Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.55 KB, 1 trang )
1. Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám:
- Hai tập thơ đầu tay là thơ thơ và gửi hương cho gió đã đem lại cho nền văn học nước nhà một đóng góp
vô giá cho cuộc cách mạng thơ ca giai đoạn 1930-1945, thể hiện nhiều sự cách tân táo bạo. Tiếp thu phần
tích cực của thơ tượng trưng Pháp với lí tưởng thẩm mĩ tiến bộ: Lấy con người làm chuẩn mực cho cái
đẹp, thơ Xuân Diệu thoát khỏi hệ thống biểu hiện ước lệ, phi ngã cảu thơ cũ, ông mạnh giản đề xướng
“cái tôi” say đắm, chân thành, khao khát sống, khao khát yêu thương.
- Trước cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng dường như trái ngược nhau: yêu đời,
tha thiết với cuộc sông, đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn. Hai tâm trạng này có mối liên
quan nhân quả với nhau.
+ Là 1 nhà thơ lãng mạn, yêu đời, tha thiết với cuộc sống, Xuân Diệu luôn vươn tới cái hoàn mỹ, tuyệt
đích, đôi khi theo ảo tưởng.
+ Thực tế cuộc đời không đáp ứng được ước mơ cảu người nghệ sĩ nên Xuân Diệu cảm thấy vỡ mộng, bất
lực và rơi vào “cái tôi cô đơn” của chính mình.
2. Thơ Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám:
- Sau Cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu mở rộng như muốn hòa nhập tâm hồn mình vào cuộc đời mới. Hai
trường ca Ngọn quốc kì và Hội nghị non sông mang giọng điểu sở thi, hùng tráng chứa chan niềm tin yêu
vào cuộc sống mới của đất nước, của dân tộc. Thơ Xuân Diệu thể hiện sự nổ lực muốn hòa nhập cái tôi
vào cái ta chung rộng lớn của Đất nước.
- Xuân Diệu làm việc với 1 cường độ phi thường, số lượng tác phẩm của ông rất lớn. Ngoài mạng thơ
chiến đấu, Xuân Diệu trở lại với thơ tình yêu trong âm điệu reo vui, đằm thắm, trữ tình. Đến nay,Xuân
Diệu được mệnh danh là “Ông hoàng của thơ tình”