Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đa dạng thực vật có mạch tại khu di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757 KB, 8 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0015

ĐA DẠNG THỰC VẬT CÓ MẠCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH,
TỈNH THANH HỐ
Đậu Bá Thìn1, Đỗ Ngọc Đài2,*
Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật có mạch tại Khu di tích lịch sử Lam
Kinh, tỉnh Thanh Hóa đã xác định được 613 loài và dưới loài thuộc 406 chi, 134
họ của 5 ngành thực vật có mạch (trong đó ngành Ngọc lan đa dạng và ưu thế với
577 loài và dưới loài, chiếm 92,50% tổng số loài). Xác định được phổ dạng sống
là SB = 51,88 Ph + 0,65 Ch + 5,55 Hm + 0,89 Cr + 40,95 Th; hệ thực vật tại đây
mang đặc điểm của một hệ thực vật nhiệt đới điển hình với 61,01% yếu tố nhiệt
đới, yếu tố đặc hữu chiếm 7,51%, yếu tố ôn đới chiếm 10,77%, yếu tố cây trồng
chiếm 19,09% và thấp nhất là yếu tố tồn cầu chiếm 0,65%. Có 9 nhóm cơng
dụng khác nhau, trong đó nhóm cây làm thuốc có tỷ lệ cao nhất với 383 loài, tiếp
đến là cây ăn được với 171 lồi, nhóm cây làm cảnh với 96 lồi, nhóm cây có
cơng dụng khác với 64 lồi, nhóm cây lấy gỗ với 60 lồi, nhóm cây cho tinh dầu
với 39 lồi, nhóm cây làm thức ăn cho gia súc với 30 lồi, nhóm cây chứa tanin
với 14 lồi và thấp nhất nhóm cây có độc với 2 lồi.
Từ khóa: Đa dạng, dạng sống, yếu tố địa lý, Lam Kinh, thực vật.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu di tích lịch sử Lam Kinh (DTLS) có tọa độ từ 19o55’56’’ vĩ độ Bắc đến
105 24’40’’ độ kinh Đông thuộc địa bàn hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc tỉnh Thanh
Hóa có diện tích 141 ha. Với địa hình đồi núi bát úp xen kẽ với đồng ruộng, độ chênh lệch
của đồng ruộng khơng lớn, có độ cao thay đổi từ 2,5 m - 3,8 m. Đây là một quần thể Di
tích lịch sử cấp quốc gia, mang những giá trị truyền thống thể hiện bản sắc văn hóa, lịch
sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Tại đây gồm quần thể cung
điện, lăng mộ, đền thờ và bia ghi lại công lao của các triều đại nhà Lê. Với những giá trị
lịch sử, văn hóa, Khu di tích đã được Bộ Văn hóa Thơng tin xếp hạng Di tích đặc biệt
quốc gia năm 2010.


o

Các lồi bản địa sống lâu năm, quý hiếm trong khu di tích như: Re hương, Gội, Giổi
xanh, Lim xanh, Lát hoa, Côm tầng, Trám đen, Sui, Đa,…. Cảnh quan thiên nhiên tại đây
là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố sông hồ và hệ thống cây xanh, rừng đặc dụng, là tiền
đề để phát triển hoạt động du lịch sinh thái - văn hóa - tâm linh.
Bài báo cung cấp những thơng tin về đa dạng thành phần lồi thực vật ở Khu di tích
lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa là cơ sở bảo tồn và phát triển.

