Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 8 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0005

DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI
XÂM HẠI Ở HỒ AYUN HẠ VÀ VÙNG PHỤ CẬN
Hồng Đình Trung1,*
Tóm tắt. Bài báo công bố kết quả điều tra về thành phần loài sinh vật ngoại lai
xâm hại (SVNLXH) ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận, tỉnh Gia Lai trong 1 năm
(3/2021 -3/2022). Cho đến nay đã xác định được 14 lồi sinh vật ngoại lai xâm
hại và có nguy cơ xâm hại thuộc 13 giống, 11 họ, 10 bộ và 4 ngành: Ngọc Lan
(Magnoliophyta), Nấm mốc (Oomycota), Thân mềm (Mollusca) và ngành Động
vật có dây sống (Chordata). Trong đó, ngành Ngọc Lan có 8 lồi thuộc 5 bộ, 5 họ,
7 giống và 8 lồi; ngành Nấm mốc có 1 bộ, 1 họ, 1 giống và 1 lồi; ngành Thân
mềm có 2 bộ, 2 họ, 2 giống và 2 loài; ngành Động vật có dây sống gồm 2 bộ, 3 họ,
3 giống và 3 loài. Trong 14 sinh vật ngoại lai có 10 lồi ngoại lai xâm hại (chiếm
71,43 %) và 4 lồi có nguy cơ xâm hại (chiếm 28,57 %) (theo Thông tư số
35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Mơi trường). Bước
đầu đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phịng diệt các lồi SVNLXH có vùng
phân bố rộng và diện tích xâm lấn cao (ốc bươu vàng và cây mai dương) để áp
dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Từ khóa: Hồ Ayun Hạ, sinh vật ngoại lai xâm hại, tỉnh Gia Lai.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế
giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Tuy
nhiên tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam kém bền vững dưới tác động do sự thay đổi
của các yếu tố môi trường, trong đó có tác động xâm hại của các lồi sinh vật ngoại lai (Hoàng
Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2012). Sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH) là loài ngoại lai
lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng
sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển (Bộ Tài ngun & Mơi trường, 2018).
SVNLXH có thể xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau như theo con


đường nhập khẩu có chủ đích phục vụ cơng tác nuôi, trồng, sản xuất, kinh doanh hoặc du nhập
theo con đường tự nhiên và khơng chủ đích của con người (Tổng cục Môi trường, 2011).
Trong thời gian gần đây, SVNLXH xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đã
gây ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học, các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành nông,
lâm, ngư nghiệp và sức khỏe con người.
Hồ nhân tạo Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai có bề mặt thống rộng 37 km2, dung tích khoảng
253 triệu m3 nước, cách Trung tâm thành phố Pleiku 70 km về hướng Đông Nam, đập chính
và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện và vùng ngập
chính của hồ thuộc xã H’Bơng, xã Ayun của huyện Chư Sê. Với đặc điểm chung mang
nhiều hình thái với nhiều dạng địa hình, địa mạo nên huyện Phú Thiện và huyện Chư Sê,
tỉnh Gia Lai có tính đa dạng sinh học cao (Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2021). Tuy nhiên,
hiện nay, tính đa dạng sinh học và môi trường của huyện đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện và
1

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
* Email:


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

45

bùng phát của nhiều sinh vật ngoại lai xâm hại, đặc biệt là các loài động thực vật thủy sinh
như bèo lục bình, cây mai dương, ốc bươu vàng. Hiện nay, nhiều lồi SVNLXH đã tác động
tiêu cực đến mơi trường và hệ sinh thái bản địa, gây hại cho sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp cũng như nuôi trồng thủy hải sản; tuy nhiên, cơng tác điều tra thành phần lồi, đặc
điểm phân bố và đánh giá mức độ xâm hại của SVNLXH ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận
chưa được tiến hành. Trước sự đe dọa đó cần có nghiên cứu, đánh giá về hiện trạng cũng
như tác hại của các loài ngoại lại xâm hại để đề xuất giải pháp ứng phó, kiểm sốt và quản
lý. Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu đa dạng về thành phần loài SVNLXH ở hồ

