mà khả
năng được chọn của các phần tử trong đám đông tổng thể để đưa vào mẫu là như nhau. Ví
dụ khi giao viên kiểm tra bài cũ gọi bất kì, dựa theo danh sách lớp, mỗi học sinh được
đánh số thứ tự riêng, khả năng được gọi là như nhau.

Chọn mẫu phi xác suất (phi ngẫu nhiên) là phương pháp chọn mẫu mà các phần tử khơng
có khả năng để được chọn vào mẫu ngang bằng nhau. Ví dụ như khảo sát mức độ hài lòng
của sinh viên Thương mại về học bổng, nhà nghiên cứu đứng trong khuôn viên trường
vào một buổi sáng thứ 2 và lấy mẫu là bất kì sinh viên nào đi ngang qua, nhưng không
phải tất cả sinh viên đều đi học vào sáng thứ hai hoặc đi ngang qua nhà nghiên cứu, vì vậy
khả năng được chọn là khác nhau.
Bước 5: tiến hành chọn mẫu
Là bước cuối cùng, khi này nhà nghiên cứu chọn mẫu dựa trên những quy tắc đã xác lập ở
4 bước trên.
2. Phân tích phương pháp chọn mẫu theo xác suất
Chọn mẫu theo xác suất (ngẫu nhiên) như đã nêu ở trên, là phương pháp mà các phần tử
trong đám đơng có cơ hội được chọn ngang bằng nhau. Vì cơ hội được chọn là như nhau
nên mẫu chọn theo phương pháp xác suất thường có tính khách quan cao, có độ tin cậy
cao khi đại diện cho tổng thể, từ đó kết quả nghiên cứu cũng có độ tin cậy cao.

Họ tên SV/HV: Đồn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 4/14


Tuy nhiên phương pháp này thường khó áp dụng vì phải xác định danh sách cụ thể của
tổng thể đám đông, đây sẽ là một việc rất phức tạp và tốn kém rất nhiều chi phí và thời
gian khi tổng thể là một thành phố lớn, hay một quốc gia, thậm chí là một khu vực, châu
lục.
Chọn mẫu xác suất (ngẫu nhiên) được thực hiện thông qua 4 phương pháp chọn mẫu sau:
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: các phần tử được đánh số thứ tự theo một trật tự quy
ước rồi bốc thăm ngẫu nhiên hoặc hoặc dùng các chương trình random của máy tính.
Chẳng hạn như nhà nghiên cứu có tổng thể nghiên cứu 3000 nghìn phần tử, nhà nghiên
cứu cần 500 phần tử làm mẫu, khi này nhà nghiên cứu có thể dùng phần mềm random của
máy tính để chọn.

Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: các phần tử vẫn được đánh số thứ tự theo một trật tự
quy ước. Nhà nghiên cứu xác định trước tỉ lệ lấy mẫu giả sử cỡ tối đa 1/7, và chọn một
phần tử ngẫu nhiên từ 1 đến 7, sau đó chọn phần tử thứ 2 với bước nhảy là 7 kể từ phần tử
thứ nhất, các phần tử tiếp theo lấy tương tự cho đến khi đủ mẫu.
Phương pháp phân tầng: phân chia các phần tử trong tổng thể thành các nhóm theo 1
hay nhiều tiêu chí có ý nghĩa với nghiên cứu. Đây là phương pháp có thể lấy mẫu đại diện
tốt nhất cho nghiên cứu. Như khi có mẫu 1000 phần tử, nhà nghiên cứu sẽ chia thành các
nhóm A, B, C,… để thuận tiện cho nghiên cứu phát hiện các đặc điểm riêng của từng
nhóm, từ đó có thể phát hiện ra tính mới.
Phương pháp chọn mẫu theo cụm: hay còn được gọi là phương pháp chọn mẫu theo
nhiều giai đoạn, thường được áp dụng khi tổng thể hoặc phạm vi nghiên cứu rộng lớn. Có
thể nói phương pháp chọn mẫu theo cụm là bao hàm của 3 phương pháp kể trên, vì vậy nó
cũng phức tạp nhất. Giai đoạn đầu tiên giống với phương pháp chọn mẫu phân tầng, chia
tổng thể thành các nhóm đơn vị cấp 1, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp 1 để tiến hành phân
chia mẫu cấp 2, khi chọn mẫu đơn vị, sử dụng 3 phương pháp chọn mẫu kể trên để chọn,
cứ như vậy đến khi lấy được mẫu mong muốn. Ví dụ như chọn ra 10.000 trong số gần
80.000 cơng ty ở Bình Dương để khảo sát chất lượng bữa ăn cho công nhân, đánh số thứ
tự cho 9 khu công nghiệp lớn, chọn ra 5 khu bất kì, mỗi khu chia 4 hướng đơng, tây, nam
bắc, đánh số lần lượt cho các công ty, mỗi hướng thuộc mỗi khu lấy ra 500 cơng ty.
3. Ví dụ về phương pháp chọn mẫu xác xuất phân tầng

Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 5/14


Thực hiện nghiên cứu đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của người dân
thành phố Hồ Chí Minh, tiến hành chọn mẫu theo phương pháp phân tầng theo độ tuổi sẽ
giúp nghiên cứu có kết quả mang tính tin cậy cao. Bằng cách trong khung mẫu lấy tuổi từ
18-50, kích thước 3000 người đã lập gia đình hoặc chưa hoặc đã ly hơn hoặc đã tái hôn,

kết quả nghiên cứu sẽ cụ thể cho từng đối tượng, ví dụ đối tượng từ 18-23, yếu tố ảnh
hưởng nhiều nhất có thể là “bố mẹ giàu”, độ tuổi 23-28 thì yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất
có thể là “có cơng việc ổn định lương cao”, “lập gia đình” hoặc “muốn ra ở riêng”, độ
tuổi 31-50 có thể là “nâng cao chất lượng sống”,… như vậy, kết quả nghiên cứu rất rõ
ràng cho từng nhóm phần tử, giảm thiểu sai số cũng như mặt hạn chế của đề tài.
Câu 2. Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
trường Đại học Thương mại”
1. Cụ thể mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Thương mại nói
riêng mang trong mình một sứ mệnh to lớn, đó là nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh
viên để sinh viên phát triển bản thân và đóng góp cho xã hộ sau này. Và yếu tố quan trọng
phản ánh được chất lượng đào tạo chính là đầu ra của nhà trường - kết quả học tập của
sinh viên. Đề tài này được thực hiện nhằm giúp các bạn sinh viên trường Đại học Thương
mại hiểu hơn về bản thân, nâng cao kết quả học tập của bản thân, đồng thời giúp trường
Đại học Thương mại hiểu hơn về sinh viên, từ đó có những biện pháp để nâng cao chất
lượng đào tạo của trường, bằng cách hoàn thành các mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát:
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương
Mại. Từ đó đề xuất các giải giải pháp giúp sinh viên cải thiện kết quả học tập cũng như
giúp trường Đại học Thương mại có cơ sở phương hướng để nâng cao chất lượng đào tạo.
Mục tiêu cụ thể:
+ Đề xuất mơ hình và giả thiết nghiên cứu.
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học
Thương mại.
+ Xác định chiều tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên trường Đại học Thương mại.

Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111


Trang 6/14


+ Xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên trường Đại học Thương mại.
+ Đề xuất giải pháp giúp sinh viên trường Đại học Thương mại nâng cao kết quả học
tập bản thân.
+ Đề xuất giải pháp, phương hướng chung cho trường Đại học Thương mại nâng cao
chất lượng đào tạo.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi tổng quát:
+ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học
Thương mại?
+ Có những biện pháp nào để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại
học Thương mại?
Câu hỏi cụ thể:
+ Yếu tố phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
trường Đại học Thương mại không?
+ Yếu tố phương pháp học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
trường Đại học Thương mại không?
+ Yếu tố động cơ học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại
học Thương mại khơng?
+ Yếu tố gia đình – xã hội có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường
Đại học Thương mại không?
+ Yếu tố nào tác động nhiều nhất?
+ Yếu tố nào tác động ít nhất?
+ Giải pháp nào là phù hợp cho sinh viên?
+ Phương hướng nào là phù hợp cho trường Đại học Thương mại?