1

Trường Đại học Hồng Đức
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
*
Email:
2


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

141

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực vật có mạch thuộc Khu di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Thu mẫu
Mẫu vật được thu thập theo phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn
(2007), thời gian thực hiện từ tháng 7/2018 đến 11/2020 theo các tuyến nghiên cứu (Trung
tâm bia Vĩnh Lăng - Nhà bia Lê Túc Tông - Rừng trồng; Trụ sở Ban quản lý - Mộ Lê Lợi đỉnh Núi Dầu; Trụ sở Ban quản lý - Mộ vua Lê Thánh Tông - Lê Túc Tông; Trụ sở Ban
quản lý dọc khu dân cư và 2 bờ của Sông Chu; Trụ sở Ban quản lý - Phía Tây Khu di tích

Lam Kinh).
2.3. Định loại
Sử dụng phương pháp hình thái so sánh Dựa vào các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ
(1999-2000), Nguyễn Tiến Bân (1997). Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005).
2.4. Đánh giá tính đa dạng
- Đánh giá về giá trị sử dụng: dựa vào các tài liệu của Võ Văn Chi (2012), Đỗ Tất
Lợi (2003), Triệu Văn Hùng (2007).
- Xác định, phân tích dạng sống của hệ thực vật theo thang phân chia các dạng sống
của C. Raunkiỉr (1934).
- Phân tích yếu tố địa lý: Dựa trên thang phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007),
Lê Trần Chấn và cs. (1999).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng về thành phần lồi
Qua điều tra, nghiên cứu, phân tích đã xác định được 613 loài và dưới loài thuộc 406
chi, 134 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Phân bố các bậc taxon trong các ngành thực vật ở Lam Kinh

Tên ngành
Tên khoa học

Tên Việt Nam

Họ

Chi

Lồi

SL


%

SL

%

SL

%

Lycopodiophyta

Thơng đất

2

1,49

2

0,49

6

0,98

Equisetophyta

Cỏ tháp bút


1

0,75

1

0,25

1

0,16

Polypodiophyta

Dương xỉ

17

12,69

22

5,42

32

5,22

Pinophyta


Thơng

5

3,73

5

1,23

7

1,14

Magnoliophyta

Ngọc lan

109

81,34

376

92,61

565

92,17


134

100

406

100

613

100

Tổng


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

142

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thực vật Khu DTLS Lam Kinh, Thanh Hóa có 5 ngành
thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, phần lớn các taxon tập trung ở ngành Ngọc lan với 109
họ (chiếm 81,34 %), 376 chi (chiếm 92,61 %) và 565 loài và dưới loài (chiếm 92,127 %) so
với tổng số họ, chi và loài của cả hệ thực vật; tiếp đến là ngành Dương xỉ với 17 họ (chiếm
12,69 %), 22 chi (chiếm 5,42 %) và 32 loài và dưới lồi (chiếm 5,22 %). Các ngành cịn lại
(Cỏ tháp bút. Thông, và Thông đất) chiếm tỷ lệ không đáng kể (tổng số loài của 3 ngành
chiếm 2,29 % so với tổng số loài của cả khu Hệ Thực vật).
Như vậy, ngành Ngọc lan là ngành ưu thế nhất với 565 loài và dưới loài, chiếm 92,17
% tổng số loài trong hệ thực vật có mạch tại địa điểm nghiên cứu. Kết quả này phù hợp
với sự tiến hóa của thực vật là ngành Ngọc lan luôn chiếm ưu thế cao so với các ngành
thực vật có mạch khác.

- Tỷ lệ của hệ thực vật Khu di tích lịch sử Lam Kinh trong hệ thực vật Việt Nam: Để
thấy được tính đa dạng của hệ thực vật Khu DTLS Lam Kinh, so sánh hệ thực vật khu vực
nghiên cứu với hệ thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2005).
Bảng 2. Tỷ lệ của hệ thực vật Lam Kinh so với hệ thực vật Việt Nam

Ngành
Psilotophyta
Lycopodiophyta
Equisetophyta
Polypodiophyta
Pinophyta
Magnoliophyta
Tổng
(1)

Lam Kinh
Số loài Tỷ lệ (%)
0
0
6
0,98
1
0,16
32
5,22
7
1,14
565
92,17
613

100

Việt Nam(1)
Số loài Tỷ lệ (%)
1
0,01
55
0,47
2
0,02
700
6,03
70
0,60
10.775
92,86
11.603
100

