TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VÀ VAI TRỊ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC
GIẢI PHĨNG MIỀN NAM VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
TỪ 1960-1975
Giảng viên hướng dẫn: Ths ...
Thành phố Hồ Chí Minh, năm ...
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I - CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ
1960-1975 ................................................................................................................... 2
1.1 Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) ........ 2
1.2 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến các của cách mạng
miền Nam (1961-1965) ........................................................................................... 2
1.3 Phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đường lối kháng chiến của
Đảng ........................................................................................................................ 4
1.4 Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, chi viện miền Nam (1965-1968) ............................................................. 6
1.5 Khôi phục kinh tế, bảo vệ Miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc (1969-1975) ................................................................... 8
CHƯƠNG II - VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN
NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ
1960-1975 ................................................................................................................. 11
2.1 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - ngọn cờ tập hợp xây dựng
khối đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mỹ, cứu nước. ....................................... 12
2.2 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tích cực đẩy mạnh phong trào đấu tranh
chính trị sôi nổi khắp ba vùng đồng bằng, rừng núi và thành thị.......................... 13
2.3 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tập hợp toàn dân đẩy mạnh
đấu tranh vũ trang.................................................................................................. 13
2.4 Phát huy vai trị tích cực trong hoạt động đấu tranh ngoại giao. .................... 14
CHƯƠNG III - BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ 1960-1975 ............. 15
3.1 Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ, mục tiêu, nhiệm vụ xuyên suốt,
nhất qn có tính chất sống cịn ............................................................................ 15
3.2 Sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực chủ yếu làm
nên đại thắng mùa xuân năm 1975........................................................................ 15
3.3 Giữ vững và không ngừng phát huy các thành quả, bài học từ đại thắng mùa
xuân năm 1975 ...................................................................................................... 16
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 18
PHẦN MỞ ĐẦU
Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đồn kết ln là
truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, là một trong những
nhân tố quyết định mọi thắng lợi của dân tộc, đặc biệt là trong Chiến thắng lịch sử
30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam đã tập hợp được nhiều nhân sĩ, trí thức tiểu biểu, là biểu tượng của việc xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với mục tiêu, hịa bình, độc lập, dân chủ, cơm
no, áo ấm... Mặt trận đã thu hút đơng đảo nhân sĩ, trí thức tham gia và đã có những
đóng góp to lớn trong việc phát huy vai trò của Mặt trận trong sự nghiệp đấu tranh
thống nhất đất nước.
Từ sự vẻ vang ấy, khiến hậu bối sau này càng tò mò hơn về đường lối của cha
ông ngày xưa, khi đối đầu với đế quốc hàng đầu là Mỹ. Cho nên em quyết định chọn
đề tài “Chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò của
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước từ 1960-1975” để nghiên cứu. Em rất thích thú để được tìm hiểu về đề tài này.
Hy vọng qua đây, em sẽ tìm được những điều bổ ích, học hỏi được sự thâm thuý và
tầm nhìn sâu rộng của tiền nhân, của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Em xin cảm ơn giảng viên – Ths Nguyễn Thị Quế đã đồng hành, giúp đỡ em
trong suốt thời gian em học học phần “Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam” này.
1
CHƯƠNG I - CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ
1960-1975
1.1 Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960)
Từ thắng lợi của phong trào Đồng khởi, ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập
(Tây Ninh), Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập,
do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Từ đây cách mạng miền Nam đã có
một tổ chức chính trị để tập hợp rộng rãi quần chúng, nhân dân đồn kết đấu tranh
theo chương trình hành động 10 điểm, hướng tới mục tiêu đánh đổ chế độ thuộc
địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngơ Đình Diệm, xây dựng
một miền Nam độc lập, dân chủ, hịa bình, trung lập, tiến tới hịa bình thống nhất
nước nhà.
Thắng lợi của phong trào Đồng khởi là bước nhảy vọt có ý nghĩa lịch sử của
cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng
sang thế tiến cơng.
1.2 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến các của cách
mạng miền Nam (1961-1965)
Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ
đô Hà Nội. Trong diễn văn khai mạc, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại hội lần này là
Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hịa bình thống nhất
nước nhà”.
Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam, trên cơ sở phân tích tình hình
và đặc điểm nước ta, Đại hội xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn mới là phải thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở
hai miền: Một là, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, tiến
hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất
nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
Về mục tiêu chiến lược chung, Đại hội cho rằng, cách mạng ở miền Bắc và
cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, có mục tiêu cụ thể riêng,
2
song trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hịa bình,
thống nhất đất nước.
Về vị trí, vai trị, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược cách mạng ở mỗi miền,
Đại hội nêu rõ: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng
tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam,
chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định
nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp
thống nhất nước nhà. Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ
vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống
trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà, hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Về hịa bình thống nhất Tổ quốc, Đại hội chủ trương kiên quyết giữ vững
đường lối hịa bình để thống nhất nước nhà, vì chủ trương đó phù hợp với nguyện
vọng và lợi ích của nhân dân cả nước ta cũng như của nhân dân u chuộng hịa bình
thế giới. Song ta phải ln ln đề cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng đối phó
với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng
xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng lên đánh bại
chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất Tổ quốc.
Về triển vọng của cách mạng, Đại hội nhận định cuộc đấu tranh nhằm thực hiện
thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước ta. Đó là một
q trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế
quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhận định
thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà.
Về xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ đặc điểm của miền Bắc, trong
đó, đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Đại hội xác
định rằng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là một quá trình cải biến
cách mạng về mọi mặt. Đó là q trình đấu tranh gay go giữa hai con đường, con
đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật nhằm đưa miền Bắc từ một nền
3
kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ nền sản xuất nhỏ lên
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Từ những luận điểm đó, Đại hội đã đề ra đường lối chung trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta là: Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền
thống yêu nước, lao động cần cù của nhân dân ta và đoàn kết với các nước xã hội
chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã
hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc trở
thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
1.3 Phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đường lối kháng
chiến của Đảng
Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, để
cứu vãn cơ đồ chủ nghĩa thực dân mới, ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền và
quân đội Sài Gịn, chính quyền của Tổng thống Mỹ Giơn xơn quyết định tiến
hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. “Chiến tranh cục bộ” (The
limited war) là một hình thức chiến tranh trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng
linh hoạt” của đế quốc Mỹ.
Chiến tranh lan rộng ra cả nước đã đặt vận mệnh của dân tộc ta trước những
thách thức nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 11 (3-1965) và Hội
nghị lần thứ 12 (12-1965) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phát động
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc và hạ quyết tâm
chiến lược: “Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến
tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc,
giải phóng miền Nam, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả
nước, tiến tới thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà”.
Nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn mới
là sự kế thừa và phát triển sáng tạo đường lối chiến lược chung của cách mạng
Việt Nam đã được Đảng đề ra tại Đại hội lần thứ III (1960), gồm các nội dung
lớn là:
4
Quyết tâm chiến lược: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục
vạn quân viễn chinh, nhưng so sánh lực lượng giữa ta và địch vẫn không thay đổi
lớn, cuộc chiến tranh trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc
chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường; cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ
đang tiến hành ở miền Nam vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân
mới. Cuộc chiến tranh đó được đề ra trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho
nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược; Mỹ không thể nào cứu vãn được
tình thế nguy khốn, bế tắc của chúng ở miền Nam.
Mục tiêu chiến lược: Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế
quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền
Nam, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới
thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà.
Phương châm chiến lược: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng
đánh càng mạnh; cần phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả
hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết
định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.
Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công,
kiên quyết tiến công và liên tục tiến cơng. Tiếp tục kiên trì phương châm kết hợp
đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công,
đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. “Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân
sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng”.
Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo
đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phịng trong điều
kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên
sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng
miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường
hợp chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước.
5
Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng của hai miền: Trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là
hậu phương lớn. Phải nắm vững mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và
giải phóng miền Nam. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã
hội chủ nghĩa là thành quả chung rất to lớn của nhân dân cả nước ta, là hậu phương
vững chắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước
lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
1.4 Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ, chi viện miền Nam (1965-1968)
Từ ngày 5-8-1964, sau khi dựng lên “sự kiện vịnh Bắc bộ” nhằm lấy cớ, đế
quốc Mỹ đã dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Cuộc
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra rất ác liệt kể từ đầu tháng 2-1965,
với ý đồ đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá; phá hoại công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam; đè
bẹp ý chí quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của cả dân tộc Việt Nam, buộc chúng
ta phải kết thúc chiến tranh theo điều kiện do Mỹ đặt ra.
