Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Hoàn thiện quản lý chất lượng để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia Việt hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.31 KB, 69 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên đà hội nhập phát triển cùng thế giới, đời sống
nhân dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về cuộc sống càng trở nên phong
phú và đa dạng hơn. Uống không chỉ đơn thuần là nhu cầu sinh lý giải
quyết cơn khát của con người mà nó cịn là nhu cầu gắn liền với đời sống
tình cảm của con người. Trong các loại đố uống thì Bia hơi là loại đồ
uống bình dân được đơng đảo mọi người tiêu dùng ưa chuộng.
Hiện nay ngành Bia là một trong những ngành kinh doanh đem lại
lợi nhuận tương đối cao, do đó nhiều cơ sở địa phương đã thành lập
những nhà máy nhằm đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ nhu cầu tiêu
dùng ngày càng tăng. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh nói chung và các nhà
kinh doanh sản phẩm bia nói riêng đang phải đối mặt với những biến động
không ngừng của môi trường kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong
môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con
người, không ngừng tổ chức cơ cấu lại bộ máy hoạt động.,hệ thống quản
lý chất lượng ....Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu
quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản
xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định
sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản
xuất Bia như Cơng ty Bia Việt Hà nói riêng. Để khai thác triệt để các
nguồn lực khan hiếm nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu
cầu của xã hội, các Công ty, các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả
kinh doanh, tiến hành đánh giá các kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải
pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả.


2


Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được ban lãnh đạo Công ty Bia
Việt Hà quan tâm xem đây là thước đo và công cụ thực hiện mục tiêu kinh
doanh tại Công ty. Với những kiến thực thu được trong quá trình học tập
và xuất phát từ thực tế của Công ty Bia Việt Hà em nhận thấy vấn đề
nâng cao hiệu quả kinh doanh thực sự giữ vai trò quang. Theo đó: “Hồn
thiện Quản lý chất lượng để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty Bia
Việt Hà ” được chọn làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tốt
nghiệp này.
Chuyên đề thực tấp tốt nghiệp gồm ba phần chính sau đây:
Chương 1: Khái quát về cơng ty BIA Việt Hà
Chương 2: Tình hình quản lý chất lượng và kinh doanh Công ty Bia Việt Hà
Chương 3: Một số giải pháp quản lý chất lượng để nâng cao hiệu quả
kinh doanh ở Công ty Bia Việt
Chuyên đề này được hoàn thành là nhờ vào sự giúp đỡ, hướng dẫn
tận tình của các thầy cơ, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trương
Đoàn Thể cũng như tập thể cán bộ trong Công ty Bia Việt Hà. Do thời
gian thực tập và trình độ có hạn, nên trong bài viết khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các
thầy, các cơ để em có thể bổ sung, thêm những hiểu biết và kinh nghiệm
thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Trương
Đoàn Thể, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ và sự giúp đỡ nhiệt tình của
Cơng ty Bia Việt Hà.


3

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BIA VIẸT HÀ
1.1 Khái quát về lịch sử phát triển của Công ty:

Lịch sử phát triển của Công ty chia làm 2 thời kỳ:
1.1.1. Trước năm 1987: thời kỳ xí nghiệp nớc chấm sau là Nhà máy thực
phẩm
Đặc điểm của thời kỳ này là sản xuất kinh doanh theo chế độ kế hoạch, tập
trung, bao cấp trong điều kiện rất nhiều khó khăn thờng xuyên thiếu nguyên
vật liệu, nhà xởng dột nát, máy móc thiết bị thô sơ, phơng tiện lao động chủ
yếu là thủ cơng, CBCNVC đơng (400 người), trình độ văn hố, tay nghề thấp.
Sản phẩm chủ yếu của Nhà máy là các loại nước chấm.
Để hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao, Nhà máy chủ trương mở các
lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho CBCNV, gửi cán bộ đào tạo tại chức tại
các trờng đại học, cao đẳng, trung cấp, vận động CBCNV phát huy sáng kiến
cải tiến kỹ thuật, đặc biệt là tự trang, tự chế trang thiết bị sản xuất,…
Với các chủ trơng trên, nhà máy đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị
đợc giao, đợc Nhà nước tặng thởng Huân chơng lao động hạng II, nhiều ngời
đợc bầu danh hiệu chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến, nhiều sáng kiến cải tiến
đợc Bộ và Thành phố khen thưởng.
1.1.2. Từ 1987 đến nay: Thời kỳ Nhà máy Thực phẩm Hà Nội sau đổi thành
Công ty Bia Việt Hà và nay là Công ty Sản xuất kinh doanh Đầu t và Dịch
vụ Việt Hà.
Đây là thời kỳ bắt đầu đổi mới, xoá bỏ bao cấp, thực hiện các Nghị quyết
của Đảng về đổi mới: đổi mới SXKD, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội.
Thực hiện quyền tự chủ SXKD, Nhà máy cử cán bộ đi nghiên cứu thị trờng
trong nớc và nớc ngoài, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đào tạo lại cán bộ, xác


4
định mục tiêu sản xuất kinh doanh mới; đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất
nh dấm, nớc chấm, bánh kẹo các loại, mì ăn liền,…
Kết quả là sản phẩm của Nhà máy không những đáp ứng nhu cầu trong nớc
mà cịn xuất khẩu sang Liên Xơ, Bungari, Mơng Cổ,...