Tỷ lệ % Lam Kinh
so với Việt Nam
0
10,91
50
4,57
10
5,24
5,28

Nguyễn Tiến Bân (2005)


Bảng trên cho thấy, mặc dù diện tích Khu DTLS Lam Kinh, Thanh Hóa chỉ chiếm
0,004 % so với diện tích lãnh thổ Việt Nam, nhưng hệ thực vật ở đây có số lồi chiếm
5,28 % so với tổng số loài của hệ thực vật cả nước.
- Tỷ lệ giữa hai taxon bậc lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): Sự phân bố
không đều nhau của các bậc taxon khơng chỉ ở các ngành mà cịn được thể hiện giữa hai lớp
trong ngành Ngọc lan, cụ thể tại Bảng 3.
Bảng 3. Tỷ lệ của Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan) so với Liliopsida (Lớp Hành)

Tên lớp
Magnoliopsida
(Lớp Ngọc lan)
Liliopsida (Lớp Hành)
Tỷ lệ lớp
Magnoliopsida/Liliopsida
Tổng

Số họ
85
24
109

Họ
Tỷ lệ %
78,18
21,82
3,54
100

Số chi

289
87
376

Chi
Tỷ lệ %
76,86
23,14
3,32
100

Loài/dưới loài
Số loài Tỷ lệ %
428
75,75
137

24,25
3,12

565

100


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

143

Qua số liệu trên cho thấy, tỷ lệ các bậc taxon của lớp Ngọc lan so với lớp Hành luôn

lớn hơn 3 (ở taxon bậc họ đạt tới 3,54). Như vậy, hệ thực vật ở Khu DTLS Lam Kinh,
Thanh Hóa mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Kết quả này phù hợp với nhận định của
Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002): “Tỷ lệ của Magnoliopsida so với
Liliopsida ở vùng nhiệt đới ln lớn hơn 3”. Điều đó cho thấy sự phong phú về loài, chi,
họ của lớp Ngọc lan (Magnoliosida) so với lớp Hành (Liliopsida) ở Khu DTLS Lam Kinh,
Thanh Hóa.
- Đa dạng taxon bậc họ: Kết quả nghiên cứu cho thấy, 10 họ giàu lồi nhất (mỗi họ có
từ 12 - 49 loài và dưới loài) mặc dù chỉ chiếm 7,76 % tổng số họ của khu vực nghiên cứu,
nhưng có tới 240 lồi, chiếm 39,15 % tổng số lồi của toàn khu hệ và 140 chi, chiếm 34,48
% tổng số chi của toàn khu hệ. Trong số 10 họ nhiều lồi nhất thì họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) là họ có số loài nhiều nhất với 49 loài.
- Đa dạng bậc chi: Thống kê 10 chi giàu loài nhất của hệ thực vật nghiên cứu, cho
thấy, mặc dù chỉ chiếm 2,46 % tổng số chi nhưng có tới 66 lồi và dưới loài, chiếm 10,77 %
so với tổng số loài của cả khu hệ. Trong số 10 chi nhiều loài nhất, thì chi Sung (Ficus) là chi
giàu lồi nhất với 12 lồi; tiếp đến chi Ơ đước (Lindera) có 8 lồi; 2 chi có cùng 7 lồi là
Cói (Cyperus) và Cà (Solanum); các chi Cỏ sữa (Euphorbia) và Nghể (Polygonum) cùng có
6 lồi; 4 chi cùng có 5 lồi gồm Cải (Brassica), Củ nâu (Dioscorea), Thị (Diospyros) và
Quyển bá (Selaginella).
3.2. Đa dạng về dạng sống
Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như các hệ sinh thái khác.
Khi phân tích phổ dạng sống của thực vật có mạch ở Khu DTLS Lam Kinh, Thanh Hóa,
áp dụng hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934), Lê Trần Chấn và cs. (1999)
với 12 kiểu dạng sống thuộc 5 nhóm là cây chồi trên (Ph), nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm),
nhóm cây chồi ẩn (Cr), nhóm cây chồi 1 năm (Th) và nhóm cây chồi sát đất (Ch), kết quả
được thống kê tại Bảng 4.
Bảng 4. Số lượng và tỷ lệ các nhóm phổ dạng sống hệ thực vật Lam Kinh

