Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số vấn đề về bảo đảm thực hiện pháp luật trong quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 10 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022

117

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
TRONG QUẢN LÝ CÔNG CHỨC THAM MƯU Ở CÁC CƠ QUAN
ĐẢNG CẤP TỈNH CỦA VIỆT NAM
Phan Cơng Thành
Trường Chính trị tỉnh Bình Dương
Tóm tắt: Để có một đội ngũ cơng chức tham mưu tốt, cần có các điều kiện và qui phạm pháp
luật cụ thể, nghiêm minh. Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan
Đảng cấp tỉnh của Việt Nam cần nhiều yếu tố bảo đảm như mức độ hoàn thiện của hệ thống
pháp luật; năng lực tổ chức thực hiện pháp luật quản lý công chức; điều kiện về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội... Trên cơ sở phân tích các điều kiện, yêu cầu và mức độ đảm bảo của pháp
luật về quản lý công chức tham mưu trong các cơ quan Đảng hiện tại, bài viết bước đầu đề
xuất một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tham mưu ở các cơ
quan Đảng cấp tỉnh của Việt Nam.
Từ khóa: Đảm bảo thực hiện pháp luật; cơng chức tham mưu; cơ quan Đảng cấp tỉnh.
Nhận bài ngày 5.8.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 23.8.2022
Liên hệ tác giả: Phan Công Thành; Email:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ quan Đảng ở cấp tỉnh (hay còn gọi là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Thành ủy)
là cơ quan do Ban Bí thư quy định thành lập để giúp Tỉnh ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực Tỉnh ủy thực hiện vai trị lãnh đạo chính quyền và xã hội
trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng chính quyền
và các vấn đề khác theo chức năng, nhiệm vụ được quy định [1]. Công tác tham mưu của các
cơ quan Đảng cấp tỉnh được quy định cụ thể tại các Quy định, Quyết định của Ban Bí thư, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan. Thực tiễn
cho thấy, hoạt động quản lý, lãnh đạo của bất kỳ ngành và lĩnh vực nào đều rất cần đến công
tác tham mưu. Việc lãnh đạo thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, thành phố;


các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và chính sách, pháp luật của Nhà nước và
giải quyết các vấn đề của tỉnh đều cần có sự tham mưu của các cơ quan Đảng cấp tỉnh [2]. Các
cơ quan Đảng cấp tỉnh thực hiện công tác tham mưu, cả chiến lược và sách lược, trước mắt và
lâu dài cho Tỉnh ủy, Thành ủy. Đây là những cơng việc có tầm quan trọng, có vai trị quyết
định, ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội của tỉnh,


118

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

thành phố. Chất lượng tham mưu, tư vấn của các cơ quan Đảng cấp tỉnh ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả lãnh đạo của Tỉnh ủy, Thành ủy. Đương nhiên, kết quả công tác của các cơ quan Đảng
cấp tỉnh phụ thuộc nhiều vào chất lượng các sản phẩm tham mưu do đội ngũ cơng chức tham
mưu của chính các cơ quan Đảng cấp tỉnh tạo ra. Mặt khác, muốn có được đội ngũ công chức
tham mưu của các cơ quan Đảng cấp tỉnh đảm bảo về số lượng; hợp lý về cơ cấu; tốt về chất
lượng; mơi trường làm việc an tồn, dân chủ, được tơn trọng; có đủ điều kiện hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao thì việc thực hiện pháp luật (THPL) về quản lý công chức tham mưu phải
được đáp ứng, nghiêm túc và công minh.