Năm 1991, trong khi Nhà máy đang ăn lên làm ra thì xảy ra biến động chính
trị ở Liên Xơ và các nước Đông Âu. Hợp đồng xuất khẩu sang Liên Xô nh
maggi, kẹo,... bị ngừng đột ngột, công nhân không có việc làm, nghỉ việc
khơng lương, Nhà máy đứng trước nguy cơ giải thể. Các doanh nghiệp phải tự
cứu lấy mình, phải tìm kiếm mặt hàng SXKD có lãi, tự chủ SXKD. Đứng
trước tình hình đó, lãnh đạo đã nghiên cứu thị trờng, đổi mới t duy tìm các
mặt hàng có giá trị cao, đó là mặt hàng bia - mặt hàng đang có thị trường và
kinh doanh có lãi.
Được sự ủng hộ của Đảng và Nhà nước, Thành uỷ, UBND Thành phố Hà
Nội; lãnh đạo Nhà máy đã mạnh dạn vay 3 triệu đôla Mỹ để mua sắm thiết bị,
công nghệ hiện đại sản xuất bia Halida.
Việc ra đời sản phẩm Halida đã thể hiện tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám
làm và quyết tâm đổi mới của lãnh đạo Công ty. Sản phẩm Bia Halida ra đời
đã thực sự được ngời tiêu dùng trong và ngồi nước đón nhận, xứng đáng là
con đẻ của thời kỳ đầu Đổi mới (năm 1990). Thương hiệu Halida là một trong
những sản phẩm đầu tiên của Việt Nam đợc phía đối tác nước ngồi phải trả
bản quyền hàng trăm ngàn đơ la Mỹ mỗi năm và được tính giá trị hàng triệu
USD khi tính giá trị góp vốn vào liên doanh.
1.2.Thị Trường
Việt Nam là một thị trường đầy sức hấp dẫn với hơn 80 triệu dân,
với sự gia tăng của dân số và thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, vì
vậy nhu cầu của người dân ngày càng phong phú và đa dạng hơn, không
chỉ đơn giản về chất lượng mà còn về chủng loại, nhãn hiệu và các dịch


5
vụ đi kèm. Điều này làm cho nhu cầu về bia ở nước ta tăng lên đáng kể về
quy mô và cơ cấu, cơ hội cho các nhà sản xuất trong ngành bia là rất lớn.
Ngoài ra, lượng bia tiêu thụ bình qn đầu ngườiở nước ta cịn thấp so với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay lượng tiêu thụ bình

quân đầu người của nước ta là hơn 9 lít bia / năm, so với Trung Quốc là
14,5 lít / người, Thái Lan 21 lít /người, ASEAN là 19 lit / người(*)1. Nếu
các cơng ty có các chính sách kích thích hiệu quả chắc chắn quy mơ thị
trường cịn phát triển hơn.
Đối với người tiêu dùng bình dân, sản phẩm được họ ưa chuộng vẫn
là bia Hà Nội, bia HaLiĐa, Việt Hà, và các sản phẩm của các nhà máy bia
ở các địa phương vì giá cả hợp lý, kênh phân phối hiệu quả...
Đối tượng khách hàng đối với mặt hàng bia chủ yếu là thanh niên và
nam giới. Một điều đáng chú ý là ở Việt Nam, phần lớn người dân đều
uống bia hơi, họ chỉ uống bia chai và bia lon vào các dịp lễ tết, những ngày
đặc biệt trong năm hay tiếp đãi bạn bè trong các nhà hàng hoặc tại nhà.
Khác với thị trường các nước phương Tây, tại thị trường Việt Nam
bia lon được coi là sang trọng hơn bia chai. Chính vì vậy, khoảng 70%
sản lượng bia của các nhà máy bia là bia lon và 30% tập trung vào bia
chai. Hơn nữa, số lượng bia tiêu thụ trong năm thay đổi theo mùa, số
lượng bia tiêu thụ mạnh nhất là vào các tháng hè, các dịp lễ tết trong năm,
và giảm dần vào các tháng trong mùa đông. Đây là nét đặc trưng riêng của
thị trường ở phía Bắc.
1.3 . Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình Cơng ty Việt Hà đã tổ
chức bộ máy quản lí gọn nhẹ theo mơ hình trực tuyến - chức năng có hiệu
quả. Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lí của Cơng ty Việt Hà .
Đứng đầu công ty là Giám đốc do cấp trên bổ nhiệm sau khi đã tham
1

Tạp chí đồ uống Việt Nam 2-2004


6
khảo ý kiến Đảng bộ và phiếu tín nhiệm của cán bộ cơng nhân viên tồn cơng

ty. Giám đốc có quyền quyết định điều hành hoạt động của Công ty theo đúng
kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của đại hội công
nhân viên chức. Giám đốc là đại diện tồn quyền của Cơng ty trong mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước cũng
như cán bộ công nhân viên về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Làm việc trực tiếp với Giám đốc là 3 phó giám đốc:
* Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về chỉ đạo kiểm tra kỹ thuật
để bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất.
* Phó giám đốc tổ chức hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm về chỉ
đạo và kiểm tra các cơng tác hành chính và nhân sự lao động.Bồi dưỡng, đào
tạo công nhân và đảm bảo an ninh trật tự.
* Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm về cơng tác sổ sách kế
tốn tồn cơng ty.
Chịu sự chỉ đạo của các Phó giám đốc là các phịng ban, tổng số phịng
ban hiện nay trong cơng ty là 8 phịng ban, nhằm tham mưu giúp đỡ Phó giám
đốc có những thơng tin để nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh.
Bao gồm :
- Phòng tổ chức cán bộ: có nhiệm vụ thực hiện các chế độ lương
thưởng, bảo hiểm xã hội, trợ cấp, thi đua…cho người lao động trong Cơng ty.
- Phịng hành chính quản trị: có nhiệm vụ chăm lo đến vấn đề đời sống
cho cán bộ công nhân viên của Công ty, tiếp khách, giải quyết các thủ tục
hành chính…
- Phịng bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ trật tự an ninh, an toàn cho sản
xuất. Đảm bảo thực hiện đúng các nội quy, quy chế của Cơng ty.
- Phịng kỹ thuật: xây dựng và cải tiến quy trình cơng nghệ sản xuất,
đưa vào thực tiễn các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phụ trách về các vấn đề kỹ