Dạng sống
Nhóm cây chồi trên
Cây chồi trên to

Cây chồi trên vừa
Cây chồi trên nhỏ
Cây chồi trên lùn
Cây thân thảo sống lâu năm cao trên 25 cm
Cây mọng nước
Dây leo sống lâu năm, leo cao trên 25 cm
Cây ký sinh, bán ký sinh sống lâu năm
Nhóm cây chồi sát đất
Nhóm cây chồi nửa ẩn
Nhóm cây chồi ẩn
Nhóm cây một năm
Tổng cộng

Ký hiệu
Ph
Mg
Me
Mi
Na
Hp
Suc
Lp
Pp
Ch
Hm
Cr
Th

Số loài
318

12
40
70
105
23
9
57
2
4
34
6
251
613

Tỷ lệ %
51,88
1,96
6,53
11,42
17,13
3,75
1,47
9,30
0,33
0,65
5,55
0,98
40,95
100



BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

144

Qua đó đã lập được phổ dạng sống (SB-Spectrum of Bilology) cho hệ thực vật Khu
DTLS Lam Kinh, Thanh Hóa: SB = 51,88 Ph + 0,65 Ch + 5,55 Hm + 0,89 Cr + 40,95 Th.
Trong nhóm cây chồi trên, nhóm cây bụi (Na) có số lồi nhiều nhất (105 lồi), tiếp
đến là nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi-70 lồi), nhóm cây dây leo (Lp-57 lồi), nhóm cây chồi
trên vừa (Me-40 lồi), thấp nhất là nhóm cây bán kí sinh, bán kí sinh (Pp-2 lồi).
3.3. Đa dạng yếu tố địa lý
Xác định được yếu tố địa lý của 607 loài trong số 613 loài và dưới lồi, chiếm 99,02
% tổng số lồi (có 6 lồi chưa đủ thông tin để xác định). Như vậy, hệ thực vật Khu DTLS
Lam Kinh mang nhiều đặc điểm của một hệ thực vật nhiệt đới điển hình với 61,02 % yếu
tố nhiệt đới, yếu tố đặc hữu chiếm 7,51 %, yếu tố ôn đới chiếm 10,76 %, yếu tố cây trồng
chiếm 19,08 % và thấp nhất là yếu tố toàn cầu chiếm 0,65 %. Trong nhóm các yếu tố nhiệt
đới, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,27 % (tương đương 302 loài/dưới
loài), trong khi đó tỷ lệ yếu tố liên nhiệt đới và cổ nhiệt đới lần lượt là 7,18 % và 4,57 %.
3.4. Đa dạng về giá trị sử dụng
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 487 lồi và dưới lồi có giá trị sử dụng, chiếm
79,45% tổng số loài thực vật của khu hệ thực vật. Trong đó, 174 lồi và dưới lồi chỉ có 1
giá trị sử dụng chiếm (28,39%), 193 lồi và dưới lồi có 2 giá trị sử dụng (chiếm 31,49%),
55 lồi có 3 giá trị sử dụng (chiếm 8,97%) và 65 lồi có từ 4 giá trị sử dụng trở lên chiếm
10,60% tổng số loài.

Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu DTLS Lam Kinh, được phân chia vào
9 nhóm giá trị sử dụng: Nhóm cây làm thuốc (THU), nhóm cây cho gỗ (LGO), nhóm cây
ăn được (AND), nhóm cây làm cảnh (CAN), nhóm làm thức ăn gia súc (AGS), nhóm cây
cho tinh dầu (CTD), nhóm cây có chất độc (DOC), nhóm cây cho tanin (TAN) và các cây
có giá trị sử dụng khác ngồi các nhóm trên (#).

