Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Chuyên đề môn dân số phát triển - Mối quan hệ giữa vấn đề dân số với môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.11 KB, 30 trang )

ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Một số khái niệm cần nắm:
1. Môi trường
2. Ô nhiêm môi trường
3. Sự cố môi trường
4. Tài nguyên và cạn kiệt tài nguyên
II. Mối quan hệ giữa dân số và môi trường
1. Tình hình biến động dân số trên toàn thế giới
2. Tác động của dân số đến mối trường
2.1. Tác động trực tiếp
2.2. Tác động gián tiếp
2.2.1. Tác động đến tài nguyên thiên nhiên
2.2.2. Ô nhiễm môi trường
3. Tác động của môi trường đến dân số
3.1. Tác động của tài nguyên môi trường đến mức sinh
3.2. Tác động của tài nguyên môi trường đến mức chết
3.3. Tác động của tài nguyên môi trường đến di dân
3.4 Tác động của tài nguyên, môi trường đến chất lượng dân số
III. Mối quan hệ giữa dân số - môi trường - phát triển bền vững
1. Tổng quan về phát triển bền vững
2. Tác động qua lại giữa dân số, môi trường và phát triển bền vững
IV. Thực trạng về vấn đề dân số - môi trường và phát triển bền vững tại
Việt Nam
1. Thực trạng dân số
2. Tài nguyên, môi trường
3. Dân số - môi trường – phát triển bền vững tại nước ta
V. Phương hướng giải quyết
VI. Kết luận
NHÓM 13
BÀI THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG


Theo cách hiểu thông thường, ta có thể định nghĩa môi trường như sau: “Môi
trường là tập hợp các vật thể, hoàn cảnh và ảnh hưởng bao quanh một đối tượng nào
đó” (The Random House College Dictionary-USA).
Con người tồn tại và phát triển trong điều kiện ngoại cảnh, bao trùm lên nó chính là
môi trường. Môi trường là nơi cung cấp cơ sở vật chất cho con người, và tác động lên
mọi mặt của cuộc sống.
Khi số lượng con người trên thế giới ngày càng tăng nghĩa là khi dân số phát triển
mạnh, nhưng điều kiện ngoại cảnh bị giới hạn trong chừng mực nhất định, thì sự
xuống cấp của môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự phát triển và tồn
tại của con người.
Dân số và môi trường là những vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, liên quan
đến mỗi người, mỗi quốc gia và các cộng đồng. Vì vậy để hiểu rõ về môi trường
chúng ta cũng cần hiểu rõ các vấn đề về dân số và ngược lại.
I. Một số khái niệm cần nắm:
1. Môi trường
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của
một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình
trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang
xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có
tính tương tác với hệ thống đó.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên
và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt
động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và
các thể chế.
2. Ô nhiêm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý,
hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kỳ thành phần nào của
môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn

hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con
người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác)
hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực
phẩm), hoặc chất khí (SO
2
trong núi lửa phun, NO
2
trong khói xe, CO từ khói đun …),
các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như
thăng hoa hay ở dạng trung gian.
Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên
3. Sự cố môi trường
Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của
con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm
trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
+ Bão, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa acid,
mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
+ Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất,
kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng;
+ Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập
hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở
lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
+Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế
nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
4. Tài nguyên và cạn kiệt tài nguyên
"Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật
chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người".
Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển,

số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày
càng tăng.
Người ta phân loại tài nguyên như sau:
- Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.
- Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo.
- Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài
nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh
quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.
Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài nguyên
không tái tạo.
+ Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v ) là tài nguyên có thể tự duy trì
hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu
sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví
dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói
mòn v.v
+ Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi
sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt
sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các
loài sinh vật quý hiếm.

Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt,
thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập
quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều
loại tài nguyên. Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều loại tài nguyên giá
trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương pháp chế biến
hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác. Vai trò và giá trị của tài nguyên
thông tin, văn hoá lịch sử đang tăng lên.
II. Mối quan hệ giữa dân số và môi trường
Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của

yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có
tác động tiêu cực hay tích cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi
trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người ở cả hai mặt. Từ
những thực trạng môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân chúng ta
thấy rằng, môi trường có tác động rất lớn và trực tiếp đến chất lượng dân số. Chất
lượng môi trường và chất lượng dân số có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chất
lượng môi trường là cơ sở cho chất lượng dân số, còn chất lượng dân số là tiền đề cho
chất lượng môi trường.
Các quá trình dân số
- Sinh
- Chết
- Di dân
Các kết quả dân sô
- Quy mô dân số
- Cơ cấu dân số theo tuổi , giới tính
- Phân bố dân số
- Chất lượng dân số
Chất lượng tài nguyên môi trường
- Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản,
nguyên nhiên liệu, năng lượng
- Cạn kiệt và ô nhiêm môi trường tài nguyên đất
- Cạn kiệt và ô nhiễm môi trường tài nguyên
nước
- Ô nhiễm không khí và khí hâu biến đổi
- Hệ sinh thái rừng, đồng cỏ, thảm thực vật,
động vật biến đổi
- Ô nhiếm thực phẩm, độ rung tiếng ồn, điện từ
trường tăng lên…
Các quá trình của tài nguyên môi trường
Khai thác tài nguyên khoáng sản, nguyên

nhiên liệu, năng lượng cho:
- Sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao
thông vận tải
- Sản xuất mông, lâm, ngư nghiệp
- Hoạt động dịch vụ, du lịch, giải trí…
- Cho nhu cầu sinh hoạt…
1. Tình hình biến động dân số trên toàn thế giới
Ảnh hưởng mạnh nhất của dân số đến môi trường, tài nguyên trước hết phải nói
đến sự gia tăng số lượng dân số. Dân số càng đông cường độ tác động vào môi trường
càng lớn.
Năm 1650, trên thế giới chỉ có khoảng 500 trệu người, đến năm 2010 dân số thế
giới gần đạt 7 tỷ người. Trong vòng 350 năm, dân số thế giới tăng lên là 14 lần.Hiện
nay dân số thế giới gia tăng hàng năm thêm khoảng 90 triệu người, với tỉ lệ gia tăng là
1,7%. Tỉ lê gia tăng này khác biệt lớn tùy theo trình độ phát triển của các nước. Các
nước công nghiệp phát triển, tức là các nước giàu thì tỉ lệ này là 0,5% / năm còn đa số
các nước nghèo là 2,1% / năm.
Năm 1950, số lượng người sống ở thành phố chỉ bằng 1/3 của năm 1990 (2,5 tỉ
người). Khi ở các nước phát triển, dân số đô thị chỉ tăng gấp 2 lần thì ở các nước đang
phát triển tăng lên 5 lần trong cùng một thời gian. Bước vào thế kỉ XXI, dân số thế
giới đã vượt quá 6 tỉ người. Theo ước tính năm 2006 của Cục dân số Liên Hợp Quốc,
dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người trong 43 năm tới – một sự gia tăng tương
đương với tổng dân số thế giới năm 1950.
Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau. Trong số hơn 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới thì 11 quốc gia đông dân nhất có số dân trên 100 triệu người mỗi
nước, chiếm 61% dân số toàn thế giới. Trong khi đó 17 nước ít dân nhất chỉ có dố dân
từ 0,01 đến 0,1 triệu người mỗi nước (1,18 triệu người, chiếm 0,118% dân số toàn thế
giới)
Sự gia tăng dân số thế giới sẽ diễn ra chủ yếu tại các nước ít phát triển hơn. Dân số
của các nước này sẽ tăng từ 5,4 tỷ người trong năm 2007 lên 7,9 tỷ người trong năm
2050. Dân số của các nước nghèo như Afghanistan, Burundi, Congo, Guinea-Bissau,