Ayun Hạ và vùng phụ cận góp phần xây dựng cơ sở cho các đề xuất giải pháp quản lý.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và địa điểm
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thành phần lồi SVNLXH phổ
biến có mặt ở lòng hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai và vùng phụ cận. Nghiên cứu này thực hiện ở lòng
hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận với 12 tuyến điều tra gồm xã H’Bông (4 tuyến), xã Ayun Hạ (3
tuyến), xã Chư A Thai (2 tuyến), xã Ayun (2 tuyến) và xã Đắk Trơi (1 tuyến) (Bảng 1, Hình 1).
Bảng 1. Hệ thống tuyến điều tra sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận
Tọa độ điểm xuất phát
Tọa độ điểm kết thúc
Tuyến
Hướng
Địa điểm
số
tuyến
Vĩ độ
Kinh độ
Vĩ độ
Kinh độ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12

Chư A Thai
Chư A Thai
Ayun Hạ
Ayun Hạ
Ayun Hạ
H’Bông
H’Bông
H’Bông
H’Bông
Ayun
Ayun
Đăk Trôi

13°34'49.07"N
13°36'32.26"N
13°34'20.76"N
13°35'0.83"N
13°36'4.09"N
13°37'12.49"N
13°37'56.59"N
13°38'3.05"N
13°39'32.86"N
13°39'7.26"N
13°40'26.93"N
13°41'34.11"N

108°15'33.73"E
108°16'1.84"E

108°14'57.70"E
108°15'17.58"E
108°15'8.00"E
108°13'6.76"E
108°10'34.78"E
108°14'55.94"E
108°14'1.91"E
108°10'50.58"E
108° 9'49.65"E
108°12'21.92"E

13°34'51.21"N
13°36'25.05"N
13°34'40.99"N
13°35'31.15"N
13°35'35.70"N
13°37'43.23"N
13°37'44.77"N
13°38'28.18"N
13°40'2.92"N
13°38'34.83"N
13°40'21.07"N
13°42'1.50"N

108°15'57.17"E
108°16'27.95"E
108°14'49.93"E
108°15'12.03"E
108°14'55.08"E
108°13'40.73"E

108°11'20.95"E
108°15'37.76"E
108°14'3.97"E
108°10'20.02"E
108°10'7.79"E
108°12'3.28"E

Tây - Đông
Tây - Đông
Nam - Bắc
Nam - Bắc
Bắc - Nam
Tây - Đông
Tây - Đông
Tây - Đông
Nam - Bắc
Nam - Bắc
Tây - Đơng
Nam - Bắc

Hình 1. Sơ đồ các tuyến điểm điều tra sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận


46

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

2.2. Phương pháp điều tra thực địa
Khảo sát theo tuyến và vùng: Trên mỗi tuyến thực hiện khảo sát 2 - 3 điểm đặc
trưng. Tại mỗi điểm tiến hành thu thập mẫu vật làm tiêu bản; giám sát theo sinh cảnh phân

bố, thời gian hoạt động; chụp ảnh và ghi vào sổ nhật ký thực địa; xác định khu vực phân
bố của lồi theo khơng gian và thời gian; tìm hiểu về sinh cảnh sống, sinh thái.
Phương pháp bản đồ: Phương pháp này cho phép nắm bắt một cách khái quát và
nhanh chóng về khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến khảo sát, các điểm khảo sát
chi tiết cho từng vùng nghiên cứu.
2.3. Định loại mẫu và x