Bảng 5. Các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật Khu DTLS Lam Kinh

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
*

Giá trị sử dụng
Cây có chất độc
Cây cho tanin
Thức ăn gia súc
Cây cho tinh dầu
Cây cho gỗ
Cây có giá trị sử dụng khác
Cây làm cảnh
Cây ăn được
Cây dùng làm thuốc

Ký hiệu
DOC
TAN
AGS
CTD

LGO
#
CAN
AND
THU

Số lồi*
2
14
30
39
60
64
96
171
383

Tỷ lệ %
0,33
2,28
4,89
6,36
9,79
10,44
15,66
27,90
62,48

Một lồi/dưới lồi có thể có 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng


Qua Bảng 5 cho thấy giá trị sử dụng của thực vật có mạch tại Khu DTLS Lam Kinh,
Thanh Hóa đa dạng, phong phú:


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

145

- Nhóm cây dùng làm thuốc (THU): Là nhóm có số lượng loài nhiều nhất với 383
chiếm 62,48 % tổng số loài hiện biết, một số lồi điển hình như: Gắm (Gnetum
montanum), Cát đằng hoa to (Thunbergia grandiflora), Dây hạt bí (Dischidia acuminate),
Thôi ba trung quốc (Alangium chinensis), Chân chim 7 lá (Schefflera heptahylla), Xương
xơng (Blumea lanceolaria),...
- Nhóm cây ăn được (AND): Có tới 171 lồi, chiếm 27,9 %, một số lồi điển hình
như Nê (Annona glabra), Quần đầu (Polyalthia cerasoides), Chân chim 7 lá (Schefflera
heptahylla), Xương xơng (Blumea lanceolaria),...
- Nhóm cây làm cảnh, cho bóng mát (CAN) có tới 96 lồi (chiếm 15,66 % tổng số
loài) với một số đại diện: Tổ điểu (Asplenium nidus), Tùng (Thuja orientalis), Đa (Ficus
drupacea),...
- Nhóm cây lấy gỗ (LGO) chiếm tới 9,79 % tổng số loài gồm một số cây gỗ quý như:
Lim xanh (Erythrophleum fordii), Giáng hương (Peltophorum pterocarpum), Lát hoa
(Chukrasia tabularis), Côm bắc bộ (Elaeocarpus tonkinensis), Nhội (Bischofia javanica),
Kim giao (Nageia fleuryi), Cà na (Canariun bengalense), Trám đen (Canariun
tramdenum), Dẻ bắc giang (Lithocarpus bacgiangensis), Re đỏ (Cinamomum
tetragonum), Re bắc bộ (Cinamomum tonkinense),....
- Nhóm cho tinh dầu (CTD), là nhóm trong thân, lá, hoa quả có tinh dầu với 39 lồi
(chiếm 6,36 % tổng số lồi), gồm một số đại diện như: Móng rồng (Artabotrys
hexapetalus), Sả (Cymbopogon citratus),...
- Nhóm làm làm thức ăn trong chăn ni (AGS) với 30 lồi (chiếm 4,89 % tổng số
loài), một số đại diện như: Cỏ chân vịt (Hygroryza aristata), Cỏ lông tây (Urochloa

mutica), Hẹ thẳng (Vallisneria natas), Môn (Colocasia esculenta), Bèo tây (Eichhornia
crassipes),...
- Nhóm cho tanin (TAN) chiếm 2,28 % gồm một số loài như: Khảo quang
(Wendlandia tinctoria), Núc nác (Oroxylum indicum), Trâm hance (Syzygium hancei),
Móng bị (Bauhinia purpurea), Bồ kết tây (Albizia lebbeck),...
- Nhóm có độc (DOC) chỉ có 2 lồi (chiếm 0,33 % tổng số lồi), gồm: Nàng hai
(Laportea interrupta) và Lim xanh (Erythrophleum fordii).
- Nhóm có cơng dụng khác (#) gồm những lồi được sử dụng các bộ phận như thân,
lá, rễ, hoa, quả có thể sử dụng để: làm phân xanh cải tạo đất, dây buộc, giá thể trồng cây,
hàng rào, men rượu, bột hương, bao bì, nhuộm, sợi, đan lát,… chiếm 10,44 % tổng số lồi,
một số lồi điển hình: Dây cao su (Pottsia laxiflora), Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ
lào (Eupatorium odoratum), Đom đóm (Alchornea rugose), Lộc mại lá dài (Claoxylon
longifolium), Muồng (Senna tora),...
4. KẾT LUẬN
Đã xác định được 613 loài và dưới loài thuộc 406 chi, 135 họ của 5 ngành thực vật
có mạch ở Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Thanh Hố. Trong đó ngành Ngọc lan đa dạng
và ưu thế với 565 loài/dưới loài (chiếm 92,5 % tổng số loài).