2. NỘI DUNG
2.1. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tham mưu ở các cơ
quan Đảng cấp tỉnh của Việt Nam
2.1.1. Điều kiện về mức độ hoàn thiện của pháp luật quản lý cơng chức tham mưu
Để có đội ngũ công chức tham mưu tốt, hệ thống pháp luật về quản lý cơng chức tham mưu
phải hồn thiện. Việc đánh giá hệ thống quy phạm pháp luật có hồn thiện hay khơng cần phải
xét trên các phương diện sau: Tính tồn diện; tính thống nhất và đồng bộ; tính phù hợp và khả
thi, tính quyền lực, tính hiệu quả trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
công chức. Nghĩa là chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức tham
mưu phải phù hợp với thực tiễn quản lý cơng chức, đảm bảo tính khả thi, có tính ổn định tương

đối, không chồng chéo, với chất lượng, kỹ thuật lập pháp cao và ngôn ngữ, văn phong diễn đạt
rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, logic.
- Tính tồn diện: Tính toàn diện của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công
chức tham mưu “thể hiện ở cấu trúc hình thức của nó” [3, tr.354], nghĩa là hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên
các mặt của hoạt động quản lý công chức tham mưu, đa dạng cả về số lượng và chất lượng
nhằm kịp thời giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý đội ngũ công chức
tham mưu.
- Tính thống nhất và đồng bộ: Tính thống nhất và đồng bộ thể hiện ở chỗ “Giữa các bộ
phận hợp thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khơng chỉ có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ
mà cịn ln có sự thống nhất nội tại với nhau” [3, tr.355]. Nghĩa là khi ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý công chức tham mưu như: Tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi
dưỡng; đánh giá…, phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp và tương quan với các quy phạm pháp
luật khác, không chồng chéo, vênh nhau, phải thống nhất về mặt nội dung và hình thức theo
quy chuẩn.
- Tính phù hợp và khả thi: Tính phù hợp và khả thi “Thể hiện ở nội dung của hệ thống
văn bản pháp luật ln có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
[3, tr.356]. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý công chức tham mưu phải phản ánh đúng
trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nó khơng thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển
đó. Vì vậy, khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức tham mưu phải
đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy phạm phù hợp với sự phát triển, phù hợp thực tế khách


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022

119

quan, giải quyết được các vấn đề phát sinh từ thực tiễn quản lý cơng chức. Cần rà sốt các văn
bản đã lỗi thời, lạc hậu để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; các vấn đề thực tiễn nào trong quản
lý công chức tham mưu mà chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản

lý cơng chức thì cần phải xây dựng và ban hành đảm bảo phù hợp với thực tiễn của đất nước.
Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với lợi ích của các bên khi tham gia
quan hệ pháp luật về quản lý cơng chức tham mưu.
- Tính bảo đảm thực hiện (hay cịn gọi là tính quyền lực, tính bắt buộc chung) của các
quy phạm pháp luật thể hiện ở việc: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý cơng chức tham
mưu đều có các chế tài xử phạt cụ thể và đều được bảo đảm thực hiện nghiêm minh bằng quyền
lực nhà nước. Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật không phụ thuộc vào bất cứ chủ thể
nào. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải tôn trọng và tuân thủ theo pháp luật. Quy định về các chế
tài xử phạt trong các chế định về quản lý công chức tham mưu cũng là một trong các yếu tố
của tính bảo đảm thực hiện.
- Tính hiệu quả: Nghĩa là cần xem xét “mục đích đề ra của hệ thống văn bản pháp luật về
quản lý cơng chức tham mưu có thể đạt được trên thực tế hay không; số lượng và chất lượng
của các kết quả thực tế đạt được, chi phí cho việc đạt được các kết quả đó” [3, tr.357] … Hay nói
cách khác là mục đích đề ra cho văn bản qui phạm pháp luật về công chức tham mưu đã đạt được
trên thực tế với những chi phí thấp trong những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội hiện tại.
2.1.2. Điều kiện về năng lực tổ chức thực hiện pháp luật quản lý công chức tham mưu
ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý cơng chức
tham mưu là sự hạn chế về trình độ hiểu biết, ý thức, năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về
quản lý công chức tham mưu của các chủ thể được giao thẩm quyền quản lý công chức tham mưu.
Thực tế cho thấy, ở nơi nào ý thức, hiểu biết pháp luật của chủ thể thực hiện pháp luật cao thì hiệu
quả THPL nói chung cao và ngược lại, ở những nơi nào mà ý thức pháp luật của các cá nhân, tổ
chức chưa được nâng cao thì hiệu quả THPL thấp. Ý thức pháp luật là sự phản ánh một cách tích
cực và sáng tạo đời sống xã hội mà trực tiếp là đời sống pháp luật, con người tự điều chỉnh hành
vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật, tuân thủ và tôn trọng pháp luật do có ý thức pháp luật.
“Ý thức pháp luật là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, thái độ,
tình cảm của con người..., thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay khơng hợp pháp… đối với
các hành vi, lợi ích hoặc quan hệ từ thực tiễn đời sống pháp lý và xã hội” [3, tr.442]. Ý thức
pháp luật của các chủ thể quản lý công chức tham mưu quyết định việc thực hiện nghĩa vụ và
trách nhiệm trong quan hệ pháp luật về quản lý công chức. Khi ý thức pháp luật của các chủ

