Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đa dạng họ cúc (Asteraceae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 8 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0009

ĐA DẠNG HỌ CÚC (ASTERACEAE) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN
Đỗ Ngọc Đài1,*, Võ Thị Dung1, Trần Minh Hợi2
Tóm tắt. Nghiên cứu về đa dạng họ Cúc (Asteraceae) ở Khu bảo tồn thiên nhiên
(BTTN) Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, được thực hiện từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 4
năm 2022. Kết quả đã xác định được 78 loài, thuộc 47 chi; trong đó bổ sung cho
Danh lục thực vật họ Cúc Khu BTTN Pù Hoạt là 17 chi và 34 loài. Các loài thuộc
họ Cúc ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau: làm thuốc với 61
loài, cây cho tinh dầu với 32 loài, cây ăn được với 26 loài, cây cho dầu béo và cho
độc cùng với 1 loài. Lập phổ dạng sống của họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt là SB =
23,08 % Ph + 28,21 % Ch + 48,42 %Th. Họ Cúc ở khu vực nghiên cứu thuộc 6
nhóm yếu tố địa lý chính: yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 75,64 %; yếu tố cổ nhiệt
đới chiếm 8,97 %; yếu tố ôn đới chiếm 7,69 %; yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu
chiếm 5,13 %; yếu tố liên nhiệt đới và yếu tố cây trồng cùng chiếm 1,28 %.
Từ khóa: Đa dạng, họ Cúc, bảo tồn thiên nhiên, Nghệ An, Pù Hoạt.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu BTTN Pù Hoạt có diện tích hơn 86.000 ha, thuộc địa bàn 9 xã: Tiền Phong,
Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhng, Tri Lễ, Cắm Muộn và Châu
Thơn của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An [3]. Các kết quả nghiên cứu về khu hệ thực vật,
động vật ở Khu BTTN Pù Hoạt đã cho thấy ở đây có tính đa dạng sinh học cao [3]. Hiện
nay, nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt đã có một số cơng trình nghiên
cứu của Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2019, 2020) [3-4], Nguyễn Danh Hùng và cộng sự
(2019, 2020) [6-8], Lý Ngọc Sâm và cộng sự (2020) [13]. Tuy nhiên, nghiên cứu về taxon
bậc họ đang cịn ít đặc biệt là họ Cúc (Asteraceae). Chính vì vậy, nghiên cứu này cung cấp
các dữ liệu về đa dạng họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt làm cơ sở cho công tác định hướng
bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên thực vật ở đây.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc họ Cúc (Asteraceae) phân bố ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An.
2.2. Địa điểm và các tuyến thu mẫu
Mẫu được thu tại 9 tuyến chính của 9 xã: Tiền Phong, Thơng Thụ, Hạnh Dịch, Nậm
Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Tri Lễ, Cắm Muộn và Châu Thôn thuộc Khu BTTN Pù Hoạt.

1

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*
Email:
2


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

78

Hình 1. Bản đồ các tuyến điều tra họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An

2.3. Thu mẫu, xử lý mẫu
Tiến hành theo phương pháp thơng dụng hiện hành của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007)
[14], thời gian tiến hành từ tháng 6/2021 đến tháng 4/2022. Mẫu vật được lưu trữ ở Phòng
Tiêu bản thực vật, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An và Ban quản
lý Khu BTTN Pù Hoạt.
2.4. Xác định tên khoa học
Sử dụng phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các tài liệu: Thực vật chí Việt
Nam [1], Cây cỏ Việt Nam [5], Thực vật chí Trung Quốc (phần Họ Cúc) [15]. Một số mẫu
khó được so mẫu ở Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

2.5. Đánh giá tính đa dạng
Đánh giá tính đa dạng về yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [14]; giá trị
sử dụng theo Võ Văn Chi (2012) [2], Triệu Văn Hùng và cộng sự (2007) [9], Đỗ Tất Lợi
(1999) [10], Lê Kim Biên (2007) [1], Trần Đình Lý và cộng sự (1993) [11]; Dạng sống
theo Raunkiaer (1934) [12].