Liberia, Niger, Đông Timor và Uganda dự đoán sẽ tăng ít nhất 3 lần vào giữa thế kỷ
này.
Cứ 4 ngày thì thế giới bổ sung thêm 1 triệu người hay nói cách khác thì mỗi giây
có 3 người trào đời. Chính sự gia tăng dân số làm ảnh hưởng đến sản lượng lương
thực, thực phẩm. Có khoảng 88 nước trên thế giới đang ở tình trạng nghèo đói, trong
dó Châu Phi chiếm tới một nửa.
2. Tác động của dân số đến môi trường
2.1. Tác động trực tiếp
Từ khi con người xuất hiện, nhất là sau khi cuộc đại công nghiệp bắt đầu xảy ra
trên thế giới, cùng với sự gia tăng dân số nhanh môi trường sống tương đối ổn định
trước đây của các loài sinh vật bắt đầu bị chấn động, con người đã tác động và gây ra
nhiêu biến đổi đáng kể đối với môi trường.
Ảnh hưởng trực tiếp của dân số đến môi trường chủ yếu là do hoạt động sinh lý, tự
nhiên của con người trong quá trình sống gây nên. Con người muốn tồn tại và phát
triển đều phải sử dụng các nguồn lương thực, thực phẩm để ăn, nước để uống, không
khí để thở, quần áo mặc, nhà để ở, phương tiện giao thông đi lại… trong quá trình đó,
cơ thể con người thải ra những chất cặn bã ra ngoài môi trường. Chất cặn bã thải ra
môi trường sinh hoạt nếu không được xử lý tốt sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm,
nguồn gốc gây ra nhiều loại bệnh tật có hại cho sức khỏe.
Trong quá trình sống hàng ngày, con người vừa thường xuyên dung nạp một phần
năng lượng nhưng đồng thời cũng tiêu hao một phần năng lượng. Trong quá trình đó
cơ thể con người luôn tỏa ra một lượng nhiệt năng ra môi trường xung quanh làm cho
nhiệt độ không khí trong môi trường tăng lên. Nhiệt độ không khí ở đô thị có thể nóng
hơn các vùng nông thôn xung quanh tới 5 độ C một khi thảm che phủ đất tự nhiên bị
thay thế bằng đường xá và các tòa nhà.Bên cạnh đó, mỗi ngày một người lớn hít vào
khoảng 100 lít không khí và thở ra lượng khí cacbonic cũng nhiều tương ứng. Khí
cacbonic thải ra và tụ lại tập trung nhiều tại một chỗ sẽ làm vẩn đục không khí gây
cảm giác khó chịu.
Tóm lại, cơ thể con người cũng là một nguồn gây ô nhiễm, do vậy khi số lượng dân
cư càng tăng cao thì sẽ có những tác động đến môi trường phát sinh trực tiếp từ cơ thể

con người, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của mỗi cá nhân.
2.2. Tác động gián tiếp
2.2.1. Tác động đến tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và
tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc
sống. Tài nguyên thien nhiên phân bô không đồng đều giữa các nơi trên Trái Đất, và
trên cũng một lãnh thổ, từng quốc gia. Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên
có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
Nhìn chung tài nguyên là hữu hạn và phải biết khai thác sử dụng một cách hợp lý.
Vì dân số thế giới tiếp tục gia tăng, nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống
còn của con người và hàng triệu sinh vật khác sẽ ít đi. Các nước phát triển thì sử dụng
quá nhiều những nguồn tài nguyên có thể tái tạo được trong khi các nước đang phát
triển thì lại “tiêu xài” quá mức những nguồn tài nguyên không thể tái tạo được.
Theo báo cáo của Quỹ quốc tế bảo vệ động vậy hoang dã (WWF, hiện nay con
người tiêu thụ nhiều hơn 20% so với khả năng tạo ra nguồn tài nguyên mới của trái
đất. Các vùng đất ngập nước, rừng savan, cửa sôn, ngư trường đánh bắt ven biển và
các nơi cư trú khác tham gia vào chu trình khí, nước và chất dinh dưỡng cho tất các
sinh vật sống trên Trái Đất đang bị hủy hoại.
- Do nhu cầu của con người đối với lương thưc thực phẩm, nước ngọt, gỗ, sợi và nhiên
liệu, đất đai ngày càng bị khai thác cho nông nghiệp, trong 60 năm qua diện tích được
khai thác còn nhiều hơn cả thế kỷ 80 và 90 gộp lại.
- Ước tính 24% diện tích bề mặt Trái Đất đang được canh tác.
- Lượng nước bơm hút lên từ các song và hồ đã tăng gấp đôi trong 40 năm qua. Con
người hiện nay sử dụng 40-50% lượng nước ngọt có sẵn chảy ra từ đất liền.
- Ít nhất ¼ trữ lượng thủy sản đã bị khai thác quá mức. Tại một số nơi, sản lượng đánh
bắt hiện thấp hơn 100 lần so với trước khi đánh bắt công nghiệp. Số lượng động vật
trên cạn, nguồn nước và các loài sinh vật biển đã đc con ng sử dụng hết từ 40% từ
năm 1970-2000
- Kể từ năm 1980, khoảng 35% các khu rừng ngập mặn đã biến mất, 20% rạn san hô
thế giới bị huy hoại và 20% khác bị suy thoái trầm trọng.