thể tham gia quan hệ pháp luật về quản lý công chức tham mưu chưa đầy đủ thì hành vi vi phạm
pháp luật về quản lý cơng chức tham mưu xảy ra nhiều hơn, với mức độ nghiêm trọng hơn. Do
vậy, dù pháp luật về quản lý cơng chức tham mưu đã được xây dựng hồn chỉnh và đầy đủ cũng
sẽ không được thực hiện nghiêm chỉnh nếu ý thức pháp luật của các chủ thể quản lý công chức
chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Đối với các công chức, ý thức pháp luật của họ được thể
hiện ở chỗ họ nhận thức được đúng quyền và nghĩa vụ của mình để tự giác thực hiện nghiêm
túc. Ví dụ: Họ được Nhà nước trả lương, đảm bảo điều kiện làm việc nên họ phải thực hiện


120

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

nghĩa vụ như chấp hành nghiêm pháp luật quản lý công chức, tinh thần thái độ trách nhiệm tận
tụy trong thực thi công vụ, làm việc công tâm, khách quan, minh bạch,… Hiểu biết, có ý thức
tuân thủ pháp luật nên tự nguyện THPL; thiếu hiểu biết pháp luật nên không THPL hoặc thực
hiện khơng đầy đủ, khơng hiệu quả, thậm chí là khơng đúng, đây chính là khía cạnh tâm lý xã
hội của cơ chế THPL. Vì vậy, cần đảm bảo tốt cơng tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp
luật, nâng cao ý thức pháp luật, năng lực tổ chức THPL về quản lý cơng chức, góp phần hạn
chế các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý công chức cho đội ngũ công chức tham mưu. Từ
việc nâng cao nhận thức, năng lực của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quản lý công
chức, hiệu quả công tác tổ chức THPL quản lý công chức sẽ được đảm bảo.
2.1.3. Điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
- Kinh tế là điều kiện bảo đảm quan trọng tác động đến ý thức pháp luật và trách nhiệm
của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về quản lý cơng chức tham mưu. Vì vậy, muốn
THPL về quản lý công chức tham mưu đạt hiệu quả và mục tiêu mong muốn, cần phải có điều
kiện bảo đảm về kinh tế. Để tác động hiệu quả đến ý thức pháp luật và phát huy vai trò trách
nhiệm của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quản lý công chức tham mưu, cần đảm
bảo các điều kiện về kinh tế như cơ sở vật chất, điều kiện, môi trường làm việc của công chức;
quyền, lợi ích vật chất, chế độ chính sách đãi ngộ về tiền lương, thu nhập… cho họ.