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

79

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng về thành phần loài
Kết quả nghiên cứu họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, đã thu được 263
mẫu tiêu bản, xác định được 78 loài thuộc 47 chi. Trong đó, bổ sung cho Danh lục thực
vật Khu BTTN Pù Hoạt năm 2019 là 17 chi và 34 loài [3] (Bảng 1).
Bảng 1. Thành phần loài họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt
TT
1

Tên khoa học

Họ Cúc
Bạch đầu nhám

6
7

Acilepis aspera (Buch.-Ham.) H. Rob.
Acilepis principis (Gagnep.) H. Rob. &

Skvarla*
Acilepis saligna (DC.) H. Rob.
Acmella oleracea (L.) R. K. Jansen
Acmella paniculata (Wall. ex DC.) R. K.
Jansen
Acmella uliginosa (Sw.) Cass.
Adenostemma lavenia (L.) Kurz**

8
9

2

YT
ĐL
4

DS Giá trị sử dụng
Na

4.5

Na

4
4

Hp
Ch


THU, ANĐ

3

Ch

THU

Nút áo
Cỏ mịch

4.1
3.1

Th
Ch

Ageratum conyzoides L.

Cứt lợn

4

Th

Ageratum houstonianum Mill.
Artemisia annua L.

Tam duyên
Thanh hao


7

Th

5.3

Th

11
12
13
14

Artemisia roxburghiana Bess*
Artemisia vulgaris L.
Baccharoides anthelmintica L.**
Bidens bipinnata L.

Ngải rừng
Ngải cứu
Trạch lan
Đơn buốt năm lá

4
4
4
4

Ch

Ch
Th
Th

15

Bidens pilosa L.

Đơn buốt

2

Th

16
17
18
19

Blumea balsamifera (L.) DC.
Blumea bullata Koster
Blumea densiflora DC.*
Blumea gardneri (Hook. f.) Gagnep.*

Từ bi xanh
Bạch đầu bụng
Kim đầu hoa dày
Bạch đầu ông

4

6.1
4
4.2

Na
Na
Th
Th

THU, ANĐ
THU, ANĐ
THU, CTD,
ANĐ
THU, CTD
THU, ANĐ,
CTD
ANĐ, CTD
THU, CTD
THU
THU
THU, ANĐ,
CTD
THU, CTD

20

Blumea lacera (Burm. f.) DC. in Wight

Cải ma


4

Th

21

Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce

Xương sông

4

Th

22
23
24
25

Blumea megacephala (Rand.) Chang & Tseng
Blumea repanda (Roxb.) Hand.-Mazz.*
Blumea sagitata Gagnep.*
Blumea sinuata (Lour.) Merr.*
Chromolaena odorata (L.) R. M. King & H.
Rob.
Cirsium lineare (Thunb.) Sch.-Bip
Conoclinium coelestinum DC. **
Crassocephalum chinense Makino
Crassocephalum crepidioides (Benth.) S.
Moore

Cyanthillium cinereum (L.) H. Rob.**

Kim đầu to
Hoàng đầu quý
Cúc lá mác
Đại bi lá lượng

4.1
4
4.4
4

Na
Ch
Hp
Hp

Cỏ lào

4.2

Na

Tiểu kế
Mỹ sơn
Nguyệt bạch

4.2
4
4


Th
Ch
Th

Rau tàu bay

4

Th

Dạ hương ngưu

4

Hp

3
4
5

10

26
27
28
29
30
31


Bạch đầu chánh
Bạch đầu liễu
Nụ áo gân tím
Cúc áo hoa vàng

CTD
THU, ANĐ,
CTD
THU, CTD,
ANĐ
THU
ANĐ, CTD
CTD
THU, CTD
THU, DOC,
CTD
THU
CTD
THU, ANĐ,
CTD
THU


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

80

TT
32
33


Tên khoa học

Họ Cúc
Nút áo tím
Lưỡng sắc lá nguyên

35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48

Cyanthillium patulum (Aiton) H. Rob.*
Dichrocephala integrifolia (L.f.) Kuntze
Duhaldea cappa (Buch.-Ham. ex D.Don)
Pruski & Anderb.
Eclipta prostrata (L.) L.
Elephantopus mollis H. B. K.
Elephantopus scaber L.
Emilia scabra DC.