7
thuật trong nhà máy. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho các sản

phẩm mới.
- Phòng KCS: kiểm tra nghiệm thu chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
và các sản phẩm, bán thành phẩm của các khâu trong q trình sản xuất. Kết
hợp với phịng kỹ thuật và các phòng ban liên quan thực hiện cải tiến kỹ
thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Phòng kế hoạch sản xuất và vật tư: phối hợp với phòng bán hàng,
marketing và dịch vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, theo dõi và báo cáo tình
hình thực hiện tiến độ sản xuất của Công ty. Xây dựng kế hoạch cung ứng vật
tư, dự trữ, tiêu hao vật tư. Ký kết và quản lý các hợp đồng kinh tế. Kiểm tra
theo dõi việc xuất nhập và sử dụng vật tư…
-Phịng kế tốn : xây dựng các kế hoạch thu chi của Cơng ty, tổ chức
hạch tốn kết quả hoạt động kinh doanh. Ghi chép tổng hợp kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo kế toán, thống kê, phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh của Cơng ty, kiểm sốt việc sử dụng tài sản, vật tư,
vốn…
- Phòng Marketing và bán hàng
Đứng đầu phòng Marketing của cơng ty là Trưởng phịng, tiếp đó là
Phó phịng, vì nhà máy Bia Việt Hà giữ vai trò quan trọng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của nhà máy nên hai cán bộ này sẽ trực tiếp tham gia
định hướng và chỉ đạo công việc của bộ phận Marketing- bán hàng của nhà
máy Bia Việt Hà
Chỉ đạo hoạt động của bộ phận Marketing của Cơng ty là Trưởng
phịng cùng với sự giúp đỡ của Phó phịng và hai phó giám đốc trực tiếp thực
hiện những chức năng của bộ phận, tham mưu cho giám đốc đưa ra các kế
hoạch marketing của Công ty trong năm và trong những kỳ dài hạn hơn.


8
Đội ngũ bán hàng Marketing của Công ty bia Việt Hà 25 người trong
đó có:

+ 10 người làm Marketing : 100% trình độ đại học có nhiệm vụ lập kế
hoạch Marketing và thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm
+ Bộ phận bán hàng có 15 người: Thực hiện các thủ tục giao hàng,
thanh toán với khách hàng, chăm sóc khách hàng tìm kiếm thị trường và mở
1.4.Đặc điểm sản phẩm bia hơi của Công ty
Từ ngày thành lập và trải qua hơn 30 năm hoạt động, công ty đã có
rất nhiều sản phẩm khác nhau, biến đổi theo thời gian để phù hợp vời tình
hình chung của yêu cầu thị trường có thời kỳ sản phẩm của cơng ty ngồi
các mặt hàng như nước chấm, dấm, tương....cịn có kẹo, rượu để xuất
khẩu. Nắm bắt được tình hình thực tế từ năm 2004 trở lại đây sản phẩm
chính của công ty Bia Việt Hà là bia hơi, công nghệ của Đan Mạch. Năm
2007 sản lượng kế hoạch là 12 triệu lít/năm tương ứng với dây chuyền
thiết bị và sản lượng thực hiện là 10,73 triệu lít/năm đạt 89,42% kế hoạch.
Bia là một loại đồ uống được sản xuất từ một loại hạt nẩy mầm gọi
là Malt và hoa Hublong (hoa tạo hương bia). Những nguyên liệu này chủ
yếu là nhập khẩu. Vào những năm 1957-1958 khi bia lần đầu tiên được
bán trên thị trường miền Bắc vẫn còn là một đồ uống xa lạ với mọi người.
Khi đó người ta đã pha bia với Siro để giảm bớt vị đắng, sản lượng tiêu
dùng bia khá ít. Dần dần, nhận ra tác dụng của loại đồ uống này với sức
khoẻ thì nó trở nên thơng dụng hơn. Người ta khơng chỉ uống bia vào
những ngày nóng mà cịn vào những tháng mùa đông hanh khô. Đặc biệt
trong các dịp lễ tết, hội nghị, bia trở thành nhu cầu không thể thiếu. Trong
tương lai bia sẽ trở thành một loại đồ uống được ưa chuộng và cơng
nghiệp sản xuất bia cịn nhiều tiềm năng phát triển mạnh.


9
Bia có thành phần từ các nguyên liệu chủ yếu là: gạo, Malt (men),
hoa Hublong với các nhiên liệu than, điện cùng một số hoá chất khác.
Định mức cho 100 lít bia mà cơng ty đang sản xuất bao gồm :