Để triển khai đưa pháp luật về quản lý công chức tham mưu trở thành hành vi thực tế của
các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan Đảng
cấp tỉnh, thì ngồi việc sử dụng kinh phí thường xuyên cho việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục ý thức pháp luật, còn cần có nguồn tài chính hợp pháp để tạo động lực, khuyến khích
các chủ thể thực hiện nghiêm minh pháp luật về quản lý công chức, nhất là tạo môi trường làm
việc tốt, điều kiện, phương tiện làm việc, chế độ, chính sách đãi ngộ...
- Chính trị là yếu tố có ảnh hưởng đặc biệt đến hoạt động THPL quản lý cơng chức tham
mưu. Nhà nước Cộng hịa XHCN Việt Nam là Nhà nước hoạt động tuân theo đường lối lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy, điều kiện đảm bảo về mặt chính trị được thể hiện ở
vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong giới hạn nghiên
cứu, điều kiện bảo đảm về chính trị đối với THPL về quản lý cơng chức chính là thực hiện
ngun tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, công tác nhân sự. Đường lối chính trị của Đảng cầm
quyền có ảnh hưởng lớn đến sự chỉ đạo việc xây dựng, tuyên truyền, giáo dục và THPL. Pháp
luật về quản lý công chức tham mưu là sự thể chế hố đường lối, chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam về quản lý công chức thành ý chí chung, ý chí của Nhà nước.
- Điều kiện bảo đảm về văn hóa là một yếu tố quan trọng đảm bảo THPL về quản lý công
chức tham mưu ở cơ quan Đảng cấp tỉnh có hiệu quả và mang tính bền vững, lâu dài. Văn hóa
nước ta có nguồn gốc trong khu vực Đơng Nam Á - văn hóa nơng nghiệp lúa nước. Do đó tạo
nên tính cách chung của con người Việt Nam là trọng tình cảm, đồn kết, u thương,... Văn
hóa là một trong những yếu tố quan trọng để xác lập bản sắc riêng về THPL quản lý công chức
của mỗi quốc gia. Văn hóa được hình thành do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình
hoạt động thực tiễn, khơng nằm ngồi sự tương tác với mơi trường tự nhiên và xã hội. Để hình
thành nên một chuẩn mực văn hóa trong thực thi cơng vụ, trong tổ chức THPL quản lý công


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022

121

chức, trong quản lý, chấp hành và điều hành của đội ngũ công chức là một q trình tích lũy

lâu dài và cần có vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đây là điều kiện quan
trọng tác động, lan tỏa đến nhận thức và hành động của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
về quản lý công chức. Đặc trưng của văn hóa là có tính hệ thống, có tính giá trị, có tính nhân
văn và có tính lịch sử. Chức năng cơ bản của văn hóa là điều chỉnh xã hội và giáo dục. Vì vậy,
văn hóa là điều kiện quan trọng bảo đảm THPL quản lý cơng chức, được biểu hiện ở nhiều khía
cạnh, nhưng khía cạnh cơ bản nhất thể hiện qua nhận thức, hành vi của cơng chức được quy
định và hình thành thói quen trong tập thể, được số đơng thừa nhận và cùng thực hiện nhằm
THPL về quản lý công chức hiệu quả.
- Điều kiện bảo đảm về xã hội được thể hiện ở các khía cạnh sau: Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đồn thể trong cơ quan đơn vị có thẩm quyền về quản lý cơng chức là một trong
những yếu tố chính trị bảo đảm cho hoạt động THPL về quản lý công chức tham mưu. Trong
đó, chúng ta cần phân tích sâu mối quan hệ giữa tổ chức Đảng, tổ chức Cơng đồn đối với hoạt
động của cơ quan Đảng cấp tỉnh về THPL quản lý công chức tham mưu và bảo đảm quyền lợi
của công chức tham mưu trong hoạt động thực thi cơng vụ. Đồng thời, trong q trình tổ chức
tun truyền, giáo dục phố biến pháp luật, vai trò của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn
vị là yếu tố quan trọng góp phần triển khai có hiệu quả công tác THPL về quản lý công chức
tham mưu.
Là một phạm trù ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật chứa đựng các giá
trị xã hội vốn có; đồng thời, giá trị đó cịn được quy định bởi thuộc tính điều chỉnh và tính quy
phạm riêng có của pháp luật. Pháp luật là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, là một
trong những yếu tố bảo đảm và bảo vệ sự ổn định trật tự của xã hội, đồng thời xã hội cũng là
cơ sở cho sự tồn tại của pháp luật về quản lý công chức tham mưu trong đời sống xã hội.
2.2. Một số vấn đề đặt ra trong bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tham
mưu của các cơ quan Đảng cấp tỉnh ở Việt Nam
Nhìn chung, việc bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tham mưu ở các cơ
quan Đảng cấp tỉnh của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu cơ bản sau:
- Các văn bản quy phạm pháp luật đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều văn bản
pháp luật điều chỉnh về công chức tham mưu sau khi ban hành đã đi vào cuộc sống, phát huy
được vai trò tác dụng trong việc quản lý cơng chức. Cụ thể:
1) Đã có sự phân biệt quản lý cán bộ với quản lý công chức tham mưu, quản lý công chức
tham mưu với quản lý công chức cấp xã.

