Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài thi học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.32 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa
học – NCKH28AN3

MHV: 22AM0121011
Lớp: CH28AMTM

Mã số đề thi: ………………………….…………

Họ và tên: Đỗ Phương Linh

Ngày thi: ………………Tổng số trang: ………
Điểm kết luận:
GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài làm
Câu 1: Nêu và phân tích quy trình đánh giá dữ liệu thứ cấp, cho ví dụ minh họa từng
bước?
Quy trình đánh giá dữ liệu thứ cấp gồm 3 bước:
Bước 1: Sự phù hợp tổng thể: Đánh giá độ phù hợp tổng thể của dữ liệu đối với các câu
hỏi và mục tiêu nghiên cứu. Quan tâm đến các yếu tố:
 Giá trị đo lường: Đơn vị đo lường (hoặc giá trị đo lường) được sử dụng có thể
khơng hồn tồn phù hợp với những số liệu nhà khoa học cần (Jacob, 1994).
 Độ bao phủ bao gồm các biến số không được đo lường: Cần xem xét độ bao phủ
của tập dữ liệu thứ cấp gồm: loại bỏ những dữ liệu không cần thiết và đảm bảo sau
khi loại bỏ thì vẫn cịn đủ dữ liệu để tiến hành việc phân tích (Hakim, 2000).
Ví dụ minh họa:


Với đề tài nghiên cứu hồn thiện cơng nghệ marketing bán buôn đối với một sản phẩm
cụ thể của doanh nghiệp, nhà nghiên cứu thu thập được dữ liệu thứ cấp về (1) số tiền
dành cho công nghệ marketing bán buôn trong 1 giai đoạn cụ thể; (2) doanh thu của
doanh nghiệp trong 1 giai đoạn cụ thể; (3) số tiền dành cho việc nâng cấp cơ sở vật chất
Họ tên SV/HV: Đỗ Phương Linh - Mã LHP: NCKH28NA3

Trang 1/9


của doanh nghiệp. Nhà nghiên cứu đã đánh giá độ phù hợp của dữ liệu đối với câu hỏi và
mục tiêu nghiên cứu. Nhà nghiên cứu thấy rằng dữ liệu (1) và (2) có thể sử dụng được để
đánh tác động của công nghệ marketing bán buôn đối với sản phẩm cụ thể là tốt hay xấu,
nên giữ lại hay chỉnh sửa những tiêu cực gì là những số liệu mà nhà nghiên cứu cần.
Trong khi đó, dữ liệu (3) không nằm trong độ bao phủ của tập dữ liệu thứ cấp cần thiết
và dù được thu thập nhưng không cần được phân tích trong q trình thực hiện đề tài.
Bước 2: Sự phù hợp chính xác: Đánh giá độ phù hợp chính xác của dữ liệu phân tích để
trả lời câu hỏi nghiên cứu và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu:
 Độ giá trị: Thể hiện những khám phá có liên quan với mục tiêu mà những khám
phá này hướng đến.
 Độ tin cậy: Liên quan đến tính nhất quán của kết quả.
 Sai lệch đo lường: Theo Kervin (1999), sai lệch đo lường có thể xuất hiện vì hai lý
do: Bóp méo có chủ đích và thay đổi trong cách thu thập dữ liệu.
Ví dụ minh họa:
Khi đánh giá các đặc trưng kinh tế của một thị trường nước ngồi, nhà nghiên cứu cần
phải thu thập thơng tin về vấn đề này ở nhiều nguồn thông tin như: nguồn của chính phủ,
nguồn ấn phẩm xuất bản tư nhân, nguồn ấn phẩm về tình hình thương mại (xuất nhập
khẩu) của quốc gia đó … Khi đánh giá những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ bất kỳ
nguồn nào của các nguồn dữ liệu như trên, nhà nghiên cứu cũng cần phải kiểm tra lại để
xem các chỉ tiêu hay kết quả của nó với kết quả thu được từ các nguồn dữ liệu thứ cấp
khác hay không.

Bước 3: Chi phí và lợi ích: Phán đốn có nên dùng dữ liệu căn cứ vào đánh giá chi phí và
lợi ích so sánh với các nguồn khác.
Ví dụ minh họa:
Với đề tài như nghiên cứu ảnh hưởng của phân khúc thị trường trọng điểm đến chiến
lượng marketing của doanh nghiệp, thì nhà nghiên cứu chắc chắn sẽ lựa chọn sử dụng dữ
liệu thứ cấp. Vì đề tài này yêu cầu thơng tin về dân cư, vị trí địa lý, tâm lý, hành vi, … So
sánh chi phí và lợi ích với các nguồn khác thì dữ liệu thứ cấp về các vấn đề trên không
chỉ dễ dàng thu thập, chi phí thấp, trong thời gian ngắn mà cịn rất phong phú và đa dạng.
Câu 2: Viết bình luận cho 1 nghiên cứu có liên quan đến đề tài thảo luận nhóm được
giao? (về mục tiêu nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, mơ hình, phương pháp nghiên cứu,
kết quả nghiên cứu, hạn chế nghiên cứu)
Họ tên SV/HV: Đỗ Phương Linh - Mã LHP: NCKH28NA3