Emilia sonchifolia (L.) DC. in Wight
Erechtites valerianifolia (Wolf.) DC.**
Erigeron bonariensis L.
Erigeron canadensis L.
Erigeron sumatrensis Retz.*
Eschenbachia leucantha (D.Don) Brouillet**
Euchiton japonicus (Thunb.) Holub
Eupatorium chinense L.
Eupatorium japonicum Thunb.*
Glebionis coronaria (L.) Cass. ex Spach**

49
50

YT
ĐL
3.2
4

DS Giá trị sử dụng
Th
Th

THU
THU

4

Ch


THU

Nhọ nồi
Cúc chân voi mềm
Cúc chỉ thiên
Chua lè nhám
Rau má tía
Rau lúi
Thượng lão nhăn
Thượng lão
Cúc voi
Cỏ lông heo
Rau khúc nhật
Tổ ma
Sơn lau
Cải cúc

4
4
3.1
4.2
4
4
4.4
4
4
4
5.4
4.2
5.4

4

Th
Ch
Th
Th
Th
Th
Th
Th
Th
Hp
Th
Ch
Th
Th

THU, CTD
THU
THU, CTD
ANĐ, CTD
THU, ANĐ
ANĐ
THU
THU

Gnaphalium polycaulon Pers.**

Rau khúc nếp


4.1

Th

Grangea maderaspatana (L.) Poir.
Gymnanthemum amygdalinum (Delile) Sch.
Bip.**

Rau cóc

4

Ch

THU
THU
THU, ANĐ
THU, ANĐ
THU, ANĐ,
CTD
THU, ANĐ

Cúc đắng

4

Na

THU, CTD


52

Gynura barbaraefolia Gagnep.

Kim thất cải

6

Ch

53
54
55
56

Gynura japonica (Thunb.) Juel.*
Gynura segetum Merr.
Ixeris chinensis (Thunb.) Nakai
Lactuca indica L.
Laggera alata (D.Don) Schultz.-Bip. ex
Oliv.**
Microglossa pyrifolia (Lamk.) Kuntze**
Parthenium hysterophorus L.
Petasites japonicus (Sieb & Zucc.) Maxim**
Pluchea indica L.
Pluchea pteropoda Hemsl. ex F. B. Forbes &
Hemsl.*
Pseudo-elephantopus spicatus (Juss. ex Aubl.)
Gleason**
Pseudognaphalium affine (D. Don) Anderb.**

Siegesbeckia orientalis L.
Sonchus wightianus DC.
Sphaeranthus africanus L.
Sphaeranthus seneganlensis DC.*
Sphaeromorphaea australis (Less.) Kitam.**
Sphagneticola calendulacea (L.) Pruski
Strobocalyx arborea (Buch.-Ham.) Sch.Bip.*
Strobocalyx solanifolia Sch.Bip.
Synotis saluenensis (Diels) C.Jeffrey &

Kim thất nhật
Kim thất
Thảo cúc
Diếp dại
Cúc hoa xoắn

5.4
4
4.3
4

Th
Ch
Ch
Ch

THU, ANĐ,
CTD
THU
THU, ANĐ

THU
THU, ANĐ

3.2

Th

THU

Vị thiệt
Cúc liên chi dại
Kim tâm
Cúc tần
Sài hồ nam

4
4.2
4.3
4

Ch
Ch
Ch
Na

THU, CTD
THU, CTD
THU
THU, CTD


4.4

Hp

THU, CTD

6.1

Th

THU, CTD

5.4
4
4
3
3.2
4
4
4
4.2
6.1

Th
Th
Ch
Ch
Th
Ch
Ch

Mi
Lp
Th

THU, ANĐ
THU, CTD
THU
THU, ANĐ
THU
THU
THU
THU, CTD
THU

34

51

57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68

69
70
71
72
73

Thổ mộc hương

Chân voi trắng
Rau khúc tẻ
Hy thiêm
Nhũ cúc đồng
Cúc chân vịt
Trứng vịt nhỏ
Lức bị
Sài đất
Cúc đại mộc
Cúc lá cà
Vi hồng salu


