24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ GIÀ HÓA DÂN SỐ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Phan Thị Luyện, Đặng Đình Thái
Trường Đại học Luật Hà Nội
Tóm tắt: Dân số lại là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một
không gian nhất định, là nguồn lao động quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội. Sự
thay đổi về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Các tham số cơ bản của dân số như mức sinh, tỉ lệ tử vong, di dân
quyết định quy mô, thành phần nguồn lao động trong tương lai. Thời gian qua Đảng và
Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về cơng tác dân số, sức khỏe sinh sản
và các chủ trương chính sách đó được thực hiện một cách có hiệu quả trong việc kế hoạch
hóa gia đình và duy trì ổn định mức sinh thay thế. Tuy nhiên những vấn đề về dân số vẫn
tồn tại cần giải quyết đó là phân bố dân cư, mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân
số. Đặc biệt trong tương lai gần Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh trên
thế giới. Cần có những giải pháp phù hợp đưa ra để tận dụng được lợi thế cơ cấu dân số
vàng đồng thời hạn chế sự tác động tiêu cực của vấn đề già hóa dân số tới tồn xã hội.
Từ khóa: Pháp luật, dân số, già hóa dân số, cơ cấu, quy mô, mức sinh, người cao tuổi.
Nhận bài ngày 21.3.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 22.5.2022
Liên hệ tác giả: Phan Thị Luyện; Email:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã định hướng phát triển đất nước
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, trong đó con người được
khẳng định là trung tâm trong chiến lược phát triển bền vững đất nước. Quan điểm tiến bộ
về văn hóa trên thế giới hiện nay là chú trong đến vấn đề phát triển con người. Để con người
phát triển tồn diện các quốc gia khơng thể bỏ qua đến vấn đề dân số vì dân số là tập hợp
của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn
lao động quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn xác
định dân số là nền tảng quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia bởi vì sự vận động,
biến đổi của cơ cấu dân số tác động lớn đến sự vận động và phát triển của xã hội. Sự thay
đổi về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư có ảnh hưởng đến q trình tiêu thụ
hàng hóa và dịch vụ như lương thực, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, tiết kiệm đầu tư,
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022
25
sử dụng nguồn nhân lực, nguồn lực về vốn, đất đai, công nghệ. Các tham số cơ bản của dân
số như mức sinh, tỉ lệ tử vong, di dân quyết định quy mô, thành phần nguồn lao động trong
tương lai. Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về
công tác dân số, sức khỏe sinh sản và các chủ trương chính sách đó được thực hiện một cách
có hiệu quả trong việc kế hoạch hóa gia đình và duy trì ổn định mức sinh thay thế. Tuy nhiên,
Việt Nam đang ở thời kỳ “dân số vàng” nhưng cơ cấu dâ ảnh hưởng đến việc chăm sóc về sức khỏe cho người cao tuổi, chưa đáp
ứng được nhu cầu gia tăng của người cao tuổi. “Thực tế cho thấy khi người cao tuổi bị ốm,
thường không chỉ bị một bệnh mà có tới 5-6 bệnh kèm theo, do cơ thể suy yếu, các bộ phận
trong cơ thể cũng suy giảm chức năng, dễ khiến người cao tuổi gặp thêm cùng lúc các bệnh
về mắt, tai, cơ, xương khớp. Do vậy, người thầy thuốc về lão khoa phải có kiến thức rất rộng
và tốt mới đáp ứng được nhu cầu chữa trị bệnh tật của người cao tuổi, điều trị mới chính
xác, khơng đơn giản như khi điều trị một bệnh bởi phải tránh cả việc người cao tuổi phải
uống nhiều loại thuốc khác nhau cùng lúc”. (Ý kiến của ThS.BS Trần Văn Lực, trưởng
phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Lão khoa trung ương). Từ thực trạng trên, nhận thức
được tầm quan trọng của giá hóa dân số do đó Điều 59 Hiến pháp năm 2013 của đã ghi
nhận: “Nhà nước tạo điều kiện bình đẳng cho cơng dân hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ
thống an sinh xã hội và có chính sách hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo
30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
và những người trong hồn cảnh khó khăn”. Luật người cao tuổi năm 2009 đã được ban hành
quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và
xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trị người cao tuổi.
Năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi
Việt Nam 2012-2020. Trong đó xác định mục tiêu: a) Phát huy vai trò, kinh nghiệm, tạo điều
kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục,
kinh tế, chính trị phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; thực hiện đầy đủ các quyền
lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi; b) Tăng cường sức khoẻ về thể chất và tinh thần của
người cao tuổi; nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám,
chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi; xây dựng mơi trường thuận lợi
để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí; c)
Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; hồn thiện chính sách trợ giúp
và bảo trợ xã hội hướng tới đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi; phát triển, nâng
cao chất lượng hệ thống dịch vụ và cơ sở chăm sóc người cao tuổi, chú trọng người cao tuổi
khuyết tật, người cao tuổi thuộc diện nghèo khơng có người phụng dưỡng, người cao tuổi
dân tộc thiểu số5.
Tiếp đó Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 137/NQCP ngày 31 tháng 12 năm 2017
về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW
ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng XII về công tác dân số
trong tình hình mới. Trong Nghị quyết này, Chính phủ đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể cần
thực hiện bao gồm: chuẩn bị trình Luật Dân số, sửa đổi và bổ sung Luật Người cao tuổi, xây
dựng chương trình quốc gia về NCT đến năm 2030 và dự án chăm sóc sức khỏe cho người
cao tuổi đến năm 2030. Nghị quyết đại hội XIII của Đảng cũng xác định sự cần thiết chuẩn
bị điều kiện thích ứng với già hố dân số. Các chủ trương, chính sách được ban hành nhằm
thiết lập các mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực khác nhau như chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã
hội, nhà ở và thúc đẩy già hóa tích cực. Các chính sách cụ thể về an sinh xã hội dành cho
người cao tuổi bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp xã hội… Như vậy, nhằm
thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng, hệ thống pháp luật ở nước ta từ Hiến pháp đến
các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và thực thi nhằm giảm thiểu những tác động
tiêu cực của vấn đề già hóa dân số đến chất lượng dân số, đến chỉ báo về phát triển con
người. Các chủ trương, chính sách đó đề cao việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy các
vai trị của người cao tuổi một cách tối ưu và đề cao vai trị của gia đình trong chăm sóc và
phụng dưỡng cao tuổi, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và các nguồn lực hiện nay của
Việt Nam. Tuy nhiên với những nội dung phân tích ở trên cùng với những dự báo về tốc độ
già hóa dân số thì việc ứng phó với những áp lực dân số già, tỷ trọng dân số phụ thuộc tăng
nhanh trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, với nỗ lực vượt qua “bẫy thu nhập
trung bình” thì đó là một thách thức khơng nhỏ đối với xây dựng và thực thi hệ thống chính
Quyết định số 2156/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai
đoạn 2021-2030
5
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022
31
sách xã hội để thích ứng với già hóa dân số. Do đó cần những giải pháp cụ thể và mang tính
tồn diện nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của già hóa dân số.
3. KẾT LUẬN
Sự phát triển nào cũng nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng và nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người, bởi vì suy đến cùng thì mọi sản phẩm vật chất và tinh thần
được sáng tạo ra đều phục vụ con người và chính bản thân con người đã sáng tạo nên mọi
sản phẩm đó. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi chính sách, pháp luật của các quốc gia duy
trì được quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực phù hợp
và tác động tích cực đối với sự phát triển. Bởi vì quá trình phát triển xã hội chịu sự tác động
mạnh của các yếu tố dân số, trong đó có lực lượng lao động, một yếu tố của lực lượng sản
xuất - yếu tố quyết định sự phát triển xã hội. Để giải quyết các thách thức về dân số nói
chung và sự tác động tiêu cực của già hóa dân số nói riêng cần thực hiện đồng, hiệu quả các
giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho người dân về thực tiễn
quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh
tế – xã hội. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Cần xây dựng nội dung,
hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với thực trạng mức sinh của từng vùng, từng đối
tượng theo hướng sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao, sinh đủ 2 con ở những
nơi có mức sinh thấp, duy trì mức sinh thay thế trên tồn quốc.