Bảng 1: Tiêu hao NVL

Malt : 13 Kg
Gạo : 6 Kg

Hoa Hublong : 1 Kg
Cao hoa : 0,4 Kg

Điện : 15 Kw
Đường và hoá chất: 1,5 Kg

Khác với sản phẩm giải khát khác, sản phẩm bia khi sản xuất đòi
hỏi yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh rất cao mới cho sản phẩm có chất lượng.
Song mặt khác nó cũng yêu cầu một chế độ bảo quản nghiêm ngặt trong
khoảng nhiệt độ thấp từ lúc là thành phẩm hoàn chỉnh đến khi tiêu dùng.
Đặc điểm quan trọng này ảnh hưởng đến tồn bộ q trình sản xuất và
tiêu thụ bia .
1.5. Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm
Công ty Bia Việt Hà là doanh nghiệp sản xuất chun mơn hố mặt
hàng Bia hơi. Hiện nay sản phẩm bia trên thị trường Việt Nam được chia
làm ba loại: bia cao cấp, bia trung bình và bia có chất lượng kém. Sản
phẩm Bia hơi của công ty là loại sản phẩm tươi mát có giá trị dinh dưỡng
cao, thời gian bảo quản tốt nhất là 24 h. Sản phẩm của công ty thuộc loại
chất lượng phổ thơng, đối tượng phục vụ chính là người tiêu dùng có thu
nhập từ trung bình trở xuống. Sản phẩm bia của cơng ty có chất lượng phù
hợp với người tiêu dùng và giá cả phải chăng nên dần chiếm lĩnh được thị
trường. Thị trường tiêu thu sản phẩm chính của Cơng ty Bia Việt Hà là
thành phố Hà nội, với các quận huyện nội thành. Hiện nay cơng ty có
khoảng 1420 điểm tiêu thụ với mức tiêu thụ bình qn một ngày là 120lít/
điểm tiêu thụ. Số điểm này được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2: khả năng Tiêu thụ sản phẩm bia hơi của công ty
Đơn vị: lít/ngày/điểm tiêu thụ


10
Năm
2005
2006
2007

Số điểm tiêu thụ
800
880
1420

Số lượng tiêu thụ bình quân
90
120
140

Do bia là một sản phẩm đang có sức tiêu thụ lớn, thu lợi nhuân cao
nên ngày càng có nhiều sản phẩm cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản
xuất. Các hãng đưa ra sản phẩm của mình với những lời quảng cáo rất hấp
dẫn.
Ngồi tính chất thời vụ, thị hiếu người tiêu dùng, cơng ty phải tính
đến thu nhập của người tiêu dùng và cách phân bổ của họ cho đồ uống
trong sinh hoạt hằng ngày mà đặc biệt là mặt hàng bia hơi. Những người
có thu nhập cao thường dùng bia có chất lượng cao và nếu trung bình trở
xuống thì họ lại có mặt hàng đáp ứng cho mình một cách hợp lý hơn. Đó
là bia chai và bia hơi, các loại bia này chất lượng tươi ngon, giá lại rẻ hơn

nên đáp ứng phần lớn nhu cầu của người lao động bình thường. Đây là
ngun nhân chính tạo ra hệ thống khách hàng cho loại bia hơi: nhân dân
lao động và người có thu nhập trung bình.
Về sản lượng tiêu thụ và mức giá bán sản phẩm của Công ty được
thể hiện qua bảng số liệu sau.
Bảng 3: Sản lượng bia của công ty qua các năm.
Đơn vị: triệu lít
Năm
Giá (đ/lít)
Sản lượng
Hiện nay sản lượng tiêu

2005
4000
11,42
thụ của

2006
4000
15,2
Cơng ty

2007
5.700
13,73
đạt 13,3 triệu lít, với mức

giá bán khoảng 5700đ/lít. Kết quả này là sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ
tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty.
1.6.Sản xuất Bia



11
Quy trình cơng nghệ sản xuất bia hơi
Nguyªn liƯu

Xay, nghiỊn

Lªn men phụ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Dịch hoá

Lên men chính


Tờn M.M.T.B
Mỏy xay Malt N.T250
Mỏy xay gạo N.T250
Nồi nước nóng WWA14
Nồi nấu
Nồi lên men phụ
Nồi lên men chính
Thùng nhân giống
Thiết bị lạnh nhanh
Thiết bị nạp CO2
Máy ép lọc khung bản
Bơm Inốc
Bể muối
Nồi hơi LHG0,152
Máy nén khí
Máy nén lạnh MYCOM

Tên nước S.X
Việt Nam
Việt Nam
Ba Lan
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Trung Quốc
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam

Trung Quốc
Đài Loan
Nhật Bản

Läc

Bia thµnh
Cơng suất
150 kg/h
100 kg/h
400 lít
2000 lít
3000 lít
3000 lít
400 lít
1000 lít
1000 lít
2 m3/h
10 m3/h
10 m3/h
0,45 tấn/h
226 c/ph
105000 Kcal

Hệ thống thiết bị máy móc này của cơng ty đều được lắp đặt mới
vào những năm 1994, mặc dù máy móc đều do Việt Nam thiết kế nhưng
theo đánh giá của các chuyên gia nó đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo các
tiêu chuẩn an tồn vệ sinh.
• Mức huy động cơng suất
Tình hình hoạt động của cơng nghệ được xem xét qua khả năng tạo

ra sản phẩm, mà chỉ tiêu đánh giá nó là mức huy động cơng suất thiết bị
về sản lượng (Ncs%)
Tình hình huy động sử dụng máy móc thiết bị của công ty ngày
càng tăng, công suất huy động cao nhất là năm 2006 với 97,55% khả năng
hoạt động của máy móc thiết bị. Điều này là do việc tổ chức sản xuất của


12
công ty gắn liền với thị trường, thiết kế máy móc dựa trên phân tích đánh
giá và dự đốn nhu cầu của thị trường.
Bảng 4: mức huy động công suất 2005-2007
Đơn vị: triệu lít
Năm
2005
2006
2007

Sản lượng thực

Cơng suất thiết kế

Ncs (%)

hiện
11,42
15,20
13,73

15,90
15,90

15,90

71,82
99,60
93,42

1.7.Đặc điểm về sử dụng nguyên vật liệu
Trong quá trình sản xuất, để tạo ra sản phẩm, nguyên vật liệu chỉ
tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khi tham gia vào quá trình sản xuất
thì nguyên liệu bị tiêu hao tồn bộ, khơng giữ ngun được hình thái ban
đầu. Giá trị nguyên vật liệu được chuyển toàn bộ vào giá trị thành
phẩm.Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trị và tác dụng của chúng trong
q trình sản xuất nguyên vật liệu ở công ty Bia Việt Hà được chia thành :
- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của công
ty, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm
gồm nước, Malt đại mạch, gạo, đường, hoa và cao hoa.
- Vật liệu phụ: không cấu thành nên thực thể của sản phẩm, nhưng
có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện cho
quá trình sản xuất diền ra bình thường như bột, hồ gián, xà
phịng.....
- Nhiên liệu: có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho q trình sản
xuất, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp vào quy trình cơng nghệ
sản xuất bia.
- Phụ tùng thay thế
- Vật tư, vật liệu xây dựng cơ bản