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

TT
74
75
76
77
78


81
YT
ĐL

DS Giá trị sử dụng

Bồ công anh ấn
Cúc bạch đầu nhỏ
Ké đầu ngựa

4.2
4
4.4

Hp
Lp
Th

Diếp dại lá to

4.2

Th

Cải đồng

5.4

Th


Tên khoa học
Y.L.Chen
Taraxacum indicum Hand.-Mazz.**
Vernonia cumingiana Benth.*
Xanthium strumarium L.**
Youngia heterophylla (Hemsl.) Babc. &
Stebbins*
Youngia japonica (L.) DC.*

Họ Cúc

ANĐ, CTD
THU
THU, CDB
ANĐ, THU,
CTD
THU, ANĐ,
CTD

Ghi chú: *, ** Chi và loài bổ sung cho danh lục Khu BTTN Pù Hoạt; DS: Dạng sống; YTĐL: Yếu tố
địa lý; GTSD: Giá trị sử dụng; THU: Làm thuốc; CTD: Cho tinh dầu; AND: Ăn được; CDB: Cho
dầu béo; DOC: Cho độc; 2. Yếu tố liên nhiệt 3.1. Yếu tố nhiệt đới Á - Úc; 3.2. Yếu tố nhiệt đới Á –
Phi; 4. Yếu tố châu Á nhiệt đới; 4.1. Yếu tố Đông Dương - Malêzi; 4.2. Yếu tố Đông Dương - Ấn
Độ; 4.3. Yếu tố Đông Dương - Himalaya; 4.4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc; 4.5. Yếu tố
Đông Dương; 5.3. Ôn đới Địa Trung Hải; 5.4. Yếu tố Đông Á; 6. Yếu tố đặc hữu; 6.1. Yếu tố cận
đặc hữu; 7. Yếu tố cây trồng; Ch: Cây có chồi sát mặt đất; Th: Cây chồi một năm; Mi: Cây chồi nhỏ
trên đất; Na: Cây có chồi lùn trên đất; Hp: Cây có chồi trên thân thảo; Lp: Dây leo.

3.2. Phân bố loài trong các chi
Kết quả nghiên cứu đã thống kê được số lượng loài trong các chi của họ Cúc ở Khu

BTTN Pù Hoạt được thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Phân bố số lượng loài trong các chi của họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt
Số lượng
loài

Tỷ lệ
(%)

Blumea

10

11,82

Acilepis, Acmella, Artemisia, Erigeron, Gynura

3

3,94

Ageratum,
Bidens,
Crassocephalum,
Cyanthillium,
Elephantopus, Emilia, Eupatorium, Pluchea, Pseudoelephantopus, Sphaeranthus, Strobocalyx, Youngia

2

2,56


Adenostemma,
Baccharoides,
Chromolaena,
Cirsium,
Conoclinium, Dichrocephala, Duhaldea, Eclipta, Erechtites,
Eschenbachia, Euchiton, Glebionis, Gnaphalium, Grangea,
Gymnanthemum,
Ixeris, Lactuca, Laggera, Microglossa,
Parthenium, Petasites, Sigesbeckia, sonchus, Sphaeromorphaea,
Sphagneticola, Synotis, Taraxacum, Vernonia, Xanthium

1

1,28

Tên chi

Bảng 2 cho thấy, trong số 47 chi, thì số lượng loài phân bố trong mỗi chi là khác
nhau, chi Blumea là chi đa dạng nhất với 10 loài, chiếm 11,82 % tổng số loài. Các chi
Acilepis, Acmella, Artemisia, Erigeron, Gynura cùng có 3 lồi, chiếm 3,94 % tổng số loài;
các chi Ageratum, Bidens, Crassocephalum, Cyanthillium, Elephantopus, Emilia,
Eupatorium, Pluchea, Pseudo-elephantopus, Sphaeranthus, Strobocalyx, Youngia cùng có
2 lồi, chiếm 2,56 %; các chi cịn lại đều có 1 lồi, chiếm 1,28 % gồm các chi:


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

82

Adenostemma, Baccharoides, Chromolaena, Cirsium, Conoclinium, Dichrocephala,

Duhaldea, Eclipta, Erechtites, Eschenbachia, Euchiton, Glebionis, Gnaphalium, Grangea,
Gymnanthemum,
Ixeris, Lactuca, Laggera, Microglossa, Parthenium, Petasites,
Sigesbeckia, sonchus, Sphaeromorphaea, Sphagneticola, Synotis, Taraxacum, Tridax ,
Vernonia, Xanthium.
3.3. Đa dạng về dạng sống
Phân tích phổ dạng sống của họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt theo thang phân loại của
Raunkiaer (1934) thuộc 3 nhóm chính là nhóm cây chồi trên (Ph), nhóm cây chồi sát đất
(Ch), và nhóm cây chồi một năm (Th) (Bảng 3).
Bảng 3. Nhóm dạng sống của các loài thuộc họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt

Dạng sống
Cây chồi một năm
Cây chồi nửa ẩn
Cây chồi trên

Ký hiệu
Th
Ch
Ph

Số lồi
38
22
18

Tỷ lệ (%)
48,72
28,21
23,08


Bảng 3 cho thấy: nhóm cây chồi một năm (Th) chiếm ưu thế với 38 loài, chiếm 48,72 %
tổng số lồi; nhóm cây chồi nửa ẩn (Ch) với 22 lồi, chiếm 28,21 %; nhóm cây chồi trên (Ph)
với 18 loài, chiếm 23,08 %. Phổ dạng sống của các loài trong họ Cúc là: SB = 23,08 % Ph +
28,21 % Ch + 48,72 % Th.
3.4. Đa dạng về giá trị sử dụng
Trong số 78 loài họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt, đã xác định được 69 lồi có giá trị
sử dụng, chiếm 88,46 % tổng số lồi. Trong đó, cây làm thuốc có số lượng loài lớn nhất
với 61 loài, chiếm 78,21 %; cây cho tinh dầu với 32 loài, chiếm 41,03 %; tiếp đến là cây
ăn được với 26 loài, chiếm 33,33 %; cây cho dầu béo và cây cho độc cùng có 1 loài, chiếm
1,28 % (Bảng 4).
Bảng 4. Giá trị sử dụng của các loài cây họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt

TT
3
4
2
1
5

Giá trị sử dụng
Làm thuốc
Cây tinh dầu
Cây ăn được
Cây cho độc
Cây cho dầu béo

Ký hiệu
THU
CTD

AND
DOC
CDB

Số loài*
61
32
26
1
1

Tỉ lệ (%)
78,21
41,03
33,33
1,28
1,28

Ghi chú: * 1 lồi có thể cho 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau
3.5. Đa dạng về yếu tố địa lý
Từ danh lục họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt đã thống kê được yếu tố địa lý của các
loài theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Trong các yếu tố địa lý của họ Cúc thì yếu tố nhiệt
đới châu Á có số lượng lồi nhiều nhất với 59 lồi, chiếm 75,64 % tổng số loài; tiếp đến là
yếu tố cổ nhiệt đới với 7 loài, chiếm 8,97 %; yếu tố ôn đới với 6 loài, chiếm 7,69 %; yếu


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

83


tố đặc hữu và cận đặc hữu với 4 loài, chiếm 5,13 %; yếu tố liên nhiệt đới và yếu tố cây
trồng cùng với 1 loài, chiếm 1,28 %.
4. KẾT LUẬN
Họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt đã xác định được 78 loài thuộc 47 chi, bổ sung cho
Danh lục thực vật Khu BTTN Pù Hoạt là 34 loài, 17 chi.
Giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Cúc gồm: cây làm thuốc với 61 loài, cây cho tinh
dầu với 32 loài, cây ăn được với 26 loài, cây cho dầu béo và cây cho độc cùng với 1 loài
Dạng sống của các loài họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt thuộc 3 nhóm chính là nhóm
cây chồi một năm (Th) chiếm 48,72 % tổng số lồi; nhóm cây chồi nửa ẩn (Ch) chiếm
28,21%; nhóm cây chồi trên (Ph) với 18 loài, chiếm 23,08 %. Phổ dạng sống của các loài
trong họ Cúc là: SB = 23,08 % Ph + 28,21 % Ch + 48,72 % Th.
Yếu tố địa lý của các loài họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt: yếu tố nhiệt đới châu Á
chiếm 75,64 % tổng số loài, yếu tố cổ nhiệt đới chiếm 8,97 %; yếu tố ôn đới chiếm 7,69
%; yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu chiếm 5,13 %; yếu tố liên nhiệt đới và yếu tố cây trồng
cùng chiếm 1,28 %.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc
gia (NAFOSTED) trong Đề tài mã số: 106.03-2019.315.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Kim Biên, 2007. Thực vật chí Việt Nam, họ Cúc (Asteraceae) Tập 7. Nxb. Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, 723 trang.
Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb. Y học, Hà Nội, 1.675 - 1.541 trang.
Đỗ Ngọc Đài (Chủ biên), Nguyễn Danh Hùng, Lê Thị Hương, Lý Ngọc Sâm, Phạm Hồng
Ban, Trần Minh Hợi, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Thành Chung, Vương Duy Hưng,
2019. Đa dạng thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Nhà xuất bản Khoa học tự
nhiên và Công nghệ, 362 trang.
Do Ngoc Dai, Luong Van Dung, Nguyen Danh Hung, Le Thi Huong, Nguyen Thanh
Nhan, Ly Ngoc Sam, 2020. Camellia ngheanensis (Sect. Chrysantha: Theaceae), a
new species from Central Vietnam. Phytotaxa, 452(3): 209-216.
Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, Quyển III. Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh.