Trên thực tế, đế quốc Mỹ đã huy động lực lượng lớn không quân và hải
quân, trút hàng triệu tấn bom đạn, tàn phá, hủy hoại nhiều thành phố, thị xã, thị
trấn, xóm làng, nhiều cơng trình cơng nghiệp, giao thơng, thủy lợi, nhiều bệnh
viện, trường học, nhà ở, giết hại nhiều dân thường, gây nên những tội ác tày trời
với nhân dân ta.
Trước tình hình đó, theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 và lần
thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương chuyển
hướng và nhiệm vụ cụ thể của miền Bắc cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới
trong hồn cảnh cả nước có chiến tranh: Một là, kịp thời chuyển hướng xây dựng
kinh tế cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại; Hai là, tăng cường lực
lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình cả nước có chiến tranh; Ba
là, ra sức chi viện cho miền Nam với mức cao nhất để đánh bại địch ở chiến
trường chính miền Nam; Bốn là, phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức
cho phù hợp với tình hình mới.
6
Thực hiện những nghị quyết của Đảng và theo Lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí
Minh, quân và dân miền Bắc đã dấy lên cao trào chống Mỹ, cứu nước, vừa sản xuất,
vừa chiến đấu, với niềm tin tưởng và quyết tâm cao độ. Thanh niên có phong trào
“Ba sẵn sàng”, phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang”, nơng dân có phong trào “Tay
cày tay súng”, cơng nhân có phong trào “Tay búa, tay súng”, trong chiến đấu có
“Nhắm thẳng quân thù mà bắn”, trong chi viện tiền tuyến có “Thóc khơng thiếu
một cân, qn khơng thiếu một người”, trong bảo đảm giao thơng vận tải có “Xe
chưa qua, nhà khơng tiếc”,... Đó thực sự là một cuộc chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại hào hùng, sáng tạo với tinh thần “Quyết tâm đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.
Do bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc, tháng 3-1968, đế quốc Mỹ
tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc, và ngày 1-11-1968, Mỹ buộc phải chấm
dứt không điều kiện đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân.
Sau bốn năm thực hiện chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế, hậu
phương lớn miền Bắc đã đạt được những thành tích đáng tự hào trên các mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chi viện tiền tuyến lớn miền Nam.
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp vẫn được duy trì mặc dù gặp
nhiều khó khăn gay gắt. Nhiều nhà máy và xí nghiệp lớn phải sơ tán hoặc phân
nhỏ để tiếp tục sản xuất trong điều kiện có chiến tranh. Cơng nghiệp địa phương
phát triển mạnh.
Ở miền Nam, cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ tiến hành là cuộc chiến
tranh có quy mơ lớn nhất, mạnh nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai
với sự tham gia của quân đội Mỹ và nhiều nước chư hầu.
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một chủ trương táo bạo và
sáng tạo của Đảng, đánh thẳng vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ. Cuộc
tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 là một địn tiến cơng chiến lược đánh
vào tận hang ổ kẻ thù. Đây là thất bại chiến lược có tính chất bước ngoặt, khởi
đầu q trình đi đến thất bại hồn tồn của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Chiến
lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ phá sản. Mỹ buộc phải chấp nhận đàm
phán với Việt Nam từ ngày 13-5-1968 tại Paris.
7
1.5 Khôi phục kinh tế, bảo vệ Miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1969-1975)
Tranh thủ những thuận lợi mới do Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền
Bắc, từ tháng 11-1968, Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện các kế
hoạch ngắn hạn nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục cuộc xây dựng
miền Bắc và tăng cường lực lượng cho miền Nam.
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, hưởng thọ 79 tuổi. Vĩnh biệt
chúng ta, Người đã để lại một bản Di chúc lịch sử, là những lời căn cặn cuối cùng,
những tình cảm và niềm tin của Người đối với thế hệ hiện tại và các thế hệ mai
sau. Với lòng tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc vị lãnh tụ tối cao của Đảng và dân tộc,
trong buổi lễ truy điệu trọng thể tại Quảng trường Ba Đình, trước anh linh của
Người, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư tứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
đọc Điếu văn khái quát toàn bộ sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chí Minh và đọc lời thề
son sắt, bày tỏ quyết tâm thực hiện đầy đủ những điều căn dặn trong Di chúc của
Người.