Thứ hai, hồn thiện chính sách, pháp luật dân số trong giai đoạn mới phù hợp với mục
tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra. Sớm ban hành Luật Dân số theo hướng điều
chỉnh toàn diện, đồng bộ các nội dung về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, phù
hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, đồng thời
phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số. Rà soát, sửa đổi, bổ sung
quy định về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh theo hướng chi tiết, cụ thể, phù hợp
với chế tài xử lý mạnh hành vi vi phạm; khắc phục tình trạng lạm dụng khoa học, cơng nghệ
lựa chọn giới tính thai nhi; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong ngăn ngừa
và phát hiện vi phạm.
Thứ ba, đối với vấn đề già hóa dân số, thực tế cho thấy độ tuổi tang lên đi kèm với giảm
khả năng lao động và giảm thu nhập. Như vậy, già hóa dân số có xu hướng giảm cả tỷ lệ
tham gia lao động và nguồn tiết kiệm của người lao động, điều đó làm tăng nguy cơ suy giảm
tăng trưởng kinh tế. Do vậy, xu hướng già hóa dân số có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Do đó cần đề ra các biện pháp khuyến khích thay đổi hành vi, khuyến khích người
cao tuổi tham gia vào hoạt động lao động sự phù hợp với sức khỏe.
Thứ tư, cần xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, nhằm thỏa mãn
nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình
thức phù hợp; thực hiện đồng bộ việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở y tế và dựa
vào cộng đồng. Trong đó, việc thành lập các phịng, khoa chức năng, chun mơn dành riêng
32
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
cho người già trong các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ giúp người cao tuổi được chăm sóc một
cách chun nghiệp, tồn diện và liên tục. Hiện nay hệ thống dịch vụ chăm sóc xã hội chủ
yếu là các trung tâm bảo trợ xã hội, nhà xã hội, chăm sóc tình nguyện tại cộng đồng; hầu hết
người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ chưa được đáp ứng kịp thời. Vì vậy, xây dựng chính sách
dân số cần kết hợp với việc hình thành các trung tâm thực hiện chăm sóc xã hội cho người
cao tuổi, viện dưỡng lão.
Thứ năm, phát huy vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và hỗ trợ cho người cao tuổi
đây là biện pháp “già hóa tại chỗ” phổ biển ở nước ta và cần được khuyến khích./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 403/QĐ-BYT năm 2021 về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện chương
trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030.
2. Quyết định số 2156/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người
cao tuổi giai đoạn 2021-2030.
3. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2019) Kết quả Tổng điều tra dân số và
nhà ở tại thời điểm từ 0 giờ ngày 11 tháng 4 năm 2019, Nxb. Thống kê.
4. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thông kê. 2019. Thơng cáo báo chí Kết quả nghiên cứu chun
sâu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb.
Chính trị quốc gia sự thật.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 04-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá VII.
POPULATION AND THE ISSUE OF AGING POPULATION IN VIETNAM
Abstract: Population is a collection of people living in a certain geographical area or a
certain space. It is an important source of labor in socio-economic development. The
changes in population size, population structure, and population distribution affect to all
areas of social life. The basic parameters of the population such as fertility rate, mortality
rate, migration determine the size and composition of the future labor force. Over the past
time, the Vietnamese Communist Party and State have promulgated many guidelines and
policies on population and reproductive health work, and those guidelines and policies.
The guidelines and policies have been effectively implemented in family planning and
maintain the replacement fertility rate. However, population problems still exist that need
to be resolved, such as population distribution, sex imbalance at birth, and aging
population. According to the forecast of UNFPA, the speed of population aging in Vietnam
is the most rapid in the world. It is necessary to have appropriate solutions to take
advantage of the golden population structure while limiting the negative impacts of
population aging on the whole society.
Keywords: Law, population, population aging, structure, size, fertility, elderly people.