13
- Phế liệu thu hồi
Bảng 5: Kết cấu nguyên vật liệu cho 100 lít Bia Hơi

Malt
13 kg

Gạo
Đường
Houblon
Cao hoa
Điện
6 kg
1,5 kg
1 kg
0,4 kg
15 Kw
Qua bảng trên ta thấy Malt và gạo chiếm một tỷ trọng rất lớn trong

thành phần cấu tạo nên sản phẩm, điều này chứng tỏ bia là một loại nước
giải khát có nhiều chất dinh dưỡng, rất bổ.
Hầu hết các ngun vật liệu của cơng ty đều có nguồn gốc thực vật
nên việc bảo quản các nguyên vật liệu phaỉ tuân thủ thao các quy định
nghiêm ngặt. Công ty tổ chức bảo quản nguyên vật liệu trong điều kiện sự
thoáng mát của kho chứa và độ ẩm dưới 10% (đặc biệt với Houblon thì
độ ẩm ln dưới 5%). Điều này nhằm tránh không để hư hao mất mát,
giảm phẩm chất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tránh thiệt hại
cho sản xuất.
Ở công ty Bia Việt Hà, nguyên vật liệu mua ngoài là chủ yếu. Theo
quy định tất cả các nguyên vật liệu khi về đến công ty đều phải tiền hành
thủ tục kiểm nghiệm nhập kho. Khi nguyên vật liệu về đến kho, nhân viên
thu mua đem hố đơn lên phịng cung tiêu, phịng cung tiêu tiến hành
kiểm tra, đối chứng với hợp đồng, nếu nội dung phù hợp thì cho phép
nhập nguyên vật liệu, đồng thời làm phiếu nhập kho và nhân viên thu mua

đề nghị thủ kho cho nhập nguyên vật liệu đó. Sau đó ban kiểm tra tiến
hành kiểm tra số lượng, chất lượng của từng loại nguyên vật liệu và ghi
vào biên bản kiểm nghiệm. Nếu nguyên vật liệu mua về đúng quy cách,
phẩm chất mẫu mã thì mới tiến hành thủ tục nhập kho.
Tóm lại, cơng tác tổ chức thu mua và sử dụng nguyên vật liệu tại
công ty được quản lý rất chặt chẽ dưới sự điều hành và kiểm sốt của
phịng cung tiêu.
1.8.Đặc điểm tổ chức sản xuất và lao động


14
1.8.1.Tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất của công ty Bia Việt Hà được thực hiện theo kiểu:
Công ty - Phân xưởng - Tổ sản xuất - Nơi làm việc. Các bộ phận sản xuất
được tổ chức theo hình thức công nghệ, với phương pháp tổ chức sản xuất
là phương pháp dây chuyền liên tục từ khi nấu đến lên me, lọc, chiết bia
và làm lạnh.
Phân xưởng sản xuất : có nhiệm vụ nhận ngun vật liệu thực hiện
quy trình sản xuất bia. Phân xưởng sản xuất bao gồm
- Tổ nấu: thực hiện nhiệm vụ giai đoạn nấu.
- Tổ men: làm nhiệm vụ ủ men, hạ nhiệt độ, lêm men sơ bộ.
- Tổ lọc và tổ chiết bia
- Các tổ phụ trợ: tổ lạnh, tổ lò hơi........
1.8.2.Đặc điểm về lao động
Để mở rộng sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, ban lãnh đạo công
ty Bia Việt Hà luôn chú trọng đến đến chất lượng lao động. Mục tiêu của
công ty là người lao động không những am hiểu nghành nghề mà cịn phải
thơng thạo kiến thức chun mơn. Những năm qua, các hình thúc đào tạo
cơng nhân mới được cơng ty áp dụng khá triệt. Cơng ty có hơn 3/5 số
công nhân đã qua đào tạovề nghiệp vụ chuyên mơn. Bậc thợ bình qn

của cơng nhân sản xuất hiện nay là 3,6. Hàng năm công ty đều tiền hành
hoạt động tuyển thêm kỹ sư giỏi, cử cán bộ, cá nhân có năng lực đi học
các khố ngắn hạn hoặc các trường đại học. Theo thống kê của phòng tổ
chức thì hiện nay số cán bộ cơng nhân viên của công ty là 261 người, với
một cơ cấu lao động gồm nhiều thợ bậc cao, kỹ sư giỏi và các cán bộ dày
dạn kinh nghiệm.
Bảng 6: Lao động của công ty Bia Việt Hà


15

m

Nă 2004
STĐ %

Chỉ tiêu
Tổng số lao động
500
L.Đ có trình độ ĐH
110
L.Đ có trình độ C.Đ,
40
T.C
L.Đ phổ thơng, học
350
nghề
Nhìn vào bảng số liệu