Từ tháng 4-1972, để ngăn chặn cuộc tập kích chiến lược của quân dân ta ở
miền Nam, đế quốc Mỹ đã cho máy bay, tàu chiến tiến hành cuộc chiến tranh phá
hoại miền Bắc lần thứ hai hết sức ác liệt, nhất là cuộc rải thảm bom 12 ngày đêm
bằng pháo đài bay B.52 tại Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác. Trong 9
tháng chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, quân dân miền Bắc đã
bình tĩnh, sáng tạo vừa sản xuất vừa chiến đấu, nhất là trong 12 ngày đêm cuối năm
1972, lập nên trận “Điện Biên Phủ trên khơng”, đánh bại hồn tồn cuộc chiến tranh
phá hoại của Mỹ.
Ở miền Nam, sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, từ đầu năm
1969, Tổng thống Mỹ Níchxơn đã đề ra chiến lược tồn cầu mới mang tên “Học
thuyết Níchxơn” với ba ngun tắc trụ cột là: “cùng chia sẻ”; “sức mạnh của Mỹ”
và “sẵn sàng thương lượng”. Níchxơn chủ trương thay chiến lược “chiến tranh
cục bộ” bằng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, một chính sách rất thâm
độc nhằm “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam” để tiếp tục cuộc chiến
tranh xin lỗi thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.
8
Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1970) và Hội nghị
Bộ Chính trị (6-1970) đã đề ra chủ trương mới nhằm chống lại chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh”, lấy nơng thơn làm hướng tiến cơng chính, tập trung ngăn
chặn và đẩy lùi chương trình “bình định” của địch. Về mặt tác chiến, lưu ý trong
khi đẩy mạnh tác chiến chính quy của bộ đội chủ lực, phải kiên quyết thực hiện
cho kỳ được một chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào chiến tranh nhân dân
địa phương, phát triển mạnh mẽ ba thứ quân, tăng cường lực lượng vũ trang tại
chỗ.
Trong những năm 1970-1971, cách mạng miền Nam từng bước vượt qua
khó khăn gian khổ, kiên trì xây dựng và phát triển lực lượng, tiến cơng địch trên
cả ba vùng chiến lược, gây tổn thất to lớn cho địch trong “Việt Nam hóa chiến
tranh” và “Đơng Dương hóa chiến tranh”.
Trước yêu cầu phát triển của cuộc chiến tranh cách mạng vào giai đoạn cuối,
từ tháng 10-1973 trở đi, Trung ương Đảng đã chỉ đạo thành lập các qn đồn
chủ lực có đủ các thành phần binh chủng kỹ thuật, hợp thành những quá đấm
mạnh, có khả năng cơ động cao, hoạt động trên những hướng chủ yếu, nhằm tiêu diệt
quân chủ lực của địch. Tuyến đường chiến lược phía Đơng Trường Sơn nối
liền từ Đường 9 (Quảng Trị) vào đến miền Đông Nam bộ đã được thơng suốt.
Một khối lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh như xe tăng, xe bọc thép, tên
lửa, pháo tầm xa, pháo cao xạ cùng hàng chục vạn tấn vật chất các loại đã được
chuyển tới các chiến trường. Hệ thống đồng ống dẫn xăng dầu được nối liền từ
miền Bắc vào đến chiến trường Đường Nam bộ.
Cuộc
tổng
tiến
công
và
nổi
dậy
mùa
Xuân
1975
bắt
đầu bằng Chiến dịch Tây Nguyên, mở tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột ngày 103-1975 đã giành được thắng lợi. Trước tình hình quân ta thắng lớn ở Tây
Nguyên, cuộc họp Bộ Chính trị ngày 18-3-1975 đã quyết định: giải phóng miền
Nam trong năm 1975.Sau khi làm chủ Buôn Ma Thuột và toàn bộ Tây Nguyên, tiêu
diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng Quân đoàn II và hệ thống chính quyền Việt Nam
Cộng hịa ở Qn khu II, qn ta nhanh chóng phát triển cuộc tiến cơng xuống các
tỉnh ven biển miền Trung.