số i u trong ph ng th nghi m

- Xác định tên khoa học các loài động thực vật ngoại lai bằng phương pháp so sánh
hình thái với các tài liệu định loại chuyên ngành. Phân loại đến bậc taxon họ, giống và
lồi. Cụ thể, nhóm thực vật bậc cao sử dụng các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân (1997); Võ
Văn Chi và cộng sự (1969 - 1979); Phạm Hồng Hộ (2000); Nguyễn Nghĩa Thìn (1997);
nhóm nấm sử dụng tài liệu của Drenth và Sendall (2001); Erwin và Ribeiro (1996); nhóm
động vật sử dụng tài liệu của Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980, 2003); Mai Đình n
(1978).
- Xác định lồi ngoại lai xâm hại theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày
28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Mơi trường. Xác định nguồn gốc và biện pháp phịng
ngừa, kiểm sốt các lồi SVNLXH dựa theo tài liệu “Một số sinh vật ngoại lai xâm hại ở
Việt Nam” (Tổng cục Môi trường, 2011).
- Xử lý số liệu: Sau khi thu thập đầy đủ thông tin và tiến hành phân tích so sánh, đối
chiếu, tiến hành xử lý thống kê số liệu bằng phần mềm Excel.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Danh sách và cấu trúc thành phần oài
Đã xác định được 14 loài SVNLXH và có nguy cơ xâm hại (Theo Thông tư số
35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) thuộc 13 giống,
11 họ, 10 bộ và 4 ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta), Nấm mốc (Oomycota), Thân mềm
(Mollusca) và ngành Động vật có dây sống (Chordata). Trong đó, ngành Ngọc Lan có 8
lồi thuộc 5 bộ, 5 họ, 7 giống. Ngành Nấm mốc có 1 bộ, 1 họ, 1 giống và 1 loài. Ngành
Thân mềm có 2 bộ, 2 họ, 2 giống và 2 lồi. Ngành Động vật có dây sống gồm 2 bộ, 3 họ,

3 giống và 3 loài (Bảng 2).


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

47

Bảng 2. Danh sách lồi SVNLXH và có nguy cơ xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận
TT

Tên khoa học

Oomycota
I
Peronosporales
(1)
Peronosporaceae
1 Phytophthora cinnamomi Rands
II
(2)
2

Mollusca
Mesogastropoda
Ampullariidae
Pomacea canaliculata (Lamarck, 1828)

III
Stylommatophora
(3)

Achatinidae
3 Achatina albopicta Smith, 1878
Arthropoda
Chordata
IV
Perciformes
(4)
Cichlidae
4 Oreochromis mossambicus (Peters, 1852)
V
Siluriformes
(5)
Loricariidae
Hypostomus punctatus (Valeciaennes,
5
1840)
(6)
Clariidae
6 Clarias gariepinus Burchell, 1822

Tên Vi t Nam
NẤM
Ngành Nấm mốc
Bộ Nấm mốc
Họ Nấm mốc
Nấm gây bệnh thối rễ
ĐỘNG VẬT
Ngành Thân mềm
Bộ Chân bụng trung
Họ Ốc nhồi

Ốc bươu vàng
Bộ Mắt đỉnh
Họ Ốc sên
Ốc sên Châu Phi
Ngành Chân khớp
Ngành Động vật có dây
sống
Bộ Cá vược
Họ Cá rơ phi
Cá rô phi đen
Bộ Cá nheo
Họ Cá da trơn
Cá dọn bể/cá lau kính
Họ Cá trê
Cá trê phi
THỰC VẬT
Ngành Ngọc Lan
Bộ Thài lài
Họ Lục bình
Cây Bèo lục bình
Bộ Đậu
Họ Đậu
Cây Mai dương

Magnoliophyta
VI
Liliales
(7)
Pontederiaceae
7 Eichhornia crassipes Mart Solms, 1883

VII
Fabales
(8)
Fabaceae
8 Mimosa pigra Linnaeus, 1758
Mimosa diplotricha Wright ex
9
Cây Trinh nữ móc
Sauvalle, 1869
VIII
Asterales
Bộ Cúc
(9)
Asteraceae
Họ Cúc
10 Ageratum conyzoides Linnaeus, 1753
Cây cỏ hôi
11 Chromolaena odorata Linnaeus, 1758
Cây cỏ lào
12 Sphagneticola trilobata Linnaeus, 1996
Cây cúc bò
IX
Caryophyllales
Bộ Cẩm chướng
(10)
Cactaceae
Họ Xương rồng
13 Opuntia stricta Haw, 1812
Cây xương rồng đất
X

Lamiales
Bộ Hoa môi
(11)
Verbenaceae
Họ Cỏ roi ngựa
14 Lantana camara Linnaeus, 1758
Cây Ngũ sắc

14 loài thuộc 13 giống, 11 họ, 10 bộ và 4 ngành

Nguồn gốc
xuất xứ

A

Đông Nam Á

X

Trung và Nam
Mỹ

X

Châu Phi

X

Châu Phi


Nam Mỹ

Ghi chú
B
C

X

X

X

Châu Phi

X

Nam Mỹ

X

X

Nam Mỹ

X

X

Châu Mỹ


X

X

Châu Mỹ
Châu Mỹ
Trung Mỹ

X
X

Đông Bắc Mỹ
Trung Mỹ

X
X
X

X
10

4

5

Ghi chú: - “A”: Loài ngoại lai xâm hại, “B”: Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, “C”: Lồi ngoại lai xâm hại
có mức độ xâm hại trên diện rộng hoặc số lượng lớn.