2) Bổ sung một số nguyên tắc quản lý cơng chức tham mưu, trong đó, đáng chú ý là nguyên
tắc kết hợp tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Nguyên tắc này tạo cơ sở
khoa học đồng thời mang tính thực tiễn cao; giúp xóa bỏ hồn tồn cơ chế “xin- cho” trong quản
lý biên chế cũng như bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đúng mục đích cơng tác tổ chức thi tuyển,
thi nâng ngạch, đánh giá, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Việc xác
định biên chế được thực hiện trên cơ sở khoa học, không chỉ dựa vào nhu cầu công việc, nhiệm
vụ của cơ quan, mà còn căn cứ vào tiêu chuẩn, vị trí việc làm.


122

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

3) Quy định khá rõ về phương thức quản lý công chức tham mưu, theo đó, các quy định cụ
thể về tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương,
đãi ngộ, thôi việc, nghỉ hưu... đối với những người được xác định là công chức tham mưu, đều
được thống nhất quản lý và thực hiện theo các quy định của Chính phủ.
4) Về các vấn đề liên quan đến sử dụng công chức tham mưu: Đào tạo, bồi dưỡng công
chức tham mưu được đổi mới theo hướng căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo,
quản lý; tiêu chuẩn ngạch công chức tham mưu và phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Việc
kịp thời ban hành Nghị định 101/NĐ-CP [4] thay thế Nghị định 18/NĐ-CP về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là một trong những ưu điểm được ghi nhận để kịp thời
nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ. Các nội dung quy
định liên quan đến bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm cơng chức tham mưu
chỉ có ở các văn bản dưới luật nay được đưa vào Luật, đã khẳng định thêm giá trị pháp lý của
các quy định này. Riêng về biệt phái, Luật bổ sung thêm thời hạn biệt phái cơng chức tham mưu
có thể trên 3 năm đối với một số ngành, lĩnh vực và do Chính phủ quy định để phù hợp với yêu
cầu của một số ngành, nghề. Việc đánh giá đối với cơng chức tham mưu có thêm một số nội
dung mang tính cụ thể hơn như tiến độ và tinh thần phối hợp thực hiện nhiệm vụ, trình độ
chun mơn nghiệp vụ, thái độ phục vụ nhân dân…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta còn nhiều hạn chế như:
1) Chưa quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện về đạo đức công vụ của công chức tham mưu,
đặc biệt, trong bối cảnh đời sống kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi như hiện nay, đã phát sinh
thêm nhiều quan hệ xã hội, nhiều vấn đề mới liên quan tới đạo đức công vụ của công chức tham
mưu như: Tình trạng sắp xếp, bố trí người thân quen trong tuyển dụng, bổ nhiệm công chức
tham mưu; việc cơng chức tham mưu có nhiều tài sản đứng tên những người trong gia đình; các
hành vi tham nhũng liên quan đến quản lý tài sản công; vấn đề trách nhiệm giải trình của cơng
chức tham mưu; trách nhiệm của công chức tham mưu và của cơ quan, tổ chức, đơn vị…
2) Quy định về chế độ, chính sách đãi ngộ còn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ giữa các
cấp, các ngành; chính sách tiền lương, nhà ở và việc xem xét thi đua, khen thưởng chưa thực
sự tạo động lực để cơng chức tham mưu tồn tâm, tồn ý với cơng việc; quy định về khuyến
khích và bảo vệ cơng chức tham mưu năng động, sáng tạo vì lợi ích chung chưa được ban hành
cụ thể, do đó tinh thần đổi mới sáng tạo của công chức tham mưu hiện nay gặp khơng ít rào cản,
nhất là trong lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu tổ chức thực hiện bởi dễ gây rủi ro về pháp lý…
3) Công tác tuyển dụng, thi nâng ngạch cơng chức tham mưu cịn nhiều hạn chế, chất lượng
chưa cao, chưa đồng đều, có nơi cịn xảy ra sai phạm, tiêu cực.
4) Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tham mưu chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ
giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với kỹ năng, nghiệp vụ theo vị trí việc làm, nhiều nơi chưa
gắn với quy hoạch và yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; công chức tham mưu tham gia bồi
dưỡng chưa xuất phát từ nhu cầu nâng cao năng lực, yêu cầu làm việc. Một số chương trình đào
tạo cịn trùng lặp về nội dung, chưa được cập nhật, bổ sung, chưa sát với yêu cầu công việc của
công chức tham mưu.