Trang 2/9


Đề tài nghiên cứu được lựa chọn để viết bình luận: E-Commerce and the Factors
Affecting Its Development in the Age of Digital Technology: Empirical Evidence at EU–
27 Level.
Về mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến thương mại điện tử và đánh giá các tác động dài hạn và ngắn hạn đến sự phát triển
của hoạt động thương mại điện tử.
Về giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1 (H1). Có một mối quan hệ đáng kể giữa thương mại điện tử và trình độ học
vấn.
Giả thuyết 2 (H2). Có một mối quan hệ đáng kể giữa thương mại điện tử và cư trú.
Giả thuyết 3 (H3). Có một mối quan hệ đáng kể giữa thương mại điện tử và tình trạng thị
trường lao động.
Giả thuyết 4 (H4). Có một mối quan hệ đáng kể giữa thương mại điện tử, ngân hàng trực
tuyến và người dùng di động.

Về mơ hình nghiên cứu:

Họ tên SV/HV: Đỗ Phương Linh - Mã LHP: NCKH28NA3

Trang 3/9


Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính.
Sử dụng nhiều hồi quy bảng để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau
này, cụ thể là trình độ học vấn, nơi cư trú của người tiêu dùng, tình trạng thị trường lao
động của người tiêu dùng, ngân hàng internet, người dùng di động và không dùng di
động đối với sự phát triển của thương mại điện tử. Bằng cách áp dụng phương pháp bình
phương nhỏ nhất thơng thường (FMOLS) được sửa đổi đầy đủ và mơ hình sửa lỗi vectơ
(VECM), thực hiện một phân tích thực nghiệm về mối liên hệ giữa trình độ học vấn, nơi
cư trú của người tiêu dùng, tình trạng thị trường lao động của người tiêu dùng, ngân hàng
trực tuyến, người dùng di động và thương mại điện tử, dựa trên dữ liệu bảng cho 27 quốc
gia thuộc Liên minh Châu Âu từ năm 2011 đến năm 2020.
Lựa chọn dữ liệu bảng điều khiển cho 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và mức
trung bình của Châu Âu (từ năm 2020) cũng được xem xét trong giai đoạn 2011–2020
Họ tên SV/HV: Đỗ Phương Linh - Mã LHP: NCKH28NA3

Trang 4/9


làm mẫu, ngoại trừ H4, nơi dữ liệu cho các biến người dùng di động và người không
dùng di động chỉ trong giai đoạn 2013–2019. Tất cả dữ liệu được thu thập từ Cơ sở dữ
liệu Eurostat.
Về kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu chứng minh: trình độ học vấn, nơi cư trú của người tiêu dùng, tình
trạng thị trường lao động, ngân hàng trực tuyến, người dùng di động và người không

dùng di động tác động đến sự phát triển của thương mại điện tử.
Hơn nữa, các mối tương quan liên quan đến trình độ học vấn có thể chỉ ra rằng việc cải
tiến các kênh mua hàng trực tuyến kích thích người tiêu dùng có trình độ học vấn trung
bình. Tuy nhiên, việc mua hàng qua internet của những người có trình độ học vấn trung
bình bị hạn chế bởi hành vi trực tuyến của những người tiêu dùng có trình độ học vấn
cao.
Liên quan đến đến sự ảnh hưởng của dân cư đến sự phát triển của thương mại điện tử,
nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng có phần trăm lớn những người sống ở thành thị mua sắm
online do nhiều yếu tố như hạ tầng internet tốt, dễ tiếp cận thông tin, thiếu thời gian rảnh
rỗi, thường xuyên phải di chuyển, thu nhập cao hơn và trình độ kỹ năng sử dụng tốt.
Mặt khác, hành vi mua hàng online của các cá nhân sống tại thành thị tác động trực tiếp
đến sự phát triển của thương mại điện tử. Để chạy theo xu hướng và phù hợp với lối sống
hiện tại, những người sống ở nông thơn cũng bị tác động theo hướng tích cực bởi sự phát
triển của thương mại điện tử khi họ cố gắng theo kịp với những người sống ở thành thị.
Trong khi hành vi mua hàng online của người thất nghiệp ảnh hưởng xấu đến thương mại
điện tử thì hành vi mua của người lao động lại có ảnh hưởng tích cực đến thương mại
điện tử. Người có vị trí càng cao trên thị trường lao động càng có ảnh hưởng lớn đến
thương mại điện tử.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến thương mại điện tử chính là số lượng người sử dụng điện
thoại di động, người tiêu dùng online thường có xu hướng thanh tốn qua ngân hàng trực
tuyến trên điện thoại hơn là qua internet trên máy tính.
Về hạn chế nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu nhận định kết quả nghiên cứu có thể là chủ quan, rất ít các nghiên cứu
trước đó dựa trên dữ liệu thống kê từ đa quốc gia, như nghiên cứu này. Lý giải cho hạn
chế này có thể là do nghiên cứu đã thu thập mẫu ở nhiều quốc gia khác nhau trong khi đó
đa số nghiên cứu chỉ thu thập ở một quốc gia nhất định.
Họ tên SV/HV: Đỗ Phương Linh - Mã LHP: NCKH28NA3