9
Phối hợp với chiến trường Tây Nguyên, ngày 21-3-1975, chiến dịch tiến
cơng giải phóng Huế bắt đầu. Ngày 26-3, thành phố Huế được giải phóng. Ngày
26-3, chiến dịch tiến cơng giải phóng thành phố Đà Nẵng bắt đầu. Ngày 29-3, Đà
Nẵng được giải phóng. Trên đà thắng lợi của mặt trận Tây Nguyên và Huế, Đà
Nẵng, ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị bổ sung quyết tâm chiến lược: giải phóng
miền Nam trước mùa mưa.
Sau khi tạo thế và lực, chuẩn bị khẩn trương kế hoạch tác chiến chiến dịch,
ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gịn-Gia Định bắt đầu.
Sau 4 ngày đêm tiến công dũng mãnh, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá
cờ chiến thắng đã được cắm trên dinh Độc Lập. Toàn bộ lực lượng quân sự và bộ
máy chính quyền địch ở Quân khu III, Qn đồn III bị tiêu diệt. Sài Gịn được
giải phóng. Ngày 2-5-1975, cuộc chiến đấu giải phóng các địa phương cịn lại ở
Đồng bằng sơng Cửu Long và các đảo, quần đảo ở Biển Đông đã kết thúc thắng
lợi.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã diễn ra trong 55 ngày đêm từ ngày 10-3
đến ngày 30-4-1975. Vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng
phấp phới bay trên nóc dinh Độc Lập. Tồn bộ chính quyền địch và các đảng phái
phản động bị đập tan, toàn bộ lực lượng vũ trang địch bị tiêu diệt và tan rã. Cuộc
tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân ta đã toàn thắng.
10
CHƯƠNG II - VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN
NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ
1960-1975
Trước yêu cầu đòi hỏi của cách mạng, ngày 20/12/1960, tại xã Tân Lập, huyện
Châu Thành, thuộc vùng giải phóng Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, các dân tộc, các
tôn giáo và các đảng phái đã họp và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam. Đại hội đã đề ra Tuyên ngơn và Chương trình hành động gồm
10 điểm nhằm giải qyết một cách đúng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng miền
Nam. Chính vì vậy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã có sức thu
hút mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân trong vùng giải phóng và các đơ thị lớn.
Ngày 16/2/1962 tại Tân Biên (Tây Ninh), Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam (năm 1962) đã cử ra Ủy ban Trung ương lâm thời
do luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam làm Chủ
tịch. Với lời kêu gọi: "Tất cả hãy đứng lên, tất cả hãy đoàn kết lại! Hãy xiết chặt hàng
ngũ để chiến đấu dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng đánh đổ ách thống trị
của đế quốc Mỹ và Ngơ Đình Diệm, tay sai của Mỹ"2, Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam đã thực sự tập hợp và xây dựng được khối đại đồn kết dân tộc,
phát huy vai trị quan trọng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời, khắp các huyện, tỉnh
đều tổ chức thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng các cấp. Ủy ban Mặt trận địa
phương được tổ chức ở bốn cấp: Cấp khu, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Cùng với việc
thành lập Ủy ban Mặt trận ở nhiều địa phương là sự ra đời của các tổ chức thành viên
của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Các tổ chức chính trị thành viên của Mặt trận được
xây dựng và phát triển nhanh, có ảnh hưởng rộng rãi. Đặc biệt, sau khi Mặt trận ra
đời, với Tun ngơn và Chương trình hành động của mình, trong năm 1961, các tổ
chức quân sự, tổ chức giai cấp, các tôn giáo, các dân tộc và các giới đồng bào ở miền
Nam lần lượt thành lập các hội đoàn và trở thành thành viên chính thức của Mặt trận.
Với chương trình hoạt động thiết thực và phù hợp với nguyện vọng chính đáng
của nhân dân, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã có những đóng
11
góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước:
2.1 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - ngọn cờ tập hợp xây
dựng khối đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mỹ, cứu nước.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - người lãnh đạo, tổ chức các
cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc.
Với vai trị xây dựng, củng cố khối đại đồn kết tồn dân, Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo vấn đề tập hợp rộng rãi lực lượng
cách mạng và liên minh chính trị phù hợp với cơ cấu xã hội Việt Nam.
Trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đặt nền móng cho quan điểm tư tưởng
của Đảng về công tác Mặt trận đã khẳng định: "Chính sách mặt trận là một chính sách
rất quan trọng. Cơng tác mặt trận là một cơng tác rất quan trọng trong tồn bộ cơng
tác cách mạng. Các cán bộ và đảng viên ta cần nắm vững và chấp hành đúng nghị
quyết của Đại hội Đảng và nghị quyết Bộ Chính trị về vấn đề Mặt trận Dân tộc thống
nhất. Trong cách mạng cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, mặt trận dân tộc
vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam"3.
Đứng trước cảnh đồng bào miền Nam đang hàng ngày, hàng giờ hy sinh xương
máu, anh dũng đấu tranh chống bọn cướp nước, hại dân, giành lấy quyền sống, quyền
tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân miền Nam "đoàn kết chặt chẽ chung
quanh Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, đồng bào miền Nam không phân biệt
trai, gái, già, trẻ; không phân biệt sĩ, nông, công, thương; không phân biệt người Kinh,
người Thượng; đồng tâm nhất trí, vượt qua mọi gian khổ, kiên quyết chiến đấu đến
thắng lợi cuối cùng"4.
Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam đã tập hợp quần chúng nhân dân, không phân biệt đối xử, trên
dưới một lịng, huy động sức mạnh tồn dân tộc đấu tranh phá "ấp chiến lược" và
gom dân - vấn đề có ý nghĩa quyết định thắng hay bại, sống hay chết của chế độ Mỹ,
Diệm ở miền Nam trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt". Đây là chiến lược chiến
tranh dùng người Việt đánh người Việt bằng đôla và cố vấn Mỹ, tiến hành bình định
miền Nam trong vịng 18 tháng. Vì vậy, Ủy ban Trung ương lâm thời Mặt trận Dân
12
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố hiệu triệu hàng triệu người dân miền
Nam, tập trung mọi nỗ lực, kiên quyết đánh thắng chiến lược "chiến tranh đặc biệt"
của Mỹ - Ngụy. Để động viên toàn dân kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại hội lần
thứ nhất Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (năm 1962) chủ trương
thành lập một chính quyền liên minh dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam; thông qua
Cương lĩnh với 10 chính sách đối nội, đối ngoại để thực hiện những mục tiêu, nhiệm
vụ trước mắt của cách mạng miền Nam, trong đó đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu, tập
trung mũi nhọn vào đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai và biểu thị lòng mong muốn đoàn
kết rộng rãi, sẵn sàng cộng tác với tất cả những ai có tinh thần yêu nước.
2.2 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tích cực đẩy mạnh phong trào đấu
tranh chính trị sơi nổi khắp ba vùng đồng bằng, rừng núi và thành thị
Phối hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh vũ trang để đẩy lùi bước tiến công
của địch, giành lại và bảo vệ quyền lợi thiết thực của nhân dân, đưa cách mạng tiến
lên. Phổ biến rộng rãi khẩu hiệu đấu tranh của Ủy ban và động viên các tầng lớp nhân
dân đấu tranh mạnh mẽ dưới mọi hình thức.
Trong đơ thị, đấu tranh chính trị địi quyền dân sinh, dân chủ thiết thực đã lôi
cuốn hàng triệu người. Qua các cuộc đấu tranh đã hình thành sự liên kết giữa nhiều
giai cấp, tầng lớp như cuộc biểu tình của 70 vạn người thuộc các giới như học sinh,
công nhân, viên chức… xuống đường ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào Huế phản
đối chính quyền Diệm cấm treo cờ vào ngày lễ Phật đản và khủng bố tín đồ Phật
giáo… Để động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân, Mặt trận và Bộ chỉ huy quân
sự phát động phong trào thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công, phong trào thi đua quyết
thắng… Với chiến thắng Bình Giã (1964 - 1965) đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược
"chiến tranh đặc biệt”.
2.3 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tập hợp toàn dân đẩy
mạnh đấu tranh vũ trang.