- Sự tiêu thụ nguồn nhiên liệu như than, khí và dầu lửa cũng tăng khoảng 700% từ
năm 1961-2000
a. Cạn kiệt tài nguyên đất
Đất là nguồn tài nguyên vô giá đang bị xâm hại nặng nề. Diện tích đất đai bình
quân trên một đầu người ngày càng thu hẹp mà nguyên nhân cơ bản nhất chính là vấn
đề tăng dân số một cách nhanh chóng trên toàn thế giới, trong đó các quốc gia đang
pát triển và kém phát triển là có tỷ lệ tăng dân số mạnh mẽ nhất.
Do các yếu tố mức sinh, mức chết, di dân và một só yếu tố khác, diện tích đất phân
bố rất không đồng đều trên toàn thế giới: hiện nay diện tích các thàn phố trên thế giới
chiếm 0,3% diện tích trái đất và 40% dân số thế giới. Diện tích trên Trái đất với hơn
70% là đại dương còn lại là đất liền nhưng con người chỉ cư trú được với 1 diện tích
chiếm 32% diện tích đất liền, mặt khác dân số lại phân bố không đồng đều ở các quốc
gia. Các nước kém phát triển hoặc đang phát triển thì có mật độ dân số cao hơn nhiều
so với các quốc gia phát triển.
Số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy cứ mỗi phút trên phạm vi toàn cầu có khoảng
10 ha đất trở thành sa mạc. Diện tích đất canh tác trên đầu người giảm nhanh từ 0,5
ha/ người xuống còn 0,2 ha/người và dự báo trong vòng 50 năm tới chỉ còn khoảng
0,14 ha/ đầu người
Bảng 1: Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới
Năm tính -10^6 -10 ^5 - 10^4 0 1650 1840 1930 1994 2010
Dân số
(triệu)
0,125 1,0 5,0 200 545 1000 2000 5000 7000
Diện tích
(ha/ người)
12.10^4 15000 3000 75 27,5 15 7,5 3,0 1,88

b. Cạn kiệt tài nguyên nước
Nước vừa là nguồn tài nguyên thiết yếu đối với con người vừa là nguồn tài nguyên
đặc biệt, sự phân bố của nó không hề tương ứng với những nhu cầu đang ngày càng

tăng của con người. Trong tổng lượng nước của toàn thế giới, có tới 97% là nước
mặn, và trong số 3% nước ngọt có thể sử dụng thì có tới 70% tồn tại dưới dạng băng ở
hai vùng cực và tuyết trên những đỉnh núi cao. Nước ngọt có thể sử dụng chỉ chiếm
1% tổng lượng nước tòan cầu. Không những vậy, nước ngọt có thể sử dụng còn có sự
phân bố không đông đều tại nhưng khu vực khác nhau và những khoảng thời gian
khác nhau. Có một sự mất cân đối về lượng nước giữa mùa khô hạn và mùa mưa giữa
các năm.
Trong vong một thế kỷ qua, trong khi dân số toàn cầu tăng lên ba lần thì mức tiêu
thụ nước đã tăng lên 6 lần, trong đó nông nghiệp tiêu thụ tới 75% lượng nước ngọt
toàn cầu và nhu cầu tưới tiêu của nông nghiệp lại không ngừng tang lên cùng với sự
phát triển dân số. Ngay cả những nước có khí hậu ôn hòa như Pháp thì lượng nước
dành cho nông nghiệp cũng chiếm tới 30% tổng lượng nhu cấu.
Tiêu thụ ở những thành phố lớn cũng không ngừng tăng lên, nhất là trong hoạt
động du lịch. Tính trung bình, một du khách du lịch trong một khách sạn hạng sang
tiêu thụ từ 500 đến 800l nước/ ngày, gấp nhiều lần mức tiêu thụ của cư dân bản địa.
Kèm theo là các dịch vụ giải trí và vệ sinh. VD: một sân golf hàng năm tiêu thụ
khoảng 10 000 mét khối nước cho 1 ha, tương đương với 1 diện tích trông trọt trong
nông nghiệp. Thêm vào đó thủy điện và công nghiệp cũng là những nguồn tiêu thụ
nước với số lượng lớn. Cùng với những tác động xấu đên sinh thái và văn hóa – xã hội
ở các khu vực nhà may. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước đã dẫn đến việc cạn kiệt tài
nguyên nước.
Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa trong tổng số 500 dòng sông lớn nhất thế giới đang
trở nên cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Lượng nước của các con sông lớn nhất thế giới
đang sụt giảm làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, các loài vật và tương lại
của cả hành tinh.
Liên hợp quóc đã đưa ra cảnh báo về một thảm họa đối với một số con sông trong số
này. Sông Nile ở Châu Phi và sông Hoàng Hà ở Trung Quốc từng được xem là các hệ
thống tưới tiêu lớn nhất của thé giới nay đang có lượng nước đổ ra đại dương ở mức
vô cùng thấp. Tất cả 20 con sông lớn nhất thế giới hiện đang bị các con đập ngăn
chặn.

Hậu quả là 1/5 chủng loại cá đã tiệt chủng hoặc đang bên bờ tuyệt chủng. Sông
Jordan (bang Utah, Mỹ) và sông Rio Grande (biên giới Mỹ- Mexico) được xem là 2
con sông cạn nhất so với chiều dài của nó. Tại Anh, ¼ tổng số 160 con sông của nước
này đan cạn dần do quá nhiều nhà cửa và do các ngành nông nghiệp, công nghiệp phát
triển tạo ra chướng ngại vật.
c. Cạn kiệt tài nguyên khoáng sản
Do sức ép phải thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của số lượng dân
số đông về nguồn khoáng sản không những gây nên tình trạng căng thẳng lâu dài đối
với việc cung cấp nguồn lực mà còn gây ra vấn đề sinh thái nghiêm trong.
Dân số tăng lên đi đôi với việc túc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa làm cho
nhu cầu và mức độ tiêu dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, nhiên
liệu… không ngừng tăng theo. Để đáp ứng nhưng nhu cầu đó, một mặt phải mở rộng
quy mô phạm vi khai thác đông thời tìm cách thay thế bằng các dạng năng lượng,
nguyên liệu mới. Cả hai quá trình này đều nhất thiết phải tác động vào môi trường và
nhất thiết sẽ gây ra những hậu quả biến đổi nhất định trong môi trường.
- Việc tiêu dùng của sô lượng dân cư ngày càng gia tăng sẽ làm tiêu hao nguồn
khoáng sản, dẫn đến thiếu hụt nguồn lực khoáng sản
- Hiện tượng khai thác khoáng sản bừa bãi không hợp lý, hiệu quẳ dụng khoáng sản
thấp, nguồn khoáng sản bị thất thoát lớn dẫn đến các mỏ khoáng sản nhanh chóng trở
nên ngèo nàn, cạn kiệt và làm cho mối quan hệ giữa dân số và khoáng sản trong tương
lai càng trở nên trầm trọng.
- Để đáp ứng nhu cầu số lượng dân dân số đông đòi hỏi phải tiêu dùng một khối lượng
khoáng sản và sản phẩm khoáng sản lớn, tạo ra và đưa vào môi trường một lượng lớn
nước thải, khí thải, vật thải… làm ô nhiễm môi trường
d. Suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học
Không gian sống của con người luôn luôn cần mở rộng. Do đó con người luôn
giành giật với sinh vật và diển hình là tình trạng phá rừng diễn ra khắp nơi trên thế
giới.
Nhiều diện tich rừng bị phá hoại nghiêm trong. Con người phá rừng với các mục
đích mở rộng diện tích đất nông nghiêp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực thực