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022

123

5) Quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức tham mưu vẫn cịn tình trạng chủ
quan, cảm tính, nể nang, chưa phản ánh đúng thực chất trong đánh giá; nhiều nội dung chưa

thực sự rõ ràng, khó đánh giá, như rất khó để xây dựng một tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá phẩm
chất đạo đức của công chức tham mưu; có cơng chức lúc trước có thể sai lầm nhưng khơng phải
vì thế mà quy chụp họ hiện nay thiếu năng lực; có cơng chức đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm, dám đột phá, nhưng quyết định mang tính đột phá đó chưa mang lại hiệu quả ngay lập
tức,... Các văn bản pháp luật được ban hành vẫn còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc,
thiếu cụ thể nên phải chờ văn bản hướng dẫn quy định chi tiết mới có hiệu lực thi hành trong
thực tiễn, trong khi các văn bản hướng dẫn lại không thể ban hành ngay sau khi văn bản pháp
luật được ban hành. Thực tế cho thấy hiện nay việc thực hiện rà soát, đánh giá văn bản chưa
tốt, chưa kịp thời. Việc hệ thống hoá, rà soát, đánh giá, loại trừ những mâu thuẫn, chồng chéo
giữa các văn bản pháp luật nói chung với những quy định về quản lý, sử dụng công chức tham
mưu chưa được làm một cách bài bản, khoa học và cũng chưa được coi trọng, nhiều khi còn
mang tính chất đối phó nên khơng đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất, khả thi bởi vì bất
kỳ một quy phạm hay văn bản pháp luật nào cũng được tạo ra và tác động không phải trong
sự độc lập, riêng rẽ mà trong một tổng thể những mối liên hệ và những sự ràng buộc nhất
định. Đồng thời, với khối lượng văn bản quá lớn và cồng kềnh, nhiều tầng nấc (Nghị định
hướng dẫn Luật, Thông tư hướng dẫn Nghị định…) cùng với việc thiếu tính tồn diện trên
các lĩnh vực pháp luật khác nhau nên mâu thuẫn, chồng chéo là khó tránh khỏi.
Tính thay đổi thường xun của các văn bản pháp luật có nguyên nhân ở sự thiếu vắng
những tầm nhìn, tính dự báo và quan điểm chiến lược đối với sự phát triển của các vấn đề về
quản lý, sử dụng công chức tham mưu. Nhiều văn bản pháp luật tuổi thọ rất ngắn, có văn bản
pháp luật mới ban hành đã phải phải sửa đổi, bổ sung. Kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn
bản quy phạm pháp luật chưa được đảm bảo yêu cầu. Các quy phạm pháp luật về vấn đề quản
lý, sử dụng cơng chức cịn chưa chặt chẽ, logic, rõ ràng, chính xác, dẫn đến cịn nhiều sơ hở,
thiếu sót, khó hiểu, khó áp dụng.
2.3. Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tham mưu
ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh của Việt Nam
Việc bảo đảm THPL về quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh ở Việt
Nam cần quán triệt các quan điểm cơ bản sau:
- Phải đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý trong THPL về quản lý công
chức tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh của Việt Nam; trong đó, việc tổ chức thực hiện