1.3. Giả thiết và mơ hình nghiên cứu
1.3.1. Giả thiết nghiên cứu

Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 7/14


Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu liên quan đến chủ đề các yếu tố tác động tới kết
quả học tập của sinh viên và nâng cao chất lượng giảng dạy, dựa trên trải nghiệm của
bản thân cũng như việc tiếp thu, kế thừa và phát triển, chúng tôi đưa ra các giả thiết như
sau:
Sự phù hợp và đổi mới trong cách thức giảng dạy, truyền đạt của giảng viên sẽ khơi dậy
niềm ham học của sinh viên, giúp sinh viên tích cực hơn trong việc nghe giảng, cũng như
phát biểu xây dựng bài, từ đó tiếp thu tốt hơn và kết quả học tập được nâng cao, chúng tơi
đưa ra giả thiết:
H1. Phương pháp giảng dạy có tác động (+) đến kết quả học tập của sinh viên.
Khi đi học, dù ở cấp bậc nào, người học đều được khuyến khích tự học, tự tìm hiểu để
hiểu sâu và ghi nhớ lâu hơn, đặc biệt là ở bậc Đại học, việc tự học, tự nghiên cứu để trau
dồi bản thân là cần thiết hơn bao giờ hết, bởi chính những việc tự học, tự nghiên cứu đó
sẽ giúp sinh viên phát triển bản thân tốt hơn, là hành trang để sinh viên có tương lai rộng
mở sau khi ra trường, và để làm được điều đó, một phương pháp học tập phù hợp mang
lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, giảm áp lực là cần thiết, chúng tơi đưa ra giả thiết:
H2. Phương pháp học tập có tác động (+) đến kết quả học tập của sinh viên.
Trong lĩnh vực tâm lý học, khi nghiên cứu đến hành động của con người, câu hỏi ln
ln có mặt là cái gì thúc đẩy con người thực hiện hành động đó hay nói cách khác là
động cơ nào thúc đẩy con người thực hiện hành động đó. Cũng như với thuyết phân cấp
nhu cầu của Maslow hay thuyết hành vi hoạch định (TPB) hành vi đều được đi đến bằng
ý định hành vi (động cơ). Đối với học tập cũng vậy, cần có động cơ để thúc đẩy sinh viên
học tập, trau dồi kiến thức cũng như phát triển bản thân vượt qua những khó khăn, thách

thức. Động cơ học tập của sinh viên ở đây được hiểu là lòng ham muốn tham dự, học tập,
tự nghiên cứu những nội dung của mơn học hay chương trình học, chúng tơi đưa ra giả
thiết:
H3. Động cơ học tập có tác động (+) đến kết quả học tập của sinh viên.
Việc học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thứ khơng chỉ ở bản thân mà cịn
đến từ môi trường xung quanh. Việc lớn lên trong một gia đình hịa thuận và được ủng hộ
việc học hành sẽ khiến sinh viên tích cực hơn và có tâm lý thoải mái hơn, môi trường
xung quanh như bạn bè cũng có tác động khơng nhỏ, khi đó là những người mà không chỉ
sinh viên mà hầu hết mọi người đều được tiếp xúc thường xuyên và dễ bị ảnh hưởng,
chúng tơi đề xuất giả thiết:
H4. Gia đình – xã hội có tác động (+) đến kết quả học tập của sinh viên.
1.3.2. Mơ hình nghiên cứu
Từ những giả thiết trên, chúng tơi đề xuất mơ hình nghiên cứu

Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 8/14


Phương pháp giảng dạy

Phương pháp học tập
Kết quả học tập
Động cơ học tập

Gia đình – xã hội

Hình 1.1. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Đại học Thương mại.
Trong đó:

+ Biến độc lập là: phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, động cơ học tập,
gia đình – xã hội.
+ Biến phụ thuộc là: kết quả học tập.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Thương mại.
Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Thương mại.
Thời gian nghiên cứu: từ 24/12/2021 đến 22/03/2022.
1.6. Thang đo
Chúng tôi đề xuất thang đo:

Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 9/14


H1. Phương pháp giảng dạy
H1.1. Phương pháp giảng dạy dễ hiểu, hấp dẫn, sinh động
H1.2. Có phản hồi tích cực về phương pháp giảng dạy
H1.3. Có hướng dẫn sinh viên tự học trên lớp và tự nghiên cứu cụ thể rõ ràng
H1.4. khuyến khích sinh viên chủ động và sáng tạo
H1.5. bài thảo luận giúp sinh viên hiểu sâu vấn đề hơn
H1.6. Bài thảo luận giúp sinh viên đến gần thực tế hơn
H2. Phương pháp học tập
H2.1. Nghiên cứu bài ở nhà trước khi đến lớp
H2.2. Sử dụng nhiều hình thức học tập phong phú
H2.3. Chủ động phát biểu xây dựng bài trên lớp
H2.4. Đặt vấn đề để thầy cô giải đáp
H2.5. Tự xây dựng thời gian biểu học tập phù hợp

H3. Động cơ học tập
H3.1. Có động cơ học tập to lớn
H3.1. Cảm thấy hứng thú trong học tập
H3.3. Tìm thấy niềm đam mê trong nghiên cứu mơn học
H3.3. Ý thức được tầm quan trọng to lớn của việc học
H4. Gia đình – xã hội
H4.1. Gia đình tao điều kiện thuận lợi cho việc học
H4.2. Gia đình là tấm gương giúp bản thân phấn đấu trong học tập
H4.3. Gia đình đủ điều kiện để chi trả học phí
H4.4. Bạn bè có thành tích học tập tốt
H4.5. Bạn bè là tấm gương để cố gắng
H4.6. Tham gia các hoạt động ở trường
H4.7. Tham gia các hoạt động ngoài trường
H5. Kết quả học tập
H5.1. Tôi tiếp thu được nhiều kiến thức qua các môn học
H5.2. Tôi phát triển được nhiều kỹ năng từ các mơn học
H5.3. Tơi có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
H5.4. Tơi có điểm GPA ở mức khá trở lên
Bảng 1.1. Thang đo đề xuất
Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 10/14