phẩm, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất,
nhu cầu lấy củi, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và các sản phẩm rừng, phá rừng để
trồng cây công nghiệp và cây đặc sản. Ngoai ra còn có một nguyên nhân khác làm
giảm diện tích ừng là do việc cháy rừng nhưng nguyên nhân sâu xa cũng là do các
hoạt động của con người gây ra.
Vào thời kỳ tiền sử, diện tích rừng đạt tớ 8 tỷ ha (2/3 diện tích lục địa), đên thế kỉ 19
còn khoảng 5,5 tỷ ha và hiện nay còn khoảng 2,6 tỷ ha. Năm 1991 diện tích rừng bị
phá của toàn thé giới lên tới 17 triệu hecta so với 11,3 triệu hecta của 10 năm trước
đó. Việc chặt phá rừng ở vùng nhiệt đới bắt đầu diễn ra mạnh từ thế kỷ thứ 18 và 19
do mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp và cây công nghiệp, đặc biệt là từ năm
1945. Theo FAO thì khoảng 50% rừng nhiệt đới bị phá hủy từ năm 1950, nhiều nhất ở
Trung Mỹ (66%), tiếp đến là Trung Phi (52%), Nam Phi và Đông Nam Á tương ứng
là 37% và 38%. Số lệu thống kê cho thấy diện tích rừng đang suy giảm với tốc độ
chóng mặt (mỗi phút mất đi khoảng 30 ha rừng) và theo dự báo với tốc độ này chỉ
khoảng 160 năm nữa toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến mất.
Cùng với rừng, đa dạng sinh học cũng đóng vai trò quan trong đối với con người
và thiên nhiên. Từ nhiều thập kỷ nay, hoạt động của con người đã tác động mạnh đến
thế gới sinh vật, được xem là tương đương hoặc thậm chí lớn hơn nhiều so với các đợt
tuyệt chủng lớn nhất trong thời tiền sử. Hơn 11 000 loài động vật và thực vật hiện
đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng, 12% loài chim, 25% loài động vật có vú, 32%
loài lưỡng cư… đang có nguy cơ tuyệt chủng; khoảng 1/3 dải san hô sẽ biến mất
trong vòng 30 năm tới. Tốc độ giảm đa dạng sinh học do hoạt động của con người
trong 50 năm qua nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử và số loài động thực
vật tuyệt chủng trong 100 năm qua đã tăng cao gấp 1000 lần. Trữ lượng cá trên thế
giới đã giảm 90% so với thời kỳ bắt đầu khai sinh ngành công nghiệp đánh cá. Các
loài cá nước ngọt đang bị đe dọa tuyệt giống với khoảng 20% của chúng ở 20 nước đã
được IVCN-Sách đỏ của Liên Minh Bảo Tồn Thế Giới đánh giá một cách toàn diện.
Vào khoảng 35% các loài rùa cũng bị đe dọa như vậy.
2.2.2. Ô nhiễm môi trường
Môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm bởi các loại chất thải do hoạt động của

con người. Dân số càng tăng thì mức độ ô nhiễm càng cao và chính con người là chủ
thể tạo ra ô nhiễm do các hoạt động của mình.
Rác thải, nước thải và các khí thải từ các khu dân cư nhà máy công sở, trường học,
bệnh viện hàng ngày làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Trong các loại chất thải,
có nhiều chất rất độc, khó hay không bị phân hủy sinh học.
Một ví dụ, ở Thái Lan có 80 ngàn nhà máy, trong đó có 20 ngàn nhà máy nằm ở
Bangkok và các thành phố lân cận. Các chất thải độc hại năm 1986 là 1,2 triệu tấn.
Tính đến năm 2001, lượng chất thải sẽ tăng lến 6 triệu tấn/ năm.
Mưa axit, mỏng màn ozon, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả đáng ngại của sự
phát triển của xã hội loài người. Cùng với ô nhiễm nước, đất và không khí chúng kìm
hãm và đe dạ sự phát triển của con người.
Ô nhiễm môi trường làm cho chất lượng môi trường nói chung xuống cấp. Quá
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh thường dẫn đến ô nhiễm các thành phần
môi trường như nước, đất và không khí… nhiều vấn đề vệ sinh môi trường phức tạp
đã phát sinh ở các khu vực thành thị.
Năm 1950, cứ 3 người thì có gần một người sống ở thành phố hay thị trấn. Hiện
nay, gần nửa dân số thế giới sống ở đô thị. Đén năm 2030, tỷ lệ này sẽ lag hơn 60%.
Trong ¼ thế kỷ tới, tăng dân số hầu hết diễn ra ở các đô thị thuộc các nước kém phát
triển. Tăng dân số nhanh nhất sẽ diễn ra ở các đô thị có số dân dưới 500 000 người
chứ không phải ở các thành phố lớn hơn.
Năm 2000, thế giới có 402 thành phố có số dân từ 1 đến 5 triệu người; và 22 thành
phố có số dân từ 5 đén 10 triệu người. Năm 1950, New York là thành phố duy nhất có
số dân hơn 10 triệu người. Đến năm 2015, có 23 thành phố như New York, trong đó
có 19 thành phố ở các nước đang phát triển. Tại các nước phát triển hơn, 75% dân số
sống trong đô thị. Ở châu Á, tỷ lệ này là dưới 40%, nhưng số dân đô thị của các khu
vực này là 1,5 tỷ người, nhiều hơn Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Châu Đại Dương và
Bắc Mỹ cộng lại. Châu Phi là châu lục có tốc độ đô thị hóa thấp nhất, song dân số đô
thị tăng nhanh nhất.
Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ
phát sinh chất thải tính theo đầu người tăng lên. Dân thành thị ở các nước phát triển