146

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Dạng sống của hệ thực vật Khu DTLS Lam Kinh được xác định là SB = 51,88 Ph +
0,65 Ch + 5,55 Hm + 0,89 Cr + 40,95 Th.
Yếu tố địa lý của hệ thực vật Khu DTLS Lam Kinh được đặc trưng bởi yếu nhiệt đới
với 61,01 %, yếu tố đặc hữu chiếm 7,51 %, yếu tố ôn đới chiếm 10,77 %, yếu tố cây trồng
chiếm 19,09 % và yếu tố toàn cầu chiếm 0,65 %.
Giá trị sử dụng của hệ thực vật Khu DTLS Lam Kinh thuộc 9 nhóm cơng dụng khác
nhau: cây làm thuốc với 383 loài, cây ăn được với 171 loài, cây làm cảnh với 96 lồi, cây có

cơng dụng khác với 64 loài, cây lấy gỗ với 60 loài, cây cho tinh dầu với 39 loài, cây làm
thức ăn cho gia súc với 30 loài, cây chứa tanin với 14 lồi và cây có độc với 2 lồi.
Lời cảm ơn: Tập thể tác giả xin chân thành cám ơn Ban quản lý Khu di tích lịch sử Lam
Kinh đã tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí trong q trình điều tra thực địa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt
Nam. Nxb. Nơng nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 2003-2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II-III.
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
Ban quản lý Khu di tích Lam Kinh, 2001, Di tích lịch sử Lam Kinh, Nxb. Thanh Hóa.
Lê Trần Chấn (Chủ biên) 1999. Một số đặc điểm cơ bản của Hệ Thực vật Việt Nam, Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam (2 tập), Nxb. Y học Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam (3 tập), Nxb. Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
Triệu Văn Hùng (Chủ biên), 2007. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nxb. Bản đồ Hà Nội.
Raunkiaer C., 1934. Plant life forms, Claredon, Oxford.
Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Y học Hà Nội.
Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002. Đa dạng sinh học, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội.


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

147

THE DIVERSITY PLANTS OF THE LAM KINH HISTORIC SITE,
THANH HOA PROVINCE
Dau Ba Thin1, Do Ngoc Dai2,*

Abstract. Study of the flora system in Lam Kinh historical site, Thanh Hoa
province show that there are 613 species which belong to 406 genera of 135
families. Magnoliophyta the most diverse repesenting 92.5 % of the total species.
The number of useful plant species of the Lam Kinh flora is categorized as follows:
383 species as medicinal plants, 60 species for timber plants, 171 species for food
and food stuffs, 96 species for ornamental, 39 speciesfor essential oils, 14 species
for tannin. The plant species of Lam Kinh are mainly comprised of the tropical
elements (61.01 %), of them, the endemic elements with 7.51 %; temperate
elements (10.77 %), cultivated elements (19.09 %) and global elements (0.65 %).
The Spectrum of Biology (SB) of the flora in Lam Kinh is summarized, as follows:
SB = 51.88 Ph + 0.65 Ch + 5.55 Hm + 0.89 Cr + 40.95 Th.
Keywords: Diversity, life-forms, phytogeographical, plant, Lam Kinh.

1

Hong Duc University
Nghe An University of Economics
*Email:
2



×