2. Thiết kế bảng hỏi khảo sát

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Kính chào anh/chị!
Hiện tơi đang nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả

học tập của sinh viên Đại học Thương Mại”.
Rất mong anh/chị dành chút thời gian tham gia đóng góp ý kiến bằng việc trả lời phiếu
này. Mọi sự đóng góp ý kiến của anh/chị sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của
đề tài. Tôi cam đoan những thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ dùng trong mục đích
nghiên cứu.
Bảng khảo sát này dành cho sinh viên Đại học Thương Mại, nếu không thuộc đối tượng
này mong anh/chị không điền vào phiếu.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
Phần I. Thông tin cá nhân.
Câu 1. Anh/chị là sinh viên năm mấy?
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4
Khác:………………………………………………………………………………
Câu 2. Anh/chị học khoa nào?
…………………………………………………………………………………….
Câu 3. Giới tính của anh/chị?
 Nam
 Nữ
Họ tên SV/HV: Đồn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 11/14


 Khác
Phần II. Nội dung.
Anh/chị hãy cho biết mức độ đồng ý của các phát biểu sau về các nhân tố ảnh hưởng đến
kết quả trong học tập của sinh viên Đại học Thương Mại. Với mức độ ý kiến là:
1- Hồn tồn khơng đồng ý

2- Khơng đồng ý
3- Trung lập
4- Đồng ý
5- Hoàn toàn đồng ý

Ghi chú viết tắt:
+ STT: số thứ tự
Mức độ đồng ý
Yếu tố tác động

STT

1
H1

2

3

4

5

Phương pháp giảng dạy

H1.1 Phương pháp giảng dạy của thầy cô dễ hiểu, hấp dẫn, sinh
động

    


H1.2 Thầy cơ có ý kiến phản hồi tích cực cho sinh viên về phương
pháp học tập sau kiểm tra đánh giá

    

H1.3 Thầy cơ có hướng dẫn sinh viên tự học trên lớp và tự học
ngoài lớp cụ thể, rõ ràng, hiệu quả

    

H1.4 Thầy cơ khuyến khích sự chủ động và sáng tạo của người học
trong học tập

    

H2

Phương pháp học tập

Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 12/14


H2.1 Tôi nghiên cứu ở nhà trước khi đến lớp

    

H2.2 Tơi sử dụng nhiều hình thức học tập phong phú


    

H2.3 Tôi thường xuyên phát biểu ý kiến xây dựng bài trong giờ học     
H2.4 Tôi thường xuyên đặt lại vấn đề để thầy cô giải đáp

    

H2.5 Tôi tự xây dựng thời gian biểu phù hợp

    

H3
H3.1
H3.2
H3.3

Động cơ học tập
Tơi có động cơ học tập to lớn
Tôi cảm thấy hứng thú trong học tập
Tơi tìm thấy niềm đam mê trong nghiên cứu môn học

H3.4 Tôi ý thức được tầm quan trọng to lớn của việc học
H4

    
    
    

Gia đình - xã hội


H4.1 Gia đình tơi tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập
H4.2

    

Gia đình tơi là tấm gương giúp bản thân phấn đấu trong học
tập

    
    

H4.3 Gia đình tơi đủ điều kiện để chi trả học phí

    

Bạn bè tơi có thành tích học tập tốt

    

H4.4
H4.5

Bạn bè là tấm gương để tôi cố gắng

Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

    

Trang 13/14



H4.6 Tham gia các hoạt động đoàn thể ở nhà trường

    

H4.7 Tham gia các hoạt động đoàn thể ở ngoài trường

    

H5
H5.1

Kết quả học tập
Tôi tiếp thu được nhiều kiến thức qua các môn học

    

H5.2 Tôi đã phát triển được nhiều kỹ năng từ các môn học

    

H5.3 Tơi có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

    

H5.4 Tơi có điểm GPA ở mức cao

    

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị. Chúc anh/chị nhiều may mắn trong học

tập và cuộc sống!

--- Hết ---

Họ tên SV/HV: Đoàn Ngọc Thương - Mã LHP: 2164SCRE0111

Trang 14/14



×