Nguyen Danh Hung, Luong Van Dung, Le Thi Huong, Tran Quoc Thanh, Do Ngoc Dai,
Ly Ngoc Sam, 2020. Camellia puhoatensis (Sect. Archecamellia - Theaceae), a new
species from Vietnam. PhytoKeys, 153, 1-11.
Nguyễn Danh Hùng, Trần Minh Hợi, Lý Ngọc Sâm, Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài, 2021.
Zingiber neotruncatum T. L. Wu, K. Larsen & Turland, mơ tả lồi bổ sung cho hệ thực
vật Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 37(1): 76-80.


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

84

Nguyễn Danh Hùng, Trần Minh Hợi, Tăng Văn Tân, Trần Thị Thúy Nga, Đỗ Ngọc Đài,
2020. Đa dạng lớp Ngọc lan ở Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An. Báo cáo Khoa học về
Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ
4. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 133-140.
Triệu Văn Hùng (Chủ biên), 2007. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nxb. Bản đồ, Hà Nội,
1139 trang.
Đỗ Tất Lợi, 1999. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội, 1184 trang.
Trần Đình Lý (Chủ biên), 1993. 1900 lồi cây có ích ở Việt Nam. Nxb. Thế giới, 554 trang.
Raunkiaer C., 1934. Plant life forms, Claredon, Oxford, 104 pp.
Ly Ngoc Sam, Nguyen Danh Hung, Le Thi Huong, Tran Minh Hoi, Do Ngoc Dai, Truong Ba
Vuong, Stephen Maciejewski, 2020. Loxostigma puhoatense (Gesneriaceae), a new species
from North Central Vietnam, PhytoKeys, 151(2): 149-157.
Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Wu, Z. Y., Raven, P. H. & Hong, D. Y., eds., 2011. Flora of China Volume 20-21
(Asteraceae). Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).


DIVERSITY OF ASTERACEAE IN PU HOAT NATURE RESERVE,
NGHE AN PROVINCE
Do Ngoc Dai1,*, Vo Thi Dung1, Tran Minh Hoi2
Abstract. This paper presents some results of research on the diversity of
Asteraceae in Pu Hoat Nature Reserve, Nghe An province, from 6/2021 to
4/2022. Total 78 species belonging to 47 genera of Asteraceae family were
collected and identified. The number of useful plant species of the Asteraceae is
categorized as follows: 61 species as medicinal plants, 32 species for essential
oil, 16 species for edible plant and 01 species for oils and 01 poisonuos plant
species. The Spectrum of Biology (SB) of the Asteraceae in Pu Hoat is
summarized, as follows: SB = 23.08 % Ph + 28.21 % Ch + 48.72 % Th. The family
of Asteraceae in Pu Hoat Nature Reserve is mainly comprised of the Asian
tropical element (75.64 %), ancient tropical element (8.97 %), temperate
element (7.69 %), endemic element and subendemic element (5.13%),
intertropical and crops element (1.28 %).
Keywords: Asteraceae, Diversity, Natural Reserve, Nghe An, Pu Hoat.
1

Nghe An University of Economics
Institute of Ecology and Biological Resources, Vietnam Academy of Science and Technology
*Email:
2



×