phát sinh chất thải nhiều hơn các nước đang phát triển 6 lần.
Dân số và lượng rác thải tỷ lệ thuận với nhau, tuy với hệ số rất cao. Theo một
nghiên cứu thì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 2%/ năm, trong khi tỷ lệ tăng rác lại
đến 30-40%/ năm, như vậy có thể xác định dân số cứ tăng 1% thì lượng rác tăng
tương ứng 15-20% (cách tính trên chưa xét đến tăng dân số cơ học). Các thành phố có
thể phải chi đến 30% ngân sách để tiêu hủy chất thải, chủ yếu chi phí cho việc vận
chuyển. Các khoản chi này thường độn lên rất nhiều do diện tích đất thích hợp bị thu
hẹp khi mà các đô thị mở rộng và giá đất tăng lên. Chi phi quản lý chất thải rắn ở các
nước đang phát triển có thể lên tới 50% ngân sách hàng năm. Ngoài ra còn thiếu cơ sở
hạ tầng để xử lý an toàn chất thải. Khoảng 30% đến 60% lượng chất thải rắn ở đô thị
không được thu gom và chỉ có dưới 50% dân số đô thị được cung cấp dịch vụ thu
gom.
a. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất trong khí quyển sinh ra từ hoạt động
của con người hoặc các quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn và thời gian đủ lâu,
chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏa hoặc lợi ích của con người hoặc môi trường. Các
hoạt động của con người gây ô nhiễm do đốt nhiên liệu và do phát triển các ngành
công nghiệp.
- Quá trình đốt nhiên liệu xảy ra ở khắp mọi nơi. Trong sản phẩm nhiên liệu sản sinh
ra khi cháy có chứa nhiều loại khí độc hại cho sức khỏe con người, nhất là khi quá
trình cháy không hoàn toàn. Các loại khí độc hại như SO2, CO2, NOx, hydrocacbon
và tro bụi. Nguồn gây ô nhiễm do đốt nhiên liệu gồm các nhóm: Các phương tiện giao
thông; Do đun nấu; Các nhà máy nhiệt điện; Đốt các loại phế thaair đô thị và sinh hoạt
(rác thải)
- Ô nhiễm do các ngành công nghiệp: Công nghiệp gang thép, luyện kim màu, công
nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp hóa chất, công nghiệp lọc dầu.
Bảng 2: Lượng các tác nhân ô nhiễm trên toàn thế giới năm 1992
(Đơn vị: triệu tấn)
Nguồn gây ô nhiễm
Tác nhân ô nhiễm chính

CO Bụi SO4 CnHm NOx
1. Giao thông vận tải
- Ô tô chảy xăng
- Ô tô chảy dầu diezen
- Máy bay
- Tàu hỏa và các loại khác
Tổng
53,5
0,2
2,4
2,0
58,1
0,5
0,3
0
0,4
1,2
0,2
0,1
0
0,5
0,8
13,8
0,4
0,3
0,6
15,1
6,0
0,5
0

0,8
7,3
2. Đốt nhiên liệu
- Than
- Dầu, xăng
- Khí đốt tự nhiên
- Gỗ, củi
Tổng
0,7
0,1
0
0,9
1,7
7,4
0,3
0,2
0,2
8,1
18,3
3,9
0
0
22,2
0,2
0,1
0
0,4
0,7
3,6
0,9

4,1
0,2
8,8
3.Quá trình sản xuất công nghiệp 8,8 6,8 6,6 4,2 0,2
4. Xử lý chất thải rắn 7,1 1,0 1,5 1,5 0,5
5. Hoạt động khác
- Cháy rừng
- Đốt các sản phẩm
- Đốt rác thải
- Hàn đốt xây dựng
Tổng
6,5
7,5
1,1
0,2
15,3
6,1
2,2
0,4
0,1
8,8
0
0
0.5
0
0,5
2,0
1,5
0,2
0,1

3,8
1,1
0,3
0,2
0
1,6
Hàng năm con người sử dụng và khai thác hàng tỷ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt.
Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm
cho hàm lượng các khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Mỗi năm có khoảng 20 tỉ tấn
cacbon điôxit; 1,53 triệu tấn coban; 600000 tấn kẽm; hơi thủy ngân, hơi chì và các
chất độ hại khác.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại chất độc như CO2,
NÕ, CH4, CFC đã gây ra hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng
nhất gây nên hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào viêc gây hiệu ứng nhà
kính, còn có CFC chiếm 22%. Nếu chúng ta không ngăn chặn hiệu ứng nhà kính thì
trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên 1,5 – 3,5 m. Có nhiều khả năng
lượng CO2 tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng
lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt dộ trung bình của Trái Đất tăng khoảng
3,6 độ C và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,3 độ C. Theo các tài liệu quốc tế, trong vòng hơn
130 năm qua nhiệt độ Trái Đất đã tăng lên o,4 độ C. Tại hội nghị Châu Âu được tổ
chức gần đây, các nhà khí hậu học trên trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm
2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,5 độ C nếu như con người không có
biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm không khí là hiện tượng thủng tầng ozon. CFC là “kẻ
phá hoại” chính của tầng ozon. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số chất độc
hại khác thì tầng ozon sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn thực hiện được trách
nhiệm của một tấm là chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ UV-B, làm cho lượng bức xạ
tăng lên gây hậu quả xấu cho sức khỏe con người và các sinh vật.
b. Ô nhiễm nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây

ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của sinh vật. Khi sự thay đổi này vượt quá
một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm đã ở mức nguy hiểm và gây ra những hậu quả
đáng kể.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước hầu hết là do hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của con người tạo nên như: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải
nông nghiệp… gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, biển…
Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thủy sinh vật và việc sử dụng
nguồn nước vào mục đích cấp thiết. Khối lượng nước thải này đang và sẽ làm nhiều
nguồn nước trên phạm vi lớn ô nhiễm nghiêm trong, đặc biệt là các sông, hồ trong các
đô thị lớn.
Trong những thập niên 60 trở lại đây, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với
nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ
thuật công nghệ:
- Tại Anh quốc, đầu thế kỷ 19 sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên
vào giữa thế kỷ này. Các sông khác ở đây cũng có tình trạng tương tự trước khi người
ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nhiêm ngặt.
- Nước Pháp rộng hơn với nhiều sông rộng lớn tuy nhiên đến cuối thế kỷ 18 các sông
lớn và nước ngầm nhiều nơi đã không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5000
km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính.
- Hoa Kỳ: vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm
trong
- Ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm, TQ gây ô nhiễm
sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm gấp 50 lần cho phép.
c. Ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất đai cũng là một trong những vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt
trong việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học. Ô nhiễm đất không chỉ ảnh hưởng
xấu đến sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản mà còn thông qua lương thực
rau quả ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người.
- Ô nhiễm đất do nước thải: do không biết sử dụng nguồn nước thải một cách khoa
học để tưới cho cây trồng, sử dụng những nguồn nước thải chưa qua xử lý cần thiết,