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM


48

Qua Bảng 2 cho thấy có 8 loài thực vật ngoại lai xâm hại thuộc 1 ngành, 5 bộ, 5 họ,
7 giống trong đó có 1 loài thực vật thủy sinh và 7 loài thực vật trên cạn; 1 loài nấm thuộc
01 ngành, 1 bộ, 1 họ, 1 giống; có 5 lồi động vật ngoại lai xâm hại thuộc 2 ngành, 4 bộ, 5
họ, 5 giống trong đó có 4 lồi động vật thủy sinh và 1 loài động vật trên cạn. Các loài sinh
vật ngoại lai kể trên đều có trong danh mục lồi ngoại lai xâm hại (10 loài) và danh mục
loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại (4 lồi) theo Thơng tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày
28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cấu trúc thành phần lồi SVNLXH và có nguy cơ xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng
phụ cận gồm có 05 ngành: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có 8 lồi (chiếm 57,14 %
tổng số loài), 7 giống (chiếm 53,85 % tổng số giống), 5 họ (chiếm 45,45 % tổng số họ);
Ngành Nấm mốc (Oomycota) có 1 lồi (chiếm 7,14%), 1 giống (chiếm 7,69 %), 1 họ
(chiếm 9,09 %); Ngành Thân mềm (Mollusca) có 2 lồi (chiếm 14,29 %), 2 giống (chiếm
15,38 %), 2 họ (chiếm 18,18 %); Ngành Động vật có dây sống (Chordata) có 3 lồi (chiếm
tỷ lệ 21,43 %), 3 giống (chiếm 23,08 %) và 3 họ (chiếm 27,07 %) (Bảng 3).
Bảng 3. Cấu trúc thành phần loài SVNLXH và có nguy cơ xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận
Stt

Ngành

1
2
3
4

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Ngành Nấm mốc (Oomycota)
Ngành Thân mềm (Mollusca)

Ngành Động vật có dây sống (Chordata)
Tổng

3.4. Giải pháp quản

Số
lồi
8
1
2
3
14

Tỷ
%
57,14
7,14
14,29
21,43
100

Số
họ
5
1
2
3
11

Tỷ

%
45,45
9,09
18,18
27,27
100

Số
giống
7
1
2
3
13

Tỷ
%
53,85
7,69
15,38
23,08
100

SVNLXH

Từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về sinh vật ngoại lai xâm hại
ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận, do vậy chưa có những đánh giá chi tiết và chính xác tác
hại của sinh vật ngoại lai gây ra đối với các hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện Chư Sê
và Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Qua điều tra cho thấy diện tích xâm lấn, mật độ và tần suất bắt
gặp của ốc bươu vàng và cây mai dương vượt trội so với các loài SVNLXH khác và xuất

hiện ở tất cả các điểm khảo sát. Với đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh thái của
các loài sinh vật ngoại lai xâm hại cùng với mức độ nhận thức, hiểu biết, sự quan tâm của
người dân và cấp chính quyền địa phương đối với các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
chúng tôi đề xuất giải pháp quản lý, phòng diệt cụ thể đối với ốc bươu vàng và cây mai
dương hiện đang gây hại và phát triển trên diện rộng ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận, tỉnh
Gia Lai.
1. Ốc bươu vàng - Pomacea canaliculata (Lamarck, 1828)
* Biện pháp cơ giới: Đây là biện pháp đang được thực hiện và khá thành công tại
huyện Phú Thiện do các ruộng lúa không tập trung lại tại một khu vực nên rất khó cho
việc sử dụng các biện pháp khác (Dương Minh Tú, 2011):
- Trước khi thực hiện các hoạt động gieo, cấy phải cày bừa kỹ làm mặt ruộng bằng
phẳng, tránh có chỗ trũng nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ốc bươu vàng phát sinh và