2005

STĐ %

2006
STĐ %

2007
STĐ %

100
22

680
155

100
18,2

850
207

100
25,2

1200 100
258 23,1

8

45


7,3

63

7,8

82

6,4

70

480

74,5

580

77

870

71,5

trên cho thấy: năm 2007 số lao động của

công ty lên đến 1200 người, là con số cao nhất trong giai đoạn chúng ta
nghiên cứu, tuy nhiên xét về thực chất lao động trong biên chế của cơng
ty chỉ có hon 800 người, số còn lại là lao động ngắn hạn.
Về cơ cấu lao động của cơng ty nhìn chung trong những năm qua

khơng có sự thay đổi lớn. Tỉ lệ lao động phổ thơng và ĐH, CĐ là 4:1
trong đó tỉ lệ lao động có trình độ ĐH ngày càng tăng.
1.9.Đặc diểm về hạch tốn kinh doanh
Là một cơng ty có tư cách pháp nhân và hạch tốn độc lập, cơng ty
có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh mặt hàng bia hơi có tính chất thời vụ.
Hình thức hạch tốn kinh doanh của Công ty được thực hiện theo các quy
định cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Cơng tác hạch tốn kế tốn và xác định kết quả kinh doanh của
Công ty Bia Việt Hà được thực hiện chủ yếu bởi phòng tài vụ. Về hình
thức kế tốn, Cơng ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ tiến hành theo
phương pháp kê khai thường xun. Hàng ngày kế tốn của Cơng ty tiền
hành ghi sổ nhật ký các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh, sau đó cuối kỳ thực
hiện khố sổ và kế tốn trưởng tính tốn kết quả kinh doanh của kỳ, lập
báo cáo gủi lên phịng tài chính, sau đó là lên ban giám đốc.


16
Qua báo cáo này và các báo cáo tổng hợp khác như báo cáo về lao
động ... Công ty tiến hành tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và tìm
ra nguyên nhân, cuối cùng đưa ra biện pháp khắc phục. Hình thức hạch
tốn kế tốn được mơ tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch tốn kế tốn Cơng ty Bia Việt Hà

Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp
chứng từ gốc

Thẻ (sổ) kế
toán chi tiết


Nhật ký chứng từ

Bảng kê

Bảng tổng
hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

1.10.Đặc điểm về tình hình tài chính
1.10.1.Cơ cấu tài sản
Vốn là yếu tố cơ bản, quyết định trong việc duy trì sản xuất kinh
doanh của Cơng ty. Hiện nay công ty Bia Việt Hà luôn cố gắng đảm bảo
được vốn sản xuất kinh doanh bằng cách vay ngân hàng hoặc tự bổ sung.
Bảng 7: Cơ cấu Tài sản của Bia Việt Hà năm 2007
Đơn vị: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
A.TSLĐ&ĐTNH

Đầu năm
Số tiền
Tỷ Lệ (%)
85131985
69,63

Cuối năm
Số tiền
Tỷ Lệ (%)
72080853

68,23


17
1.Tiền

248265

0,98

6892177

4,88

2.Khoản phải thu
- Phải thu KH
- Trả trước NB
- Phải thu nội bộ
- Phải thu khác

16184356
9540337
658210
3623873
2361936

24,97
14,72
1,02
5,59

3,64

12589572
7540419
1218692
0
3830461

26,78
16,04
2,59
0
8,18

3.Tồn kho
- N.V.L
- C.C.D.C
- CP SPDD
- Thành phẩm

26665655
18848602
853267
6537938
425803

41,14
29,08
1,32
10,09

0,65

13510447
10828443
37903
2641130
3000

28,74
23,03
0,08
5,63
-

4.TSLĐ khác

1653809

2,54

3688667

7,83

B.TSCĐ&ĐTDH

19686751

30,37


14936515

31,77

1.TSCĐ
- Nguyên giá
- Hao mòn

17842558
19832278
(1989720)

27,53

12624187
13913130
(1288943)

26,85

2.C.P XDCB DD
Cộng

1844193
64818736

2,84
100

2312328

47017368

4,93
100

Trong tình hình khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay thì một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn chú trọng đến công
nghệ sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
phải ln đổi mới, mua sắm
thêm hoặc nâng cấp máy móc, dây chuyền sản xuất ....để có thể tạo ra
những sản phẩm chất lượng cao, tạo uy tín với khách hàng.
Nhận thức được vấn đề đó, hàng q, hàng năm cơng ty lập kế
hoạch đầu tư TSCĐ, ln khuyến khích mọi thành viên trong công ty
tham gia vào việc cải tiến kỹ thuật sản xuất. Đối với TSLĐ, công ty luôn
đặt ra kế hoạch trong việc xác định số vốn lưu động cần thiết tránh tình
trạng thiếu vốn


18
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình tài sản của cơng ty đã giảm
xuống nhanh chóng, tuy nhiên đây không phải là vấn đề do sản xuất kinh
doanh mang lại mà là do sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức gây ra. Việc
tách phân xưởng 57 Quỳnh Lơi thành cơng ty cổ phần hạch tốn độc lập
vào đầu năm là nguyên nhân làm giảm tài sản của cơng ty.
Với TSLĐ, tỷ trọng của nó giảm đi 1,4%. Vốn bằng tiền cuối năm đã
đạt được 4,88%, một mức tăng nên khá cao so với thời gian này cuối năm
2006. Điều này phản ánh khả năng thanh toán tức thì của cơng ty rất lớn. Hệ
số này tính theo cơng thức sau:
Vốn bằng tiền
Hệ số thanh tốn tức thời =


-----------------------------Nợ ngắn hạn

Năm 2006 chỉ số này của công ty : 0,017. Năm 2007 chỉ số này đạt :
0,09
Hai con số này cho thấy khả năng thanh tốn tức thì các khoản nợ
ngắn hạn của công ty tăng đáng kể (khoảng 5,3 lần).
Nếu phải trang trải nhanh các khoản nợ ngắn hạn thì cơng ty chỉ có
thể thanh tốn được 58,75% số nợ ngắn hạn.
Nhìn vào kết cấu tài sản lưu động ta thầy phần lớn là vốn tồn kho,
điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kém (do tồn kho chi phí sản xuất dở
dang là chính), kế hoạch cho sản xuất chưa được nâng cao. Các khoản
phải thu chiếm vị trí thứ hai trong bảng cơ cấu tài sản của công ty phản
ánh công ty bị chiếm dụng vốn rất lớn, việc thu hồi các khoản nợ của
khách hàng hết sức khó khăn. Tất cả điều này gây ra sự ứ đọng vốn, hiệu
quả tuần hồn vốn khơng cao.
1.10.2.Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 8: cơ cấu nguốn vốn Của Bia Việt Hà năm 2007