tưới bừa bãi có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm.
- Ô nhiễm đất vì chất phế thải: do các loại chất thải rắn công nghiệp, rác đô thị, chất
thải rắn phóng xạ chưa qua xử lý vứt bừa bãi, ngấm nước mưa và rì ra nước gây ô
nhiễm đất, sông ngòi.
- Ô nhiễm đất do khí thải: các khí thải độc hại có trong không khí kết tụ hoặc hình
thành mưa axit rơi xuống làm ô nhiễm đất
- Ô nhiễm đất do nông dược và phân hóa học
- Ô nhiễm đất do vi sinh vật: chủ yếu do chất thải chưa qua xử lý của người và động
vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt… trong đó nguy hại nhất là chất thải
chưa được xử lý khử trùng của các bệnh viện truyền nhiễm
3.Tác động của môi trường đến dân số
Giữa dân số và tài nguyên, môi trường có mối
quan hệ tác động qua lại biện chứng với nhau.
Trong mối quan hệ dân số - tài nguyên – môi
trường, yếu tố dân số là chủ thể nên mọi sự biến
đổi của dân số sẽ quyết định nội dung và tính chất
của mối quan hệ này. Vì vậy để giải quyết mối
quan hệ này phải khống chế và kiểm soát được sự
gia tăng dân số. Dân số gia tăng mà không có một
sự kiểm soát chặt chẽ sẽ làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt nhanh chóng
và môi trường suy thoái trầm trọng. Điều này sẽ tác động trở lại và gây hậu quả tiêu
cực lên các quá trình và kết quả dân số.
3.1. Tác động của tài nguyên môi trường đến mức sinh
- Hầu như ở đâu môi trường sống trong lành, không bị ô nhiễm nặng, khí hậu mát mẻ
thì ở đó mức sinh đẻ thường cao hơn và ngược lại, những nơi mà môi trường ô nhiễm
nặng, mức sinh thấp hơn. Môi trường, thời tiết, khí hậu trong lành là điều kiện thuận
lợi để nâng cao mức độ thụ thai, tăng khả năng sinh đẻ. Sống trong điều kiện môi
trường thiếu oxy sẽ gây đột biến gen, thay đổi nội tiết tố và những điều này có thể tác
động đến khả năng sinh sản nói chung.
- Việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể dẫn đến làm cho môi trường ít

nhiều bị ảnh hưởng, nhưng nhờ việc khai thác đó mà thúc đẩy được sản xuất phát
triển, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân. Mức sống người dân được cải
thiện góp phần tích cực điều chỉnh các quá trình dân sốm trong đó có mức sinh, nâng
cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực.
- Môi trường sống bị ô nhiễm dẫn tới rủi ro trong cuộc sống lớn, bệnh tật và mức chết
tăng lên đặc biệt là rủi ro về chết của trẻ em và người già cao, điều này kích thích tâm
lý người dân phải sinh đẻ nhiều để đề phòng rủi ro xấu. Điều này kích thích mức sinh
làm gia tăng dân số.
- Do việc khai thác thác quá mức dẫn tới nhiều nơi bị cạn kiệt tài nguyên, đất đai bạc
màu không thể canh tác hoặc ô nhiễm nguồn nước ngọt không đủ nguồn nước phục vụ
cho tưới tiêu hay hiện tượng nước biển dâng khiến cho diện tích đất liền suy giảm đẫn
tới cuộc sống của con người trở nên nghèo đói, khó khăn. Đói nghèo, thất nghiệp,
bệnh tật dẫn tới rủi ro chết luôn thường trực kéo theo mức sinh đẻ tăng cao.
3.2. Tác động của tài nguyên môi trường đến mức chết
- Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến mức chết, dễ nhận thấy nhất là chết do thiên
tai, thảm họa có nguyên nhân tự nhiên. Khi hệ sinh thái môi trường bị biến đổi, gây
nên nhiều thảm họa tự nhiên giết chết hàng loạt người trong một khoảng thời gian
ngắn như bão tố, cháy rừng, lũ lụt, động đất, núi lửa, sóng thần…
Có thể thấy những trận động đất kinh hoàng tại Nhật Bản như trận động đất năm 1923
tại Kanto mạnh 7,9 độ Richter làm rung chuyển toàn bộ khu vực Tokyo - Yokohama.
Rung chấn khiến hầu hết các tòa nhà sụp đổ và kéo theo một cơn sóng thần cao 12 m.
Một loạt trận hỏa hoạn diễn ra sau vụ động đất khiến 90% các tòa nhà của Yokohama
bị hư hỏng nặng, khoảng 2/5 thành phố Tokyo bị phá hủy, một nửa dân số bị mất nhà
cửa, gần 143.000 người chết.
-Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng gián tiếp đến gây nên cái chết của rất nhiều người
dân như nhưng căn bệnh bắt nguồn từ hậu quả khủng hoảng môi trường (như bệnh
ung thư, viêm phổi, , hoặc có thể làm xuất hiện nhiều bệnh dịch mới, lạ, tốc độ lây lan
nhanh, rộng, tái xuất dịch bệnh với mức độ nguy hiểm hơn như sốt rét, thủy đậu,
H5N1, H1N1, )
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết trong năm 2000, trên thế giới có khoảng 154000

người tử vong vì các chứng bệnh phát sinh do tình trạng biến đổi khí hậu. Theo cảnh
báo của WHO thì biến đổi khí hâu có thể góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên cái
chết của 77 nghìn người mỗi năm tại Đông Nam Á và Đông Á.
- Một nguyên nhân khác khiến cho mức chết gia tăng là do hậu quả của ô nhiễm môi
trường sống như ô nhiêm đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí… kéo theo
hàng loạt những di chứng, bệnh tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con
người hoặc các hậu quả gián tiếp như thiếu lương thực thực thực phẩm, đất đâ để sinh
sống, điều kiện phục vụ những nhu cầu thiết yếu…
Theo ước tính có hơn 1/6 dân số toàn cầu không thể tiếp cận với nước sạch an toàn
trong đó có gần 1 tỉ trẻ em sống mà không có những điều kiện vệ sinh cơ bản, cứ 20
giây lại có 1 trẻ em chết vì vệ sinh kém.
Hoặc sự kiện “Cadimi” xảy ra ở Nhật Bản năm 1955 do người dân núi Phũ Sĩ đã sử
dụng nước thải của một nhà máy luyện kẽm gần đó để tưới ruộng khiến cho Cadimi
tích trữ dần trong lúa gạo ở khu vực này. Hậu quả là 34 người chết, 280 người bị tàn
phế.
- Do nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, đất đai và nguồn nước bị ô nhiễm và trở
nên khan hiếm …khiến cho nhiều cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, các
khu vực có thể xảy ra để tranh giành các nguồn lực tự nhiên, hậu quả dẫn đến là mức
chết tăng lên ( chiến tranh nước ngọt, lấn chiếm đất đai, tài nguyên ) Theo nhận định
của GS Michael Kerschgesn – giám đốc viện vật lý địa cầu và khí tượng, trường ĐH
tổng hợp KOLN nhận định: khan hiếm nước sẽ là thách thức lớn nhất. Nguy cơ cuộc
chiến tranh giành nguồn nước có thể thành hiện thực.
3.3. Tác động của tài nguyên môi trường đến di dân
- Di dân và môi trường có mối quan hệ rất khăng khít với nhau. Dễ thấy người dân
thường chuyển từ nơi có môi trường ô nhiễm đến nơi khác trong lành hơn để sinh
sống và những nơi môi trường trong sạch sẽ được nhiều người từ khu vực khác đến cư
ngụ, làm ăn. Môi trường sống trở thành 1 trong những yếu tố hút-đẩy rất quan trọng,
quyết định quy mô, cường độ, luồng, hướng các dòng di chuyển của dân cư.
- Đi kèm với sự phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình trạng
môi trường nhiều nơi cũng trở nên ô nhiễm, suy thoái trầm trọng, tình trạng thiếu đất