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

49

phát triển. Khi phát hiện thấy xuất hiện các ổ trứng trong và xung quanh ruộng phải
nghiền nát kể từ khi gieo, cấy cho tới khi 3 tuần lễ sau gieo, cấy.
- Nếu phát hiện ruộng bị nhiễm ốc bươu vàng thì tháo cạn nước để ốc dồn vào các rãnh
và chỉ việc đi quanh bờ bắt ốc bằng tay để tiêu diệt. Khi lấy nước vào ruộng, đặt các lưới chắn
hoặc cắm đăng ở nơi dẫn nước, ngăn không cho ốc bươu vàng theo dòng nước xâm nhập lại
vào ruộng.
- Những thủy vực trũng nước (ruộng, mương, kênh thủy lợi) có thể cắm nhiều cọc
để dễ thu nhặt và diệt trừ các ổ trứng ốc bươu vàng. Dùng các loại bẫy lá đắng như lá đu
đủ, lá sắn, lá xoan, lá chuối hoặc xơ mít đặt theo hàng trong ruộng, ấn xuống dưới nước để
ốc bươu vàng bám vào, sau đó theo bẫy thu bắt ốc tiêu diệt.
Ưu điểm của biện pháp cơ giới là dễ thực hiện, tốn ít cơng sức và thời gian, không
gây ô nhiễm môi trường; hạn chế ở điểm là không tiêu diệt triệt để, ốc bươu vàng dễ phát

sinh và bùng phát trở lại trên diện rộng. Do vậy cần tiến hành trong cả cộng đồng nên hoạt
động tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của người dân đóng
vai trị quan trọng hàng đầu trong cơng tác phịng diệt ốc bươu vàng.
* Biện pháp hố học: Kiểm sốt hóa học là sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các
chất độc và dược phẩm để tiêu diệt các SVNLXH hoặc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể động
vật và thực vật chủ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015). Biện pháp này nên áp dụng khi
ốc bươu vàng bùng phát quá nhanh trên diện rộng, nếu chỉ thực hiện biện pháp cơ giới thì
khơng tiêu diệt kịp thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mùa màng. Tiến hành
phòng trừ khi mật độ ốc bươu vàng từ trên 3 con/m2 trở lên bằng một số loại thuốc:
Clodansuper 700WP, Dioto 830WG, Amani 70WP (hoạt chất Niclosamide-olamine);
Transit 750WP, VT-dax 700WP (hoạt chất Niclosamide); Tomahawk 4GR (hoạt chất
Metaldehyde) (Hồng Đình Trung và Lê Ánh Nga, 2018).
2. Cây mai dương - Mimosa pigra Linnaeus, 1758
Trên cơ sở khảo sát thực tế ở địa bàn của hồ Ayun Hạ và các xã phụ cận, theo chúng
tơi sử dụng biện pháp cơ giới để phịng và diệt cây mai dương là thích hợp. Để áp dụng biện
pháp này có hiệu quả, cần chú ý là phải chặt phá cây tận cổ rễ khi cây chưa đến thời kỳ sinh
sản (ra hoa kết quả), chặt cây càng non càng tiết kiệm được công sức và hiệu quả tác động
càng cao, thậm chí cịn dùng được tồn cây để ủ phân mà không cần phải đốt hoặc chôn lấp.
Chặt sát gốc, hoặc đào lấy rễ, phơi khô rồi đốt để diệt hạt và các bộ phận của cây mai dương.
Vận động người dân: Bất kỳ lúc nào, ở đâu, nếu thấy cây xuất hiện lập tức chặt bỏ, nhổ gốc.
Nếu gặp cây đã có quả, cần gom quả lại đào hố sâu để chôn lấp với một ít vơi. Việc diệt trừ
lồi cây này cần tiến hành ở vụ hè thu, đốt sạch trước mùa mưa để tránh hạt phát tán và tái
sinh. Nếu cây xâm chiếm trên 1 diện tích rộng (trên 300 m2), cần chặt bỏ thân cây sau đó xử
dụng máy cày cày đất để thu gom rễ và chôn lấp, việc cày xới phải tiến hành nhiều lần sau
mỗi thời gian 15 ngày nhằm loại bỏ khả năng tái sinh chồi.
4. KẾT LUẬN
1. Đã xác định được ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận, tỉnh Gia Lai có 10 lồi (chiếm
71,43 %) ngoại lai xâm hại và 4 loài (chiếm 28,57 %) có nguy cơ xâm hại thuộc 13 giống,