Sau những thất bại liên tiếp của của Mỹ trên chiến trường miền Nam, với quyết
tâm xâm lược miền Nam Việt Nam, Mỹ tiếp tục tiến hành chiến lược "Việt Nam hóa
chiến tranh", chiến lược mà Mỹ sử dụng tổng hợp ba loại chiến tranh: chiến tranh
giành dân, chiến tranh bóp nghẹt và chiến tranh hủy diệt. Đứng trước những chuyển
13
biến to lớn của cách mạng miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam đã động viên nhân dân bám đất, bám làng, phối hợp đấu tranh chính trị với đấu
tranh vũ trang, từng bước đập tan kế hoạch "bình định" của Mỹ. Đồng thời, đẩy mạnh
cơng tác xây dựng các đội quân võ trang tự vệ, xã chiến đấu ở khắp nơi, đánh địch
liên tục rộng khắp nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch.
2.4 Phát huy vai trị tích cực trong hoạt động đấu tranh ngoại giao.
Là một tổ chức của phong trào yêu nước do quần chúng nhân dân xây dựng nên,
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam khơng chỉ là người lãnh đạo, tổ
chức xây dựng khối đại đoàn kết tồn dân đấu tranh chống đế quốc Mỹ mà cịn là
người đại diện nhân dân đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, gắn phong trào cách mạng
Việt Nam với cuộc đấu tranh cho hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ trên thế giới. Với
phương châm giương cao ngọn cờ độc lập, hịa bình, đề cao chính nghĩa, Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân các
nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới, Mặt trận đã từng bước vận động các nước,
các tổ chức quốc tế công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là đại diện
chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam. Trên cơ sở đó, đưa tiếng nói của nhân
dân miền Nam tới các diễn đàn, các cơ quan thơng tấn, báo chí, làm cho bạn bè hiểu
sự giả dối của luận điệu "đàm phán không điều kiện" của Mỹ. Mặt trận đã cử nhiều
đoàn đại biểu thăm các nước anh em, dự nhiều hội nghị quốc tế.
Mặt trận tích cực tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ, phê phán và bác bỏ luận điệu
xuyên tạc của chính quyền Johnson về đàm phán hịa bình khơng điều kiện và kiên
quyết bác bỏ trung gian trong đàm phán. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Chính
phủ và nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ Latinh, phong trào khơng liên kết, những người
có thiện chí ở phương Tây, giải thích họ hiểu, đồng tình và ủng hộ quan điểm Việt
Nam, bản Tuyên bố của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ngày 22/3/1965 về
việc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam và nêu rõ lập trường 5
điểm của nhân dân miền Nam Việt Nam đã được 27 Đảng cộng sản và cơng nhân, 22
chính phủ, 22 tổ chức quốc tế, 446 tổ chức và đoàn thể quốc gia của 92 nước ủng hộ.
14
CHƯƠNG III - BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ 1960-1975
3.1 Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ, mục tiêu, nhiệm vụ xuyên
suốt, nhất qn có tính chất sống cịn
Kiên định thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử
mới, Hội nghị lần thứ 15 (tháng 1-1959) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II
và sau đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960) đã xác
định đường lối cách mạng cả nước là: “tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu
tranh giữ vững hịa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng
thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống
nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình,
thống nhất, dân chủ và giàu mạnh...”. Đường lối này đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện
vọng cháy bỏng của đồng bào cả nước nên có khả năng phát huy cao độ sức mạnh
tổng hợp của dân tộc dẫn đến thắng lợi tất yếu của cuộc tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân năm 1975.
Chính sự gắn kết chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội tạo ra khả
năng huy động đến mức cao nhất mọi tiềm năng, nguồn lực, sức mạnh của dân tộc và
sức mạnh thời đại để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc,
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
3.2 Sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực chủ yếu
làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975
Triển khai thực hiện nhiệm chiến lược cách mạng ở hai miền theo mục tiêu
chung của cách mạng cả nước, Đảng ta đã chủ trương tập hợp quần chúng rộng rãi
bằng các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất phù hợp với tình hình cụ thể. Ngày
10-9-1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời; ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam được thành lập; và sau đó, Liên minh các lực lượng Dân tộc,
Dân chủ và Hịa bình Việt Nam được thành lập vào ngày 20-4-1968. Tuy mục tiêu,
cương lĩnh, thành phần, cơ cấu tổ chức có nhiều điểm khác nhau nhưng hịa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ, dân sinh là mẫu số chung để quy tụ, tập hợp, đoàn kết
15
toàn dân thành một khối thống nhất theo tinh thần “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết.
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.