19
Đơn vị: 1000đ

A.Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn

Đầu năm
Cuối năm
Số tiền

Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
47153309
72,75
31647987
67,31
36415202
56,18
25327239
53,87
10738107
16,62
6302738
13,44

B.Vốn chủ
1.Nguồn vốn kinh doanh
2.Lãi chưa phân phối
3.Quỹ ĐTXDCB
4.Quỹ đầu tư phát triển
5.Quỹ khen thưởng phúc lợi
6. C.L đánh giá lại tài sản

17665427
12186737
1112820
1454996
158974
2499734

252166

27,25
18,80
1,72
2,24
0,25
3,86
0,38

15369381
10461044
1106102
1534448
677071
1590716
-

32,69
22,25
2,35
3,26
1,44
3,39
0

Cộng

64818736


100

47017368

100

Chỉ tiêu

Tình hình tài chính cơng ty năm 2007 có những chuyển biến sáng sủa
hơn, về cơ bản có sự tăng lên trong tỷ trọng vốn chủ sở hữu, và giảm đi các
khoản nợ ngắn hạn(vốn chủ tăng 5,44%). Nhưng nhìn chung doanh nghiệp
vẫn trong tình trạng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác với mức
chiếm dụng quá cao (67,31%) trong đó nợ ngắn hạn lên tới 53,87%. Tuy vậy
nó khẳng định uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ làm ăn buôn bán với các
doanh nghiệp khác và cũng khẳng định sự đúng đắn trong đường lối, chính
sách, mục tiêu hoạt động của công ty.
Mặc dù, tỷ trong nợ phải trả của công ty khá cao nhưng xét hệ số
thanh tốn hiện thời bằng 1,014 thì về cơ bản nó vẫn làm trong giới hạn
an tồn mà cơ quan tài chính nhà nước quy định.
Đối với vốn chủ của cơng ty ngày một tăng đạt 32,69% nói nên sức
mạnh tài chính của cơng ty đang đi lên, trong đó chủ yếu là nguồn vốn kinh
doanh, được bổ sung từ khoản lợi nhuận sau thuế của công ty hàng năm và
ngân sách nhà nước cấp (với việc bổ sung lợi nhuận hàng năm là chính).
1.10.3.Phân phối lợi nhuận


20
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, là chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận
là nguồn tích luỹ cơ bản đễ mở rộng sản xuất và tái sản xuất xã hội.

Sau khi tính tốn tốn tất cả các khoản phải chi phải nộp, thì phần
cịn lại chính là lợi nhuận của cơng ty. Khoản lợi nhuận này trước tiên
được sử dụng để bù đáp các khoản lỗ phát sinh, các khoản chi phí khơng
hợp lệ, phần cịn lại khi có quyết định phê duyệt mới được trích vào các
quỹ, cịn trong năm chỉ tạm trích theo kế hoạch. Mức độ trích vào các quỹ
của cơng ty đựoc quy định như sau:
Quỹ đầu tư và phát triển trích 50%
Quỹ khen thưởng trích 30%
Quỹ phúc lợi 15%
Quỹ dự phịng, trợ cấp mất việc 5%
Mơ hình phân phối lợi nhuận mà Công ty áp dụng
Lợi nhuận

Quỹ đầu tư phát
triển

Quỹ khen thưởng
phúc lợi

Quỹ dự phòng, trợ
cấp mất việc

1.11.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.11.1. Kết quả chung
Như đã giới thiệu ở trên về nhiệm vụ của công ty Bia Việt Hà, thì mặt
hàng kinh doanh chủ yếu là bia hơi với một dây chuyền công nghệ tự thiết kế
theo mẫu của hãng bia Carlsberg. Với chất lượng sản phẩm cao, công ty đã


21

nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường trong nước, có uy tín cao với khách
hàng.
Là một cơng ty có tư cách pháp nhân và hạch tốn độc lập, cơng ty có
nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh mặt hàng bia hơi có tính chất thời vụ. Qua
giai đoạn 2005-2007 kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện rõ
qua một số chỉ tiêu sau thuộc bảng 10.
Có thể đánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang trong giai
đoạn mở rộng. Quy mô doanh thu không ngừng tăng qua các năm và lợi
nhuận đạt được cũng tăng lên đáng kể.


22
Bảng 9: kết quả kinh doanh của công ty Bia Việt Hà.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Doanh thu bán hàng
2.Các khoản khấu trừ
- Thuế T.T.Đ.B
- Thuế VAT
3.Giá vốn hàng bán
4.Lãi gộp
5.Chi phí bán hàng
6.Chi phí quản lý
7.Lãi kinh doanh
10.Lợi nhuận trước thuế
11.Thuế thu nhập D.N
12.Lợi nhuận sau thuế

2005
125759


2006
164412

2007
130000

18446
1844,6
60412
46901
11694
7106
12101
14514
3805
11709

23093
2309,3
68405
72000
12379
8380
13651
22651
6168
16483

21706

2170,60
60006
47950
11107
7654
2033
18833
5587
13546

1.11.2. Tình hình thực kế hoạch sản xuất tiêu thụ bia
Bảng 10: Kết quả hoạt động tiêu thụ của Cơng ty
Đơn vị: triệu lít
Năm
2005
2006
2007

Kế hoạch tiêu thụ
11,0
15,0
15,0

Thực tế tiêu thụ
11,42
15,20
13,73

% hồn thành
103,82

101,33
97,54

Tình hình tiêu thụ của Công ty qua các năm đều tăng, năm 2007
cơng ty khơng hồn thành kế hoạch tiêu thụ sản lượng, chỉ đạt 97,54%
nhưng hai năm trước Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ,
năm 2005 đạt 103,82% và năm 2006 đạt 101,33%.
1.11.3. Tình hình nộp ngân sách và tiền lương của công nhân
Nộp thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi doanh nghiệp. Sự đóng
góp của công ty đối với nhà nước thể hiện ở số thuế nộp ngân sách.
Từ năm 2007 công ty phải nộp hai loại thuế cơ bản sau: thuế tiêu
thụ đặc biệt 65% VAT 10%và thuế thu nhập doanh nghiệp 32%.