50

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

11 họ, 10 bộ và 4 ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta), Nấm mốc (Oomycota), Thân mềm
(Mollusca) và ngành Động vật có dây sống (Chordata). Trong 8 lồi thực vật ngoại lai bao
gồm một loài thực vật thủy sinh và 7 loài thực vật sống ở cạn; một loài nấm; năm loài
động vật ngoại lai bao gồm bốn loài động vật thủy sinh và một loài trên cạn.
2. Bước đầu đề xuất giải pháp nhằm phòng diệt ốc bươu vàng và cây mai dương để
áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự hỗ trợ kinh phí của đề tài cấp tỉnh
Gia Lai: “Nghiên cứu tổng thể khu vực hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai phục vụ quản lý tổng
hợp và phát triển bền vững kinh tế - xã hội”. Mã số: KHGL-01-20.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt
Nam, Nxb. Nơng nghiệp, Hà Nội, 532 trang.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015. Tổng quan về sinh vật ngoại lai xâm hại và đánh giá
tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học và kinh tế. Nxb. Lao
động, Hà Nội, 35 trang.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018. Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12
năm 2018, quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại,
06 trang.
Võ Văn Chi và cộng sự, 1969 - 1979. Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (tập 1-6). Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Cục thống kê tỉnh Gia Lai, 2021. Niên giám Thống kê tỉnh Gia Lai. Nxb. Thống kê Gia
Lai.
Drenth A., Sendall B., 2001. Practical guide to detection and identification of
Phytophthora. CRC for Tropical Plant Protection: Brisbane, Australia.
Erwin D. C., Ribeiro O.K., 1996. Phytophthora diseases worldwide. American

Phytopathological Society Press: St. Paul, Minnesota.
Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam (tập 1 - 3). Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
Hồng Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2012. Kiến thức cơ bản về sinh vật ngoại lai xâm hại,
Cục bảo tồn đa dạng sinh học - Tổng cục Môi trường, 69 trang.
Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, 1980. Định loại Động vật không
xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nxb. Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 573 trang.
Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Ngọc Cường, 2003. Thành phần loài ốc nhồi
(Ampullariidae Gray,1824) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, tập 25, số 4:1-5.
Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp Hà
Nội, 224 trang.


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

51

Tổng cục Mơi trường, 2011. Cẩm nang giới thiệu một số lồi sinh vật ngoại lai xâm hại ở
Việt Nam, Hà Nội, 62 trang.
Hồng Đình Trung, Lê Ánh Nga, 2018. Thành phần loài và đặc điểm phân bố của sinh vật
ngoại lai xâm hại ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học Đại học
Huế, tập 127, số 1B: 5-14.
Dương Minh Tú, 2003. Đánh giá ảnh hưởng của sinh vật lạ xâm lấn đến sản xuất nông
lâm nghiệp. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về quản lý và phòng ngừa các SVNLXH xâm
lấn. Cục Bảo vệ mơi trường.
Mai Đình n, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nxb. Khoa học
& Kỹ thuật, Hà Nội, 339 trang.

INITIAL RESULT OF STUDY ABOUT BIODIVERSITY OF INVASIVE
ALIEN SPECIES IN AYUN HA LAKE AND SURROUNDING AREAS,
GIA LAI PROVINCE

Hoang Dinh Trung1
Abstract. The main objective of this paper is to study the species composition of
invasive alien species in Ayun Ha lake and surrounding areas, Gia Lai province.
The study was carried out from March 2021 to March 2022 in 12 major sites.
Fourteen alien species belonging to in 13 genera, 11 families, 10 orders of the 4
phyla: Magnoliophyta, Oomycota, Mollusca and Chordata were identified in the
studied area, among which there were 10 invasive alien species (71.43 %) and 4
potential invasive alien species (28.57 %). The study has also evaluated the
distribution of two common invasive alien species in Ayun Ha lake district that
greatly affect agriculture, forestry, and aquaculture.
Keywords: Ayun Ha lake, Gia Lai province, invasive alien species.

1

University of Sciences, Hue University
* Email:



×