Trên cơ sở các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng tổ chức xây dựng,
thực hiện thế trận chiến tranh nhân dân trường kỳ, toàn diện bằng sự kết hợp chặt chẽ
giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân; kết hợp giữa quân sự, chính
trị và ngoại giao, vừa khởi nghĩa vũ trang vừa tiến công quân sự; vừa kháng chiến
vừa kiến quốc; vừa đánh giặc vừa từng bước xây dựng chế độ mới(6). Thế trận đó
được hình thành ở khắp nơi, trên cả ba vùng chiến lược, thậm chí cả ở sâu trong lịng
địch, tạo ra sự liên hồn trên khắp chiến trường miền Nam, giữa miền Nam và miền
Bắc và giữa 3 nước anh em trên bán đảo Đông Dương.
Các lực lượng chính trị và vũ trang nhân dân đều được tổ chức, huấn luyện và
lãnh đạo một cách bài bản, chặt chẽ, thống nhất bởi một Đảng cách mạng, chân chính,
khoa học, tiêu biểu cho lợi ích, trí tuệ thơng minh sáng tạo, đạo đức, lương tâm, khát
vọng, bản lĩnh và ý chí sắt đá của tồn dân tộc.
Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ hơn 20 năm trường kỳ kháng
chiến được dồn lại cho thời khắc lịch sử vinh quang. Dân tộc ta đã giành thắng lợi
hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hồn tồn miền
Nam, thống nhất Tổ quốc và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là minh chứng
rõ ràng nhất cho sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc thời đại Hồ Chí
Minh.
3.3 Giữ vững và khơng ngừng phát huy các thành quả, bài học từ đại thắng mùa
xuân năm 1975
Trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và đổi mới, phát triển đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn là động lực to lớn, chủ
yếu và ln là bài học có tính thời sự với cách mạng Việt Nam. Mấy tháng qua, trong
cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19, với việc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
“chống dịch như chống giặc” chúng ta lại thấy sức sống mạnh mẽ của tinh thần khí
thế “mùa Xuân năm 1975”.
16
KẾT LUẬN
Trải qua các giai đoạn lịch sử, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam đã tập hợp được nhiều nhân sĩ, trí thức tiểu biểu, là biểu tượng của việc xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với mục tiêu, hịa bình, độc lập, dân chủ, cơm
no, áo ấm... Mặt trận đã thu hút đông đảo nhân sĩ, trí thức tham gia và đã có những
đóng góp to lớn trong việc phát huy vai trị của Mặt trận trong sự nghiệp đấu tranh
thống nhất đất nước.
Bài học đại đồn kết tồn dân tộc có nhiều nội dung, chiều cạnh phong phú, đa
dạng. Nhưng cốt lõi và chiều sâu của bài học lịch sử này là sự kiên định, sáng tạo
trong thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bởi đây chính là nhu
cầu, mục tiêu, nhiệm vụ bao trùm, xuyên suốt, nhất qn có tính sống cịn của dân
tộc Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân
tộc và sức mạnh thời đại, trong đó sức mạnh dân tộc - sức mạnh nội lực vẫn phải là
chủ yếu.
Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai nhưng khơng vì thế mà xem nhẹ việc học
tập, giáo dục, nghiên cứu lịch sử dân tộc, trong đó có lịch sử kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược và tay sai. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ học
sinh, sinh viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp sinh ra sau năm 1975, được học tập
trong điều kiện đất nước hịa bình và học tập từ nhiều nước với các chế độ chính trị
khác nhau.
Tăng cường sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, kiên quyết phê phán, xử lý, trừng
trị kịp thời, nghiêm minh đối với những hành vi xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, chia rẽ
dân tộc, tơn giáo, phá hoại khối đại đồn kết dân tộc.
Kinh nghiệm cho thấy, đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ có thể được phát huy, tăng
cường mạnh mẽ khi được tổ chức và lãnh đạo một cách đúng đắn, bài bản, khoa học
bởi một Đảng trong sạch, vững mạnh, gương mẫu thực hành dân chủ và ln biết giữ
gìn sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo 2017, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Trần Thị Mỹ Hường (08/01/2021), Vai trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, [Truy cập ngày 01/05/2020].
3. Nguyễn Anh Tuấn - Phạm Tố Uyên (08/01/2021), Bài học lịch sử về đại đoàn kết
toàn dân tộc từ đại thắng mùa xuân năm 1975, [Truy cập ngày 01/05/2020].
18