phải cụ thể hóa kịp thời, đúng đắn, chính xác các quan điểm chỉ đạo, đường lối, quy định của
Đảng và nhà nước trong THPL về quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh.
- Đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong THPL về quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan
Đảng cấp tỉnh ở Việt Nam. Trong đó phải lưu ý thực hiện thượng tơn pháp luật, bảo vệ tính
nghiêm minh trong THPL trong quản lý cơng chức; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ,
chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng trong tổ chức triển khai THPL;
đảm bảo nguyên tắc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
chức, công dân trong tổ chức THPLvề quản lý công chức.


124

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Phải đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm, hiệu quả trong THPL về quản lý công chức
tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh. Để thực hiện điều này, đòi hỏi phải tập trung nâng cao
nhận thức của đội ngũ được giao thẩm quyền quản lý cơng chức về tính minh bạch, trách nhiệm,
hiệu quả trong THPL về quản lý công chức; phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
tổ chức THPL về quản lý cơng chức để từ đó định hướng được các nhiệm vụ cần triển khai
trong tổ chức THPL về quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh; đồng thời
phải tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm tra, giám sát việc THPL về quản lý công chức
tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh.
Trên cơ sở đó, chúng tơi xin đề xuất một số giải pháp bảo đảm THPL về quản lý công chức
tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh ở Việt Nam như sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý công chức và các văn bản quản lý quy định
về quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh, cụ thể là: 1) Phải khẩn trương
nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật về đạo đức công vụ trên cơ sở tập hợp các quy định về
đạo đức của cơng chức, thực thi giao tiếp…; trên cơ sở đó, chỉnh sửa, bổ sung, xây dựng một
văn bản pháp luật mới, đó là “Luật Đạo đức cơng vụ”. 2) Bên cạnh đó, tiếp tục hồn thiện các
quy định của pháp luật có liên quan đến đạo đức cơng vụ như: Về tặng quà và nhận quà tặng

tại Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; các quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí về trách nhiệm và ý thức trong sử dụng tài sản, công sản… (3) Nghiên cứu xây dựng
thể chế giám sát và xử lý vi phạm đạo đức công vụ…
Hai là, để giúp công chức tham mưu hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngoài việc đảm bảo các
quyền theo quy định pháp luật, cần cải cách chế độ tiền lương, cải thiện môi trường làm việc;
kịp thời ban hành quy định về khuyến khích và bảo vệ cơng chức năng động, sáng tạo vì lợi ích
chung... Đồng thời, khuyến khích, động viên cơng chức nêu cao trách nhiệm, tận tâm, sáng tạo
trong công việc thông qua việc bố trí, sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cơng chức tham
mưu. Q trình này cần sự tham gia thường xuyên, có trách nhiệm của các chủ thể mới tạo được
động lực thực sự cho công chức tham mưu.
Ba là, tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng cơng chức tham mưu. Theo đó, phải tiếp tục
hồn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức phải theo hướng tuyển dụng cơng chức phù hợp
với vị trí việc làm. Tiếp tục thực hiện quy định pháp luật về kiểm định chất lượng đầu vào công
chức (kiểm định chung hay đặc thù) để các cơ quan Đảng cấp tỉnh lựa chọn, tuyển dụng theo
yêu cầu, nhiệm vụ.
Bốn là, phải hoàn thiện quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức tham mưu
theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh. Theo đó, phải tích cực đổi mới các chương trình, nội
dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cơng chức theo hướng gắn với vị trí việc làm, chức danh
công chức đảm nhận trên cơ sở năng lực công chức để bổ sung, hoàn thiện về kiến thức, kỹ
năng và thái độ cần thiết để họ thực hiện tốt công việc được giao. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
là những kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ và kiến
thức hội nhập quốc tế, chuyển đổi số phù hợp với định hướng chính trị, quy định pháp luật và
yêu cầu của công việc theo vị trí việc làm và chức danh đảm nhận. Các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng cần được xây dựng đa dạng, phong phú và cập nhật kiến thức thường xuyên, phù