canh tác,mất việc làm, mất nơi cư trú, nguồn nước ngọt bị nhiễm bẩn và khan hiếm,
thời tiết, khí hậu khắc nghiệt và biến đổi thất thường, hạn hán, bão lũ, dịch bệnh … là
những nguyên nhân chủ yếu đe dọa cuộc sống của con người, dẫn đến tình trạng
người dân phải chuyển đến 1 nơi khác (trường hợp người dân đổ về thành thị của Việt
Nam rất phổ biến). Người ta gọi đó là di dân theo hiện tượng “Tị nạn môi trường”
VD: Cơn bão cát khổng lồ xảy ra khoảng thập niên 1930 tàn phá đồng cỏ miền Trung
nước Mỹ khiến hàng triệu chủ trại và nông dân mất hết tài sản, công việc, phải di cư
đến nơi khác.
Theo ước tính của Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), do biến đổi khí hậu,
trái đất nóng lên, nước biển dâng cao, khoảng 20% dân số VN sẽ mất nhà ở, 12,2%
đất canh tác màu mỡ sẽ bị nhấn chìm, khoảng 40000 km
2
đồng bằng và 17 km
2
vùng
biển của đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập lụt nặng ( Nguồn Báo tiền phong 5-6-
2007)
3.4 Tác động của tài nguyên, môi trường đến chất lượng dân số
- Môi trường sống trong lành, sạch đẹp, không bị nhiễm bẩn là điều kiện rất quan
trọng để chất lượng dân số được nâng lên. Các yếu tố, các thành phần của môi trường
sinh thái bao quanh luôn tác động đến cuộc sống, sự phát triển của con người, chất
lượng dân số của mỗi quốc gia. Nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình
hoạt động tâm, sinh lý, trí tuệ, tinh thần, sức khỏe, tuổi thọ, giống nòi,… của chúng ta.
- Ảnh hưởng của tài nguyên môi trường đến chất lượng dân số có thể nhìn nhận ở 1 số
phương diện:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt dẫn đến không đủ nguồn nguyên liệu cho
sản xuất, nhiều ngành không được mở rộng và phát triển được, tăng trưởng kinh tế
chậm lại, thu nhập binh quân đầu người tăng chậm hoặc không tăng, thậm chí giảm
dẫn đến chất lượng dân số ít được cải thiện.
+ Môi trường đất bị ô nhiễm, tài nguyên đất khai thác quá mức, đất bị bạc màu,

hóa mặn. Thiếu đất canh tác an ninh lương thực của loài người bị đe dọa, đói nghèo
và suy dinh dưỡng sẽ trở nên trầm trọng hơn.
+ Ô nhiễm không khí gây nên các bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, đặc biệt
ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của phụ nữ đang mang thai và người già. Đây là 1
trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển về thần kinh, trí não ở thai nhi
và trẻ em, suy thoái giống nòi, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể làm giảm tuổi
thọ. Khi tình trạng ô nhiễm ngày cang tăng thì các bệnh liên quan càng phát triển như
làm gia tăng tụ huyết và nghẽn mạch, làm suy yếu lưu thông máu, tăng huyết áp và
đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư tăng lên, hệ thống miễn dịch suy giảm làm cho sức
đề kháng, sức khỏe con người, tuổi thọ trung bình giảm xuống. Ô nhiễm môi trường
không khí, đặc biệt tình trạng thiếu oxy đã làm biến đổi gen, làm chất lượng con
người không đảm bảo, ảnh hưởng sự phát triển dân số ở thế hệ tương lai.
III. Mối quan hệ giữa dân số - môi trường - phát triển bền vững
1. Tổng quan về phát triển bền vững
Phát triển bền vững: là phát triển có khả năng
đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương
lai
Phát triển bền vững là sự phát trển liên tục không
ngừng về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường
nhắm nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người hiện tại và tương lai.
Và như vậy phát triển bền vững là vùng giao thoa
giữa 3 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội – môi
trường. Điều này có thể khái quát thành ba cấu
thành chủ yếu của phát triển bền vững là: tăng
trưởng kinh tế ổn định - thực hiện dân chủ, tiến
bộ công nghệ và công bằng xã hội – môi trường
được bảo vệ và giữ gìn trong sạch, lành mạnh.
Thông qua đó,mục đích cuối cùng cần hướng tới