23
Bảng 11: Thuế nộp ngân sách Nhà nước và tiền lương bình qn
của cơng nhân
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
2005
2006
2007

Thuế nộp ngân sách
16251000
24261000
18743000

Tiền lương bình quân tháng
1600

1800
2200

Do hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng nên việc thực hiện
nghĩa vụ với nhà nước của Công ty ngày môt tăng . Năm 2005 Cơng ty
nộp ngân sách 16 tỷ thì năm 2006 Cơng ty đã nộp 24 tỷ đồng. Mức tiền
lương bình quân của Công ty trả cho công nhân viên ngày một tăng,
chânh lệch của năm 2007 và 2005 là 600000 đồng/tháng. Mức tiền lương
tăng cho thấy công nhân của Công ty ngày càng được coi trọng và đây
cũng là kết quả thực hiện chủ trương tăng lương của Nhà nước.


24

CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ
KINH DOANH CƠNG

TY BIA VIỆT HÀ

2.1. Tình hình chất lượng sản phẩm của cơng ty Bia Việt Hà
Có thể nói, bia hơi là loại bình dân nhất, có tác dụng toả nhiệt cao mà
giá lại không đắt. Việc đánh giá chất lượng bia hơi của cơng ty được thơng
qua hai góc độ: Tiêu chuẩn nhà cung cấp và đánh giá của khách hàng
2.1.1 Tiêu chuẩn nhà cung cấp
Bảng 12: Tiêu chuẩn bia hơi việt hà
Chỉ tiêu
Chất tan ban đầu (oS)
Hàm lượng cồn (%V)
Hàm lượng CO2 (G/L)

Độ chua (G/L)
Độ màu (EBC)
Diaxetyl (Mg/L)
Thời gian bảo quản (giờ)

Tiêu chuẩn
10
2,7
> 2,7
< 1,53
6 ÷7
< 0,15
24

Thành phần hố học của bia
1. Hàm lượng đường
2. Hàm lượng axit (số ml NaOH
0,1N/10ml)
3. Hàm lượng CO2
4. Hàm lượng cồn
5. Đạm tổng số
6. Độ bền sinh học

2005
10 ±0,2
2,5÷2,9
>2.7
<1,53
6 ÷7
< 0,15

24

2006
10 ±0,2
2,6÷2,9
>2,8
<1,44
6 ÷7
< 0,15
24

2007
10 ±0,2
2,6÷2,9
>2,7
<1,50
6 ÷7
< 0,15
24

Đơn vị
g/lit

Sản phẩm bia
3,72
1,53

g/lit
%vol
g/lit

Ngày đêm

4,36
3,92
0,29
6-15

Sản phẩm của cơng ty Bia Việt Hà nhìn chung là đạt các tiêu chất
khoa học về Bia Hơi. Mặc dù có sự khác biệt với tiêu chuẩn nhưng điều
này không ảnh hưởng lớn và làm giảm chất lượng bia hơi của công ty.
Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bia hơi, còn được bổ sung
bằng tỷ lệ sai hỏng của quá trình sản xuất.


25
Bảng 13: tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất của Cơng ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Giá thành
2.Chi phí S.P hỏng
3.Tỷ lệ sai hỏng (%)
4.Tỷ lệ đạt C.L (%)

2006

2007

46909
5320
1,1

98,9

38050
4121
0,6
99,4

So sánh
Chênh lệch

- 0,5
0,5

%

- 45,45
0,51

Tỷ lệ sai hỏng của Công ty năm 2006 là 1,1% năm 2007 giảm
xuống còn 0,6%, điều này làm cho sản phẩm đạt chất lượng tăng thêm
0,5% đạt mức 99,4%. Đây là con số khá cao, cho thấy khả năng sản xuất
của Cơng ty rất tốt, sự chính xác về kỹ thuật và quản lý ngày càng được
nâng cao. Góp phần làm giảm những chi phí khơng cần thiết đến mức tối
thiểu, hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận thu được.
2.1.2Đánh giá của khách hàng
Theo các bảng hỏi và phản ánh của khách hàng với sản phẩm bia
hơi của công ty thông qua các quầy giới thiệu sản phẩm thì hầu hết các ý
kiến cho rằng sản phẩm của cơng ty có chất lượng khá, thoả mãn được
nhu cầu giải khát của người dân. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng bia
hơi của công ty chưa thoả mãn về hình thức đó là độ bọt (hàm lượng CO 2)

và nhiều lúc độ cồn trong bia còn khá cao.
Những ý kiến đóng góp quý báu này được chuyển đến ban lãnh đạo
của công ty, và được đưa ra kiểm chứng trên cơ sở khoa học và điều chỉnh
sao cho thích hợp với người tiêu dùng.
2.1.3. Thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Qua phần 4.2 mục
I chương 2 chúng ta đã nghiên cứu qua đặc điểm thị trường tiêu thụ bia
của Công ty Bia Việt Hà. Trong phần này chỉ đánh giá việc mở rộng thị
trường thơng qua chỉ tiêu thị phần, hình thức tiêu thụ và hõ trợ tiêu thụ.


×