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022

125


hợp, trong đó, ưu tiên thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày và tập trung
vào các nội dung thiết thực, phù hợp với tính chất cơng việc của cơng chức tham mưu. Chú
trọng áp dụng phương pháp đào tạo, bồi dưỡng mang tính gợi mở theo tình huống thực tế hoạt
động trong cơ quan Đảng cấp tỉnh.
Năm là, phải hoàn thiện quy định về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
tham mưu. Đây là nội dung cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về công chức tham
mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh. Làm tốt công tác đánh giá sẽ tạo nên môi trường làm việc
tốt trong mỗi cơ quan, đơn vị; sẽ khuyến khích cơng chức làm việc hiệu quả, đồng thời sàng
lọc, loại bỏ những người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố
trí, đề bạt, sử dụng đúng với năng lực, sở trường, từ đó chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng,
rèn luyện và bổ nhiệm cơng chức tham mưu.Vì vậy, việc đánh giá kết quả thực hiện công vụ,
nhiệm vụ của công chức cần được tiến hành thường xuyên và xem xét trên ba phương diện là:
chấp hành các quy định chung và quy định cụ thể của cơ quan, đơn vị; mức độ hoàn thành
nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm về số lượng, chất lượng, kỳ hạn và sử dụng tiết kiệm
các nguồn lực; có tác phong làm việc khoa học, có thái độ tơn trọng, biết lắng nghe, tận tụy đối
với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp.

3. KẾT LUẬN
Tóm lại, THPLvề quản lý cơng chức tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh ở Việt Nam
có vai trị hết sức quan trọng, là cơ sở pháp lý để các cơ quan Đảng cấp tỉnh tiến hành các hoạt
động để quản lý công chức tham mưu thực sự hiệu lực, hiệu quả nhằm xây dựng được một đội
ngũ cơng chức tham mưu có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ chun môn, kỹ
năng làm việc, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
dân, do dân và vì dân; từ đó, tiến hành các hoạt động tham mưu giúp Thành ủy, Tỉnh ủy, Ban
Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy, Thường trực Thành ủy, Tỉnh ủy thực hiện tốt vai trò lãnh đạo
nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng chính quyền và các vấn đề
khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo mục tiêu, định hướng Đảng ta đã đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quy định số 04-QĐi/TW, ngày 25/7/2018 về chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Thành ủy.
2. Bộ Chính trị, Quy định số 10-QĐ/TU, ngày 12/12/2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối
quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội.
4. Chính phủ, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức.


126

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

REGARDING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON
THE MANAGEMENT OF CONSULTANTS IN THE PROVINCIAL
PARTY ORGANIZATION OF VIETNAM
Abstract: To have an excellent civil servant team, there must be specific and strict legal
conditions and regulations. The implementation of the Civil Servants and Consultants
Management Law of Provincial Authorities in Vietnam requires many factors to ensure,
such as the perfection of the legal system, the ability to organize the implementation of the
Civil Servant Management Law, economic, political, cultural, social conditions, etc. On
the basis of analyzing the conditions, requirements and guarantee level of the Civil Service
Management Law, and making suggestions for the current party organs, the article initially
proposes some solutions to ensure the implementation of the Civil Service and Consultant
Management Law in Vietnam's provincial agencies.
Keywords: Ensuring compliance with laws, consulting civil servant, provincial party
organs.




×