Trang 5/9



Thêm vào đó nhóm nghiên cứu đã khơng xác định được các tài liệu phân tích mức độ mà
những người thất nghiệp tham gia vào thương mại điện tử, nên nhóm đã kết luận tác
động của tình trạng thị trường lao động đối với dự phát triển của thương mại điện tử.
Câu 3: Lập bảng hỏi định tính cho một nghiên cứu tự chọn trong bộ câu hỏi ôn tập và
kiểm tra:
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động tuyển dụng nhân lực đến kết
quả hoạt động của một doanh nghiệp/tổ chức”
1. Anh/chị vui lòng cho biết độ tuổi của anh/chị?
a. Dưới 18 tuổi.
b. 18-23 tuổi.
c. 24-30 tuổi.
d. 30-50 tuổi.
e. Trên 50 tuổi
2. Giới tính:
a. Nam.
b. Nữ.
3. Trình độ chun mơn?
a. Trung cấp.
b. Cao Đẳng.
c. Đại học.
d. Sau đại học.
e. Khác.
4. Mức thu nhập?
a. Dưới 10 triệu.
b. 10-20 triệu.

Họ tên SV/HV: Đỗ Phương Linh - Mã LHP: NCKH28NA3

Trang 6/9



c. 20-40 triệu.
d. Trên 40 triệu.
5. Bộ phận công tác anh/chị trong doanh nghiệp?
a. Phịng nhân sự và kế tốn
b. Phòng kỹ thuật
c. Phòng sản xuất
d. Phòng chất lượng
e. Khác
6. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp?
a. Dịch vụ - Thương mại.
b. Nông, lâm, thuỷ sản
b. Bất động sản - xây dựng.
c. Vận tải - kho bãi.
d. Bán buôn - bán lẻ.
e. CNTT - Truyền thông.
f. Giáo dục - đào tạo.
g. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
h. Nghệ thuật, giải trí.
i. Các tổ chức chính phủ
i. Khác
7.Thời gian cơng tác tại doanh nghiệp?
a.Dưới 3 năm
b. 3 - dưới 5 năm
b. 5 - dưới 8 năm
Họ tên SV/HV: Đỗ Phương Linh - Mã LHP: NCKH28NA3

Trang 7/9



c. Từ 8 năm trở lên
8. Quy mô doanh nghiệp?
a. <50 người
b. 50 -> <100 người
c. 100 -> <300 người
c. 300 -> <500 người
d. Trên 500 người
Đánh giá mức độ đồng ý của anh/chị về các yếu tố sau, trong đó:
1: Rất khơng đồng ý; 2: Khơng đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý
(A) Tuyến dụng và lựa chọn lao động:
1. Doanh nghiệp có thực hiện nhiều chương trình tuyển dụng khác nhau để thu hút những
nhân viên có năng lực.
2. Doanh nghiệp có xây dựng tiêu chí cụ thể về kỹ năng và năng lực cần thiết mà nhân
viên mới phải có.
3. Doanh nghiệp có quan tâm đến trình độ chun mơn của nhân viên.
4. Quá trình tuyển dụng nhân sự mới của doanh nghiệp diễn ra công bằng.
5. Thông tin tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp được công khai.
6. Cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp có tham gia vào q trình tuyển dụng nhân sự mới.
(B) Chế độ lương và đãi ngộ:
1. Chế độ lương và đãi ngộ của doanh nghiệp phản ánh đúng tính chất cơng việc.
2. Chế độ lương và đãi ngộ của doanh nghiệp phản ánh đúng yêu cầu công việc của mỗi
nhân viên.
3. Chế độ lương và đãi ngộ của doanh nghiệp là khách quan, không làm phương hại đến
kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
4. Chế độ lương và đãi ngộ của doanh nghiệp được công bố công khai trong doanh
nghiệp.
Họ tên SV/HV: Đỗ Phương Linh - Mã LHP: NCKH28NA3

Trang 8/9



5. Chế độ lương và đãi ngỗ của doanh nghiệp là công bằng cho tất cả nhân viên.
(C) Hiệu quả tài chính:
1. Doanh thu của doanh nghiệp ngày càng tăng.
2. Lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng.
3. Năng suất hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tăng.
4. Thị phần của doanh nghiệp ngày càng tăng.
5. Về tổng quan, kế quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng.
(D) Hiệu quả phi tài chính:
1. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng tăng.
2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng tăng.
3. Sự hài lòng của khách hàng ngày càng cao.
4. Uy tính của doanh nghiệp ngày càng tăng.
5. Hình ảnh của doanh nghiệp ngày càng mở rộng.
6. Các dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
---Hết---

Họ tên SV/HV: Đỗ Phương Linh - Mã LHP: NCKH28NA3

Trang 9/9



×