đó là chất lượng cuộc sống con người ngày càng
được nâng cao
2. Tác động qua lại giữa dân số, môi trường và phát triển bền vững
Dân số, môi trường và phát triển có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng
kinh tế là điều kiện cần cho sự phát triển nhưng không đồng nghĩa với phát triển. Phát
triển chỉ dựa trên tăng trưởng đơn thuần thì sự tăng trưởng đó không lâu bền. Nhiều
bài học kinh nghiệm cho thấy, nếu sự phát triển không tương ứng hoặc chỉ đáp ứng
tăng nhu cầu cho dân số hiện tại nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của dân
số tương lai, phát triển dựa vào khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, không dựa
trên cơ sở bảo vệ môi trường thì sự phát triển đó không thể là bền vững.
Tăng trưởng kinh tế là mục đích để phát triển con người, tạo điều kiện để nâng cao
đời sống con người, bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. Bảo vệ môi trường kết hợp
bảo đảm hài hòa những mục tiêu khác của con người là cần thiết để đạt được sự phát
triển bền vững.
Dân số và môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Không thể có phát
triển bền vững nếu môi trường bị hủy hoại, suy thoái, chất lượng cuộc sống và sức
khỏe người dân bị sa sút. Sự phát triển bền vững phụ thuộc rất lớn vào công tác dân số
và bảo vệ môi trường. Nhiều khi, giá phải trả cho chi phí về môi trường nhiều hơn
những cái mà con người thu về từ thiên nhiên.
Như vậy, dân số - môi trường – phát triển tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín,
ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau. Khi các nhân tố này không tạo ra được sự phát triển
hợp lý thì vòng quay sẽ hỗn loạn gây tác động tiêu cực ngược trở lại và phá vỡ cấu
trúc làm tổn hại đến nhau. Thực tế cho thấy, cách thức phát triển của loài người trong
mấy chục năm qua đã tạo ra áp lực làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân
bằng sinh thái, làm tổn hại đến môi trường – cơ sở tồn tại của chính bản thân con
người. Trong khi loài người chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học thì cũng là lúc phải đối mặt
với nhiều thách thức từ môi trường; con người luôn bị đặt vào những tình huống
không lường trước được. Vì vậy cần có sự thay đổi để phát triển lâu bền.
Hiện nay thế giới đang phát triển thiếu bền vững, như công bố của bản Báo cáo phát
triển bền vững do Chương trình bảo vệ môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đưa ra

cuối năm 2004. Đó là tình trạng 1/5 dân số thế giới có mức thu nhập chưa đến 1 đô
la/ngày; 80 triệu người ở các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng; hàng năm có tới
10 triệu người chết vì các bệnh có thể phòng tránh được và hơn 150 triệu trẻ em
không được đến trường do nghèo đói; 1/5 dân số thế giới không được sử dụng nước
sạch…Gia tăng dân số đã tạo ra áp lực to lớn đối với thiên nhiên. Sự thay đổi khí hậu
toàn cầu; tình trạng ô nhiễm các nguồn nước, hiện tượng sa mạc hóa, sự xói mòn đất
đa, suy thoái về rừng, sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật… đã và đang trở thành
mối đe dọa trực tiếp đến sự sống trên trái đất. Gần ½ đất đai trên thế giới đã bị biến
đổi bởi con người. Người ta gọi sự xói mòn đất đai nhanh chóng là “cuộc khủng
hoảng thầm lặng của hành tinh”.
Đã đến lúc phải thay đổi lối tư duy, nhận thức về thế giới. Làm cách nào dê ngăn
ngừa những hiểm họa do chính con người gây nên? Phát triển như thế nào để “thỏa
mãn nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáo
ứng các nhu cầu của thế hệ họ”. Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế -
xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả
về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó
chỉ đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và
nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác độn tích cực đến môi trường và phát triển.
Dân số và môi trường trong chiến lược phát triển bền vững trở thành một trong những
vấn đề cấp bách toàn cầu, một nhiệm vụ quan trọng trong đinh hướng phát triển kinh
tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
IV. Thực trạng về vấn đề dân số - môi trường và phát triển bền vững
tại Việt Nam
1. Thực trạng dân số
Việt Nam thuộc các nước đang phát triển, dân số gia tăng nhanh. Với tỉ suất sinh là
3,8% và tỉ suất tử là 1,7% như hiện nay thì tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta là 2,1%/
năm (1987). Với đà gia tăng này, 33 năm nữa dân số nước ta sẽ tăng gấp đôi con số
hiện nay (77 triệu) để đạt tới con sô 154 triệu người.
Bảng 3: Tăng trưởng dân số Việt Nam (1921-2005)

Năm Số dân
(triệu người)
Số dán tăng thêm sau 10
năm (triệu người)
Tỷ lệ tăng dân số hàng năm
trong kỳ (%)
1921 15,5
1931 17,7 2,2 1,33
1941 20,9 3,2 1,66
1951 23,1 2,2 1,00
1955 25,1
1965 35,0 9,9 3,32
1975 47,6 12,6 3,07
1985 59,9 12,3 2,29
1995 72,0 12,1 1,96
2005 83,1 11,1 1,37
2. Tài nguyên, môi trường
a. Cạn kiệt tài nguyên
Số liệu thống kê cho thấy, ở Việt Nam sự suy giảm đất canh tác, sự suy thoái chất
lượng đất và sa mạc hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Xói mòn, rửa trôi, khô
hạn, sạt lở, phèn hóa, mặn hóa… đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi đã làm cho khoảng
50% trong số 33 ha triệu đất tự nhiên được coi là “có vấn đề suy thoái”.
Bảng 4: Sự suy giảm đất nông nghiệp bình quân đầu người tại Việt Nam
Năm Dân số
(triêu người )
Diện tích đất nông
nghiệp (triệu ha)
Bình quân đầu
người (ha/người )
1940

1955
1975
1980
1985
1990
1995
20,2
25,1
47,6
53,7
59,7
65,7
74
5,2
4,7
5,6
7,0
6,8
7,1
7,0
0,26
0,19
0,12
0,13
0,11
0,105
0,095

Tại Việt Nam, lượng nước sẵn có trên đầu người ngày càng giảm đi. Cùng với sự phát
triển kinh tế xã hội, sự gia tăng dân số với tỷ lệ 1,7% ở nước ta, nhu cầu sử dụng nước

cho sinh hoạt và các ngành kinh tế tăng lên không ngừng trong khi đó tài nguyên nước
trong tự nhiên là có hạn chính vì thế lượng nước sẵn có theo đầu người có xu hướng
giảm dần theo thời gian.
Năm 1943 lượng nước bình quân đầu người của Việt Nam là 16 641 mét khối/ người,
nếu dân số nước ta tăng lên 150 triệu người thì chỉ còn đạt 2467 mét khối / người, xấp
xỉ với những quốc gia hiếm nước. Hiện nay lượng nước bình quân đầu người của Việt
Nam chỉ khoảng 3840 mét khối/người/năm, thấp hơn 160 mét khối so với quy định
của thế giới (trên 4000 mết khối/ người/năm)
Tài nguyên rừng ở nước ta cũng đang suy giảm nhanh chóng. Đầu thế kỷ 20 độ che
phủ đạt khoảng 50% sau đó suy giảm mạnh đến cuối những năm 80 chỉ còn gần 30%.
Năm 1943 ước tính có khoảng 14 triệu ha với tỉ lệ che phủ là 43% thì đến năm 1995
còn khoảng 8 triệu ha và tỉ lệ che pủ là 28%. Trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nước mất
khoản 3 triệu ha rừng, bình quân mất 100 000 ha/năm. Quá trình mất rừng diễn ra
nhanh hơn ở giai đoạn 1975 – 1990, mất khoảng 2,8 triệu ha. Nguyên nhân chủ yếu do

×